Khắc tinh của tàu ngầm
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN.
KHI POST CÁC TÀI LIỆU CÓ TÍNH CÁC KHOA HỌC VÀ QUÂN SỰ-
CÁC TỪ NGỮ TRƯỚC 75 CỦA VNCH- KHÔNG CÓ. ĐÔI KHI NGƯỜI VIẾT VÀ DỊCH PHẢI CHẾ HOẶC DÙNG THEO TỰ ĐIỂN CỦA VN SAU 75- KÍNH MONG QUÝ VỊ THÔNG CẢM - MỤC ĐÍCH GIÃI TRÍ VÀ TÌM HIỂU
- Tàu ngầm ra đời, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tác chiến trên biển. Đặc biệt, sau sự kiện một tàu ngầm thuộc lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức Quốc xã bắn chìm chiếc tàu chở khách sang trọng Lusitania, có trọng tải gần 45.000 tấn của Anh, làm gần 1.200 trên tổng số gần 2.000 hành khách thiệt mạng trong chiến tranh thế giới lần thứ I, lực lượng này thực sự trở thành hung thần dưới biển.
Nhờ đầu tư lớn, lực lượng U-boat của phát xít Đức phát triển mạnh mẽ, trở thành nỗi kinh hoàng trên đại dương.
Vũ khí chống tàu ngầm cũng rất hạn chế, chỉ đơn giản là đạn pháo và bom nổ dưới nước. Chính vì thế hiệu quả hạn chế và rất dễ bị tổn thất.
Ví dụ: tháng 6-1943, khi tuần tra ở bờ biển Floriđa (Mỹ), khinh khí cầu K-47 đã phát giác chiếc tàu ngầm U-134 của Đức đang nổi trên mặt nước. Giao chiến nổ ra. U-134 buộc phải quay đầu về căn cứ, nhưng trước đó nó đã kịp tiêu diệt K-47.
Trong suốt chiến tranh thế giới lần thứ II, tàu ngầm Đức thường lợi dụng đêm tối để nổi lên mặt nước nạp điện cho các bình ắc quy. Do đó, khi tham chiến, máy bay chống tàu ngầm của quân đồng minh chỉ có thể ra đòn tấn công tàu ngầm Đức với điều kiện nhận được sự trợ giúp của đèn pha chiếu rọi hay tín hiệu ánh sáng, đặc biệt là hệ thống ra-đa.
Nhưng phương thức tác chiến này chỉ hiệu nghiệm trong thời gian ngắn. Không lâu , tàu ngầm Đức bắt đầu sử dụng máy truyền cảm điện từ để xác định các vị trí của ra-đa và lẩn tránh hiệu quả. Thêm vào đó, sau một số tổn thất khi phải nổi lên mặt nước để tiếp dưỡng khí, tàu ngầm Đức đã dùng ống thông hơi để khỏi phải lên mặt nước. Do đó việc săn ngầm của quân đồng minh gặp không ít khó khăn.
Phải nhanh chóng thoát khỏi phương pháp săn ngầm thủ công; do đó các kỹ sư Mỹ đã phát minh ra-đa sóng điện từ và phao định vị bằng sóng âm để tìm kiếm tàu ngầm.Dụng cụ này thay thế cho hệ thống ăng-ten nặng nề, kém hiệu quả. Ngay trong lần thí nghiệm đầu tiên, phi cơ PBY-5 Catarina (PBY-5) được gắn ra đa sóng điện từ, cất cánh từ đảo Rhode của Mỹ đã khám phá thành công tàu ngầm Đức.
Sau đó, phòng nghiên cứu thực nghiệm hải quân Mỹ còn thấy rằng hệ thống ra-đa dò đặt trên PBY-5 có thể thu và phát xung mạch điện từ. Tuy nhiên, khuyết điểm là khi đó, ra-đa chỉ có thể bắt được tín hiệu vô tuyến trong phạm vi bán kính dưới 10km.
Tháng 1-1944, những chiếc máy bay trinh sát VP-63, trang bị ra-đa sóng điện từ được tuần tra eo Gibralta. Ngửi thấy mùi nguy hiểm, tàu ngầm Đức gần như lặn mất tăm, không dám đi qua eo biển này vào ban ngày nữa.
Nhưng khoảng 5 tuần sau, chiếc tàu ngầm U-761 của Đức vẫn liều mạng trườn qua Gibralta. Hậu quả, nó đã bị VP-63 phát giác. Hai chiếc tàu chiến và một chiếc PBY-5A đã chận đánh U-761 không còn đường thoát, nhanh chóng bị đánh chìm.
Theo những trang hồ sơ vừa được công khai hoá, đến hết chiến tranh thế giới lần thứ II, chỉ riêng những chiếc máy bay trinh sát trang bị ra-đa sóng điện từ PBY-5 của Mỹ đã tiêu diệt 13 tàu ngầm của Đức. Ngoài ra, người Mỹ với phương tiện khám phá tàu ngầm này đã phối hợp với các lực lượng hải quân của đồng minh đánh đắm 26 chiếc khác trên khắp các đại dương, trong đó có 20 chiếc của Đức và 6 chiếc của
XIN MỜI XEM VIDEO -
SĂN TÀU NGẦM NGÀY NAY
CLICK
==============================================
====================================================
No comments:
Post a Comment