******* FontVIQR (VietNet) *******
Da.ng VIQR (VietNet) co' the^? ddo.c ddu+o+.c vo+'i mo.i Ma'y du` chu+a ca`i ca'c da.ng chu+~ Vie^.t kha'c. Lu'c dda^`u chu+a quen va` ne^'u quy' Vi. muo^'n hoa'n chuye^?n sang da.ng chu+~ dda~ ga`i sa(~n trong Ma'y, nhu+ UNICODE hay VNI cha( ?ng ha.n, xin du`ng MICROSOFT INTERNET EXPLORER va`o WEB na`y:
http://dactrung. com/chuviet/ vietuni.htm
******** FontUNICODE: Xin va`o Web: http://VietTUDAN. net *******
Quy’ DDo^.c gia? cu~ng co’ the^? Ba^’m (Click) tre^n Tu+.a DDe^` cu?a Ba`I hoa(.c nhu+~ng DDe^` Mu.c dde^? va`o tha(?ng no^.i dung ddo.c da.ng chu+~ UNICODE
******** FontVNI: Ba?n ddi'nh ke`m/ Attachment *******
TEXT :
(Xin Bấm (Click) vào Tựa Đề hoặc những Đề Mục dưới đây để đọc dạng chữ UNICODE)
QUỐC NỘI LÊN TIẾNG VỀ
XÂM LĂNG KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan. net
Geneva, 23.06.2009
Chúng tôi phổ biến dưới đây những tiếng nói của các Chuyên gia Kinh tế từ Quốc nội, làm việc cho chính Cơ chế CSVN hiện hành. Đây không còn là những nhận định từ Hải ngọai mà CSVN thường gán cho là « tuyên truyền từ thế lực thù địch ». Tình trạng xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc được chính Quốc nội than lên như tình trạng hết sức nguy ngập cho Kinh tế Việt Nam.
Dân chúng Việt Nam chưa bao giờ được làm chủ Kinh tế của mình :
=> Thời Pháp thuộc, Kinh tế nằm trong tay người Pháp và những người mang quốc tịch Pháp, được Pháp ưu đãi, dành cho những quyền lợi Kinh tế, Thương mại.
=> Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Kinh tế bị thao túng bởi những người Hoa (Chợ Lớn). Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM đã cố gắng hạn định nghề nghiệp đối với những người Hoa không vào quốc tịch Việt Nam.
=> Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, những cố gắng của Chính quyền đổ dồn vào nỗ lực chống cuộc xâm lăng đẫm máu từ Miền Bắc. Tại Miền Bắc, CSVN nhận viện trợ về Kinh tế, về võ khí từ Liên xô, Trung cộng để thực hiện cuộc bành trướng Chủ thuyết Cộng sản Quốc tế vào Miền Nam.
=> Sau 1975, Việt Nam quá nghèo khổ, chính dân chúng của vựa lúa Cửu Long phải nhai bo-bo, Nhà Nước chỉ còn mong vào viện trợ Kinh tế của Khối Cộng sản. Nhưng từ khi Khối Cộng sản tan rã, thì Nhà Nước quá kiệt quệ, buộc phải Mở Cửa và Đổi Mới. Nhưng Kinh tế lại chỉ nằm trong tay đảng, chứ không phải là Kinh tế của Dân chúng. Đảng nắm Kinh tế để vơ vét cho túi riêng.
=> Ngày nay, để cố thủ nắm lấy quyền hành độc đóan của đảng, Nhà Nước CSVN cúi đầu nhục nhã rước Tầu vào xâm lăng Kinh tế. Nhà Nước chỉ chú trọng đến khai thác mọi tài nguyên của Đất Nước để bán thô cho nước ngòai, nhất là Trung quốc. Khai thác Boxit Tây Nguyên do Trung quốc trách nhiệm là tỉ dụ điển hình. Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế càng đẩy mạnh việc lan tràn hàng hóa Trung quốc vào Việt Nam để giết chết những ngành nghiệp sản xuất công nghệ của Quê Hương. Người ta mua hàng hóa của Trung quốc để bán lại cho Dân, chứ các Công ty Nhà Nước không nghĩ đến tự mình sản xuất.
Chúng ta chưa bao giờ được làm chủ Kinh tế.
Kinh tế Việt Nam đang đi vào nguy ngập, lụn bại lâu dài trước cuộc xâm lăng được chủ trương bởi Trung quốc, quan thầy che chở cho Thái thú CSVN.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 23.06.2009
TUYÊN CHIẾN
VỚI HÀNG TRUNG QUỐC XÂM LĂNG
Tuyên chiến với cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp
18/06/2009 09:37 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - "Dù tất cả đã có nhưng lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra thị trường, nói chính xác hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến ngăn chặn hàng giá rẻ, chất lượng thấp vào thị trường Việt Nam cũng sẽ bị thủng..."- TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Chất lượng công quyền
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Không rõ có chính xác hay không, nhưng tôi cảm giác Nhà nước mình như một ông chủ đội bóng, bỏ tiền ra mua đội bóng đó, đầu tư cho đội bóng nhưng lại giữ chân huấn luyện viên. Theo tôi hiểu, huấn luyện viên là một chuyên môn khác, đẳng cấp khác, còn việc của người quản lý đương nhiên là một công việc khác hoàn toàn.
TS. Nguyễn Minh Phong: Xin được quay trở lại câu chuyện còn đang dở, chúng ta vừa nói đến hàng may mặc Trung Quốc, nhưng giờ chúng ta phải nói đến tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi có những thứ kém chất lượng, độc hại mà cơ quan kiểm định đã công bố, và thế giới cũng đều biết, đang có mặt nhan nhản ở thị trường Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Rõ ràng, chúng ta có những phòng tuyến chặn cửa như hải quan, các cơ quan kiểm thị trường, kiểm dịch, công an, quân đội và cả thuế vụ nữa… nhưng tại sao hàng ngoại chất lượng thấp lưu hành trên thị trường tiêu dùng vẫn không hề giảm đi, thậm chí có phần ồ ạt tiến vào vào thị trường Việt Nam. Liệu có hay không phòng tuyến nào bị hổng, hay tất cả đều bị hổng, thưa TS. Nguyễn Minh Phong?
TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng có 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, chúng ta phải học tập Nhật và Trung Quốc, nghĩa là hàng tốt của Việt Nam phải bán cho người Việt Nam, chứ không phải hàng tốt thì mang hết ra nước ngoài, còn hàng bán ở Việt Nam toàn hàng xấu, tự nhiên người tiêu dùng trong nước bị ấn tượng hàng Việt Nam là hàng xấu.
Thứ hai, những chế tài và những quy định pháp lý, đặc biệt là những chế tài quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật cần phải được tăng cường hơn. Lâu nay, chúng ta sử dụng nặng công cụ thuế, còn công cụ hàng rào kỹ thuật lại xem rất nhẹ, thậm chí còn không biết làm như thế nào vì tiêu chuẩn chưa định hình, cái đã định hình thường thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Do vậy, những hàng rào kỹ thuật, những tiêu chuẩn hoá về kỹ thuật cần sớm được quốc tế hoá, được xác lập và triển khai trên thực tế một cách hiệu quả.
Thứ ba, rất quan trọng. Dù tất cả những tiêu chuẩn đó đã có nhưng nếu lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra, hay nói gọn hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến đương nhiên sẽ bị thủng... Cái thủng của con người là cái thủng lớn nhất. Chúng ta đã có rất nhiều bài học như vụ án hàng lậu Tân Thanh. Một khi quan chức liên tỉnh bắt tay dằng dây sẽ vô hiệu hóa tất cả những hàng rào kĩ thuật khác.
Bà Phạm Chi Lan: Về lỗ thủng chất lượng đội ngũ tôi đồng ý với anh Phong. Nhưng chúng ta nhìn nó rộng ra hơn một chút là cơ chế có thể tạo nên những con người như vậy, muốn có đội ngũ công chức thật tốt như chúng ta mong muốn thì phải có hệ thống cơ chế trong đó bao gồm cả thể chế cả chính sách, cả tiêu chuẩn cán bộ như thế nào, cách để chọn vào ra như thế nào, tất cả đều phải nghiêm chứ đừng chỉ đứng hô hào chung chung.
Bản thân Nhà nước phải rất nghiêm với chính mình về hàng rào kĩ thuật này, đã đặt ra phải xử lí, chỗ nào chưa có phải làm. Không phải bây giờ khi cả xã hội kêu lên là hàng chất lượng thấp thì bộ nọ, bộ kia lại chưa có căn cứ, chưa có tiêu chuẩn để kết luận đó là xấu, ngăn chặn không cho họ vào hoặc phản ứng lại với họ. Đó là cách trả lời vô cùng thiếu trách nhiệm. Lỗ thủng về trách nhiệm ở đây cũng là rất lớn, chứ không phải chỉ là vấn đề về tư cách con người hay về tham nhũng không thôi.
Chiến lược thực tế
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan, tôi đã từng nghe một số nhà nghiên cứu nói rằng Trung Quốc đã có một hồ sơ kĩ lưỡng về chiến lược hàng Trung Quốc đối với Việt Nam. Nghĩa là Trung Quốc có những chiến lược cụ thể, có đường lối rõ ràng cho từng khu vực, từng nước, từng mọi mặt hàng, từng mọi vấn đề của họ. Chính vì thế họ tạo sự đồng nhất trên toàn cầu. Vậy thưa bà chúng ta đã có một bộ hồ sơ cho nền kinh tế chúng ta, cho ngành nghề nào đó chưa với một khu vực hay với từng giai đoạn như vậy của chúng ta chưa hay ta vẫn chỉ là một sự ngẫu hứng, một sự chuyển động rời rã của chân con rết?
Bà Phạm Chi Lan: Đó là điều rất đáng tiếc về phía chúng ta. Việc làm sao chống được sự xâm lấn của hàng bên ngoài thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sức mạnh của chính mình.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho giai đoạn từ 2001 đến 2010, có đưa ra một số ý tưởng đối với một số ngành mà Nhà nước coi là có tầm quan trọng, chiến lược phải được đặt vào trong chiến lược chung đó để phát triển. Nhưng còn cụ thể đối với các ngành thông thường chúng ta vẫn thiếu các chiến lược và ngay cả khi có chiến lược thì vẫn rất thiếu tính cụ thể cần thiết, thiếu những công cụ, biện pháp đi cùng để có thể thực hiện được.
Theo tôi, đã là chiến lược phát triển phải rất cụ thể và rất tường tận. Đi cùng hàng loạt các công cụ về chính sách, những nhân tố vật chất về nguồn lực về con người để thực hiện, chứ không phải cứ vẽ ra cho vui, lấy oai cho ngành này ngành khác.
Bệnh thành tích
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Những điều mà bà Phạm Chi Lan nói về chiến lược xuất khẩu ô tô, hoặc chúng ta sản xuất máy bay đã được thực tế chứng minh về tính khả thi. Dự án ô tô Mê kông là một sự thất bại to lớn. Lịch sử đã chứng minh người Việt rất cần cù, rất chịu khó, sáng tạo, khéo tay, quả cảm…, nhưng đôi khi chúng ta cũng rất ảo tưởng.. Với chúng ta, tôi nghĩ rằng chúng ta đang hão huyền sinh ra bệnh thành tích. Ngày xưa ông cha ta căn cơ, chính xác, gọn ghẽ đâu ra đấy. Nhưng chủ nghĩa thành tích đã sinh ra sự hão huyền, chạy theo thành tích sẽ thế này thế kia… chúng ta phải rời bỏ điều đó, phải trở lại hiện thực và làm một bát phở thật ngon, hãy may một cái áo thật đẹp… Tôi những tưởng mây tre Việt Nam sẽ nhất thế giới, nhưng sau này đi ra thế giới tôi thấy chúng ta bại trận hoàn toàn. Chúng tôi đau đớn khi mua những đồ thủ công mỹ nghệ bằng cói, tre từ Nhật, Hàn Quốc trở về. Thưa Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, ông suy nghĩ gì về điều đó, về chủ nghĩa thành tích vẫn đeo bám chúng ta, ăn sâu vào ta, khiến ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn?
TS. Nguyễn Minh Phong: Nói một cách chính xác đến nay không phải chỉ là dư âm thành tích. Thành tích chỉ là bề nổi của cơ chế chúng ta đang sử dụng, đó là cơ chế điều hành quản lý mang tính chất quân sự, trận đánh. Cả một chuỗi quá trình như vậy cho đến nay vẫn quán tính như vậy. Quán tính này đi vào kinh tế thể hiện ở chỗ những phong trào thi đua, chiến dịch thành tích báo cáo. Rõ ràng chúng ta đang tự mình làm con tin, tự mình là nạn nhân của chính mình trong vấn đề cơ chế như vậy.
Đã đến lúc chúng ta phải bỏ qua tất cả những hình thức phù phiếm, tất cả những khẩu hiệu sáo rỗng, bánh vẽ giá trị ảo để trở về cuộc sống thực tế, giá trị thực để đáp ứng nhu cầu.
Giải pháp khả thi
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan cơn lũ hàng nhập ngoại xấu, kém chất lượng, độc hại đang tràn vào Việt Nam đã lên đỉnh điểm chưa, hay sẽ tiếp tục, hoặc giảm xuống?
Bà Phạm Chi Lan: Nó như thế nào phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Nếu chúng ta bỏ lơ, coi thường chuyện đó, các cơ quan Nhà nước vẫn cảm thấy dửng dưng không ý thức ngăn chặn, bảo vệ cho đồng bào mình thì làm sao cơn lũ này chấm dứt được.
Hoặc truyền thông của chúng ta không dấy lên được tiếng nói mạnh mẽ để cổ động cho hàng Việt Nam, biểu dương cho những doanh nghiệp hàng tốt như May 10, và rất nhiều những doanh nghiệp khác, trân trọng người tiêu dùng trong nước thì làm sao ngăn nổi cơn lũ này.
Nếu không cùng nhau làm việc đó như một tính chất cả hệ thống thì cơn lũ đó chưa tới đỉnh điểm đâu, sẽ tiếp tục đổ vào, tiếp tục tràn vào dữ dội hơn. Người ta đã có hẳn một kế hoạch lớn, chiến lược lớn để làm điều đó, họ sẽ không dừng lại trừ khi chúng ta biết tự vạch hướng đi cho mình, tự bảo vệ cho mình, đẩy làn sóng đó ngược trở lại trả về phía bên họ.
Quả thực tôi lo lắng cơn lũ này chưa đến đỉnh điểm, mà còn có thể tệ hại hơn nữa bởi vì chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn.
Tôi nói vui với các doanh nghiệp là bây giờ biên mậu đã diễn ra ở tận thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải biên mậu ở Lào Cai, Lạng Sơn nữa.
Thực tế, người ta đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để làm rồi, gần như tất cả các giao dịch diễn ra ngay tại đó. Chỉ cần nhấc một cú điện thoại lên thôi là hàng hóa đâu vào đó. Không khó để bắt gặp từng đoàn xe mang biển số của một quốc gia láng giềng có thể vào đất Việt Nam đàng hoàng, thậm chí người nước họ cũng ra vào làm việc ở đây tự do. Nếu chúng ta vẫn dễ dãi như vậy thì cơn lũ hàng giá rẻ, chất lượng thấp còn tiếp tục dấn tới.
Tôi vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua vải quả, và họ là người quyết định giá cả.
Chúng ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình, mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó, chứ không thể đổ hoàn toàn cho chính sách của nước khác được. Mình không biết tự mình bảo vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.
TS Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng, hàng may mặc, hàng điện tử là một ví du, tất cả những hàng đơn lẻ đó là một ví dụ và trong tương lai nó sẽ thành dòng thác lũ.
Tôi đồng ý với chị Chi Lan nếu như chúng ta vẫn bình chân như vại, cơ chế trách nhiệm vẫn như hiện nay, các bộ phận doanh nghiệp rời rạc thiếu gắn kết quyện hòa, cơ chế bảo vệ không rõ ràng sẽ tiếp tục tạo ra lỗ hổng để cho hàng ngoài vào tự do, gây thiệt hại cho chính những người trong nước, cho nền kinh tế quốc gia.
Đã đến lúc Nhà nước phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về bàn tay của nhà nước để tạo ra chất kết dính. Mỗi doanh nghiệp có sức mạnh của riêng họ, có trách nhiệm, yếu điểm và cái lí của mình. Để bảo vệ một cộng đồng dân tộc nói chung thì phải bằng bàn tay Nhà nước, chứ một May 10 cũng không làm được, một cá nhân không làm được. Bàn tay Nhà nước ở đây rất cụ thể, của Chính phủ, của bộ, ngành và của từng vị trí công quyền.
Phải tạo ra sức mạnh cộng hưởng như vậy, chúng ta mới có hy vọng đẩy lùi được cơn lũ hàng ngoại giá rẻ kém chất lượng.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Các doanh nghiệp ta đang trong tình trạng số phận là tự bơi lấy một mình. Chúng ta không thiếu trí tuệ, không thiếu chuyên gia kinh tế, giáo dục, khoa học. Chúng ta đang sở hữu họ, nhưng không sử dụng họ điều này rất nguy hiểm.
Và chúng ta cũng đang thiếu một điều là tính hệ thống để tập hợp tất cả tạo thành một nguồn lực sức mạnh lớn nhất.
Trong cuộc bàn tròn hôm nay, tôi xác định rõ kẻ thù đối với thị trường của chúng ta, nhưng ngày mai bước ra đường đến một cửa hiệu, tôi lại dày vò chọn lựa hàng này của Việt Nam hay hàng kia của nước ngoài.
Những gì được đặt ra tại bàn tròn hôm nay đã phần nào động chạm tới những điều cơ bản và chi tiết, chúng ta cũng đã nói ra tất cả những điều mang tính hệ thống, chiến lược. Nếu biết lắng nghe, biết sửa mình thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, còn nếu vẫn chỉ là trách nhiệm, là lợi ích cá nhân thì e rằng 50 năm nữa chúng ta lại ngồi lại đây, nói lại những điều phiền muộn này.
Xin cám ơn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, anh Thân Đức Việt, và cám ơn tất cả các quí vị độc giả của Tuần Việt Nam/Vietnamnet.
Chúng ta hi vọng rằng có thể trong lúc trước mặt chúng ta còn quá nhiều chân trời mờ mịt, nhưng chúng ta phải đi tìm, không cách nào khác là phải lên tiếng. Nói một lần, hai lần, nói ngày lẫn đêm và cả trong giấc ngủ để một ngày nào đó chúng ta nhận ra rằng lòng tự trọng dân tộc thật lớn.
Một lần nữa, xin cảm ơn các quý khách đến dự hôm nay, và tôi tin rằng bạn đọc sẽ gửi những phản hồi nhiều chia sẻ, đồng tình lên tiếng cùng chúng ta về một vấn đề đang nhức nhối để từng bước tiến đến một dân tộc hùng mạnh.
Tôi nhớ lại cách đây 5 năm, khi cùng một Giáo sư Mỹ đến siêu thị ở Boston và ông ta kêu lên trong siêu thị khiến tất cả mọi người kinh ngạc: “Thiều quay lại đây” và chỉ cho tôi một chiếc quần kaki Made in VietNam. Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả quý vị!
Tuần Việt Nam
HÀNG TRUNG QUỐC GIẾT
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Doanh nghiệp thua đau bởi hàng Trung Quốc giá rẻ
16/06/2009 05:34 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - “Tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà”, bà Phạm Chi Lan.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Kính thưa bạn đọc Tuần Việt Nam/VietNamNet, kính thưa các vị khách mời, chủ đề của bàn tròn trực tuyến hôm nay là: Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp.
Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho bà Phạm Chi Lan: Khi nhận được lời mời tham dự bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Giải pháp với hàng TQ chất lượng thấp”, cảm giác của bà như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Những ngày gần đây, tôi thực sự thấy rất bứt rứt, sốt ruột và đau lòng vô cùng về hàng chất lượng thấp của nước ngoài, đặc biệt là của TQ tràn vào VN. Không những nó làm hại cho người tiêu dùng mà còn làm hại cho nền sản xuất VN ở mức độ rất to lớn.
Do vậy, khi được Tuần Việt Nam/Vietnamnet mời tham dự cuộc trò chuyện hôm nay tôi đã nhận lời ngay lập tức vì cũng muốn chia sẻ một số những điều mà mình đang bức xúc trong lòng với bạn đọc.
Tôi cũng muốn thông qua đây có một thông điệp nho nhỏ đến bạn đọc, đến những người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cả với Nhà nước để chúng ta có thể cùng nhau chặn được cơn lũ quét này, bảo vệ cho sự an toàn của đất nước, của người dân VN và đấy cũng là điều tôi mong muốn.
Chưa chuẩn bị chu đáo
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Trong tư duy và phân tích của bà, bà đã biết được nguy cơ hàng nhập ngoại kém chất lượng ồ ạt vào VN, nhất là hàng hóa chất lượng thấp có xuất xứ từ TQ đối với nền kinh tế VN từ lúc nào? Ngay cả bây giờ, một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị hàng hóa giá rẻ của TQ quyến rũ, 1 năm? 5 năm? hay 10 năm? Theo bà, vì sao người ta vẫn không ý thức được điều đó để đến nay, chúng ta phải đối mặt với cấp báo động cao nhất về tình trạng này?
Bà Phạm Chi Lan: Mối lo của tôi có lẽ xuất hiện rõ rệt nhất là vào khoảng cách đây 10 năm, năm 1999.
Khi đó tôi được Chính phủ chỉ định là một trong hai người Việt Nam cùng với ông Nguyễn Quang Thái bây giờ là Tổng Thư ký của Hiệp hội Kinh tế VN tham gia vào nhóm gọi là Tầm nhìn Đông Á. Theo đó, mỗi nước cử hai người trong 10 nước Asian, cộng với 3 nước là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản để bàn về một cơ chế hợp tác mở rộng thị trường trong khu vực và hợp tác giữa khối Asian với 3 nước đó theo hướng sẽ mở cửa dần thị trường.
10 nước này sẽ trao đổi với nhau trên nguyên tắc tương tự như với Asian, nghĩa là thuế sẽ giảm từ 0-5%, tiến dần đến 0%, tất cả các hàng rào khác phi thuế sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, cái còn lại mà các nước có thể giữ lại là hàng rào kỹ thuật, để bảo vệ chính đáng cho hàng hóa của mình, người tiêu dùng của mình.
Điều mà tôi lo lắng khi ấy là trong không khí thảo luận như vậy, khi VN đang chuẩn bị tham gia WTO, dấy lên mọi nỗ lực, hào hứng để gia nhập công cuộc mở rộng hợp tác đó nhưng không có sự chuẩn bị đầy đủ để tạo nên thế lực, hàng rào chắn cho mình để tránh khỏi những áp lực xấu.
Khi ta mở cửa ra, sẽ có những làn gió tốt lành thổi vào nhưng phải biết là cũng sẽ có ruồi muỗi bay vào và phải có cách để phòng chống. Nhưng chúng ta dường như rất ít để ý đến sự phòng chống đó.
Trong toàn bộ công cuộc đàm phán với nước ngoài, ta đã đưa ra rất nhiều những cam kết khác nhau để mở cửa thị trường, nhưng chúng ta lại rất ít tham vấn DN, ít thông báo cho người dân là những người sẽ chịu tác động những yếu tố này, để họ có tinh thần chuẩn bị đối phó.
Điều này rất khác với TQ trong toàn bộ quá trình chuẩn bị mở cửa, họ thông báo tối đa đến người dân và DN, giúp người ta chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để đối phó với sự cạnh tranh mới.
Còn ở VN, tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà.
Tấn công có chủ định
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa TS. Nguyễn Minh Phong, ông là một nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội, chắc chắn ông đã có một phác thảo về tiến trình xâm nhập của hàng ngoại vào VN, đặc biệt là hàng TQ, đặc biệt hơn nữa là hàng TQ chất lượng thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ, kinh tế của người dân VN. Vậy ông có thể đưa ra một cách nhìn, hay phác thảo về một lộ trình của hàng hóa TQ vào VN trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Nó đang tiến lên, nguy cơ hơn, thống trị hơn? hay là sự hợp tác thương mại tốt đẹp?
TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi xin đẩy thời gian lùi xa một chút, cách đây 20 năm. Năm 1996, tôi làm nghiên cứu sinh ở Nga và đó là thời kỳ hậu Xô Viết, tiền tư bản, thời kỳ mà hàng TQ bắt đầu có mặt ở nước Nga.
Lúc đó, hàng VN cũng cùng sang Nga với hàng TQ. Chúng tôi đã chứng kiến thời kỳ "cơn lốc áo gió" của VN sang Liên Xô và áp đảo hàng TQ, mang lại rất nhiều lợi nhuận và công ăn việc làm cho người VN. Đó là thời điểm huy hoàng của người Việt. Nhưng thời kỳ đó kết thúc rất nhanh, chỉ trên dưới 1 năm và hàng TQ tăng dần mặt trận và trở nên thống trị.
Tại sao cùng một thời điểm, cùng một điều kiện như nhau, mà TQ lại thắng được VN ở Liên Xô, sau đó là thắng ở những nước khác nữa, và sau đó là thắng ở cả trên sân của VN?
Năm năm trở lại đây, hàng nhập của TQ vào VN ngày càng tăng, riêng năm ngoái chúng ta đã nhập siêu 11 tỷ USD, và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới.
Nếu với tình hình hiện nay, với sự phòng ngự bị động, thậm chí là không phòng ngự gì cả, và với tính chất tấn công có chủ định rất nhịp nhàng, bài bản, có chủ đích của TQ thì xu hướng này sẽ còn gia tăng.
Rẻ nhờ 4 lý do
Hàng TQ vào VN ngày càng tăng, riêng năm ngoái chúng ta đã nhập siêu 11 tỷ USD, và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Có một hiện thực mà tôi quan sát được là nhiều khi có những mặt hàng TQ rẻ đến mức bất ngờ, mà tôi nghĩ rằng đó là trò ảo thuật hay pháp thuật vì tôi không lý giải được vì sao lại rẻ như thế.
Cứ mỗi dịp tết về, cuồn cuộn từng đợt người, kể cả công chức, trí thức cũng ùn lên phía bắc để mua hàng TQ vì nó quá rẻ. Vậy trong cách nhìn của các vị khách mời, tại sao TQ lại có thể làm hàng rẻ được đến thế? Không phải chỉ một lần, một đợt, mà ở nhiều mặt hàng và bền bỉ trong rất nhiều năm nay?
Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi, người TQ có thể làm được hàng rẻ có mấy lý do:
Thứ nhất, họ có quy mô thị trường rất lớn, và họ đã tận dụng được lợi thế quy mô. Trong quy luật phát triển ngành hàng của các nước trên thế giới thì quy luật về quy mô cũng rất quan trọng.
Chính Paul Krugman người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm ngoái cũng là một trong những người đưa ra rất sớm về chiến lược phát triển theo quy mô như vậy.
Với lợi thế về qui mô, mỗi đơn hàng của TQ có thể có hàng triệu sản phẩm, và họ có thể tiêu thụ sản phẩm cho một tỷ người, thậm chí trong một triệu sản phẩm thử nghiệm đầu tiên có bị lỗi, hỏng thì vẫn có đủ người chấp nhận sử dụng thành phẩm đó với giá rẻ hơn.
Đến triệu sản phẩm thứ hai, nếu vẫn tiếp tục còn lỗi thì vẫn còn những người tiêu dùng ở nông thôn chấp nhận sử dụng, tiêu dùng được... Cho đến khi sản phẩm đủ hoàn thiện, thì họ có thể tung hàng triệu sản phẩm như vậy ra thị trường và được tiêu thụ nhanh chóng, trong khi số sản phẩm hàng lỗi cũng vẫn được tiêu thụ ở thị trường thấp hơn.
Thứ hai, vì qui mô kinh tế lớn nên họ xây dựng được cả một hệ thống ngành hàng hoàn chỉnh. Họ có đủ các nguyên phụ liệu từ A - Z để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm, do đó giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn so với những nước phải đi nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Chưa kể họ có được sự liên kết giữa các ngành với nhau, tạo ra một lợi thế giá rẻ hơn cho sản phẩm của TQ.
Thứ ba, sự hỗ trợ của Chính phủ. Phải nói rằng CP TQ đã hỗ trợ được rất nhiều cho các ngành nghề sản xuất của TQ. Họ hỗ trợ về luật, về chính sách đã đành, nhưng một trong những điều rất cụ thể là: Chi phí hạ tầng. Chi phí hạ tầng của TQ rẻ hơn rất nhiều so với VN.
Cách đây mấy năm, Ngân hàng thế giới đã đưa ra số liệu chứng minh DN VN phải chịu chi phí hạ tầng đắt đỏ hơn 1,5 lần so với TQ trong vận chuyển đường bộ. Lợi thế này giúp DN TQ giảm được giá thành của sản phẩm rất đáng kể.
Đối với DN VN, vận chuyển đường bộ hay đường biển trong nước và ra ngoài quốc tế đều đắt đỏ hơn so với DN TQ. Khi CP TQ hỗ trợ chi phí hạ tầng cho các DN TQ thì các nước phương Tây cũng khó có thể tố cáo TQ bán phá giá bởi vì đây là việc làm mang tính phúc lợi cho cả xã hội, chứ không phải cho mỗi DN.
Ví dụ: Một container của TQ chở hàng sang châu Âu rẻ bằng một nửa so với chi phí phải dùng ở VN.
Thứ tư, TQ theo đuổi chính sách làm cái gì thì làm tới cùng cho được. Có khi họ không cần quan tâm nhiều hoặc bất chấp những cái thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh: hàng xấu, hàng độc... Ngay cả đối với người dân của họ, họ còn không quan tâm (như trẻ em của họ phải uống sữa độc hại họ còn không quan tâm) cho nên đối với người tiêu dùng nước khác dại dột mua hàng kém chất lượng và bị hại thì họ càng không coi đó là vấn đề của mình.
Điều này cũng góp phần rất lớn trong việc khiến hàng hoá TQ rẻ hơn so với các nước khác.
Chơi vơi trên sân nhà
"Ngân hàng thế giới đã đưa ra số liệu chứng minh DN VN phải chịu chi phí hạ tầng đắt đỏ hơn 1,5 lần so với TQ trong vận chuyển đường bộ. Lợi thế này giúp DN TQ giảm được giá thành của sản phẩm rất đáng kể."
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vừa rồi, bà Phạm Chi Lan và TS. Nguyễn Minh Phong đã nói đến một hiện thực đang xảy ra trên thị trường của chúng ta. Tôi mong muốn một câu trả lời cụ thể hơn cho câu hỏi: Tại sao người TQ có thể làm vậy mà người VN thì không? Tôi rất mơ hồ vì cảm thấy rất nhiều DN VN đơn độc, mơ hồ, không biết dựa vào đâu. Tôi muốn hỏi ông Thân Đức Việt, là có bao giờ những người quan trọng nhất trong DN của ông ngồi lại để báo động rằng hàng TQ đang tràn vào, đè bẹp hàng hóa của ta? Các ông đánh giá hàng may mặc của TQ đối với thị trường may mặc VN nói chung, và May 10 nói riêng như thế nào? Dù rằng thương hiệu May 10 vẫn đang tiến lên, nhưng đó là những bước nhích rất khó khăn, nặng nhọc và tương lai xán lạn chưa thực sự mở ra. Vậy ông đánh giá thế nào về cuộc "xâm lăng" của hàng TQ kém chất lượng, nhưng vẫn thắng thế trên thị trường VN?
Ông Thân Đức Việt: Xuất khẩu hàng hóa sang 3 thị trường lớn trên thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản, chúng tôi đều vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ hàng hóa của TQ với tư cách là đối thủ cạnh tranh.
Xét trên góc độ hàng xuất khẩu của TQ vào VN thì chúng ta thường đánh giá là hàng hóa chất lượng thấp, nhưng khi xuất khẩu sang các nước khác thì phải đánh giá lại. Ở TQ có một lợi thế mà DN VN không có, đó là tính chuyên môn hóa rất cao, tính hiệp hội cũng rất cao.
Tôi từng sang Hàng Châu TQ, tại đó, có tới 4.000 DN dệt, mỗi DN chỉ chuyên môn vào một chủng loại vải nào đó. Với cách làm như vậy, tập đoàn dệt may ở VN chúng tôi có muốn đầu tư cũng không thể nào cạnh tranh nổi về giá cũng như về chất lượng.
Tính hợp tác giữa các DN dệt của TQ cũng rất mạnh. Tất cả các công ty thương mại của TQ tập trung vào một chỗ, và khi chúng tôi mua thì họ có thể đáp ứng với mức giá rất rẻ. Đó là lý do mà chúng ta rất khó cạnh tranh được với hàng TQ về mặt xuất khẩu.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Đứng riêng về lĩnh vực may mặc, nếu bây giờ tất cả các mặt hàng may mặc Trung Quốc vẫn tăng lên thì làm cách nào để may mặc nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung thoát khỏi sự thống trị này. Và nếu tiếp tục như vậy thì tương lai của hàng may mặc Việt Nam đứng trước hàng may mặc Trung Quốc sẽ như thế nào?
Ông Thân Đức Việt: Thực ra không chỉ riêng ngành may mặc đâu, mà chúng tôi còn lo cho các ngành khác nữa.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi rất muốn tham gia vào những chuỗi bán lẻ, cũng rất muốn những nhà phân phối mạnh giúp chúng tôi. Nhưng chúng tôi có cảm giác gì đó rất không yên lòng. Một khi chính sách của Nhà nước chưa đến nơi thì làm sao bán lẻ phát triển được. Mà bán lẻ không phát triển được thì những nhà sản xuất cung cấp cho bán lẻ cũng làm sao phát triển được. Làm gì cũng phải có thị trường, và thị trường phải có nơi có chốn, có hiệp hội này nọ.
Chúng tôi rất mong Nhà nước không chỉ ủng hộ những doanh nghiệp sản xuất mà còn nên ủng hộ những chuỗi cung ứng để cung cấp và đưa những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường. Đó là cái mà thực sự doanh nghiệp chúng tôi mong muốn.
Trong trường hợp chưa nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội, từ các các cơ quan ban ngành thì chúng tôi vẫn phải tự cứu lấy chúng tôi, loay hoay làm thế nào để chiếm lĩnh thị phần càng lớn càng tốt. Nhưng rõ ràng nếu không có sự ra tay hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp chúng tôi sẽ khó khăn vô cùng trước cơn lốc hàng ngoại giá rẻ.
Tuần Việt Nam
ĐƯƠNG ĐẦU
VỚI TỔNG TẤN CÔNG HÀNG TQ
Đương đầu với cuộc “tổng tấn công” của hàng Trung Quốc
09/06/2009 15:31 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.
Từ góc nhìn của một doanh nghiệp Việt…
Anh Đào Xuân Anh là giám đốc một công ty kinh doanh hóa mỹ phẩm ở Hà Nội. Đăng ký chức năng hoạt động là sản xuất và phân phối (bán lẻ) các loại hóa mỹ phẩm chăm sóc tóc, nhưng 4-5 năm nay, công ty của anh chỉ tập trung nguồn lực vào nhập hàng từ Trung Quốc về bán. Lý do rất đơn giản: Nhập hàng Trung Quốc có lợi hơn.
Cái lợi ở đây, anh giải thích, gồm nhiều mặt: Chi phí nhập khẩu (tính cả mua hàng lẫn vận chuyển) rẻ hơn là tự sản xuất, quy trình làm việc đơn giản và ít phải suy nghĩ hơn. “Nếu tôi mở xưởng chẳng hạn, sẽ có muôn vàn thứ phải tính: địa điểm, nhân lực, thuế má, và vô số loại chi phí không tiện nêu tên nữa.
Với tất cả những “lợi thế” đã chỉ ra đó, Việt Nam vẫn phải gánh chịu thâm hụt thương mại khổng lồ trước Trung Quốc
Trong các ngành khác thì không biết thế nào, chứ trong ngành này, tất cả các sản phẩm - từ thuốc nhuộm, tới dầu xả, dầu dưỡng v.v. - nhập từ Trung Quốc về đều rẻ hơn và giản tiện hơn tự sản xuất. Danh mục này chỉ trừ dầu gội đầu, nhưng ngay cả sản xuất dầu gội thì cũng có một số nguyên liệu phải nhập từ Trung Quốc”.
Anh nói thêm: “Đấy là tôi còn chưa kể, làm việc với phía Trung Quốc cũng khá thoải mái. Sản phẩm của họ chất lượng tốt, giá lại rẻ, mua càng nhiều càng rẻ. Họ giữ chữ tín và chiều chuộng đối tác - ít ra cho đến lúc này tôi vẫn thấy như vậy. Ở ta thì làm giám đốc doanh nghiệp nhỏ, như tôi, phải đương đầu với quá nhiều chuyện: thuế vụ, đại lý o ép, đối tác không đáng tin cậy v.v.”.
Chiến lược kinh doanh của anh Đào Xuân Anh tỏ ra hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, giá hàng Trung Quốc vẫn được duy trì ở mức thấp, chất lượng vẫn đảm bảo (hoặc nếu không đảm bảo thì cũng chẳng ai biết).
Và như vậy, với một công ty quy mô nhỏ, không đầy một chục người, giải pháp khôn ngoan nhất là: Cả sếp và nhân viên cùng kéo nhau sang Trung Quốc xách hàng về bán.
… tới con số nhập siêu kỷ lục của nền kinh tế
10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng 23,25 lần, đạt tới con số 15.652 tỷ USD vào năm ngoái. Cùng trong thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu của ta theo chiều ngược lại tăng vỏn vẹn 6,08 lần, chỉ đạt 4.536 tỷ USD năm 2008.
Kết quả là con số thâm hụt thương mại kỷ lục của Việt Nam trước Trung Quốc: hơn 11 tỷ đô-la. Điều đáng sợ là không có dấu hiệu nào cho thấy con số này sẽ giảm đi.
Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Thương mại, Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vô cùng to lớn tại đất nước hơn 1 tỷ dân này.
Từ năm 2004, lãnh đạo hai nước đã xác định: Với lợi thế địa lý số 1 - có chung đường biên giới trên bộ dài đến hàng trăm km - với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy tương đối thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hoạt động buôn bán qua biên giới giữa hai nước là một bộ phận cấu thành của quan hệ kinh tế.
Trên thực tế, có cơ sở để tin rằng thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc là một mảnh đất màu mỡ, luôn “khát hàng”; và trên thực tế, Trung Quốc đã “qua mặt Mỹ để trở thành người tiêu dùng lớn nhất thế giới ở một số mặt hàng then chốt”. (*)
Riêng trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Trung Quốc có nhu cầu cao đối với nhiều mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như: rau quả, thủy sản, cao su, đồ gỗ, than đá…
Với tất cả những “lợi thế” đã chỉ ra đó, Việt Nam vẫn phải gánh chịu thâm hụt thương mại khổng lồ trước Trung Quốc, doanh nghiệp ta vẫn lép vế thảm hại ngay trên sân nhà, và khủng hoảng kinh tế càng kéo dài thì ta càng “thua trắng bụng”. Vì đâu?
Tầm nhìn chiến lược của người Trung Quốc
Nhìn vào những chính sách và quy định pháp luật của Trung Quốc về mậu dịch với các nước có chung đường biên giới, trong đó có Việt Nam, mới thấy không khỏi giật mình.
Theo TS Phạm Trí Hùng (Viện Marketing và Quản trị Việt Nam), từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa nền kinh tế, đã xác định “mở cửa toàn diện, nhiều hình thức, nhiều tầng”, trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền.
“Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới là: lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường c--
=============================================
Mỹ Đem Hỏa Tiển Tới Bảo Vệ Hawaii
__._,_.___
trở về đầu trang
=================================================================
Sent: Monday, June 22, 2009 3:18:28 AMSubject: [HOATUDO] Audio Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956
Xin bấm vào PLAY để nghe âm thanh
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956
Theo Cẩm Ninh
Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.á Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị.
1. Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất :
Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước tạá HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của _chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng...
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.á Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên _không trung kiên bị chết _một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả.á Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức _phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn.á Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :
...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị..á Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng.á Chủ tịch đoàn nói răÀng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng.á Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộá 1 cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần.á Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời :
Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp : vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao : 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị _kích lên thành địa chủ (địa chủ thường : 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ _cường hào ác bá : 3-5 sào, _có tội với nhân dân; _địa chủ phản động : đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...). Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân.á Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 ngườị Chưa kể số người
chết tăng lên qua chính sách _kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề rạ Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơị Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chem. giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên.á Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợịá Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc _xét lạịá Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.á Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc 1 bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất.á Hồ Chí Minh khóc
lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách _quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân.á Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành.
2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu :
Sau cái gọi là Nghị quyết _sửa sai của đảng CSVN về nhữngđợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã _tố sai để trả thù.á Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơịá Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để _thảo luận với nhaụá Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình _tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình.á Các bần cố nông trót nghe lời đảng _tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệá Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị.á Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam.á Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách _sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Genevạá Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợịá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã năÀm ngay trên đường để chận xe lạịá 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố.á Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường.á Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ độị Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứụá Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế
nào để gỡ thể diện cho mình và đảng.á CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời :Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ độịá Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân.á 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập.á Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An.á Bài hát _Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu : Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, _Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt...á Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵá Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân.á Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính nàỵá Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụá Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụá Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC.á Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi :Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải địá Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng nàỵá Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băÀng lòng.á CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa _phản động nàỵá Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt.á Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
************ ********* *********
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bă`ng, quyền căn bản của con người không thể xem là 1 cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho 1 tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả 1 dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lă.ng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng tạá Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo :
- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.
àn tay nhuốm máu của Hồ Chí Minh.
Nguyên tác của John G. Hubbell
Nguyễn Hửu Nguyên lược dịch.
============ ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========= ========
Lơì người Viết.
Bài trình bày dưới đây đã được Hubbell viết và đăng trên tạp chí Reader’s Digest số tháng 11-1968 cùng với lời giới thiệu của Trung Tướng TQLC Lewis W. Walt, Quân Đoàn 1, Nam Việt Nam (1966-1967)
Trung Tướng Walt viết :
”bài tường thuật nầy đã diển tả một cách trung thực bản cht thực sự của kẻ thù tại Nam Việt Nam . Tôi đã chứng kiến cảnh một em bé trai hai tay bị chặt đứt. Tôi đã nhìn những chiếc đầu người bị bêu trên đầu cọc và những thân hình bụng bị mổ toang ra . Trong 2 năm phục vụ tại Nam Việt Nam, cùng sát ca’nh chiến đấu và làm việc với lực lượng của miền Nam, tôi học hỏi được rằng các sự khủng bố của cộng sản trong bài nầy không phải là các biến cố tai nạn chiến tranh lẻ tẻ mà là do một chương trình tàn sát có chủ định sẵn, và đó là lý do khiến chúng tôi đã đáp ứng lại lời kêu gọi trợ giúp của Nam Việt Nam mà chúng tôi tin những nổ lực cứu giúp quốc gia nầy của chu’ng tôi rất đáng giá, cần thiết, và chủ yếu”.
Viên xã trưởng cùng với bà vợ như người điên cuồng, một trong các đứa con của hai người, một bé trai mới 7 tuổi, đã bị mất tích từ bốn ngày, họ tìm đến Trung Tướng Lewis W. Walt để cầu cứu vì tin rằng đứa bé đã bị Việt Cộng bắt cóc, rồi thì đột nhiên, thằng bé thoát ra khỏi rừng, chạy băng qua các đồng lúa để trở về làng. Thằng bé vừa chạy vừa khóc. Mẹ nó chạy vội ra, ôm lấy nó vào lòng. Cả hai bàn tay đứa nhỏ bị chặt đứt và trên cổ có đeo một cái bảng có ghi những dòng chữ cảnh cáo cho cha nó. Nếu ông ta hay bất kỳ người nào trong làng cả gan đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới sẻ chịu những điều tệ hại hơn nữa cho các đứa con còn lại của ông ta.
Tại một xã khác không cách xa Đà Nẳng là bao, Việt Cọng cũng đưa ra lời cảnh cáo tương tự. Tất cả những người dân được tập trung lại trước nhà viên Xã trưởng, kể cả người vợ của ông ta đang bụng mang dạ chửa và bốn đứa con để chứng kiến cảnh khủng bố dả man của bọn chúng . Lưởi ông Xã trưởng bị cắt , và hạ bộ cũa ông ta cũng bị thiê’n rời ra, đem nhe’t vào trong mồm trầy trụa máu rồi khâu lại.Trong khi ông ta chết, bọn VC xoay ra hành hạ bà vợ bằng cách dùng dao rạch bụng bà ta ra. Đứa trẻ 9 tuổi bị chúng dùng một que nhọn xuyên qua từ tai bên nầy sang tai bên kia. Hai đứa kia cũng bị giết chết một cách tương tự. Chỉ còn đứa bé gái 5 tuổi được bọn chúng cho thoát chết, rồi nó chỉ còn biết cầm tay người mẹ đã chết mà gào khóc.
Trung Tướng Walt đã đến trụ sở một quận lỵ, một ngày sau khi quận này bị VC và bộ đội miền Bắc tràn ngập. Một số binh sĩ VNCH không bị chết trên chiến trường đã bị bắt. Chúng trói những binh sĩ này lại rồi bắn vào mồm hay vào sau gáy họ. Vợ con của họ và trẻ em mới 2 hay 3 tuổi, bị bọn chúng đưa đi diểu hành trên đường phố trần truồng trước khi bị chúng đưa ra hành quyết. Có người cổ họng bị cắt đứt, có người bị chặt đầu hay bị mổ bụng, xác họ được đem bêu trên các hàng rào kèm theo với những tấm bảng cảnh cáo dân làng, nếu tiếp tục ủng hộ chính quyền Sàigon, cũng sẽ bị chung một số phận tương tự. Những hành động khủng bố như vậy không phải là những hành động lẻ tẻ mà là do một chính sách có chủ định sẵn cũa chúng.
Trong khi đó, có những người thơ ngây và chống đối Hoa Kỳ trên khắp thê’ giới, vì bị mê hoặc bởi những luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản , nên đã đánh trống khua chiêng, rêu rao chống lại cái họ gọi là tính chất vô luân của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Nam Việt Nam như oanh tạc bằng không quân hay xử dụng tới bom Napalm (thực ra rất hạn chế cho những truờng hợp thật cần thiết mà thôi) gây ra nhiều thiệt hại cho dân chúng, ngày cũng như đêm, trong nhiều năm chinh chiến. Cộng Sản đã chỉ nêu nhiều hành động mà chúng cho là tàn bạo, dã man của miền Nam Việt Nam nhưng đã quên rằng chính chúng đã phạm vào những tội ác kinh tởm ghê gớm . Tính tới cuối năm 1967, chúng đã phạm vào khoảng 100,000 trường hợp khủng bố, chống lại người dân miền Nam Việt Nam qua những chuổi dài hành động bạo tàn vô tận như tra tấn, sát hại chẳng khác gì dươ’i thời đại của Đức Quốc Xã .
Những hành động khủng bố được bắt đầu từ khi lãnh tụ độc tài Hồ Chí Minh củng cố được quyền lực tại miền Bắc, trước ngày lịch sử 1954 chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ , Hồ đã cho thi hành một chiến dịch tàn bạo đối với chính nhân dân của ỵ
Hầu hết tại các làng mạc miền Bắc, những đoàn cán bộ võ trang điều động dân chúng tới để chứng kiến những vụ tự thú của các địa chủ mà chúng cho là cường hào ác bá. Rồi thì tới lượt các nhà trí thức, các giáo viên, nói tóm lại tất cả những ai co’ thể là nguồn chống đối mai sau này, cũng được chúng gom lại để làm bản tự thú về những tư tưỡng lầm lẩn trong quá khứ.
Tiếp theo là những tòa án nhân dân được thiết lập để xét xử họ. Có nhiều trường hợp các nạn nhân đã bị hành quyết, bị chặt đầu hay bị hành hạ, trói tay, trói chân thẩy xuống các hố tập thể và vùi đất, đá lên cho tới chết.
Hồ lại còn tái diễn những hành động khủng bố này từng định kỳ một. Có khoảng từ 50,000 và 100,000 người được coi như đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong các cuộc tắm máu như vừa kể trên. Trong thập niên 1950, Hồ cũng đã dẹp tan những cuộc nổi dậy tại Bắc Việt Nam, đặc biệt nhất là vụ nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tháng 11 năm 1956, và ngay cả tại Nam Ðàn là nơi sinh quán của họ Hồ. Vì dân chúng nổi lên chống lại sưu cao thuế nặng, nên Hồ phải đưa quân đội tới đàn áp. Khoảng 6,000 nông dân, không vỏ trang, đã bị tàn sát.
Sau khi đã củng cố được Miền Bắc rồi, Trung Ương đảng Bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam họp tại Hà nội ngày 13 tháng Ba năm 1959 đưa ra quyết định phải có hành động chống lại Miền Nam Việt Nam, hợp lực với những cán binh nằm vùng đã ở lại Miền Nam sau khi Phàp thất trận năm 1954. Nhiệm vụ loại bỏ các nhà lãnh đạo tại Miền Nam, thanh toán tất cả những ai có thân nhân phục vụ, trong quân lực VNCH, ca’c nhân viên dân chính, cảnh sát, hoặc tất cả những ai không chịu đóng thuế cho chúng.
Một du kích quân VC bị bắt đã cho biết các hoạt động của nhóm 8 người của y tại các làng mạc miền Nam như sau : Lần đầu tiên chúng tôi vào làng này, chúng tôi đã hạ sát 4 người đàn ông mà huyện uỷ của chúng tôi nói họ là những phần tử phản động rất nguy hiểm đối với chúng tôi.Môt người đã theo Pháp, tham gia vào trận chiến chống lại chúng tôi và rồi bây giờ lại ủng hộ chính quyền miền Nam. Một người khác đã có cảm tình với quân đội chính phủ và 2 người khác là địa chủ và họ đã bị chặt đầu.
Trung Tướng Walt cũng cho biết về chính sách cách mạng của Việt Cộng khi chúng vào hai ngôi làng khác. Trong một trường hợp, một em bé gái 15 tuổi đã cung cấp tin tức của Việt Cộng cho toán TQLC của Tướng Walt, em đó sau này bị VC bắt cóc đem vào rừng, hành hạ, tra tấn trước khi chặt đầu em, như để cảnh cáo cho những người khác trong làng. Những kẻ sát nhân kia không ai khác là người anh ruột của em bé gái nạn nhân, cùng với 2 đồng chí của ỵ
__._,_.___
=====================================================================
Việt Nam Đang Đối Diện Nguy Cơ Lớn Từ “Bắc Triều”
Giáo Sư Stephen Young: Hện là giám đốc điều hành của tổ chức Caux Round Table và là chủ tịch của Winthrop Consulting and the Minnesota Public Policy Forum. Ông từng là Khoa Trưởng của Hamline University School of Law, và Phó Khoa Trưởng của Harvard Law School. Trước kia, ông từng làm việc trong Ủy Ban Quan Hệ Ngoại Giao và là cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhân dịp từ Minnesota đến Quận Cam và trả lời cuộc phỏng vấn sau đây.
-Người Việt: Là một người nghiên cứu về Việt Nam, Giáo Sư nhận định ra sao về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc?
.
-GS Stephen Young: Từ khi bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam, chưa bao giờ tôi mang tâm trạng bi quan như bây giờ khi nhìn vào tình hình Việt Nam. Vì trong thời gian Chiến Tranh Quốc-Cộng, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Miền Bắc không nhiều, so với ảnh hưởng của Liên Xô. Còn trong Nam, chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ nhưng người Mỹ không hề có tham vọng Đế Quốc mà chỉ muốn giúp Dân Chúng Miền Nam thực hiện một xã hội dân chủ, tự do. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy Trung Quốc đang muốn bành trướng ảnh hưởng xuống Phía Nam trong tất cả mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn hóa cho tới quân sự. Nhận định của tôi là Việt Nam đang đối diện nguy cơ lớn từ “Bắc Triều”.
-Người Việt: Ý Giáo Sư muốn nói giới lãnh đạo Bắc Kinh đang có tham vọng chiếm Việt Nam như thời kỳ một ngàn năm Bắc thuộc của lịch sử Việt Nam?
-GS Stephen Young: Ðúng như vậy.
-Người Việt: Nhiều người cho rằng giới lãnh đạo Hà Nội hiện nay đã chọn con đường đi theo Bắc Kinh để bảo vệ chế độ, xin nghe ý kiến của của Giáo Sư về nhận định này?
-GS Stephen Young: Tôi thấy rằng từ nhiều năm nay, giới lãnh đạo Hà Nội đã quyết định đi hẳn với Bắc Kinh chỉ nhằm đổi lại sự ủng hộ của Trung Quốc để họ tiếp tục cai trị. Chính vì vậy họ sẵn sàng dùng Công An để trấn áp những hành động chống đối Trung Quốc của Dân Chúng Việt Nam. Tôi quan sát thấy rằng, Quân Đội, Trí Thức và Dân Chúng rất bất mãn với thái độ của giới lãnh đạo, nhưng Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản nắm Công An trong tay, nắm các lực lượng an ninh như Tổng Cục 2 nên họ bất chấp sự phản đối. Chúng ta ai cũng biết lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ giàu kinh khủng vì tham nhũng. Họ cứ bảo rằng họ là Đảng của giai cấp công nhân chứ thực ra họ là tỷ phú đô la, và chính vì vậy họ phải bảo vệ vị thế “Ăn Trên Ngồi Trốc” của họ.
-Người Việt: Nói cách khác, thưa Giáo Sư, toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp nhất của Hà Nội, từ Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng đều phục tòng Trung Quốc?
-GS Stephen Young: Theo tôi, đa số thành viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận đi với Tầu. Ðúng ra, nếu họ khôn ngoan, họ nên giao du thân hơn với Mỹ, thân hơn với khối Asean. Nhưng chúng ta thấy bất cứ lãnh đạo nào của Hà Nội trước khi thăm Hoa Kỳ đều phải qua Trung Quốc để xin phép “Bắc Triều”. Cho nên một số dư luận ở Hải Ngoại cho rằng ông Triết, ông Dũng muốn đi với Mỹ, theo tôi, nhận định đó là sai.
-Người Việt: Khi tiếp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Nhà Nước Cộng Sản Hà Nội tại Tòa Bạch Ốc vào năm 2008, Tổng Thống Bush nói rằng Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn của lãnh thổ của Việt Nam. Liệu có thể lý giải quan điểm của ông Bush là Mỹ sẵn sàng bảo vệ Việt Nam trước mối đe dọa của Trung Quốc?
-GS Stephen Young: Theo tôi, Hoa Kỳ có thể bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam với điều kiện chế độ hiện nay tại Việt Nam phải dân chủ hóa, mà điều kiện này chắc chắn giới lãnh đạo Hà Nội sẽ không chịu. Việt Nam có dân chủ thì Dân Chúng Mỹ mới chấp nhận hy sinh nữa để giúp, mà giúp Nhân Dân Việt Nam chứ không giúp chế độ. Nếu Hà Nội muốn đi với Hoa Thịnh Ðốn thì 20 năm qua họ đã có nhiều cơ hội, nhưng họ vẫn chưa dám vì còn lo sợ áp lực của Bắc Kinh.
-Người Việt: Nếu Hà Nội muốn kết thân hơn nữa với Hoa Thịnh Ðốn thì liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng không, thưa Giáo Sư?
-GS Stephen Young: Tùy theo tình hình chính trị tại Việt Nam. Nghĩa là tùy tình trạng tôn giáo, nhân quyền và những vấn đề khác như tham nhũng, vấn đề độc tài của Đảng Cộng Sản. Theo tôi, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải lựa chọn, giữa một bên là quyền lợi của Đảng và một bên là quyền lợi của Nhân Dân. Họ chỉ lo cho quyền lợi của Đảng họ hay họ lo cho quyền lợi của Dân Tộc và Đất Nước. Bây giờ thì họ vẫn cứ ưu tiên lo cho quyền lợi của Đảng họ. Ðiều này đã quá rõ ràng.
-Người Việt: Nước Mỹ vừa có tân lãnh đạo là Tổng Thống Obama. Theo Giáo Sư, chính phủ Obama nhìn Á Châu và riêng Việt Nam ra sao?
-GS Stephen Young: Nói chung, tôi thấy chính sách ngoại giao của chính phủ Obama ít quan tâm tới Á Châu. Hai chiến trường Iraq và Afganistan là hai hồ sơ lớn mà chính phủ phải đối đầu, nên với Á Châu, chính phủ Obama không xem là ưu tiên lớn. Thí dụ trước hành động Bắc Hàn thử nghiệm hạt nhân, Hoa Thịnh Ðốn cũng chỉ phản ứng chừng mực chứ không quyết liệt. Riêng với Việt Nam, tôi nghĩ chính phủ Obama cũng sẽ không tích cực.
-Người Việt: Một số người cho rằng Tổng Thống Obama chủ trương “xoa dịu dư luận”, nói cách khác, chính sách ngoại giao của ông Obama quá mềm yếu, Giáo Sư nghĩ sao?
-GS Stephen Young: (Cười thoải mái) Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định đó. Theo tôi, nhờ cung cách mềm dẻo, uyển chuyển của ông Obama, cái thế của Mỹ sẽ mạnh hơn trên thế giới. Cái thế mạnh không nhất thiết phải dùng vũ lực, dùng tiền bạc. Thế mạnh có thể đạt được bằng cách thuyết phục. Nhiều người Mỹ vẫn chủ trương dùng bạo lực để tạo thế, nhưng cũng có nhiều người Mỹ muốn dùng cách thương thuyết để tạo thế. Với tôi, cách dùng thương thuyết vẫn có giá trị và đạt kết quả. Trong lịch sử Việt Nam, khi Quân Nguyên đánh Việt Nam, Ðức Trần Hưng Ðạo từng dạy rằng, lấy “Cái Ngắn Chế Cái Dài”, tức lấy thế yếu đánh thế mạnh. Kết quả là Nhà Nguyên to lớn bị thua và Việt Nam bé xíu đã thắng. Tôi luôn nghĩ rằng, cái thế của cái tâm, của trí óc, của lương tâm rất có giá trị.
-Người Việt: Giáo Sư đã từng làm việc tại Việt Nam thời chiến tranh; sau năm 75, Giáo Sư đã góp tay những mong chuyển hóa tình hình Việt Nam từ chế độ độc tài sang dân chủ; Việt Nam hiện nay trong mắt Giáo Sư ra sao?
-GS Stephen Young: Tình hình Việt Nam có nhiều diễn tiến phức tạp. Một mặt, Việt Nam đã có một số tự do, hiểu theo nghĩa nếu người dân đừng đụng chạm tới Đảng Cộng Sản thì họ có quyền đọc sách, đi chơi, đi học ngoại quốc, vào chùa, vào nhà thờ hành đạo mà không bị Công An bắt bớ như trước kia. Tóm lại, so sánh với 20 năm trước, Dân Chúng sống dễ thở hơn. Nhưng nếu người dân bàn luận chính trị, thì chắc chắn bị ngăn cấm. Nghĩa là Việt Nam vẫn không có tự do, không có sinh hoạt dân chủ.
-Người Việt: Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người thoát khỏi nỗi sợ hãi và nói lên khát vọng tự do dân chủ. Giáo Sư có nghĩ đây là diễn biến sẽ dẫn tới Dân Chủ Hóa Việt Nam?
-GS Stephen Young: Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ sớm có dân chủ. Vì hệ thống cai trị của Công An đang dùng tiền bạc mua chuộc và biện pháp trấn áp để đe dọa những người chống đối. Công An có thể để cho một người lên tiếng, nhưng tới một giới hạn nào mà không nguy hiểm cho chế độ. Nếu người đó đi quá giới hạn thì Công An sẵn sàng trấn áp. Hơn 30 mươi năm qua, Việt Nam chưa có một tổ chức nào đủ mạnh để đối đầu với Đảng Cộng Sản. Công nhân không có tổ chức; sinh viên thanh niên không có tổ chức; trí thức không có tổ chức … có chăng là một số cá nhân can đảm lên tiếng chống đối.
-Người Việt: Phải chăng Giáo Sư quá bi quan đối với tương lai dân chủ của Việt Nam?
-GS Stephen Young: Tôi bi quan. Vì đa số quần chúng chán ghét Đảng Cộng Sản, nhưng họ cam chịu cuộc sống của họ. Ðó là chưa kể Đảng Cộng Sản có “Tiền Rừng Bạc Biển” trong tay, có Công An, có Quân Đội. Thành ra tôi chưa thấy lạc quan vào tương lai dân chủ của Việt Nam.
-Người Việt: Giáo Sư nói Việt Nam không có tổ chức đối đầu với Cộng Sản; Giáo Sư nghĩ gì về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với quan điểm đấu tranh tới cùng để Việt Nam có tự do, dân chủ?
-GS Stephen Young: Tôi thấy quý thầy lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có lập trường rất đúng đắn, nhưng phía Công An của chế độ đã tìm đủ mọi cách cô lập Giáo Hội với quần chúng khiến Dân Chúng không thể tham gia cuộc đấu tranh của Giáo Hội. Trong lòng Dân Chúng thì họ muốn theo Giáo Hội nhưng họ không dám công khai ủng hộ.
-Người Việt: Kế hoạch của nhà cầm quyền muốn khai thác bauxite tại Cao nguyên Trung Phần đang gây phẫn uất Dân Chúng tại Việt Nam. Liệu đây có thể là “giọt nước làm tràn cái ly” không, thưa Giáo Sư?
-GS Stephen Young: Cái ly lớn hay nhỏ? Tôi sợ cái ly lớn lắm. Cho nên một giọt nước không đủ mà cần nhiều giọt nước thì mới tràn cái ly. Chúng ta nên nhớ Đảng Cộng Sản đang nắm quyền, nắm tiền và có “Bắc Triều” đứng sau lưng. Tôi nghĩ là phải chờ một cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế; hoặc chờ Thế Hệ Cộng Sản Hiện Nay nằm xuống và Lớp Trẻ lên thay thế thì tình hình mới hy vọng có chuyển đổi.
-Người Việt: Câu chót xin hỏi Giáo Sư, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại nói chung, tại Hoa Kỳ nói riêng, làm được gì để góp phần chuyển đổi tình hình tại Việt Nam?
-GS Stephen Young: Tôi quan sát thấy Lớp Trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Mỹ nói và viết tiếng Anh rất thông thạo như người bản xứ nhưng không nói và viết được tiếng mẹ đẻ. Lớp trẻ này là người Mỹ gốc Việt.
__._,_.___
================================================================
THÔNG ĐIỆP
TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN
HOÀNG TỘC VIỆT NAM
Kính thưa toàn thể Đồng Bào Việt Nam thân mến,
Tổ Quốc Việt Nam và Dân Tộc Việt Nam đang ở bên bờ vực thẳm vong quốc và Đất Nước có thể không còn tồn tại và biến mất trên Bản Đồ Thế Giới.
Đất Nước Vinh Quang Việt Nam đang lâm vào thế trình nguy ngập, có thể trở thành một Tỉnh Lỵ của Trung Quốc như Tây Tạng trong mưu đồ tham vọng Bá Quyền Bành Trướng Phương Bắc đang tiệm tiến gặm nhấm Sơn Hà, Hải Đảo Tài Nguyên Việt Nam, âm thầm cấu kết với Bè Lũ Vong Nô Bán Nước Tàn Hại Dân Tộc và hủy diệt Tổ Quốc của Hệ Thống Bạo Quyền Đảng Trị Cộng Sản Việt Nam.
Đất Nước Thiêng Liêng ngàn đời của Tiên Đế, Cha Ông đang bị Trung Quốc trên đà thôn tính bằng kinh tế và vũ lưc. Hiểm họa mất nước đã quá rõ ràng. Trung Quốc đã trắng trợn biểu lộ sức mạnh hơn bao giờ hết. Việt Nam dưới Chế Độ nô dịch tay sai của Bọn Thái Thú Bản Địa Cộng Sản Hà Nội yếu hèn thấp kém hơn hẳn so cả với những thời kỳ tệ hại khác trong Lịch Sử cho dù là Thời Đại Ô Nhục Bán Nước của Hôn Quân Lê Chiêu Thống.
Hiện tại Trung Quốc đã thôn tính Vịnh Bắc Bộ, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Suối Phi Khanh, lấn sâu hơn hẳn 100 Km đất liền vào nội địa Việt Nam, chiếm Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thành lập Hệ Thống Tam Sa, và ồ ạt chiếm đóng Tây Nguyên huyết mạch dưới chiêu bài khai thác quặng Bauxite để khống chế Việt Nam dưới sự đồng lõa toa rập của Bạo Quyền Cộng Nô Hà Nội.
Trước sự phản kháng của toàn Dân, tầng lớp trí thức, khoa học gia, luật gia v.v... , Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê chuẩn Quyết Định khai thác quặng Bauxite và tiếp tục ủng hộ cho một Tổng Công Ty Nhôm
của Tàu Cộng khai thác Bauxite ở hai địa điểm là Đắc Nông va Tân Rai tại Tây Nguyên Việt Nam.
Trung Quốc cũng đang xây đập nước tại thượng nguồn sông Cửu Long với mưu đồ kiểm soát nguồn nước của Dân Tộc Việt Nam. Họ có thể làm ngập lụt hay khô cạn sông ngòi Việt Nam bất kỳ lúc nào.
"Liên Hiệp Quốc hồi tháng năm vừa qua phổ biến một bản nghiên cứu trong đó đưa ra cảnh báo nói một loạt đập thuỷ điện do Trung Quốc xây trên phần sông Mêkông chảy qua Hoa Lục đang gây nguy hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nguồn nước và tất nhiên là đời sống của người dân sinh sống tại hạ lưu dòng sông lớn nầy.
"Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho thấy một trong đập thủy điện mà Trung Quốc xây trên sông Mêkông là đập Tiểu Loan cao đến 292 mét. Đây là đập thủy điện cao nhất thế giới và hồ chứa nước của đập nầy có dung lượng trữ nước bằng tất cả các hồ thủy điện của khu vực Đông Nam Á cộng chung lại.
"Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm ở cuối dòng Mêkông nên chắc chắn phải hứng chịu những tác hại mà Liên Hiệp Quốc nêu ra do hậu quả việc xây đập trên thượng nguồn ... " (Xuất xứ : Radio Free Asia).
Trong mưu đồ dương đông kích tây, Trung Quốc thừa cơ hội Bắc Hàn nổ bom hạt nhân và phóng hỏa tiển tầm xa đe dọa an ninh khu vực, và thừa lúc Hoa Kỳ và Tây Phương suy sụp kinh tế, đã mang hải quân xuống kiểm soát toàn vùng biển Đông.
Họ cấm ngư phủ Việt Nam đánh cá trên hải phận Việt Nam và nhiều ngư thuyền Việt Nam đã bị đánh chìm và thiệt hại nhân mạng cho người Viêt.
Trung Quốc muốn biến Dân Tộc Việt Nam thành một dân tộc lục địa không có phương tiện hàng hải. Xét thấy vị trí Việt Nam ngày nay không còn là điểm chiến lược của các Siêu Cường như thời chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ và Đồng Minh sẽ dồn nỗ lực để bảo vệ những quốc gia Dân Chủ phú cường như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, và rất có thể liệt cường sẽ thỏa hiệp với Trung Quốc mà phần thiệt hại sẽ là Việt Nam.
Hoàng Đế Bảo Đại, Vị Vua cuối cùng của Triều Nguyễn đã nói rằng: "Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân là : Ở giờ phút quyết định nầy của Lịch Sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết".
Trong giờ phút lâm nguy nầy, xã tắc sơn hà nguy biến, lịch sử Dân Tộc Việt Nam đang cần những người con yêu nước, những bậc anh hùng cái thế, những công bộc quốc gia chân chính... Nói chung là Lịch Sử Quang Vinh Dân Tộc đang cần muôn một chúng ta, những kẻ mang trong người dòng máu Lạc Long, phải biết thương yêu quần tụ bên nhau, chân chất đoàn kết cùng nhau chống giặc Ngọai xâm và Nội thù Yêu Tinh phản tặc.
Chúng Tôi thiết tha kêu gọi những Vị Lãnh Đạo Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia khắp nơi hãy cùng nhau hợp tác, lên tiếng cảnh tỉnh với Đồng Bào toàn quốc bằng nhiều phương tiện thông tin khác nhau.
.
Chúng Tôi cũng lên tiếng kêu gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam vì quyền lợi tối thượng Quốc Gia Dân Tộc, hãy chấm dứt khống chế đàn áp bức hại người dân, kẻ vô tội chỉ vì lòng yêu nước thương dân mà dấn thân vào vòng nguy khốn. Hãy ngưng ngay tham nhũng, cường quyền ác bá, tàn độc hại dân.
Hãy sớm thức tỉnh và nhận định, nhìn ra kẻ thù Dân Tộc chính là Trung Quốc, chứ không phải là Đồng Bào máu huyết Hồng Lạc tình thâm.
Quí Vị hãy nghe theo lời kêu gọi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và tập thể 135 Vị Trí Thức, Văn Học Khoa Bảng ... trong và ngoài nước mà lập tức giải thể Chương Trình dâng hiến Tây Nguyên cho Trung Quốc dưới chiêu bài khai thác khoáng sản và hãy bớt Sợ Hãi để đối đầu với Giặc Ngoại Xâm và hòa giải với người Dân Việt Nam.
Hãy ngưng ngay việc bắt bớ giam cầm, và gấp rút trả tự do ngay cho những người yêu nước, những nhân vật hoạt động ôn hoà vì Nền Dân Chủ Nhân Quyền, Phúc Lạc Toàn Dân như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân và ... nhiều Vị khác đang bị quản thúc giam cầm.
Gần đây, như để đe đầu và dằn mặt phản ứng khởi xướng có thể tiến đến qui mô đồng loạt sau vụ Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Công An đã tiến hành "khẩn cấp" bắt giam Luật Sư Lê Công Định với những lời buộc tội cả đoán qui chụp : "Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" và "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Nếu Quí Vị vì quyền lợi tối thượng Quốc gia Dân Tộc và hành động đúng lương tâm trách nhiệm với lòng yêu nước chân chính, nhận định được kẻ thù ngoại xâm, thì đâu phải khổ công đương đầu với lòng Dân, sự quật khởi của tầng lớp Nhân Dân và Trí Thức như Vụ Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì lý do đã ban hành quyết định cho phép khai thác mỏ bauxite trái pháp luật.
Bốn (4) trọng tội mà Nhân Dân và Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đã khởi tố, đưa đơn kiện Thủ Tướng Chính Phủ CS Nguyễn Tấn Dũng là chính ông Thủ Tướng CS đã ban hành một Quyết Định trái Pháp Luật, tức là trái với với những Luật đã được ban hành:
- Trái với Luật Bảo Vệ Môi Trường
- Trái với Luật Quốc Phòng
- Trái với Luật Di Sản Văn Hóa
- Trái nốt cả với Luật Ban Hành Văn Bản vi phạm Pháp Luật, tức là trong trường hợp nầy, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ căn cứ vào Luật hiện hành để bác bỏ Quyết Định của Thủ Tướng.
Lối thoát duy nhất cho Tổ Quốc là Dân Chủ Hóa Đất Nước ngay tức khắc, để tập hợp sự đồng lòng của tất cả mọi người trong và ngoài nước, cho Nhân Dân được quyền làm chủ đất đai, và quyền thay đổi định mệnh, môi sinh và chính sách cai trị của Xã Hội Việt Nam.
Hãy tin tưởng vào Sức Mạnh của Toàn Dân. Chỉ có một Chính Thể Dân Chủ, Xã Hội Nhân Bản, Chúng ta mới có đủ sức mạnh của Dân Tộc và sự ủng hộ thật sự của dư luận Quốc Tế để thắng cuộc Chiến Định Mệnh nầy.
Số phận của đất nước và người Dân Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm là tấm gương cho toàn thể Dân Tộc Việt Nam nhìn vào.
Những ai xem thường và quên đi hay chỉ học Lịch Sử sai lầm sẽ phải phạm vào những sai lầm Lịch Sử.
Hoàng Thân Kiến Hòa Nguyễn Phúc Bửu Chánh Việt Nam
Nhiếp Chính Triều Đại Nhà Nguyễn Hoàng Tộc Việt Nam
Công Nương Phan Liên
Ngự Tiền Văn Phòng: Hầu Tước Bác Sĩ Nguyễn Phúc Đỗ Kim DDS, GCDA
Chancellor Triều Đại: Nữ Hầu Tước Nguyễn Phúc Đồng Thanh GCDA
Phổ biến Thông Điệp Triều Nguyễn Ngày 18 Tháng 6 Năm 2009
ĐẠI HỘI ĐỒNG HOÀNG TỘC VIỆT NAM
TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN HOÀNG TỘC VIỆT NAM
ĐẠI HỘI ĐỒNG QUỐC TẾ TỐI CAO
THỐNG HỢP CHO NỀN TỰ DO VIỆT NAM
VÀ ĐÔNG NAM Á CHÂU
(THE UNITED INTERNATIONAL SUPREME COUNCIL
FOR THE FREEDOM OF VIETNAM AND SOUTHEAST ASIA)
Make your summer sizzle with
=============================================================
KÍNH MỜI CÁC NT VÀ CÁC BẠN
THEO DÕI NGÀY QUÂN LỰC NGÀY 21/6/2009
DO TẬP THỂ- KHU HỘI- CỘNG ĐỒNG BCL TỔ CHỨC
VIDEO NGHÊ LỮ THỰC HIỆN.
tka23 post
PHẦN 3
http://www.youtube.com/v/QUlb6- C5nb0&hl=en&fs=1&&autoplay=1
contiep
====================================================================
Khi Chủ Tịch Nước Vẹm Nguyễn Minh Triết
VN cảnh giác với 'cách mạng màu'
Trong 2 cuộc kháng chiến dành độc lập cho dân tộc, Việt Nam đã huy động được sức mạnh cực kỳ to lớn ở trong nước và sức mạnh tổng hợp của những người tiến bộ trên toàn thế giới. Chính điều này đã làm cho các đế quốc to lớn trên thế giới đã thất bại ở VN, và họ cũng không thể hiểu nổi tại sao VN lại có sức mạnh đó.Trong tình hình hiện nay ngành ngoại giao và công tác đối ngoại càng có vai trò quan trọng và ngành cũng phải huy động được sức mạnh tổng hợp để triển khai được đường lối đối ngoại của đảng và nhà nước.
“Cái sức mạnh của Việt Nam á, nước ta là một nước yếu,...
Chúng ta là có chính nghĩa sáng ngời, chúng ta từng là nước bị thực dân, đế quốc đô hộ.... bao năm qua phụ nữ của chúng ta bị ngụy kềm mỹ hãm”
“Còn các thế lực thù địch chà đạp lên quyền con người, không những là trước đây mà hiện nay nữa,…”
“Nhưng mà dì (vì) họ có tiền, họ mạnh hơn cho nên họ lớn tiếng nói họ nhân quyền chứ thực ra là họ vi phạm nhân quyền nhất thế giới”
“Tại sao chúng ta xử vụ này, xử vụ nọ thì họ nói chúng ta vi phạm nhân quyền”Hỡi ôi, một lời xàm ngôn như vậy mà lại có thể thốt ra từ cửa miệng của vị chủ tịch nước. Nay những xàm ngôn tương tự lại được tái diễn tại “buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Ngoại giao” hôm 17/06 vừa qua.Vẫn sử dụng luận điệu “các thế lực thù địch”, tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ nhưng Triết đã ám chỉ Hoa Kỳ khi nói “họ còn đem bom đạn, đem quân đội, gieo rắc đau thương tang tóc hết nơi này đến nơi khác”.
VN Cảnh Giác Với 'Cách Mạng Màu'
Chủ tịch VN nói vẫn có người muốn dùng cách mạng màu để lật đổ chính quyền Hà Nội.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vừa lên tiếng tại Hà Nội về cách hành xử của Việt Nam trong quan hệ quốc tế trước đòi hỏi về nhân quyền.
Xuất hiện trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện ngoại giao, ông Triết nói ngành ngoại giao cần "vừa hợp tác vừa đấu tranh" trong lĩnh vực nhân quyền.
.
Cách đây năm ngày an ninh Việt Nam bắt ông Lê Công Định, một luật sư trẻ, người có nhiều bài viết kêu gọi cải cách chính trị tại Việt Nam.
Ông Định từng đại diện cho một số nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước khi những người này bị đưa ra tòa xét xử.
Giới chức cáo buộc ông Định "cấu kết với các tổ chức phản động nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân."
Giới thạo tin cho rằng phát biểu của chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại lễ kỷ niệm thành lập Học viện Ngoại giao là phản ứng của giới lãnh đạo trước chỉ trích của quốc tế trong vụ bắt ông Định.
Nhưng vì họ có tiền họ mạnh hơn cho nên họ lớn tiếng họ nói họ nhân quyền, chứ thực ra họ vi phạm nhân quyền nhất thế giới
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Đi đầu trong phong trào này là Hoa Kỳ. Phát ngôn nhân Bộ Bộ Ngoại giao Mỹ Ian Kelly nói Washington kêu gọi chính phủ Việt Nam "trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Định cũng như tất cả các tù nhân khác đang còn bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa."
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không hề bị động trước những đòi hỏi này.
"Trên lĩnh vực này chúng ta không có bị động đâu, chúng ta phải luôn luôn chủ động, chúng ta có chánh nghĩa sáng ngời."
Ông Triết nhắc lại hai cuộc chiến trước đây của Việt Nam là "đấu tranh để giành quyền con người." Kẻ thù khi ấy của Việt Nam, ông gọi là "các thế lực thù địch" theo ông, ngày nay vẫn còn "đem bom đạn, quân đội gieo rắc đau thương hết nơi này đến nơi khác."
"Nhưng là vì họ có tiền họ mạnh hơn cho nên họ lớn tiếng họ nói họ nhân quyền, chứ thực ra họ vi phạm nhân quyền nhất thế giới," ông Triết nói trên truyền thông nhà nước.
Như có ý nhắc đến bất đồng giữa Việt Nam và một số nước phương Tây về chủ đề nhân quyền, ông Triết cho rằng Việt Nam không có gì sai sót.
"Còn chúng ta, họ nói chúng ta vi phạm nhân quyền. Nước nào cũng có luật pháp. Ai vi phạm luật pháp thì chúng ta xử. Tại sao chúng ta xử vụ này, vụ nọ họ nói chúng ta vi phạm nhân quyền,"
"Cho nên chúng ta phải đấu tranh cái này, phải đấu tranh một cách quyết liệt, một cách tự tin." Ông cũng nhắc đến nguy cơ dùng cách mạng màu để lật đổ chính quyền tại Việt Nam.
"Trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền ngành ngoại giao phải chủ động đấu tranh nhằm ngăn chặn được âm mưu diễn biến hòa bình. Hay dùng cách mạng màu để lật đổ chế độ, lật đổ đảng."
Tuần hành ở Iran phản đối kết quả bầu cử với phe đối lập đeo băng và đem cờ xanh lá cây
Trong chuyến thăm New Zealand 10-12 tháng Chín 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cảnh cáo sẽ đem ra trước pháp luật những "ai đó muốn lật đổ chế độ này, muốn máu đổ".
Ông cũng cho rằng những người vi phạm pháp luật có "có tổ chức, có quan hệ trong nước ngoài nước...có kế hoạch hành động để lật đổ", rất đáng bị đem ra xử.
Trong một lần phát biểu sau đó tại Việt Nam, ông Triết khẳng định rằng "bỏ điều 4 Hiến pháp' về quyền lãnh đạo chính trị tuyệt đối của đảng CSVN là "tự sát".
Bất đồng chính kiến
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 6 năm 2007, trước đại diện của truyền thông trong nước, ông Triết từng nói: "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau".
Sau đó ông nói thêm: "Ở Việt Nam không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến,""Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam,"
"Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".Trong một phản ứng mới nhất ra từ Bangkok liên quan đến vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định, Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa) nói luật sư Định đã công khai về những gì ông viết, ông cổ vũ, và ông Định làm mọi thứ trong khuôn khổ của luật pháp Việt Nam
===============================================================
Yeu cau chuyen tai lieu nay cho moi nguoi trong va ngoai nuoc xem
14, 2009, 9:49 PM
6/14>> (Vài sự kiện> dẫn đến bán nước của csvn)>>
From: Binhthien Mong
====================================================================
Trả lại hào khí Diên Hồng
Saturday, 13 June 20091 y kien
LS Lê Công Định: ‘Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách’
Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.
Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.
Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại.
Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở.
Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị.
Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa.
Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa.
Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách.
Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa?
Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc.--
==================================================
Tranh luận với Thủ tướng
Lê Công ĐịnhLuật sư,
==================================================
SƠN HÀ NGUY BIẾN:
==========================================
Xin quy vị vào YouTube
__._,_.___
============================================================
Bắc Kinh mượn cớ bảo vệ nguồn cá để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
Trọng Nghĩa,RFI
Bài đăng ngày 22/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày 22/06/2009 16:57 TU
Trung Quốc đã chính thức ban hành lệnh cấm đánh cá trên một khu vực rộng đến 128.000 cây số vuông tại vùng biển Đông. Thời hạn cấm bắt đầu từ ngày 16/05 và kéo dài cho đến ngày 01/08/2009. Bắc Kinh đồng thời phái 8 chiếc tầu tuần tra đến khu vực để bảo đảm việc thực thi lệnh cấm này.
Gửi bài
Bình luận bài
Tàu Trung Quốc từng cản đường quân hạm Mỹ Impeccable tại Biển Đông ngày 08/03/2009(Ảnh : US Navy)
Đối với Trung Quốc, lệnh cấm này chỉ là một biện pháp thông thường nhằm bảo vệ nguồn hải sản trong khu vực thuộc chủ quyền của họ. Vấn đề đặt ra tuy nhiên là vùng biển rộng lớn nằm trong phạm vi áp dụng lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh đơn phương ban hành lại bao hàm cả những khu vực chung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà chủ quyền đang tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác.
.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng Biển Đông, nhưng năm nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn khác thường trong việc buộc mọi người tuân thủ lệnh này bằng cách cử đội tàu hùng hậu xuống tuần tra. Một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu đánh cá của Việt Nam đã diễn ra.
.Trong tình hình đó, phiá chính quyền Việt Nam đã liên tiếp lên tiếng phản đối. Ngày 04/06/2009, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam để yêu cầu Bắc Kinh đình chỉ những hành động cản trở công việc kiếm ăn hàng ngày của ngư dân Việt Nam, trên một số vùng ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thuyền đánh cá ở Dung Quất (Quảng Ngãi)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ông Lê Dũng cũng khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và xác định : ''Mọi hành động của nước ngoài đối với hai quần đảo này cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với khu vực này ''.
.
Như thông lệ, tuyên bố của Việt Nam đã bị phiá Trung Quốc bác bỏ ngay lập tức.
Theo giới quan sát, đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh có quyết định đơn phương ra lệnh cấm đánh cá tại Biển Đông. Thế nhưng, năm nay nước này lại kèm theo những biện pháp cưỡng chế cứng rắn.
.
Giáo sư Ramses Amer
Đối với giáo sư Ramses Amer, thuộc Trường Đại Học Stockholm (Thụy Điển), chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Amer xác định :
.
Rõ ràng là khu vực cấm đánh cá bao hàm những nơi đang có tranh chấp chủ quyền với nước khác, và thẩm quyền pháp lý của Trung Quốc không được công nhận. Thế nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng đấy là những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, trong đó có quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa.
Như vậy Trung Quốc đã wem khu vực 200 hải lý chung quanh quần đảo là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Thế nhưng, cho đến nay, quy chế của quần đảo Trường Sa vẫn chưa được xác định rõ rệt, do đó không thể nói là các đảo lớn, đảo nhỏ hay ghềnh đá ở đó có thể phát sinh ra một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý...
.
Vì thế theo tôi, có lẽ khi ra lệnh cấm đánh cá trong khu vực đó, Trung Quốc không phải là đã xuất phát từ nguyên nhân muốn bảo vệ nguồn cá đang bị đánh bắt quá mức, mà là nhằm đưa ra các đòi hỏi chính trị mà các nước khác không thể chấp nhận được.
.
Vùng bị cấm đánh cá nằm trong phạm vi khu vực từng được Trung Quốc xác định trên bản đồ do họ công bố là thuộc chủ quyền của họ, tức là bản đồ gồm những ''đường vẽ gián đoạn'', gọi nôm na là ''đường lưỡi bò''. Điều đó có nghĩa là một lần nữa Trung Quốc lại nêu lên những đòi hỏi chủ quyền từng bị các nước khác bác bỏ. Tóm lại theo tôi, đây không phải đơn thuần là một vấn đề đánh cá, mà là vấn đề Trung Quốc củng cố thêm các đòi hỏi chủ quyền của họ.
.
Giáo sư Ramses Amer đã lồng lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh áp dụng năm nay vào bối cảnh cuộc tranh cãi về chủ quyền tại khu vực Biển đông đã gia tăng hẳn lên trong thời gian trước ngày 13 tháng 5, tức là thời hạn chót để các nước thuộc Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển nộp bản đề nghị về đường ranh thềm lục địa kéo dài của mình.
.
Đối với giáo sư Amer, cho dù bản thân không nộp đề nghị của chính mình, Trung Quốc đã bác bỏ tất cả những bản phúc trình của các nước khác, cho rằng đã vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh. Việc cấm đánh cá trong khu vực Biển Đông là một cách thức khác để củng cố các đòi hỏi chủ quyền này. Giáo sư Amer phân tích :
.
Ngay từ khi Philippines chuẩn bị thông qua đạo luật về các đường ranh giới cơ sở (base line) của mình, Trung Quốc đã bắt đầu lên tiếng phản đối ngay. Sau đó, khi Manila trình ra Liên Hiệp Quốc bản đề nghị của họ về thềm lục đîa, Bắc Kinh cũng lại lên tiếng đả kích. Đáng chú ý là phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc còn trưng ra tấm bản đồ xác định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, tức là tấm bản đồ có 9 đường gián đọan mà họ từng vẽ ra trước đây.
.
Họ cũng sử dụng tấm bản đồ đó làm cơ sở để bác bỏ bản phúc trình hỗn hợp Malysia-Việt Nam liên quan đến khu vực phiá nam Biển Đông. Trong khi đó thì bản thân Trung Quốc không nộp báo cáo về những đòi hỏi của họ.
Trong vụ ban hành lệnh cấm đánh cá, khi bác bỏ phản đối của Việt Nam, Bắc Kinh lại nhắc đến đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng ''Nam Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa)'' và vùng biển lân cận.
.
Theo tôi thì Trung Quốc đã sử dụng những chiến thuật khác nhau để khảng định chủ quyền. Chính vì thế mà tấm bản đồ mà không ai thấy trước năm 1947 đã trở thành biểu tượng của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, và họ không ngần ngại trưng đi trưng lại nhiều lần.
.
Bản đồ này đã có từ lâu, nhưng trong nhiều năm không thấy họ sử dụng đến như một con chủ bài ngoại giao. Thế mà từ đầu năm đến nay họ đã trưng ra liên tiếp nhiều lần, ít ra là hai lần ở Liên Hiệp Quốc và lần này thì nhắc tới để bảo vệ lệnh cấm đánh cá. Mục tiêu theo tôi là để gây sức ép trên các láng giềng, buộc họ phải chấp nhận những gì mà cho đến nay họ vẫn từ chối, nhất là khi Trung Quốc còn tuyên bố thêm là phái 6, 7 chiếc tàu tuần tra xuống khu vực.
.
Trong tình hình Trung Quốc đơn phương viện cớ bảo vệ môi trường biển để khẳng định chủ quyền của mình, đồng thời dùng biện pháp mạnh để buộc các nước khác tuân thủ thì Việt Nam có thể làm gì ?Theo giáo sư Amer, Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc về phương diện quân sự, nhưng cần phải lên tiếng tiếp tục xác định chủ quyền của mình trong khu vực đang có tranh chấp, chứ không thể giới hạn vấn đề trong lãnh vực đánh cá đơn thuần.
.
Ngư dân Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn
Dẫu sao thì lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành, kèm theo là những biện pháp thô bạo mà lực lượng tuần tra Trung Quốc áp dụng, đã đẩyngư dân Việt Nam vào một tình cảnh khó khăn.
Nhà báo Thanh Thảo
Bị tác động nhiều nhất là ngư dân khu vực miền Trung, thường hay đánh bắt cá ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian gần đây, trên báo chí Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều bài viết, nói về tình cảnh ngặt nghèo của ngư phủ Việt Nam, không còn dám ra khơi vì sợ bị tàu Trung Quốc chận bắt.
.
Từ Quảng Ngãi, nhà báo Thanh Thảo đã cho biết thêm chi tiết về tâm trạng của các ngư dân khu vực miền Trung trước các hành động cấm đoán của Trung Quốc. Sau đây, mời quý vị nghe phần phỏng vấn ngắn mà nhà báo Thanh Thảo đã dành cho Ban Việt ngữ RFI: Nhà báo ThanhThảo tại Quảng Ngãi
__._,_.___
=====================================================================
Ủy ban thường vụ quốc hội phục vụ cho ai ???
Đọc bài báo :
I. Tử hình “quan tham” để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng
"Về Tội tham ô tài sản (Điều 278) và Tội nhận hối lộ (Điều 279), UBTVQH nhận thấy, tệ nạn tham nhũng hiện nay vẫn đang diễn ra nghiêm trọng và phức tạp; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị"
Mới nghe qua, ai cũng tưởng thật, nhưng ngẫm nghĩ lại xem, ... chỉ nổ như bắp rang, hay thùng rỗng khua to. Những thủ phạm trong các vụ án PMU, PCI nay đâu ? Họ bị xét xử ra sao? Luật đã có từ lâu, nay đã có ai "được" đưa ra tử hình??? Hay Luật chỉ để "bắt nạt dân đen, thấp cổ bé miệng"? Hay chỉ để truy tìm, thanh trừng những ai không cùng vây cánh…. Bắt vài con dê tế thần, trấn áp dư luận.
II. “Không chấp nhận” kẻ đầu hàng địch
"Về Tội chống mệnh lệnh (Điều 316) và Tội đầu hàng địch (Điều 322), UBTVQH nhận thấy, "đây là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà hành vi phạm tội xâm phạm tới khách thể là sức chiến đấu, kỷ luật quân đội và trong một số trường hợp có thể gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhân dân".
Với các tội chống mệnh lệnh (điều 316), đầu hàng địch (điều 322), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho rằng,
- Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong hành vi của những tội danh này có thể không nằm trong ý muốn chủ quan của người phạm tội.
- Khi đó, cơ quan chức năng sẽ kết hợp xử lý người vi phạm về các tội phạm khác có liên quan. Do vậy, hình phạt tù chung thân đối với điều 316 và 322 đã là nghiêm khắc và vẫn đề cao được việc phòng ngừa, giáo dục.
Quan điểm trên nhận được sự ủng hộ của ông Trần Thế Vượng - Trưởng ban Dân nguyện. Từng làm việc trong Ủy ban Tư pháp, ông Vượng cho biết: "Đây là những tội mà từ xưa tới nay chưa áp dụng bao giờ".
Căn cứ :Điều 340. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh ( BLHS): Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Như vậy , “tù binh, hàng binh” là một thực thể tồn tại tất yếu, cho cả 2 phía trong chiến đấu. Nhận định "đây là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà hành vi phạm tội xâm phạm tới khách thể là sức chiến đấu, kỷ luật quân đội và trong một số trường hợp có thể gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhân dân". Nói như thế thật hàm hồ, “cả vú lấp miệng em”!!!
Vì sao một Người Làm Luật đã phân tích - Tội danh này "có thể không nằm trong ý muốn chủ quan của người phạm tội", một nhận định khá khách quan, mang tính nhân văn trong đó. Không thể buộc người khác làm trái với ý muốn, dồn họ vào chỗ chết là tội ác! Trong luật đã loại trừ những trường hợp này là bất khả kháng. Và đã là bất khả kháng thì không thể kết tội theo ý muốn chủ quan của ĐCSVN.
UBTVQH lại nói ngược lại, bất chấp!
- Nói như cái máy!!!
- Những Nhà Làm Luật – UBTVQH, Những Ông Bà Nghị Gật - này không đủ lý trí để cân nhắc???
- Hay UBTVQH chỉ là những đao phủ thủ, là những con rối của ĐCSVN nên không có trái tim, không có lòng nhân ái, nên không hiểu được ý nghĩa, hậu quả của việc làm của họ sẽ bách hại cho những nạn nhân ấy chính là những người lính cầm súng chiến đấu, đang đối diện với lằn tên mũi đạn?
III. Bổ sung khung phạt tử hình cho tội khủng bố
- “Bắt giữ nhóm khủng bố Việt Tân: Đã rõ tông tích "ủy viên trung ương" Nguyễn Quốc Quân”
- Ngày mai (13/5/2008): Xét xử 3 thành viên thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân”
- Liên quan đến nhóm khủng bố Việt Tân: Thêm Nguyễn Thị Thanh Vân bị trục xuất khỏi VN
“17/5, cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành các thủ tục trục xuất Nguyễn Quốc Quân, Việt kiều Mỹ, “uỷ viên trung ương” của tổ chức khủng bố Việt Tân, sau khi Quân mãn hạn 6 tháng tù vì đã xâm nhập Việt Nam trái phép bằng giấy tờ giả để tiến hành âm mưu khủng bố. “
“Tuy nhiên, cả bọn đã bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt quả tang cùng với nhiều tang vật phạm pháp. Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sỹ viết tự khai thú nhận tội lỗi, xin được khoan hồng và đã bị trục xuất khỏi Việt Nam”
- … bị vu cho tội “âm mưu phá nổ tòa tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn”.
- Tòa đại sứ Mỹ cũng phủ nhận các sự vu khống đó nên CSVN đã phải trả tự do cho ông Công về Mỹ.!!!
- Chính phủ Mỹ và Pháp can thiệp mạnh mẽ và đòi CSVN chứng minh họ là thành phần của tổ chức “khủng bố”. Chế độ Hà Nội đã không chứng minh được nên đã phải trả tự do cho họ hoặc gượng ép bỏ tù ít tháng.
Qua những chứng cứ cụ thể nêu trên từ các bên bị cáo buộc và bên liên quan là “tòa tổng lãnh sự Mỹ” đều không cùng tiếng nói chung với nhà cầm quyền Hà nội, tôi không khỏi băn khoăn :
1. Nhà cầm quyền Hà nội đã không thể hiểu nổi nghĩa của từ Khủng Bố!!!
2. Đây là những người có mối liên hệ từ nước ngoài nên dù bị chụp mũ: cho tội “âm mưu phá nổ tòa tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn”. Lại được chính Chính phủ Mỹ can thiệp và được trả tự do với bản án “láo toét”của CSVN chuyên nghề vu cáo
3.Nếu những người này là dân trong nước Việt Nam thì ai can thiệp, ai bảo vệ họ thoát khỏi nanh vuốt nhà cầm quyền CSVN? – Đấy là tự do của một nước “độc lập – tự do - hạnh phúc”…….. gỉa hiệu!!!
Thật trơ trẽn, trân tráo.
4.Nếu họ đã thật sự phạm tội danh “khủng bố” , tại sao không đưa họ ra xét xử công khai đúng với quy định??? – Nhưng thật sự họ có phạm tội đâu – Chỉ đơn phương phía Công An Việt Nam vu cho bất cứ ai mà họ sợ - vậy thôi!!!
Từ việc hiểu sai , dẫn đến hành xử sai – bắt bớ , giam cầm sai – kết tội sai . Vậy việc :”bổ sung thêm một điều mới có quy định về hình phạt tử hình là tội Khủng Bố.” Chẳng khác nào chắp cánh cho nhà cầm quyền mà lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp chính là ĐCSVN - thẳng tay đàn áp bắt bớ những ai khác chính kiến, những ai mà ĐCSVN lo sợ bị lung lay, bị ảnh hưởng.
VI. Tội Bán Nước- Dâng Hiến Giang San Lãnh Thổ Cho Ngoại Bang
Một tội trạng khác cũng quan trọng không kém,thời gian gần đây đã xảy ra không ít lần, nhưng không thấy ai đề cập đưa vào:
Tội Bán Nước- Dâng Hiến Giang San Lãnh Thổ Cho Ngoại Bang
Tội này là một trọng tội, một tội nặng hơn tất cả mọi tội đã được dự liệu trong các bộ luật.
Lịch sử Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm qua, tội “ cõng rắn cắn gà nhà” đã xảy ra vài lần nhưng chưa bao giờ xảy ra liên tục trong suốt thời gian dài, liên tục. Dưới chế độ CS , giang san VN bị mất rất nhiều đất đai, lãnh hải ……dưới nhiều hình thức, úp úp mở mở…, dấu diếm , lấp liếm………... và để che dấu tội bán nước này
- Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Trần Đức Lương, ngày 25-12-2000, nước ta và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ: Lễ ký kết được tổ chức với sự chứng kiến của Chủ tịch Trần Đức Lương và Chủ tịch Giang Trạch Dân
- Vấn đề trên Biển Đông (mà thực chất là vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta) … qua Công Hàm Bán Nước của Phạm Văn Đồng là tác giả
- Vấn đề biên giới trên đất liền đã được giải quyết bằng việc ký kết Hiệp ước trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 30-12-1999
Đến nay vẫn chưa công bố thực hư ra sao? – Tôi tìm mãi vẫn chưa hề thấy một quyết định nào của toàn dân chấp thuận việc chia cắt đất nước cho bọn Tàu xâm lược trong suốt thời CS cai trị đất nước này!!!
Tại sao người dân đến các nơi này để chụp ảnh đều bị gây khó dễ, trong khi tàu cộng nhởn nhơ không sao
Ngay từ xưa, trong các triều đại vua chúa mang tiếng là Phong Kiến vẫn có những dự liệu , quy định về tội này – một trong 10 trọng tội - THẬP ÁC
Quốc triều hình luật được biên soạn năm 1483
Thập ác bao gồm:
1. Mưu phản: lật đổ nền cai trị của nhà vua, làm xụp đổ xã tắc.
2. Mưu đại nghịch: phá đền đài, lăng tẩm, cung điện của nhà vua.
3. Mưu bạn: phản bội Tổ quốc theo giặc.
……….
Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (430, 431):
Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, gia tài điền sản đều bị tịch thu làm của công... " [ Điều 411 Quốc triều hình luật ].
Vì sao Luật Hình Sự Việt Nam không đưa vấn đề này vào?
Không đưa vào luật, tôi không tin luật ta bỏ sót, mà đây là cả một chủ trương, một ý đồ thực hiện liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của CSVN nhằm trao đổi, mại quốc cầu vinh với ngoại bang là Tàu Cộng của Bộ Chính Trị CSVN. Và đất nước ta mất rất nhiều đất ,biển….. vào tay ngoại bang
Vậy phải chăng đặc thù của chế độ CS là khiếp nhược, là bán nước cầu vinh???Là đổi đất nước cho ngoại bang để tìm kiếm vây cánh ủng hộ, để CSVN tồn tại???
Ý đồ này đến bao giờ kết thúc ??Và câu trả lời ai cũng biết :
1. Sẽ kết thúc nếu để CSVN “quản lý đất nước này theo kiểu “ mèo mù ” với đất nước sẽ bị diệt vong trong tay ngoại bang !!! Điều đó liên tục xảy ra từ khi xuất hiện BỘ CHÍNH TRỊ CSVN, một tập đoàn bán nước, một tập đoàn diệt chủng, chống lại nhân loại ra đời – mà đầu tiên nó đã chống lại Nhân Dân Việt Nam
2. CSVN phải tiêu vong ! trả lại chủ quyền đất nước lại cho toàn dân tạo dựng lại một VN mới có chủ quyền , có nhân quyền
***
TÓM LẠI:
- Chỉ làm nổi bật vai trò UBTVQH lệ thuộc, làm con rối của ĐCSVN. Chưa làm đúng chức năng đại diện dân, bảo vệ dân, bảo vệ tổ quốc!!!
- ĐCSVN độc tài còn ngồi trên “đầu” quốc hội, chính phủ, đất nước ta còn tàn lụi và việc giao nạp bờ cõi VN cho ngoại bang đến hôm nay không còn xa tầm tay – Việt Nam - chẳng bao lâu nữa trở thành Tibet thứ 2 là việc không thể không có khả năng xảy ra – Nhận định này không phải là không có cơ sở.
- Đến bao giờ Quốc hội mới lớn khôn ??? mới dám nói tiếng nói của lương tri, của dân tộc?
Tôi rất tự hào được làm người VIỆT NAM.
Nhưng tôi cũng thấy nhục nhã thay cho bọn ngu dốt CSVN. Tôi không thể không liên tưởng tới câu chuyện ngụ ngôn: “Chuột khoác da cọp” dẫu khoác áo nào cũng không hết run sợ. Có chăng các NHÀ LÀM LUẬT VN là công cụ, là tay sai cho kẻ ác –
Tôi thật tội nghiệp cho cái gọi là Nhà Làm Luật, chẳng khác nào con rối trong tay CSVN nhào nặn. Chính các vị dân biểu còn cam chịu khuất phục trước kẻ ác, còn tiếp tay cho ĐCSVN bách hại dân lành - Kẻ gánh trách nhiệm trước lịch sử chính là các vị, kẻ đồng lõa – Đồng phạm với tội ác của CSVN – Điều 20.
20/6/2009
========================================================
Lao động Trung Quốc "quậy" ở công trường Nghi Sơn
08:28' 22/06/2009 (GMT+7)
- Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.
Xem video hình ảnh 200 lao động Trung Quốc gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hoá
Thực hiện: Xuân Hoàng - Vũ Điệp- Nhật Tân
Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân
Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.
.
Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…
.
Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động.
Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc ở trong khu lán tập trung, còn các chuyên gia Trung Quốc rất ít người ở lẫn với công nhân, họ thường thuê nhà nghỉ làm nơi ở của mình.
TIN LIÊN QUAN
Hai thanh niên Trung Quốc nhận án tù vì giết người
VN không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài
Quá nửa lao động nước ngoài ở Việt Nam làm việc "chui"
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Len và chị Lê Thị Nghị ở thôn Bắc Hải (Hải Thượng) kể: Đúng vào đêm chung kết bóng đá AFF Cup, đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Thái Lan, một lao động Trung Quốc say rượu vào quán nhà anh mua thuốc lá.
.
Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.
Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.
Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.
Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.
Tuỳ tiện bắt giữ người
Cũng vào tháng 11/2008, một đối tượng là dân địa phương trèo tường vào ăn trộm trong khu nhà ở của công nhân Trung Quốc thì bị bắt. Công nhân Trung Quốc không những không giao người cho công an địa phương mà còn tự ý trói đối tượng và treo lên qua đêm, sáng hôm sau mới chịu thả ra.
Sang làm công nhân xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn được 3 tháng, Li Xung Thao đã lấy chị Nguyệt hơn mình 3 tuổi làm vợ.
Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.
Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.
Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.
Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: “Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”.
Những “mối tình” ngang trái...
Trong khu tập trung của lao động Trung Quốc tại xã Hải Thượng, ngoài những người đem theo vợ sang, nhiều cặp đôi giữa lao động Trung Quốc với các cô gái Việt Nam đã tự đến với nhau bằng nhiều cách.
Li Xung Thao (28 tuổi) ở Hồ Bắc, Trung Quốc mới sang Việt Nam làm công nhân được 3 tháng. Ngay khi sang đến nơi, Thao đã được một nữ phiên dịch người Việt Nam làm mối cho quen với chị Lộc Thị Nguyệt hơn mình 3 tuổi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mới đây, Thao và chị Nguyệt đã làm đám cưới ra mắt ở Việt Nam và hiện cả hai đang làm thủ tục để về Trung Quốc tổ chức.
Dù đã có vợ và 2 con nhưng Trang Lĩnh (trái) vẫn "cặp" với Đào (Phải). Đào cho biết, Trang Lĩnh đang định cuối năm về bỏ vợ để sang sống với Đào.
Hiện tại, Thao đang nghỉ dưỡng thương chân sau một tai nạn lao động trong khi thi công. Thao cho biết, chỉ khoảng 10 ngày nữa sẽ đưa vợ về Trung Quốc làm đám cưới và nghỉ dưỡng thương, sau này sẽ có dịp sẽ đưa vợ quay lại Việt Nam.
Cũng như chị Nguyệt, Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia) cũng đã làm đám cưới với A Dũng, một công nhân Trung Quốc đang làm thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. Tâm bảo, chồng Tâm sang đây cùng với bố mẹ và hiện cả ba người đang làm việc xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Hỏi về việc tại khu tập trung này có bao nhiêu người lấy chồng Trung Quốc như cô, Nguyệt chỉ thẹn thùng rồi bảo: “Xung quanh em cũng có nhiều người lấy chồng Trung Quốc lắm, ít nhất đã có 3 đến 4 đôi chuẩn bị làm đám cưới rồi”.
Quán lều tranh của Đào thường xuyên là nơi tụ tập của công nhân Trung Quốc với một số phụ nữ Việt Nam.
Ngay tại cổng ra vào khu tập trung của lao động Trung Quốc, đã mấy tháng nay một túp lều tranh tạm bợ được Phan Thị Đào (23 tuổi, người xã Hải Thượng dựng lên làm quán bán thuốc nước, chủ yếu để phục vụ cho lao động Trung Quốc. Từ khi túp lều được dựng lên thì cũng là lúc người dân xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn được chứng kiến chuyện "đi lại" giữa Đào và Trang Lĩnh (39 tuổi), một lao động lái máy xây dựng tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Tạt vào quán nước là một túp lều trống huyếch, chúng tôi gặp Đào và Trang Lĩnh đang trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Khi được hỏi về mối quan hệ của hai người, Đào cầm tay Trang Lĩnh nói: “Ông này đang có ý định với em. Nhiều lúc thấy ông ấy chân tình với mình em cũng thấy thương, nhưng biết ông ấy đã có vợ và hai con gái ở Trung Quốc rồi nên em cũng ngại, gia đình em lại phản đối kịch liệt. Ông ấy bảo với em cuối năm nay ông ấy về bỏ vợ rồi sang bên này kết hôn với em”.
Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc
Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc cao hơn mức lương của lao động Việt Nam
Chị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.
Tuy nhiên khi trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.
Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. "Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được" - ông Tuân chống chế.
Thượng tá Trần Như Nhân, Phó phòng An ninh kinh tế tỉnh Thanh Hóa:
Vi phạm luật pháp VN là trách nhiệm nhà thầu?
- Những sự việc xảy ra tại Khu kinh tế Nghi Sơn cho thấy một số lao động Trung Quốc chưa tôn trọng luật pháp Việt Nam. Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu kinh tế có người lao động nước ngoài đến làm việc, theo ông phải có biện pháp gì?
Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý mọi công dân nước ngoài nếu như vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với những hành vi vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi có những hành vi nghiêm trọng thì chúng tôi sẵn sàng phải có biện pháp mạnh, huy động lực lượng mạnh để ngăn chặn.
Chúng tôi đã gặp gỡ các nhà thầu Trung Quốc và các nhà thầu cùng tham gia lắp đặt nhà máy xi măng Nghi Sơn để yêu cầu họ tuyên truyền, giáo dục cho lao động Trung Quốc hiểu biết luật pháp Việt Nam. Vì thực tế có những lao động phổ thông chưa hiểu được luật pháp của ta nên họ hành động theo cảm nghĩ của họ.
Cảnh 200 công nhân Trung Quốc gây rối tại Nghi Sơn- Trước khi lao động Trung Quốc vào Việt Nam, họ phải được biết luật pháp Việt Nam và có bản cam kết thực hiện. Nhưng theo ông vừa nói thì vẫn có những lao động phổ thông Trung Quốc đang làm việc tại Hải Thượng (Tĩnh Gia- Thanh Hoá) lại chưa nắm được luật gây nên tình trạng mất an ninh trật tự. Thiếu sót này, theo ông, thuộc về cơ quan nào?
Khi tuyển đưa lao động sang một nước khác thì phải giáo dục định hướng và tuyên truyền cho họ biết phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại đó, kể cả lao động Việt Nam sang nước khác cũng vậy.
Có thể nhà thầu cũng đã tuyên truyền giáo dục định hướng về luật pháp của Việt Nam, nhưng nhiều công nhân chưa nhận thức hết được luật pháp hoặc nhận thức sơ sài về pháp luật của nước ta.
Ở khu kinh tế này, nhà thầu giáo dục về luật pháp cho đối tượng lao động sang Việt Nam làm việc chưa tốt. Trách nhiệm chính vẫn là bên đối tác nước ngoài, vì khi họ đưa lao động sang thì phải am hiểu về pháp luật Việt Nam. Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!
Nhóm PV xã hội
===========================================================
Tại sao cô giáo Bích Hạnh bị buộc thôi việc?
Lê Minh - Nguyễn Bảo Tư
Cô giáo Nguyễn Thị Bích HạnhNguồn: haingoaiphiemdam. com
Hình bìa gốc “Ngục Trung Nhật Ký” Nguồn: wikipedia.org
LM: Ủa, dzậy sao? Trang nào?NBT: Là cái trang của giáo sư Lê Hữu Mục đó. Anh có biết ông này không?LM: Không! Ổng là ai?
.
LM: À chắc là để tránh kiểm duyệt “chặt, chém” chứ gì. Giống như cái vụ dĩa nhạc “Bụi Đường Ca” của Tuấn Khanh phát hành free trên mạng. Anh ta cũng tự hát luôn để tránh liên lụy tới người khác.
===============================================================
HÌNH ẢNH VÀ SUY NGHĨ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC HAI NGÀY QL
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN.
HÔM 21 THÁNG 6 NĂM2009- TẬP THỂ CHIẾN SĨ- KHU HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ- CỘNG ĐỒNG VN BCL - TỔ CHỨC NGÀY QUÂN LỰC TẠI TIỀN ĐÌNH QUẬN HẠT SANTA CLARA- LÚC 11 GIỜ TRƯA.
CŨNG TẠI ĐÂY HÔM QUA LIÊN HỘI CỰU QUÂN NHÂN ĐÃ TỔ CHỨC- .
-1 NGÀY QUÂN LỤC LIÊN HỘI CỰU QUÂN NHÂN BCL TỔ CHỨC 20/6/2009
link
.
- 2 NGÀY QUÂN LỰC TẬP THỂ CHIẾN SĨ TÂY VÀ TÂY BẮC HOA KỲ - KHU HỘI - CỘNG ĐỒNG TỔ CHỨC NGÀY 21/6/2009
LINK
.
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
SỰ SAI BIỆT LỚN VỀ SỐ LƯỢNG ĐỒNG HƯƠNG THAM DỰ QUA HÌNH ẢNH- CŨNG NHƯ CÁC NHÂN VÂT TAI TO MẶT LỚN THAM DỰ TRONG HAI NGÀY- GIÚP CHÚNG TA SUY NGHĨ - VÀ NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HƠN VỀ LẬP TRƯỜNG VÀ UY TÍN- CÁC HÔI ĐOÀN VÀ ĐOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT Ở SANJOSE.
trương kim anh
==================================================================
===================================================================
Ngày Quân Lực 19 /06
Chưa biết tính sao khi nhận được thư mời
tham dự buổi lễ kỷ niệm
*Ngày Quân Lực 19 /06 *
như thường lệ, hàng năm do Cộng Đồng Ngưòi Việt Tỵ
Nạn CS tại Vương Quôc Bỉ tổ chức!
==================================================================
====================================================================
Mời xem toàn bài:
Click tiêu đề:
Hình Ảnh Ngày Quân Lực tại San Diego
( Thêm Tin Nhanh )
21/06/2009
Mời anh em download hình và play slide show tại:
http://picasaweb.google.com/Hai.Tran18/NgayQuanLuc?authkey=Gv1sRgCP_wnobOsffiew#
Hình ảnh qua Youtube của PhiemDam
Onlinehttp://www.youtube.%20com/watch?
page
http://www.youtube.%20com/watch?
Vào lúc 12:00PM ngày Chủ Nhật 21/06/2009 anh em CQN San Diego đã tổ chức kỷ niệm ngày Quân Lực tại Colina Park, San Diego trong bầu không khí gia đình ấm cúng, thân mật. Đây cũng là dịp để vợ con lính vinh danh Ngày cuả Cha có ý nghiã nhất.
.Những người lính chiến VNCH đã cử hành Lể Chào Quân Quốc Kỳ với tiếng quân nhạc hùng tráng và tiếng hô khẩu lệnh dõng dạc từ những người lính chuyên nghiệp. Nhìn lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ phất phới trên nền trời xanh thẳm và những gương mặt dắn dỏi cuả những người lính cha trong các bộ quân phục Hải Lục Không Quân, khiến các bà vợ lính và con lính tự hào và ngưỡng mộ.
.
Anh em CQN và gia đình đến tham dự thật đông đảo khiến chiến hữu Đặng Văn Trí TB Tổ Chức, đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những anh em chưa hề bao giờ gặp đã có mặt trong ngày cuả lính này.Niên trưởng Lục Phương Ninh dù cho sức khoẻ yếu kém, phải đi xe lăn cũng cố gắng tới để gặp gỡ anh em.
.
Ông thích thú nghe nhạc và vỗ tay đánh nhịp thật hào hứng.Anh Don, lính Dù Mỹ tâm sự hôm nay là Father Day nên các cựu binh Mỹ thuộc Chapter 472, được con cái đưa đi Las Vegas nên rất tiếc không tới tham dự đông đủ với anh em và cử anh làm đại diện.
.
Anh rất vui vẻ hoà mình chung vui với các bạn Việt và ăn những món ăn Việt thật ngon lành.Một nữ quân nhân mới được đoàn tụ cùng người con gái cũng đã tới tham dự và ẩn danh tặng cho ban tổ chức một ít hiện kim , tuy khiên tốn nhưng đã nói lên được tình cảm cuả những người đã từng mặc áo lính.Đặc biệt ban nhạc giúp vui đã cống hiến cho gia đình lính những bản nhạc và những tiếng hát cuả các nam nữ ca sĩ không chuyên nghiệp, nhưng trình diễn vô cùng xuất sắc, khiến khán giả say mê chăm chú thưởng thức.
.
Từ lúc khai mạc, anh em kéo tới đông tới 2 Đại Đội, cho đến lúc 04:00PM, bế mạc, một số ông lính già về sớm với vợ con trong ngày Father Day, vẫn còn hơn một Trung Đội nấn ná nghe ca chưa muốn về, rút cục được trưng dụng dọn dẹp và làm sạch sẽ công viên cho để lấy tiền deposit về.
.
Những số tiền tặng cho buổi sinh hoạt, sau khi trừ chi phí Ban Tổ Chức sẽ gửi cho bà Hạnh Nhân, Hội HO Cô Nhi Quả Phụ Tử Sĩ và TPB, để giúp đỡ anh em thương binh tại quê nhà. Anh em CQN các quân binh chủng đều vui vẻ không tiếc công sức để cho buổi sinh hoạt lính thành công mỹ mãn.
(Tin Nhanh HNPD)
__._,_.___
====================================================================
=====================================================================
tka23 post
Photo courtesy: AFP
Trong số nhiều hình ảnh và video clips được phát chuyển đi ra thế giới, một cuốn video cho thấy một cô gái trẻ bị bắn vào tim, máu phọt ra miệng, chảy khắp mặt và người, rồi trút những hơi thở cuối cùng trong cảnh máu chảy xối xả, khiến mọi người trên thế giới xúc động đến tận cùng.
Người con gái đó được gọi là Neda, nhưng các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới chưa xác nhận được tên đầy đủ, hoàn cảnh cô bị bắn… Một người gần bên thu được những đoạn ngắn video này. Neda mặc quần jeans bị bắn gục ngả trên đường phố. Theo một bản tin trên một blog, thì cô Neda theo bố xuống đường biểu tình ôn hòa và bị quân đội Basiji nổ súng bắn trúng
Một người đứng gần cô đã dùng camera trên cell phone thu lại những hình ảnh này, một blogger vô danh đã đưa lên mạng Newsvine.com, và ngay sau đó được đưa lên mạng lưới
YouTube và rồi lên CNN. Dân chúng Iran trở thành những “nhà truyền thông” quan trọng, đóng góp vào những bản tin và những hình ảnh, vì truyền thông ngoại quốc bị cấm đưa tin, cấm hoạt động,…
.Hình ảnh về cái chết của cô Neda trở thành đề tài chính trên mạng lưới Twitter ngay tối thứ bảy và cả ngày chủ nhật tại Iran, và trên khắp thế giới.Một blogger đã viết như sau: “Neda, ojala que tu muerte no sea en vano" (Neda, tôi hy vọng rằng cái chết của em sẽ không vô ích).
.
Hay: “Rip Neda, Thế giới thương tiếc cho em khi nhìn thấy em trút hơi thở cuối cùng, em không chết một cách vô ích. Chúng tôi nhớ đến em.”Trong mỗi cuộc chiến tranh, trong mỗi sự kiện lịch sử, thường có những tấm ảnh để đời, tiêu biểu cho sự kiện ấy… Cái chết của Neda trở thành một hình ảnh tiêu biểu cho khao khát dân chủ của người trẻ Iran, và đồng thời cho thấy mức tàn bạo của chế độ độc tài Iran…
Hình ảnh chết của Neda có thể làm xoay chuyển cục diện, trở thành động cơ thúc đẩy người Iran tiếp tục xuống đường…
Cô được xem là “Thánh tử đạo”, một khái niệm thiêng liêng, một danh hiệu thần thánh quan trọng thứ hai trong niềm tin của Hồi giáo. Thánh tử đạo trong Hồi giáo kích thích người dân một cách dữ dội, mà cuộc cách mạng Hồi giáo vào năm 1979 thành công cũng nhờ vào đó, cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 8 năm của Iran với 120 ngàn người chết cũng nhờ vào nó,…
.
Nhiều thành phố lớn của Iran có đền Thánh Tử đạo… hay nghĩa trang Thánh Tử Đạo… Thánh tử đạo đầu tiên của Hồi giáo Shiite chính là Hussein, cháu nội của nhà tiên tri Mohammed. Ông ta nói rằng “Thà chết đi trong công cuộc đấu tranh với bất công còn hơn là sống với sự bất công…”
ĐỀN THỜ THÁNH TỬ ĐẠOVào thế kỷ thứ 7, Hussein và một nhóm khoảng 100 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã chiếm triều đại Umayyad ở Karbala, một thành phố cổ đại ở Mesopotamia ngày nay ở Iraq. Họ biết là họ sẽ bị giết. 14 thế kỷ sau, ngôi mộ của Hussein tại Karbala là một trong hai đền thờ Shiites thiêng liêng nhất, mà hàng triệu người Hồi giáo Shiite hành hương thăm viếng mỗi năm. Mỗi năm vào dịp lễ Ashura thiêng liêng, người Hồi giáo Shiite diễn lại vở kịch thánh tử đạo của Hussein đầy cảm xúc thiêng liêng của người Hồi giáo.
Chính vì thánh tử đạo Hussein mà các cuộc nổi dậy chống độc tài trở thành truyền thống của người Hồi giáo Shiite. Thật như thế, xuống đường phản kháng và thánh tử đạo được đông đảo người Hồi giáo xem là nghĩa vụ đối với Thượng Đế. Và chính vì thế, không có nơi nào , thánh tử đạo được xem trọng như tại Iran vì Iran là quốc gia có giáo dân Hồi giáo Shiite đông nhất trên thế giới.
.
Trong quá khứ, các nhà cách mạng đã khai thác tối đa niềm đam mê sâu sắc về thánh tử đạo, cũng như lịch cầu nguyện tang lễ của người Shiite để thúc đẩy cuộc đấu tranh đối đầu với Shah Mohammed Reza Pahlavi và họ đã thành công. Và cái chết của Neda và nhiều người khác, và họ đã được phong trở thành “Thánh tử đạo”, chính quyền độc tài hiện nay của Iran sẽ đứng trước những hậu quả tàn khốc…XEM VIDEO
IRAN MÁU VÀ NƯỚC MẮT
http://www.youtube.com/v/Wf0-gzQ9U8M&hl=en&fs=1&&autoplay=1
Trần Thị Sông Dinh
No comments:
Post a Comment