Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris
Đọc truyện Tam Quốc diễn nghĩa ...
Làm sao giải thích được trường hợp nào Tào Tháo giết Dương Tu ?
Nói gọn lại, thì đó là do chủ trương và bản chất cường quyền thống trị tàn
bạo của họ Tào trong suốt chiều dài cuộc tranh hùng Tam Quốc mà ra. Thái
độ kính trọng và tín nhiệm của Tào Tháo đối với các văn sĩ, cốt để đòi hỏi ở
văn sĩ phải phục vụ trung thành chính sách của mình.
Một khi có một văn sĩ nào xúc phạm đến họ, hoặc vi phạm điều kiện tiên
quyết đó, thi họ Tào không thể dung tha !
Dương Tu giữ chức " Chủ bạ của Thừa tướng ", trên thực tế chính là thư ký
riêng dính liền với Tào Tháo. Tào Tháo nếu không tín nhiệm Dương Tu thì
người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đó, hoàn toàn không thể giữ chức tước
ấy dược." Năm hai mươi lăm tuổi, Dương Tu là một công tử có tài năng, nên
được Tào Tháo trọng dụng. Ông làm việc bên cạnh Thừa tướng đến hai mươi
năm, đủ thấy mối quan hệ giữa hai người không phải bình thường.
Dương Tu trở thành đối tượng tranh dành giữa hai người con của Tào Tháo
là hai anh em Tào Phi và Tào Thực, nhưng cuối cùng thì Dương Tu ngã về
phía Tào Thực.
Nhưng, cuộc tranh hùng Tam Quốc vẫn còn tiếp diễn tiến đến thời điểm quyết
liệt hơn thua.
Tào Tháo sau khi suy nghĩ chính chắn để chọn người kế nghiệp mình, tiếp tục
chính sách quân sự và chính trị mà mình khổ công khổ trí tạo dựng được từ
bấy lâu nay thì lại chọn Tào Phi.
Bảo vệ Tào Phi tức là bảo vệ giang sơn đế nghiệp của chính mình, vậy
nếu để Dương Tu sống, thì tạo ra mối nguy hiểm cho Tào Phi.
Tào Tháo đã chọn sự bảo vệ Tào Phi để tiếp nối sự nghiệp của mình. Tuy
nhiên, quyết định đó kéo dài mãi cho tới khi Tào Tháo sắp chết, vào mùa
đông năm Kiến An thứ 24 ( tức năm 219 Dương lịch ). Tào Tháo lấy cớ
Dương Tu tiết lộ cơ mật, giao du với chư hầu nên giết Dương Tu đi.
Trước khi chết , Dương Tu nói với người thân :
" Tôi chết như vầy là muộn đấy ".
Ngụ ý của câu nói này, là muốn ám chỉ việc ông trước đây đứng về phía Tào
Thực. Dương Tu chết, chừng hơn ba tháng sau Tào Tháo cũng lâm chung.
Có giả thiết bảo rằng Tào Tháo vì ganh tỵ tài năng nên giết Dương Tu, và còn
dẫn chứng Tào Tháo và Dương Tu cùng đố nhau về " từ cú tuyệt diệu " trong
Nga Bia mà sách " Tam Quốc Diễn Nghĩa " nói tới, để chứng minh tài năng
Tào Tháo không bằng Dương Tu, nên mới có ý nghĩ giết ông ta. Kỳ thực thì
Nga Bia dựng tại phía Nam Trường Giang, trong khi đó, Tào Tháo và Dương
Tu hoàn toàn chưa hề vượt qua Trường Giang bao giờ, nên các nhà sử học
từ trước đã phủ định thuyết đó. Do vậy, nếu bảo Dương Tu vì có tài mà bị
chết là không xác đáng.
Cái chết của Dương Tu, đứng về mặt bản thân chính trị của chính ông mà nói,
không phải chết vì mối quan hệ giữa ông và Tào Tháo bị phai lạt, mà cũng
không phải chết do tài giỏi hơn Tào Tháo, mà chính chết vì giữa ông và họ
Tào có mối quan hệ quá mật thiết.
Trong cuộc tranh chấp chính trị giữa anh em Tào Phi và Tào Thực, Dương Tu
đứng hẳn về phiá Tào Thực. Có nghĩa là sẽ thay đổi toàn bộ hoặc ít ra cũng
chỉnh đốn những trọng điểm căn bản trong chính sách của Tào Tháo nếu Tào
Thực đoạt được quyền lực của Tào Phi sau này.
Giết Dương Tu trước khi Tào Tháo nhắm mắt tức là tuyệt trừ hậu hoạn để
Tào Phi kế nghiệp và tuyệt đối tiếp nối thi hành chính sách của phụ thân mình.
Trong bối cảnh chính trị của Miền Nam Việt Nam vào thời điểm 1960-1963,
Chiến thuật trong chíến lược Domino của Hoa Kỳ trong chiến tranh Lạnh
chống Quốc tế Cộng sản trên đà biến đổi. Mặc dù, Việt Nam Cộng Hòa do
Hoa Kỳ tạo dựng từ A đến Z, nhưng anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm
phản ứng bằng sự toan tính chọn lựa một giải pháp hoàn toàn đối nghịch lại
chính sách của Hoa Kỳ đã xây dựng bằng tiền của công lao nhân mạng từ khi
Thế chiến Thứ hai sắp kết liễu.
Nếu chúng ta hình dung Hoa Kỳ là Tào Tháo .
Tào Phi là chiến lược Domino của Hoa Kỳ.
Tào Thực là giải pháp trong chiến lược đối nghịch lại.
Thì rõ ràng cái chết của Dương Tu trong thời Tam Quốc có khác gì hơn cái
chết thảm khốc của hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 !
Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris
No comments:
Post a Comment