Ông Tập Cận Bình, con của cựu lãnh đạo Quảng Đông, ông Tập Trọng Huân, là người thuộc phái 'thái tử đảng'
Ông Tập Cận Bình vừa ₫ược chọn vào chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chuẩn bị làm lãnh đạo tương lai của Trung Quốc vào năm 2012.
Tân Hoa Xã ca ngợi các lãnh đạo Trung Quốc trong phiên kết thúc Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản, đã "cam kết thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống chính trị".
Năm nay 57 tuổi, ông Tập Cận Bình đứng vị trí số sáu trong Bộ Chính trị và được chọn để lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người hiện giữ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Cơ quan đầy quyền lực này chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân, lực lượng hiện có 2,3 triệu người.
Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình, nhân vật dân sự thứ nhì, bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào, vào Quân ủy Trung ương gồm 11 thành viên, được cho là chỉ dấu để ông thăng tiến tiếp trong hệ thống quyền lực Trung Nam Hải vào các năm 2012-2013.
Hiện Quân ủy Trung ương có hai vị phó và việc bổ nhiệm ông Tập cho thấy những kêu gọi để chính phủ nắm quân đội và đưa lực lượng quân sự Trung Quốc theo hướng chuyên nghiệp hóa sẽ không xảy ra.
Trái lại, đảng cộng sản theo truyền thống Leninist sẽ tiếp tục nắm Quân Giải phóng trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ lực lượng này với những tham vọng vươn cao, lên không gian vũ trụ, và vươn ra bên ngoài trên các đại dương.
Hội nghị của đảng cầm quyền cũng thông qua kế hoạch 5 năm, chuẩn bị cho các thay đổi chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng sao cho hài hòa, bao dung hơn.
Tuy thế, các quan sát bên ngoài cho rằng Đảng CS Trung Quốc, hiện có 78 triệu người, đang phải đối diện với làn sóng dư luận bất bình về nhiều việc.
Đó là phân hóa giàu nghèo, tham nhũng trong giới quan chức, nạn lạm phát tăng, giá nhà lên cao, thiếu việc làm trong giới tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Từ bên ngoài, Trung Quốc đang tiếp tục bị Hoa Kỳ chỉ trích vì vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, các hoạt động ngoại thương mà Phương Tây cho là gây mất cân bằng thương mại.
Tại Đông Bắc Á, trong lúc Trung Quốc vẫn ủng hộ Bắc Hàn, quan hệ với Nhật Bản chưa cải thiện được nhiều sau vụ Điếu Ngư.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/10/101018_china_xijinping.shtml
Ông Tập Cận Bình là ai?
Ông Tập Cận Bình có giành được vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương?
Trung Quốc vừa chấm dứt Hội nghị Trung ương của đảng cầm quyền với ông Tập Cận Bình được coi như người sẽ kế vị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.
Hội nghị Trung ương bế mạc tuần qua, không lâu trước ngày Quốc khánh 1/10, đánh dấu 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đã nêu thứ tự lãnh đạo thời gian kế tiếp.
Theo các tin tức từ Trung Quốc, ngoài ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước đứng vị trí thứ nhất, và ông Giả Khánh Lâm làm chủ tọa, "thang bậc" quyền lực gồm các vị Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Lý Trường Xuân, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hạ Quốc Cường và Chu Vĩ Khang.
Các vị đứng phía trước ông Tập Cận Bình đều sẽ vào tuổi về nghỉ sau đại hội Đảng năm 2012, mở đường cho ông và ông Lý Khắc Cường cùng lên chia sẻ quyền hành.
Nhưng không chỉ có thế, các bình luận trong vùng còn nói đến việc ông Tập có nhiều khả năng được bầu chọn vào Quân ủy Trung ương, cơ quan có quyền lực tối hậu với quân đội Trung Quốc.
Ông cũng được cho là đã thắng ông Lý Khắc Cường trong cuộc tranh giành quyền lực lên vị trí cao nhất vào mấy năm tới.
'Con ông cháu cha'
Điểm quan trọng nhất trong bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là nhắc lại các “thành quả” của cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình và đề cao vai trò của công tác “xây dựng đảng”.
Cả trong hai điểm đó, ông Tập Cận Bình đều có thể tự hào nhắc đến truyền thống gia đình.
Cha ông, cựu Ủy viên Quốc vụ viện Tập Trọng Huân, quê Thiểm Tây, từng làm bí thư Quảng Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến khi cố lãnh tụ Đặng mở ra hướng phát triển vùng duyên hải Trung Quốc.
Không chỉ có thế, là một công thần của chế độ, ông Tập Trọng Huân còn là một trong số ít những người sống sót sau cuộc Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông, sự kiện mà chế độ ở Trung Quốc dựng thành huyền thoại cho Quân Giải phóng.
Riêng về ông Tập Cận Bình, các báo châu Á đều đồng ý ông có nguồn gốc xuất thân “lý tưởng” để tạo dựng vị trí quyền lực.
Là con trai của một cựu ủy viên Bộ chính trị, ông Tập còn có kinh nghiệm lãnh đạo tại các tỉnh duyên hải trù phú và cũng có tiếng là ủng hộ cho cải cách thị trường và kinh tế tư nhân.
Tạp chí Foreign Policy
Theo East Asia Review trong một bài gần đây, sinh năm 1953 tại Bắc Kinh, ông Tập gia nhập hàng ngũ cộng sản năm 1971 và lên dần trong hệ thống chính trị ở địa phương.
Năm 2002 cha ông qua đời và cũng năm đó, ông lên nắm vị trí quan trọng trong bộ máy đảng ở Chiết Giang.
Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước sau khi mới làm bí thư Thượng Hải hồi 2006.
Việc ông lên lãnh đạo Thượng Hải chỉ có thể xảy ra vì ông Trần Lương Vũ, người được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân phù trợ, vị “rớt đài” trong vụ án tham nhũng nổi tiếng.
Theo bình luận của Willy Lam trên trang Asia Sentinel, ông Tập Cận Bình là người thuộc phe có tên không chính thức là “Thái tử đảng”, hay “Con ông cháu cha”.
Đối thủ của ông, Phó Thủ tướng thứ nhất Lý Khắc Cường thì thuộc “Đoàn phái”, tức những người đi lên từ Đoàn Thanh niên như ông Hồ Cẩm Đào.
Vẫn theo nhà bình luận này, ông Hồ đã trì hoãn việc đưa ông Tập vào Quân ủy Trung ương để cho phép ông Lý có thời gian củng cố vị trí riêng.
Ông Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên ở cương vị Phó Chủ tịch nước sang Bắc Hàn hồi tháng 6/2008.
Ông Lý, người được Chủ tịch họ Hồ hỗ trợ, dự kiến đến năm 2013 sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo ở cương vị thủ tướng.
Thiệt hại vì Tân Cương
Nhưng sự kiện gần đây tại Tân Cương khiến trên 200 người thiệt mạng vì xung đột sắc tộc, là một đòn nặng giáng vào nhóm Đoàn phái vì cả hai nhân vật của họ phụ trách Tân Cương (Vương Nhạc Tuyền) và Tây Tạng (Trương Khánh Lê) đều là người thuộc phe họ.
Willy Lam nhận định rằng: "Trong lúc ông Hồ và Đoàn phái rơi vào thế thủ, những người ủng hộ ông Tập trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng thúc đẩy việc bổ nhiệm ông vào Quân ủy Trung ương".
Có khả năng người ta đợi sau Quốc khánh để công bố ông nhận chức vụ thứ nhì trong Quân ủy Trung ương, hoặc như Willy Lam đánh giá, vào dịp muộn hơn là sang năm tới.
Khác với "Đoàn phái" của cánh thanh niên, phe "Thái tử đảng" như ông Tập Cận Bình được cho là đã và đang nắm các chức vụ cao trong bộ máy quân sự và vấn đề an ninh nội bộ được coi như là lĩnh vực “truyền thống” của họ.
Báo Foreign Policy như đồng ý với nhận định này với chi tiết nêu ra trong phần chân dung ông Tập Cận Bình rằng ông đã từng giữ vị trí bí thư riêng cho bộ trưởng quốc phòng.
Nhắc lại nguồn gốc gia đình "đầy quyền lực" của ông, Foreign Policy cho rằng ông cũng có kinh nghiệm lãnh đạo tại các tỉnh duyên hải trù phú và cũng có tiếng là ủng hộ cho cải cách thị trường và kinh tế tư nhân.
Dù các báo quốc tế không bình luận gì về tư duy ngoại giao của ông Tập, có thể hiểu rằng là người được phe quân đội ủng hộ, ông sẽ có chính sách phù hợp với nhu cầu tăng cường quốc phòng.
Báo chí tiếng Hoa ở nước ngoài nhắc rằng trong bài diễn văn đọc tại Mexico khi đến thăm cộng đồng Hoa kiều, ông Tập dùng lời lẽ khá nặng để phê phán "những người nước ngoài không có việc gì khác ngoài việc chỉ ngón tay vào các vấn đề" của Trung Quốc.
Có vẻ như kinh nghiệm lãnh đạo của ông cho tới nay là chỉ dấu cho thấy một quan điểm khá cứng rắn trong các vấn đề đối ngoại.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/09/090921_xijinping_profile.shtml
Tro ve dau trang
=======================================
======================================================
No comments:
Post a Comment