Trong những năm gần đây, số lượng công nhân Trung Quốc đến Việt Nam làm việc ngày càng đông. Hệ quả là đã dẫn đến nhiều vụ ẩu đả, đánh người Việt Nam và xem thường công an, chính quyền tại địa phương. Theo bản tin ngày hôm qua trên VietNamNet thì hàng trăm công nhân Trung Quốc đã “quậy tưng” ở khu vực chung quanh công trường dự án dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. .
Bước vô nhà thấy có một nhóm khách 6 công nhân Trung Quốc bóc gói thuốc ra mà không trả tiền lại còn xô xát với vợ mình nên anh Đen phải đuổi bọn người này ra khỏi quán. Ngay lập tức bọn người này nhảy vào đánh luôn anh Đen. Do đó hai vợ chồng anh buộc phải dùng gậy đuổi bọn người này ra ngoài.
Nhóm người này sau đó đã quay trở lại với một lực lượng lên đến 40 người. Thấy thế anh Đen liền cầu cứu hàng xóm, nhưng bọn người này hung hãn, đánh vợ chồng anh và cả hàng xóm.
Chi Dương Thị Đào, một hàng xóm của anh Đen thuật lại: “Hễ nhà ai cửa mở hoặc đèn sáng là bọn chúng vào đập phá hết”.
Đoạn video của VietnamNet cho thấy cảnh hàng trăm công nhân Trung Quốc ùa ra đường, tay cầm gậy gộc cuốc xẻng đập phá mọi thứ. Những cảnh chiếu hiện trường sau khi công nhân Trung Quốc rút đi cũng cho thấy một quang cảnh tang hoang, nhà cửa đồ đạc tan nát.
quang cảnh hoang tàn đổ nát sau khi công nhân Trung Quốc rút lui
Anh Len bị đánh vỡ đầu
Đó chỉ là một trong nhiều vụ việc lộn xộn do công nhân Trung Quốc gây ra tại đây, vì theo lời của Thượng tá Nguyễn Như Thân, Phó phòng an ninh kinh tế Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết còn có nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra trước đó nữa.
Tiếp đến vào tháng 11/2008, có một số người Việt Nam ở địa phương trèo rào vào bên trong công trình để đánh cắp sắt thép, đã bị phát hiện và bị công nhân Trung Quốc vây bắt, đánh đập.
Một vụ việc khác được ông Thân kể lại là vào tháng 4 năm nay, trong lúc những công nhân của Tổng Cty Xây dựng Hà Nội đang thao tác lắp đặt ở bên trên dàn giáo, và bên dưới là các công nhân của Cty vật liệu xây dựng CNBM (Trung Quốc) đang thi công lắp đặt thiết bị cơ, điện ở bên dưới thì một công nhân VN lỡ đánh rơi một sợi dây thừng, khiến cho một công nhân Trung Quốc giật mình, ngã người ra phía sau, khiến người công nhân này bị xây sát nhẹ.
Tình trạng công nhân Trung Quốc ngông nghênh, quậy phá đã diễn ra tại hầu hết các địa phương có nhà thầu Trung Quốc làm việc.
Tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh huyện Nhơn Trạch cũng liên tiếp xảy ra nhiều vụ lộn xộn. Sau giờ làm việc, các công nhân Trung Quốc ghé vào các quán cafe, quán nhậu ở đây.
Mới đây một nhóm công nhân Trung Quốc đã đem thuốc lắc đến một quán Karaoke ở phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh mở nhạc lớn, nhảy nhót giữa đêm khuya, gây náo động cả một khu vực. Tuy Công an TP Bắc Ninh có đến làm việc, đưa nhóm người này về đồn, nhưng sau đó đã thả ra mà không xử lý gì cả.
Hôm 21/6, một nữ lao công VN tại khu đô thị Mỹ Đình 1, khi vừa vào thang máy để làm việc thì bị một tên công nhân Trung Quốc nhảy tới ôm chặt và toan tính dở trò đồi bại. May nhờ lanh trí, bấm nút mở cửa thang máy nên chị đã thoát nạn. Tên dâm tặc này bị bắt sau đó, nhưng không nghe nói công an đã xử phạt tên này như thế nào.
Trên đây chỉ là một số hệ lụy “nhỏ” từ sự hiện diện của hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại một số công trình trên đất Việt Nam hiện nay.
Có một điều lạ là chuyện công nhân Trung Quốc đập phá ở Nghi Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra từ 6 tháng trước mà cho đến nay mới được đem lên báo la sao?
Thấy những cảnh này mới ngán ngẩm cái nhà nước CSVN và công an đúng là một lũ khôn nhà dại chợ!
Lê Minh
====================================================================================
Lê Diễn Đức
Vấn nạn người nước ngoài lao động “chui” nơi nào cũng có.
Điều nghịch lý là chuyện này xảy ra ở Việt Nam, một xứ nghèo, thu nhập tính theo đầu người nằm vào các quốc gia ở cuối bảng của thế giới. Hơn nữa, bản thân người Việt cũng đang khốn khổ vì thiếu việc làm.
Chợ người - Dân thất nghiệp chờ gọi việc ở Hà Nội - Ảnh: AFP
Song song, hàng trăm ngàn người Việt phải bỏ ra số tiền từ năm, bảy đến cả chục ngàn đôla cho môi giới chỉ để kiếm được một công việc phổ thông, cực nhọc ở nước ngoài. Họ bị lừa gạt, bị bóc lột và vô số trường hợp phải bỏ của chạy lấy người, chấp nhận tha phương cầu thực với một tương lai vô định.
Đúng ra, phải dân từ các quốc gia nghèo tìm cách qua những nơi giàu có hơn để kiếm tiền. Ai đời, nước chảy ngược! Những người nước ngoài lao động ở Việt Nam đông nhất lại là dân Đại Hán, tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ ho một phát là đàn em Ba Đình run rẩy chân tay.
Báo chí trong nước cho hay, theo kết quả rà soát từ tháng 5 đến tháng 6, chưa có con số đầy đủ, nhưng Sở công an thành phố Hồ Chí Minh ước tính có khoảng 5 vạn, trong đó có 10.480 người được cấp thẻ tạm trú.
Đây là một con số khủng khiếp cho bất cứ nước nào, đừng nói tới Việt Nam, thậm chí đối với cả những nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa thị trường lao động tự do cho các nước thành viên khác.
i
Ở các nước, đơn vị kinh doanh nếu có tuyển lậu người nước ngoài thường chỉ với số lượng ít, kín đáo, nhằm tránh con mắt xoi mói, kiểm tra. Còn ở Việt Nam hiện tại, mọi thứ đều khơi khơi, công nhân Trung Quốc làm việc, sinh hoạt tập thể ngay trước mũi chính quyền. Có nơi như tỉnh Quảng Nam, nguyên cả làng công nhân Trung Quốc tồn tại từ mấy năm nay.
Càng nghĩ càng thấy xứ Việt hôm nay toàn chuyện kỳ lạ, quái đản. Ông Phan Quốc Thái ở Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ công an mà còn tự nhận rằng, việc quản lý “không giống ai”.
Buồn cười hơn nữa, vấn đề này được đưa ra bàn ở kỳ họp quốc hội vừa rồi, khi bị chất vấn, bà Bộ trưởng Lao động Nguyễn Thị Kim Ngân đùn đẩy trách nhiệm rất ranh ma. Trong khi các ông nghị gật và phóng viên báo chí cũng mù tịt nên không vạch ra được cái ranh ma ấy. Bà ta ranh ma hay cũng dốt nát luôn thì tôi không rõ lắm.
Ở bất cứ quốc gia nào, Bộ trưởng lao động cũng là người chịu trách nhiệm trước chính phủ về chính sách lao động. Tôi không nghĩ rằng, bà Ngân hàng ngày vào cơ quan chỉ ngồi tỉa lông mày, đánh phấn, tô môi. Nhưng nghe bà ta van xin quốc hội sớm ban hành luật lao động thấy mà ngán ngẩm.
Nếu đúng với nghĩa một quốc hội bình thường thì bất kỳ dân biểu nào cũng có quyền đưa ra sáng kiến, dự thảo một bộ luật trình cho quốc hội. Ở các nước dân chủ, nhiều bộ luật thông qua được mang tên dân biểu đó luôn.
Các dân biểu kêu trời về nguồn cấp visa cho người Trung Quốc quá dễ dãi nên không quản lý được số lượng vào. Đại đa số vào Việt Nam bằng visa du lịch rồi ở lại làm việc luôn. Thế là Bộ lao động có cớ đổ lỗi cho Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ đẩy qua Bộ Ngoại giao, y chang con nít.
Thông thường mỗi quốc gia có chính sách riêng, nhưng quy trình thủ tục về việc cho phép người nước ngoài làm việc na ná như nhau.
Công ty tuyển dụng (bất luận dạng nào, nội địa, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) muốn tuyển người nước ngoài qua làm việc thì trước hết phải ưu tiên cho người bản xứ.
Trong các loại visa, xin visa lao động là khó nhất, được cấp có thời hạn, ít khi quá một năm, gia hạn cũng không kém phần phức tạp. Vào bằng visa du lịch mà được chuyển sang visa lao động là chuyện rất hi hữu. Khi cấp visa du lịch hoặc business rất nhiều quốc gia ghi rõ luôn trên visa “No work” hay “Employment prohibited” (không được lao động).
Dù có giấy phép, cơ quan ngoại giao vẫn có thể từ chối cấp visa lao động nếu như phát hiện đương sự có vấn đề không minh bạch. Cửa kiểm soát thứ hai là biên phòng. Nơi đây, sĩ quan cửa khẩu có quyền chất vấn và quyết định cuối cùng, có đồng ý cho đương sự nhập cảnh hay không.
Lao động Trung Quốc đi làm bằng xe bus - Ảnh: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Nghe ông Phạm Quốc Thái than mới thấy “ở nước ta thì ngược lại”. Người nước ngoài (tất nhiên trừ các phần tử non grata bị ghi sổ đen) bằng các loại visa khác nhau nhập cảnh vào rồi mới đi trình báo, đăng ký, xin giấy phép.
Thế ở các nước khác người ta làm gì với những người lao động bất hợp pháp?
Nói chung, nước nào cũng hạn chế tối đa tuyển dụng người nước ngoài làm việc để bảo vệ thị trường nội địa. Một số nước chỉ giới hạn trong những ngành kỹ thuật, công nghệ cao.
Ở các nước, thanh tra lao động địa phương và của Bộ lao động thực hiện kiểm tra tính hợp pháp của người lao động. Người nước ngoài làm việc không có giấy phép là phạm pháp, bị phạt tiền, tạm giữ, đưa ra toà. Khi toà án có phán quyết trục xuất, thủ tục tiếp theo thuộc về Bộ nội vụ.
Thế nhưng, biện pháp trừng phạt cá nhân chưa đủ răn đe. Trong nhiều trường hợp không dễ dàng trục xuất vì không xác minh được căn cước của đương sự. Để khắc phục yếu tố này, các nước đánh mạnh vào các đơn vị tuyển dụng, bằng cách phạt tiền rất nặng, chịu hết nổi luôn và nếu sự vi phạm ở mức độ lớn, nghiêm trọng có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Cho nên, các công ty đàng hoàng, có danh tiếng rất sợ tuyển dụng lậu người nước ngoài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng theo ông Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Tiến, khi phát hiện có lao động làm việc không giấy phép, “chỉ phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng xin phép cho người lao động”. Đúng là không có một chút kỷ cương phép nước nào.
Tôi không phải là người nghiên cứu về luật lao động, nhưng đã đi nhiều nước và từng va chạm với vấn đề này. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi chỉ có thể phác hoạ những nét cơ bản với mục đích cho mọi người thấy rằng, nếu muốn làm đến nơi đến chốn, hoạch định một chính sách lao động xuyên suốt, tìm đối sách chẳng có gì quá khó khăn. Khó chăng là có muốn làm hay không thôi.
Như đã nói, Việt Nam “không giống ai”. Ăn thì thích nhiều, nhưng làm lại lười biếng vì sợ trách nhiệm, căn bệnh thâm căn cố đế của quan chức Việt Nam thời cộng sản. Càng để nhập nhằng bao nhiêu, càng dễ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ngoài ra, càng có nhiều khe hở, khó kiểm soát, thì cơ hội tham nhũng, tư túi càng nhiều, Bộ Lao động, Ngoại giao hay Nội vụ, ai cũng có phần cả.
Vì thế mới có chuyện bàn tùm lum ở quốc hội, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Bao nhiêu vụ chất vấn, biểu diễn cho bà con xem xong đã tan thành mây khói. Nếu ai chóng quên, tôi xin nhắc lại kỳ họp trước.
Về người Trung Quốc lao động bất hợp pháp, tôi mới chỉ nói qua vấn đề thủ tục để thấy nguyên do nằm ở đâu và những tác hại với thị trường lao động Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người nghèo. Tôi chưa đề cập đến an ninh xã hội. Chỉ cần vào trang Vienamnet, cơ quan truyền thông chính thống của CHXHCN Việt Nam ở chuyên mục Xã hội thôi, chúng đã thấy bao điều nhiễu nhương, đảo lộn cả cuộc sống, văn hoá của làng thôn người Việt ở những nơi có nhiều công nhân Trung Quốc.
Công nhân Trung Quốc gây bạo loạn tại Nga Sơn, Thanh Hoá - Ảnh VNN 22/06/09
Còn về an ninh quốc phòng. Chúng ta đã biết rất nhiều nhận định qua vụ bauxite, tôi không cần phải nói thêm.
Ông Lê Thanh Phong, phó bí thư tỉnh uỷ Lâm Đồng, một đệ tử của ông Thủ tướng Ba Dũng, kết thúc bài viết giúp tôi bằng câu nói vừa bạc nhược vừa ngu xuẩn của ông ta: “Do quan hệ quốc tế của hai bên, không phải muốn làm gì cũng được”. ■
- 200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa bị thanh tra lao động thuộc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai phát hiện là "lao động chui" tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh huyện Nhơn Trạch. Mức xử phạt là 5 triệu đồng/người và buộc phải hồi hương.
Công nhân Trung Quốc ở công trường Công Thanh.
TIN LIÊN QUAN
2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk NôngHơn một năm nay, các quán cafe, quán nhậu và dịch vụ cho thuê xe máy của dân nghèo xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai) có thêm một lượng khách không nhỏ là dân công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, đa số là công nhân Trung Quốc.
Có khoảng 5.700 lao động nước ngoài đang làm việc tại Đồng Nai, trong quá trình thanh tra, Sở LĐ&TBXH đã phát hiện 1.960 trường hợp lao động “chui”- Ông Lâm Duy Tín – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai.Chị Mai (ấp 3, xã Phước Khánh) sống gần khu vực Công ty xi măng Công Thanh cũng cho biết: mặc dù lao động Trung Quốc ở trong các khu biệt lập, ra vào cổng đều có bảo vệ kiểm tra, nhưng cứ đến khoảng 7 giờ tối, họ lại đổ về các quán nước, quán nhậu quanh khu vực
Công nhân Trung Quốc ra quán nước để ngủ. Ông Nguyễn Hữu Tám - Trưởng Công an xã Phước Khánh lắc đầu ngao ngán khi nói về số lao động Trung Quốc trên địa bàn: “Một năm đánh nhau vài chục vụ với dân là chuyện bình thường.
Những lao động chui người Trung Quốc đang chờ xe đón ra sân bay Tân Sơn Nhất để hồi hương. Ảnh chụp chiều 19/6.
Chiếc xe đầu tiên đã tới đón...
Nụ cười tạm biệt Việt Nam...
Chuyến xe cuối cùng chở hàng chục lao động Trung Quốc rời khỏi Việt Nam. Về mức xử phạt số lao động Trung Quốc làm chui này, ông Lâm Duy Tín –
Thái ThiệnMục tiêu sau hai ngìn mườiVô sản Đông Á vui cười bắt tayNon triệu khựa kiều qua đâyCùng dân nam thổ dựng xây nước nhà
Lao động Trung Quốc "quậy" ở công trường Nghi Sơn
08:28' 22/06/2009 (GMT+7)
- Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.
Xem video hình ảnh 200 lao động Trung Quốc gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hoá
Thực hiện: Xuân Hoàng - Vũ Điệp- Nhật Tân
Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân
Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.
Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…
Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động.
Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Len và chị Lê Thị Nghị ở thôn Bắc Hải (Hải Thượng) kể: Đúng vào đêm chung kết bóng đá AFF Cup, đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Thái Lan, một lao động Trung Quốc say rượu vào quán nhà anh mua thuốc lá.
Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.
Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.
Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.
Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.
Tuỳ tiện bắt giữ người
Cũng vào tháng 11/2008, một đối tượng là dân địa phương trèo tường vào ăn trộm trong khu nhà ở của công nhân Trung Quốc thì bị bắt. Công nhân Trung Quốc không những không giao người cho công an địa phương mà còn tự ý trói đối tượng và treo lên qua đêm, sáng hôm sau mới chịu thả ra.
Sang làm công nhân xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn được 3 tháng, Li Xung Thao đã lấy chị Nguyệt hơn mình 3 tuổi làm vợ.
Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.
Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.
Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.
Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: “Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”.
Những “mối tình” ngang trái...
Trong khu tập trung của lao động Trung Quốc tại xã Hải Thượng, ngoài những người đem theo vợ sang, nhiều cặp đôi giữa lao động Trung Quốc với các cô gái Việt Nam đã tự đến với nhau bằng nhiều cách.
Li Xung Thao (28 tuổi) ở Hồ Bắc, Trung Quốc mới sang Việt Nam làm công nhân được 3 tháng. Ngay khi sang đến nơi, Thao đã được một nữ phiên dịch người Việt Nam làm mối cho quen với chị Lộc Thị Nguyệt hơn mình 3 tuổi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mới đây, Thao và chị Nguyệt đã làm đám cưới ra mắt ở Việt Nam và hiện cả hai đang làm thủ tục để về Trung Quốc tổ chức.
Dù đã có vợ và 2 con nhưng Trang Lĩnh (trái) vẫn "cặp" với Đào (Phải). Đào cho biết, Trang Lĩnh đang định cuối năm về bỏ vợ để sang sống với Đào.
Hiện tại, Thao đang nghỉ dưỡng thương chân sau một tai nạn lao động trong khi thi công. Thao cho biết, chỉ khoảng 10 ngày nữa sẽ đưa vợ về Trung Quốc làm đám cưới và nghỉ dưỡng thương, sau này sẽ có dịp sẽ đưa vợ quay lại Việt Nam.
Cũng như chị Nguyệt, Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia) cũng đã làm đám cưới với A Dũng, một công nhân Trung Quốc đang làm thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. Tâm bảo, chồng Tâm sang đây cùng với bố mẹ và hiện cả ba người đang làm việc xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Hỏi về việc tại khu tập trung này có bao nhiêu người lấy chồng Trung Quốc như cô, Nguyệt chỉ thẹn thùng rồi bảo: “Xung quanh em cũng có nhiều người lấy chồng Trung Quốc lắm, ít nhất đã có 3 đến 4 đôi chuẩn bị làm đám cưới rồi”.
Quán lều tranh của Đào thường xuyên là nơi tụ tập của công nhân Trung Quốc với một số phụ nữ Việt Nam.
Ngay tại cổng ra vào khu tập trung của lao động Trung Quốc, đã mấy tháng nay một túp lều tranh tạm bợ được Phan Thị Đào (23 tuổi, người xã Hải Thượng dựng lên làm quán bán thuốc nước, chủ yếu để phục vụ cho lao động Trung Quốc. Từ khi túp lều được dựng lên thì cũng là lúc người dân xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn được chứng kiến chuyện "đi lại" giữa Đào và Trang Lĩnh (39 tuổi), một lao động lái máy xây dựng tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Tạt vào quán nước là một túp lều trống huyếch, chúng tôi gặp Đào và Trang Lĩnh đang trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Khi được hỏi về mối quan hệ của hai người, Đào cầm tay Trang Lĩnh nói:
Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc
Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc cao hơn mức lương của lao động Việt Nam
Chị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.
Tuy nhiên khi trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.
Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. "Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được" - ông Tuân chống chế.
Thượng tá Trần Như Nhân, Phó phòng An ninh kinh tế tỉnh Thanh Hóa:
Vi phạm luật pháp VN là trách nhiệm nhà thầu?
- Những sự việc xảy ra tại Khu kinh tế Nghi Sơn cho thấy một số lao động Trung Quốc chưa tôn trọng luật pháp Việt Nam. Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu kinh tế có người lao động nước ngoài đến làm việc, theo ông phải có biện pháp gì?
Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý mọi công dân nước ngoài nếu như vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với những hành vi vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi có những hành vi nghiêm trọng thì chúng tôi sẵn sàng phải có biện pháp mạnh, huy động lực lượng mạnh để ngăn chặn.
Chúng tôi đã gặp gỡ các nhà thầu Trung Quốc và các nhà thầu cùng tham gia lắp đặt nhà máy xi măng Nghi Sơn để yêu cầu họ tuyên truyền, giáo dục cho lao động Trung Quốc hiểu biết luật pháp Việt Nam. Vì thực tế có những lao động phổ thông chưa hiểu được luật pháp của ta nên họ hành động theo cảm nghĩ của họ.
Cảnh 200 công nhân Trung Quốc gây rối tại Nghi Sơn- Trước khi lao động Trung Quốc vào Việt Nam, họ phải được biết luật pháp Việt Nam và có bản cam kết thực hiện.
Khi tuyển đưa lao động sang một nước khác thì phải giáo dục định hướng và tuyên truyền cho họ biết phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại đó, kể cả lao động Việt Nam sang nước khác cũng vậy.
Có thể nhà thầu cũng đã tuyên truyền giáo dục định hướng về luật pháp của Việt Nam, nhưng nhiều công nhân chưa nhận thức hết được luật pháp hoặc nhận thức sơ sài về pháp luật của nước ta.
Ở khu kinh tế này, nhà thầu giáo dục về luật pháp cho đối tượng lao động sang Việt Nam làm việc chưa tốt. Trách nhiệm chính vẫn là bên đối tác nước ngoài, vì khi họ đưa lao động sang thì phải am hiểu về pháp luật Việt Nam. Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!
____________ ______tu dưỡng
tomca
tro ve dau trang
==============================================================
DC&PT - Thời Sự 2009
Bá quyền Bắc kinh chuẩn bị hợp pháp hóa chủ quyền ở biển Đông!
LTS: Đài Bắc kinh ngày 23.6 đã cho biết, ngày 22.6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung quốc đang chuẩn bị đưa „dự án Luật bảo vệ hải đảo“ ra Quốc hội thông qua trong thời gian sắp tới. Dự luật này xác định chủ quyền của Trung quốc „Trong vùng biển 3 triệu ki-lô-mét vuông của Trung Quốc, có hơn 6900 hải đảo có diện tích trên 500 mét vuông, diện tích nhỏ hơn nữa có hơn chục nghìn hòn đảo“. Tuy ỏ đây họ cố tình không nói rõ khu vực nào để tránh sự theo dõi của các nước láng giềng và dư luận quốc tế, nhưng các nhà quan sát chính trị về Trung quốc biết rằng, đây bao gồm cả phần biển mà từ lâu nay Bắc kinh đã ghi rõ trên bản đồ của Trung Hoa. Tức là phần biển thường gọi là „lưỡi bò“ chạy từ phía Nam Trung quốc xuyên qua biển Đông của VN, rồi xuyên cả vào lãnh hải của Phi luật tân, Mã lai Á và Nam dương. Với Dự luật này Bắc kinh tìm cách hợp thức hóa về mặt công pháp quốc tế các vùng biển và các hải đảo đang tranh chấp với VN và nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á. Việc này chứng tỏ rất rõ chủ trương bá quyền nhằm độc quyền chiếm đóng và khai thác tài nguyên trên biển Đông của VN và nhiều nước khác trong khu vực.
Điều đáng lưu ý ở đây nữa là, Bắc kinh đã dùng ngôn ngữ trong „dự án Luật bảo vệ hải đảo“ như để bảo vệ môi trường và sinh thái trên biển. Làm như là Bắc kinh rất quan tâm tới một vấn đề mà thế giới đang quan tâm. Đây cũng là ý đồ của Bắc kinh tìm cách đánh lạc hướng theo dõi của các nước lân bang và dư luận quốc tế!
Trước thái độ của bá quyền Bắc kinh từ lấn chiếm từng bước và rồi tìm cách công khai hợp pháp hóa vùng biển và hải đảo của VN thì nhóm cầm đầu CSVN sẽ phản ứng ra sao? Vì từ lâu Bắc kinh đã ru ngủ bằng sách lược „diều hâu khen gà sống“, cho nên tới nay „Tứ trụ triều đình XHCN“ từ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng vẫn tụng niệm thần chú chủ trương „bốn tốt“ và „16 chữ vàng“ của bá quyền Bắc kinh. Tứ trụ này đã bị sỏ mũi nên không dám có những thái độ và quyết định ngoại giao rõ ràng và cứng dắn cần thiết để báo động cho nhân dân VN và dư luận thế giới biết rằng, bá quyền Bắc kinh đã đi quá xa trong tham vọng bành trướng lãnh thổ và biển đảo!
Dưới đây là nguyên văn bản tin tiếng Việt của đài Bắc kinh ngày 23.6
_______________________________________
Trung Quốc lần đầu tiên
Hiện nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đang xem xét dự án Luật Bảo vệ hải đảo. Trong dự án luật lần đầu tiên đưa ra xem xét này, có các nội dung như giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở, nghiêm khắc bảo vệ các tài nguyên bãi cát, giống sinh vật, thảm thực vật, nước ngọt hải đảo, nêu rõ nhà nước sẽ sắp xếp ngân sách chuyên môn bảo vệ hải đảo, xây dựng chế độ tuần tra bảo vệ sinh thái hải đảo. Bộ luật này bước vào trình tự lập pháp, đánh dấu là nước biển lớn, Trung Quốc sẽ lập pháp tăng cường bảo vệ nguồn hải đảo.
Trong vùng biển 3 triệu ki-lô-mét vuông của Trung Quốc, có hơn 6900 hải đảo có diện tích trên 500 mét vuông, diện tích nhỏ hơn nữa có hơn chục nghìn hòn đảo, còn có nhiều nơi đất cao thuỷ triều thấp. Do sự phát triển cao tốc của kinh tế và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, vấn đề khai thác, xây dựng, bảo vệ và quản lý hải đảo ngày càng nổi bật, bao gồm sinh thái hải đảo bị phá hoại nghiêm trọng, số lượng hải đảo giảm xuống nhanh chóng, hải đảo không có người ở bị chiếm dụng trái phép v.v. Bởi vậy, nói đến tôn chỉ lập pháp Luật Bảo vệ hải đảo, ông Uông Quang Đào, Chủ nhiệm Uỷ ban Môi trường và Tài nguyên Quốc hội Trung Quốc ngày 22 tại kỳ họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc nói:
.
"Để bảo vệ hệ thống sinh thái hải đảo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn sự cân bằng sinh thái hải đảo cùng vùng biển xung quanh hải đảo, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, mau chóng ấn định Luật Bảo vệ hải đảo không những là rất cần thiết, cũng là thiết thực khả thi."
Xét từ xây dựng cơ chế và nội dung cụ thể, Luật Bảo vệ hải đảo đều không liên quan đến vấn đề chủ quyền hải đảo, là một bộ luật biển nhằm mục đích bảo vệ sinh thái hải đảo.
Một trong những nội dung quan tâm nhất của dự án luật, là đã giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở. Dự án luật quy định rõ ràng, quyền sở hữu hải đảo không có người ở là thuộc về nhà nước, Quốc vụ viện thay mặt nhà nước thi hành quyền sở hữu hải đảo không có người ở. Điều này sẽ giải quyết vấn đề trước đây một số đơn vị và cá nhân coi hải đảo không có người ở là "đất không có chủ", tuỳ ý chiếm dụng, sử dụng, mua bán và chuyển nhượng.
Dự án luật xác định nguyên tắc bảo vệ hải đảo là quy hoạch khoa học, ưu tiên bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng lâu dài. Quy hoạch khoa học là nguyên tắc đầu tiên, mà tăng cường bảo vệ sinh thái hải đảo, phòng ngừa sinh thái hải đảo bị phá hoại, là cốt lõi của công tác bảo vệ hải đảo và trọng điểm của dự án Luật Bảo vệ hải đảo. Chủ nhiệm Uông Quang Đào nói:
"Dự án luật đã dành một chương 'bảo vệ sinh thái hải đảo', nội dung bao gồm nghiêm khắc hạn chế xây dựng vật kiến trúc và công trình trên hải đảo, nghiêm khắc hạn chế công trình lấp biển nối liền các đảo, nghiêm khắc hạn chế việc khai thác đá, nạo vét cát, chặt phá trên hải đảo, nghiêm khắc bảo vệ bãi cát, san hô và đá san hô hải đảo, nghiêm khắc bảo vệ di tích lịch sử, nhân văn và giống sinh vật trên hải đảo, nghiêm khắc bảo vệ thảm thực vật, tài nguyên nước ngọt trên hải đảo v.v, nêu rõ tận dụng hải đảo không có người ở, cần phải sử dụng có bồi thường trong tiền đề quy hoạch xác định có thể sử dụng, tránh phá hoại hải đảo và lãng phí tài nguyên v.v."
Tại Trung Quốc, còn có một số hải đảo đặc biệt, ví dụ như 77 hải đảo có điểm chuẩn hải phận mà chính phủ Trung Quốc đã công bố, hải đảo có thiết lập công trình và tiêu chí điểm đường gốc, điểm trọng lực, điểm thiên văn, điểm thuỷ chuẩn, điểm điều khiển định vị vệ tinh toàn cầu v.v. Ông Uông Quang Đào nói:
"Những hải đảo này có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn sinh thái và nghiên cứu khoa học. Đối với những hải đảo này, phải thực thi chế độ bảo vệ sinh thái nghiêm khắc hơn so với các hải đảo bình thường, bảo vệ tính hoàn chỉnh của hệ thống sinh thái hải đảo. Bởi vậy, dự án luật đã chuyên dành một chương 'Quản lý hải đảo có chức năng đặc biệt'."
Dự án Luật Bảo vệ hải đảo được đưa ra xem xét tại cơ quan lập pháp nội trong tuần này. Dự án luật hiện nay nặng về bảo vệ, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng, xét vì hiện trạng khai thác tài nguyên hải đảo, nhà nước nên đưa ra một số biện pháp hỗ trợ phát triển hải đảo vào trong lập pháp hải đảo, ví dụ như dành chính sách ưu đãi cho các dự án năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, ngọt hoá nước biển và sử dụng tổng hợp nước biển hải đảo, thi hành chính sách đền bù sinh thái đối với khu bảo tồn tự nhiên hải đảo v.v.
Trích: Đài Bắc kinh tiếng Việt 23.6
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:
Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam Trở về Mục Lục
No comments:
Post a Comment