Khởi đi từ một garage nhỏ tại một căn nhà tọa lạc ở Santa Ana, nhật báo Người Việt bắt đầu với Đỗ Ngọc Yến, Phan Huy Đạt, Hoàng Ngọc Tuệ, Ngô Mạnh Thu (chết) Nguyễn Đức Quang (QMS), Phạm Phú Minh (QMS), Nguyễn Văn Khanh (Radio Bolsa) …v…v… được coi là tờ báo lớn nhất tại hải ngoại hiện nay với những truyền thông và văn hoá ngoại vi như đài phát thanh VNCR, Phụ Nữ Gia Đình, Thế Kỷ 21. Từ những bước chậm chững ban đầu và nghiễm nhiên chiếm điạ vị Thái Sơn ngày hôm nay, nhật báo Người Việt đã trở thành những ước mơ của một vài người trong công ty.
Gần đây nhất lại có những tin đồn báo Người Việt cũ và Người Việt mới. Tại sao khi những Tống Hoằng, Nguyễn Đức Quang, Phạm Phú Minh ra báo khác không ai đặt vấn đề báo Người Việt mới hay cũ? Thật ra câu chuyện báo “Người Việt mới” không vì các cộng sự viên cũ như Vũ Ánh, tay phóng sự cộng đồng Đỗ Dũng, Vũ Đình Trọng, Đỗ Trung như mọi người suy luận mà là có những uẩn khúc.
Ra báo mới tăng cường món ăn tinh thần cho độc giả cũng là điều tốt. Nhưng làm báo theo kiểu của trào lưu thế hệ 30/4/1975 thì không nên. Làm báo phải dám ăn dám nói (sự thật, chứ đùng viết sự bịa đặt và thổi phồng) như những người trẻ như Việt Weekly, Việt Star cũng nên làm. Làm báo, làm đài, làm hình chỉ loan những tin tức tại VN mà quên những ảnh hưởng trực tiếp tại hải ngoại là một sai lầm.
Thật ra ký giả Đỗ Dũng muốn, nhưng sự thật chủ báo hay chủ nhiệm, chủ bút có “chịu chơi” hay không lại là chuyện khác. Chưa kể những rễ cái, rễ con bám chặt trong cái gốc “tòa soạn”. Muốn viết thật thì câu chuyện ông Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên (bị nhật báo Người Việt sa thải) cũng đủ cho Đỗ Dũng khai thác rồi.
Chắc độc giả còn nhớ cái ly kỳ của sự sa thải này. Một trong lý do nhóm biểu tình tiếp tục cuộc biểu tình vì họ cho rằng ông Vũ Ánh không bị sa thải như báo Người Việt đã loan báo. Thực tế đoàn biểu tình không đòi sa thải 2 ông này. Ông Vũ Ánh (trong lá thư gửi cho Liên Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36) cho biết tự ý từ chức và ông VQHN cũng trả lời nhật báo Orange County Register tương tự (từ chức) để tạo sự bình an cho Người Việt.
Vũ Ánh là một trong những người chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc đăng bài báo và đã có bài viết biện minh cho quyết định chọn đăng bài và hình “chậu rửa chân” thì nhân vật Vũ Ánh cũng phải là đối tượng để biểu tình? Nếu Vũ Ánh gác bút rửa kiếm OK dư luận sẽ dễ dàng “bị quên”, nhưng nếu ông tái xuất giang hồ và đang được lãnh lương báo Người Việt “mớ”i thì sao?
Sự tái xuất hiện của Vũ Ánh biết đâu cũng là cơ hội cho 3 người bị cấm bên Người Việt “CŨ” được đứng trước Người Việt “MỚI” một cách hợp lệ? Ranh giới giữa mới và cũ cũng không xa. Chuyện tưởng yên sau án tòa nhưng vẫn chưa yên. Tu chính án số 1 không có quyền cấm biểu tình, nhưng tại sao 3 người lại phải cam kết không được biểu tình tại Người Việt cũ nữa. Trong khi đó những người khác thì không bị chế tài? Thiệt là nghịch lý? Làm nghề luật sư cũng thiệt khổ, ít ra trong trường hợp này. Bài thực tập mở đầu cho nhà báo Đỗ Dũng được viết tự do và cởi mở hình như khó hơn theo “mộng ước thật bình thường”.
Trở lại vụ báo Người Việt thật ra những bài thơ Tử Vi Nhân Quang Xuân Người Việt 2006 và hình chậu rửa chân “chôn” cờ VNCH Xuân Người Việt 2008 chỉ là những cái diện của sự tranh chấp nội bộ trong nhật báo Người Việt. Vậy điểm ở đâu? Nhân vật Đỗ Tăng Bí (tức Đỗ Việt Anh, xin đừng lầm với Đỗ Bảo Anh) đóng một vai trò quan trọng ra sao? Đỗ Tăng Bí em ruột bình luận gia Ngô Nhân Dụng tức nhà văn Đỗ Quý Toàn, một trong những tay viết cột trụ, một tay bỉnh bút thời sự nổi tiếng với những bài bình luận đem lại Người Việt một niềm tin “chống Cộng” trong dư luận độc giả. Dư luận bàn nhiều về nhân vật “âm thầm” này.
Hai sự kiện bài thơ (2006) và chậu rửa chân (2009) không phải ngẫu nhiên và vô tình. Cũng “không phải tại anh, không phải tại em. Tại phông tên nước nên chúng mình gặp nhau”. Một sự kiên nhẫn rất tình cờ tái diễn sau 2 năm. Một âm mưu, một kế hoạch có chiến thuật để thống lĩnh công ty Người Việt? Báo Xuân Người Việt 2006 được phát hành, không ai thắc mắc cho đến khi cuộc biểu tình bùng nổ.
Không có lời giải thích ai cho phép đăng và tại sao bài thơ xuất hiện trên báo? Kết quả cũng không có ai bị sa thải sau lỗi lầm “vô tình” vinh danh các ông chóp bu của Bắc Bộ Phủ. Đoàn biểu tình năm 2006 quá “hiền”, “hiền” đến nỗi 2 năm sau “lịch sử” lại phải tái diễn. Cường độ gây xúc động 2008 được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và tác động mạnh hơn: “lá cờ chính nghĩa quốc gia” bị nhục mạ thì đương nhiên sự công phẫn sẽ ảnh hưởng lớn hơn. Bài thơ còn phải suy diễn và giải thích. Đem lá cờ ngâm vào chậu rửa chân tạo ấn tượng ngay tức thì vậy là chắc ăn nhất.
Kể từ đó, người viết bắt đầu âm thầm “để ý” đến bên trong sự “tranh chấp” của nội bộ nhật báo Người Việt. Thật tình người viết muốn giữ sự vô tư và công bằng trước khi vụ xử án cho nên hôm nay mới bắt đầu loạt bài. Bao nhiêu lần Người Việt “được” đề nghị mua? Ai muốn mua Người Việt? Tại sao VNCR tách ra khỏi Người Việt? Vụ bài thơ và chậu rửa chân có liên quan đến cùng một người không? Cùng một “vị chỉ huy” hay khác? Có cộng sản nhúng tay trong đó hay không? Tấm ảnh Đỗ Ngọc Yến chụp từ lâu tại sao người giữ tấm ảnh biết Đỗ Ngọc Yến như vậy không tố cáo ngay từ lúc đầu mà phải chờ đến 2008 mới tung ra và tung ra để làm gì? Ai là người yêu cầu Người Việt phải mướn lại Vũ Ánh và Vũ Quý Hạo Nhiên? Tại sao Đoàn Trọng “bỏ cuộc” và bị mang tiếng là “phản bội”? Xin hẹn độc giả hồi 2 với nhiều gay cấn.
Bí sử nhật báo Người Việt hồi thứ hai
Phát pháo của loạt bài đầu tiên bắn ra đã nhận được nhiều phản ứng trong cộng đồng và báo giới. Người bán tín bán nghi, người đồng ý, kẻ bất đồng, người hả hê, kẻ khó chịu. Nhưng trước khi đi vào chi tiết hồi thứ 2 Thâm Cung Bí Sử Người Việt, người viết xin được trả lời một số thắc mắc về một phần bài viết trước (có người nói là không rõ ràng) về việc tại sao phải biểu tình tại Việt Herald Daily News (Người Việt mới), trong khi mục tiêu của nhóm biểu tình là “triệt hạ công ty Người Việt”?
Thưa độc giả và những người thắc mắc (người viết không được biết rõ là ai?),
Có lẽ những người thắc mắc chuyện này không muốn hiểu và chỉ muốn xoáy mục tiêu vào công ty Người Việt theo đúng mục đích của nhóm biểu tình? Nhưng chúng tôi trên quan điểm của người quan sát thời cuộc và suy luận trong quan điểm người bằng quang trong chiều hướng hệ thống tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách. Sự kiện “chậu rửa chân” Người Việt nếu đứng trên cái nhìn tổng quát, Hội Đồng Quản Trị công ty Người Việt là đơn vị phải chịu trách nhiệm chung, điều này đúng.
Lý do Vũ Ánh bị sa thải là một nguyên tắc rất thường tình khi một tờ báo vướng vào một vấn đề tế nhị và nhạy cảm với dư luận. Tại Hoa Kỳ và các nước Tây Phương gặp trường hợp này thì người “phạm lỗi” thường giữ sỉ diện bằng cách tự ý từ nhiệm không phải chờ đến khi bị đuổi. Trường hợp ông Vũ Ánh thì khác. Ông ngồi lì cho đến khi bị đuổi việc.
Trở lại bí sử báo Người Việt, ngày 17/8/2006 ông Đỗ Ngọc Yến đã ra đi mang đi tất cả những biểu tượng hay đúng hơn là cây cột trụ của công ty Người Việt (Nhiều người còn tiên đoán một cảnh thanh toán hãi hùng và công ty Người Việt sẽ sụp đổ.) Khi còn sinh tiền ông đã “hóa giải” tất cả những khó khăn từ tài chánh đến kỹ thuật và giao tế.
Từ đó em buồn và chuyện cơm không lành canh không ngọt đã âm ỉ trong công ty Người Việt. Bà Hoàng Vĩnh phu nhân của một trong những sáng lập viên công ty Người Việt là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ bỏ công việc nhà thuốc tây trở về Người Việt quán xuyến thay Đỗ Tăng Bí trong chức vụ Quản Trị Tài Chánh.
Vậy ai là người “đặt hàng” ông tử vi Nhân Quang làm bài thơ ca tụng 10 nhân vật Bắc Bộ Phủ? Rất tiếc “sứ giả” Hoàng Ngọc Tuệ đã nhanh tay, lẹ mắt tung chưởng hóa giải cuộc biểu tình bằng nội công thâm hậu hàm mô công “hấp tinh đại pháp” khiến cuộc biểu tình nhanh chóng xẹp như quả bóng xì.
Tuy nhiên, người viết cho đến nay vẫn có những thắc mắc: Trong 3 người có ai khi vào thương thuyết đã đặt câu hỏi đại khái như sau: Các thành viên trong HĐQT đã đọc bài thơ chưa? Có ai hiểu ý nội dung bài thơ nói về cái quỷ quái gì không? Nếu HĐQT có thảo luận trước khi quyết định đăng bài thơ thì tổng số ai đồng ý, ai phản đối? Số người đồng ý hơn số người bất đồng ý là bao nhiêu? Danh sách người đồng ý cho đăng gồm những ai (Biết để sau này những người chuẩn bị làm báo cẩn thận với những nhân vật “tối dạ” này).
Thật ra có nhiều câu hỏi rất “ngớ ngẩn” đáng được đưa ra hỏi và từ đó chúng ta sẽ có được những câu trả lời “rất khôn ngoan” để may ra biết đâu nhật báo Người Việt tránh được “tai nạn” chậu rửa chân. Người viết mong rằng sau bài viết này sẽ tìm ra được manh mối phiên họp của Người Việt và bộ 3 nói trên. Ông Trần Thế Cung theo lời bà Vân (Thủ Quỹ nhóm biểu tình) thì đã “mất tích” không còn liên lạc được bằng điện thoại sau bản án (Đúng ra thì Trần Thế Cung lấy cớ bận làm báo báo Khu Hội cựu Tù Nhân Chính Trị đã rút lui từ lâu.)
Mùa Xuân Đinh Hợi 2007 là Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên. Mặc dù ông Đỗ Ngọc Yến đã ra đi, nhưng hình như hồn ma của ông vẫn còn làm cho những người muốn “đảo chánh” HĐQT phải e dè sau lần thất bại thứ nhất, cũng có thể những đỉnh cao trí tuệ chưa nghĩ ra một kế hoạch nào hay hơn. Xuân Mậu Tý 2008 có lẽ thích hợp cho những âm mưu bất chánh vì là năm con chuột, dễ chui rúc.
Bài viết bào chữa cho tấm hình “chậu rửa chân” của Vũ Ánh mà nhiều người cho là Vũ Ánh “ngu” khi mặc áo bào để cứu chúa (dù rằng đa số không biết Chúa của Vũ Ánh lúc đó là ai, chỉ nghĩ là HĐQT) như là hành động châm dầu vào lửa. Như vậy không phải là ngu mà là chất xúc tác khích động thêm cho cường độ chống đối của người biểu tình (đã bảo là âm mưu có kế hoạch điều nghiên rõ ràng mà).
No comments:
Post a Comment