CAC CHIEN SI OAI HUNG
duoc dang tren ban nguyet san Y Dan so 384 phat hanh ngay 15-6-2009
Than
Ban nguyet san Y Dan
QUÂN LỰC VNCH QUI TỤ:
NHỮNG CHIẾN SĨ OAI HÙNG
Ý DÂN
Sau khi chính phủ Pháp ký với cựu hoàng Bảo Đại hiệp ước Hạ Long ngày 6-6-1948 công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất cả 3 miền Bắc,Trung Nam trong khối Liên Hiệp Pháp, cựu Hoàng Bảo Đại đã cho xúc tiến thành lập quân đội cho Việt Nam.
Đến tháng 6 năm 1950, thủ tướng Trần Văn Hữu chính thức công bố thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với quân số tiên khởi là 60 ngàn người gồm chủ lực quân và phụ lực quân.
Hiệp ước Genève 20-7-1954 chia đôi đất nước với miền Bắc thuộc về Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo và miền Nam Tự Do dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.Vào năm 1956 qua một cuộc trưng cầu dân ý truất phế quốc trưỏng Bảo Đại, ông đã được nhân dân miền Nam Việt Nam chọn làm Tổng Thống của nền Đệä Nhất Cộng Hòa .Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi VN bị chia đôi, Hồ Chí Minh, một thành viên của đệ tam cộng sản quốc tế đã thi hành mệnh lệnh của quan thầy Liên Xô và Trung Cộng tiếp tục mở cuộc chiến thôn tính miền Nam Việt Nam hầu bành trướng chủ nghĩa Cộng sản.
Cuộc chiến Quốc Cộng tại Việt Nam kéo dài 25 năm và đã mang lại những tang thương to lớn cho quê hương và dân tộc Việt Nam.Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì thế đã đóng một vai trò tối quan trọng trong trách nhiệm bảo vệ Miền Nam Việt Nam.
Phiá Cộng Sản Bắc Việt đã tung ra hàng triệu bộ đội với mọi phương tiện bằng đường thuỷ, đường bộ, đặc biệt là dùng đường mòn Hồ Chí Minh để xâm nhập miền Nam VN. Theo cường độ chiến tranh, QLVNCH cũng tăng gia quân số lên đến hàng triệu quân với đủ mọi binh chủng chống trả hết sức dũng cảm và mãnh liệt. Vì thế, người lính QLVNCH và bộ đội Bắc Việt đã phải đụng độ hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ trong cuộc chiến nầy.
Qua trận đánh Tết Mậu Thân năm 1968, khi bộ đội Bắc Việt đồng loạt tấn công 44 tỉnh lỵ của miền Nam VN, dù có lợi điểm yếu tố bất ngờ và vũ khí tối tân hơn,bộ đội Bắc Việt vẫn bị chuốc lấy thảm bại ê chề trước người lính QLVNCH mà hậu quả có trên 60 ngàn bộ đội Bắc Việt bị bỏ xác tại mặt trận.
Trong các trận đánh vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, người lính QLVNCH vẫn kiêu hùng đẩy lui được nhiều sư đoàn bộ đội Bắc Việt khi mưu toan thôn tính các tỉnh Bình Long,Kontum và Quảng Trị.
Trận đánh ác liệt tại An Lộc đã nói lên sự thiện chiến của người lính QLVNCH khi phải đương đầu với bộ đội Bắc Việt với quân số đông gấp bội và trang bị vũ khí tối tân. Kết quả nhiều sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt phải rút lui, bỏ lại nhiều xác chết và chiến xa tại trận địa.
Tiếc rằng, đến ngày 30-4-1975, do sự xếp đặt của bàn cờ thế giới, Cộng Sản Bắc Việt với sự viện trợ ồ ạt của Liên Xô và Trung Cộng đã tung ra toàn lực lượng xâm lăng miền Nam. Trong khi đó, QLVNCH bị đồng minh Hoa Kỳ cúp hết mọi viện trợ, thiếu tốn mọi bề, phải chiến đấu trong một hoàn cảnh tuyệt vọng. Trong những ngày tháng cuối của trận chiến, nhà báo Denis Warner đã lên án quốc hội Mỹ cắt giãm viện trợ cho QLVNCH vào lúc cần phải gia tăng. Ông cho biết cả một tiểu đoàn QLVCH bị tiêu diệt trong một trận đánh ở miền Tây, sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng.Ở miền Trung, mỗi khẩu đại bác chỉ còn được cấp 4 viên đạn mỗi ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt có khả năng nã vào các căn cứ quân sự miền Nam hàng ngàn quả đại pháo mỗi đêm.
Dù bị ép buộc buông súng, nhưng trong suốt cuộc chiến, hàng triệu người lính QLVNCH đã đem hết khả năng, lòng dũng cảm, khí phách cùng đổ nhiều xương máu để chu toàn trách nhiệm bảo vệ miền Nam Việt Nam.Vì thế, mà mọi người Việt Quốc Gia mãi mãi sẽ không bao giờ quên được sự hy sinh cao quí nầy. Vì chính sự chiến đấu của các người lính QLVNCH đã đem lại cho người dân miền Nam Việt Nam được hưởng một thời gian dài sống dưới một chế độ dân chủ, tự do /.
17:47' 12/06/2009 (GMT+7)
- Theo Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Việt Nam đã cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Tháng 11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush và Ngoại trưởng Condoleezza Rice thăm trụ sở Văn phòng tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Reuters
Thông báo phát đi từ tòa Đại sứ Mỹ cho hay, Việt Nam và Mỹ đã mở rộng quy mô hợp tác lâu dài về tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) bằng việc triển khai tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ vào ngày 11/6 để thực hiện các hoạt động tìm kiếm ngoài khơi Việt Nam.
Trong đợt tìm kiếm thứ 95 ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày 25/5 và dự kiến kéo dài đến ngày 24/6, các đại diện của Bộ Tư lệnh hỗn hợp tìm kiếm POW/MIA Mỹ (JPAC) và Văn phòng Tìm kiếm người Mỹ mất tích tại Việt Nam (VNOSMP) đã lên tàu khảo sát đại dương USNS Bruce Heezen tham gia hoạt động nhân đạo.
Mặc dù các tổ tìm kiếm chung Mỹ - Việt đã điều tra và thậm chí đã khai quật các địa điểm dưới nước ngoài khơi Việt Nam, sử dụng các thuyền của Việt Nam, song đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép sử dụng một tàu Hải quân Mỹ (USNS) cho công tác tìm kiếm dưới nước.
“Việc sử dụng một tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ trong các hoạt động tìm kiếm nhân đạo của JPAC ở Việt Nam có thể đẩy nhanh đáng kể tốc độ phát hiện các địa điểm máy bay rơi dưới nước”, Trung tá Todd Emoto, chỉ huy phân đội của JPAC ở Hà Nội cho hay.
Ông cũng nhận định: “Sự hợp tác của Việt Nam trong việc cho phép con tàu này vào lãnh hải của mình là một bước tiến lớn. Chính phủ Mỹ cũng như những gia đình của những người Mỹ còn mất tích rất cảm kích về điều đó”.
TIN LIÊN QUAN
Theo Đại sứ quán Mỹ, USNS Bruce Heezen, với thủy thủ đoàn dân sự, được thiết kế để phục vụ các công tác hải dương học ở các vùng duyên hải và biển sâu. Con tàu này hết sức phù hợp cho việc phát hiện các địa điểm máy bay rơi trên thềm đại dương.
Hàng trăm máy bay và phi công Mỹ vẫn thuộc diện mất tích ở các vùng biển duyên hải Việt Nam, trong khi hiện nay JPAC chỉ có đủ dữ liệu chính xác để tìm kiếm hiệu quả đối với một tỷ lệ nhỏ. Mỹ hy vọng việc bổ sung con tàu đủ năng lực sẽ giúp tăng tốc độ và hiệu quả của công tác tìm kiếm các địa điểm dưới nước.
Mỹ và Việt Nam đã hợp tác về thống kê tù binh và người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) kể từ những năm 1980. Mới đây, hai nước đã kỷ niệm 20 năm thực hiện đều đặn các cuộc tìm kiếm chung. Theo JPAC, các gia đình ở Mỹ cảm thấy phấn khởi và khích lệ khi Việt Nam đang đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo như vậy.
No comments:
Post a Comment