VIỆT NAM TRONG THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ MỚI
Thiện Ý
Ðể thấy sự chân xác của những nhận định này, kể từ báo số 1/2007, Luật pháp & Ðời sống sẽ trích đăng trong nhiều kỳ liên tiếp tài liệu nghiên cứu lý luận này để cống hiến độc giả.
PHẦN I
NHẬN ÐỊNH TỔNG QUÁT VỀ NỀN TẢNG BANG GIAO QUỐC TẾ.
PHẦN II
THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ MỚI CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC CỰC.
CHƯƠNG I: THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ CŨ CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC CỰC
LÀ GÌ?
CHƯƠNG II: VÌ SAO CÓ SỰ THAY ÐỔI THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ CỦA
CÁC CƯỜNG QUỐC CỰC?
CHƯƠNG III: NỘI DUNG THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ MỚI
CHƯƠNG IV: NHỮNG DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY THẾ GIỚI ĐÃ VÀ ĐANG
ĐI VÀO THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ MỚI.
Muốn biết những dấu hiệu nào cho thấy thế giới đã và đang đi vào thế chiến lược quốc tế mới, chúng ta cần liên kết các sự kiện đáng lưu ý đã và đang diễn ra trong lòng các cường quốc, những trung tâm quyền lực trong nền trật tự quốc tế mới. Những sự kiện đang chú ý là những sự đổi thay nhân sự lãnh đạo hàng đầu trong những thập niên qua, dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội cũng như đối ngọai ở các cực cường Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bổn, Tây Đức. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được những chuyển hướng theo chiều hướng mới trong thế giới các nước nghèo một cách phù hợp.
* CỰC CƯỜNG HOA KỲ.
Nhìn vào chính trường Hoa Kỳ, mặc dầu theo chế độ đa đảng, nhưng thực tế chỉ cÓ hai đảng thay nhau nắm quyền. Đảng Cộng Hòa với khuynh hướng bảo thủ (biểu tượng Con Voi) và đảng Dân Chủ với khuynh hướng cấp tiến (biểu tượng Con Lừa). Người ta nhận định rằng những sự đổi thay lớn, mạnh bạo trong chính sách đối nội cũng như đối ngọai của Hoa Kỳ thường rơi vào thời gian nắm quyền của đảng Dân Chủ, trong khi đảng Cộng Hòa thường cố duy trì một chính sách cai trị ổ định, củng cố hay phát triển những cái hiện có hơn là một sự đổi thay mạnh bạo.
Trong chính sách đối nội, đảng Dân Chủ có khuynh hướng quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của giai cấp dưới. Đảng Cộng Hòa thì bảo vệ nhiều hơn cho quyền lợi của giai cấp trên, nhất là quyền lợi của giai cấp tư bản. Trong chính sách đối ngọai thì cả hai đảng đều có mẫu số chung là quyển lợi quốc gia Hoa Kỳ, thực chất là quyền lợi của thiểu số giai cấp tư bản có thế lực, đã là nền tảng cho đường lối ngọai giao của Hoa Kỳ. Trên thực tế, đảng nào bảo vệ được quyền lợi, đáp ứng được yêu cầu của giới tài phiệt Mỹ, đảng ấy cầm quyền, ngược lại sẽ bị hạ bệ hay triệt tiêu khi cần.
Năm 1961, J.F. Kennedy của đảng Dân Chủ đã đắc cử ngôi vị Tổng Thống Hoa Kỳ, manh nha một chiều hướng chiến lược mới khi chủ động đưa ra một chính sách đối ngọai dựa trên các nguyên tắc:
-Hòa hõan, giải trừ binh bị, chấm dứt chậy đua vũ trang.
-Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, để cho các nước tự quyết định vận mệnh của mình.
- Hoà bình hợp tác và hữu nghị, tạo điều kiện cho các nứơc thuộc thế giới thứ ba ổn định và phát triển.
Ngày 30-1-1961, trong thông điệp đầu tiên gởi Quốc Hội Hoa Kỳ, T.T Kennedy đã nêu rõ chiến lược hòa bình, rằng “Trên huy hiệu của Tổng Thống, con chim ưng của nước Mỹ với vuốt bên trái quặp cành ô-liu, vuốt bên phải quặp mũi tên. Chúng tôi có ý định sẽ làm như thế. . .”. Phải chăng điều này có nghĩa là Kennedy sẽ theo đuổi chính sách hai mặt: Hòa bình là mục tiêu và sức mạnh để răn đe? Người ta lưu ý đến các ngôn từ chính trị có ý nghĩa trong lúc này là “sống chung hoà bình” và “Hợp tác hữu nghị”, “quyền dân tộc tự quyết”. . .Và một số tổ chức thích hợp ra đời là “Hiệp Hội Hòa Bình”, “Liên Minh Tiến Bộ”. . .
Mục đích chiến dịch hòa bình là nhằm thu hút các nước dân tộc chủ nghĩa thuộc thế giới thứ ba và các nước thuộc khu vực trung gian. Chiến lược này cũng nhằm thúc đẩy các nứơc phe XHCN đi theo con đường “Sống chung hòa bình”, phù hợp với “chủ nghĩa xét lại” cũng đã phát sinh trong lòng các nước XHCN, trước hết là Liên Xô.
Ngoài ra trong diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26-9-1963, TT. Kennedy tuyên bố: “Chúng ta cần một thứ vũ khí tốt hơn bom khinh khí, thứ vũ khí tốt hơn ấy là sự hợp tác, hòa bình. . .”. Trên thực tế, chiến lược hoà bình của Kennedy đã được triển khai qua các nỗ lực làm dịu bớt tình hình căng thẳng với Moscow, làm giảm nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai siêu cường (thiết lập đường giây điện thọai đỏ). Một nỗ lực khác là từng bước dập tắt các cuộc chiến tranh nóng thông qua các họat động ngọai giao, quân sự (Chiến tranh Đông Dương, lò lửa Trung Đông. . .)
Nhưng rồi chiều ngày 22-11-1963, TT. Kennedy đã bị ám sát chết tại Dallas, Tiểu bang Texas, thủ phủ của đảng Cộng Hoà, tiểu bang tiêu biểu cho thế lực tư bản Hoa Kỳ. Thủ phạm và nguyên nhân thực sự đưa đến cái chết tức tưởi cho một vị Tổng Thống của một đại cường quốc, cho đến nay dường như vẫn chưa có được một lời giải đáp thỏa đáng. Phải chăng Kennedy phải nhận lãnh cái chết vì đã đưa ra “Chiến lược hòa bình” quá sớm, đe dọa đên quyền lợi của giới tư bản thuộc các tổ hợp kỹ nghệ quân sự Hoa Kỳ? Rất có thể, vì giới tài phiệt trong các tổ hợp này chỉ có thể làm giầu thông qua sự bất ổn, nội lọan và chiến tranh tại các khu vực nghèo đói trên thế giới. Và rằng quyền lực chính trị thực sự ở Mỹ nằm trong tay giới tài phiệt thể hiện qua một chính quyền “Của tư bản, do tư bản và vì tư bản”.
Do đó, chiều hướng giải trừ binh bị, chấm dứt chậy đua vũ trang vào lúc này là viễn ảnh một sự phá sản trong tương lai của giới tư bản tài phiệt quân sự. Đồng thời, để cho các nước nghèo có quyền dân tộc tự quyết trong khung cảnh một thế giới hòa bình, ổn định để phát triển, có nghĩa là đẩy lùi thế đối đầu quân sự, tiến tới triệt tiêu chiến tranh là làm mất thị trường tiêu thụ và thử vũ khí mới.
Chung quy một chiến lược quốc tế mới đưa ra như thế là quá sớm, khi mà chiến lược quốc tế cũ còn tỏ ra thích dụng, còn đem lại lợi nhuận. Nói khác đi, cung cách làm ăn cho đến lúc đó vẫn còn có lời, ít ra là còn thủ lợi thêm được một thời gian nữa mới cần đổi thay. Nhưng nếu cần thay đổi thì cũng cần có thời gian chuẩn bị cần thiết cho giới tư bản chuẩn bị chuyển ngành. Vậy thì vái chết của Kennedy là điều có thể hiểu được và sự hoài nghi của dư luận về thủ phạm gây ra cái chết của Kennedy là giới tài phiệt tư bản quân sự không phải là không có cơ sở.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson lên kế vị theo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Lúc đầu, sau khi nhận chức dường như có ý định tiếp tục “Chiến lược hòa bình” của vị tiền nhiệm. Những lời nói đầu tiên của Johnson khi đến Washington nhận chức là sự cam kết hàn gắn vết thương của vụ ám sát mà quê hương ông, Tiểu bang Texas, phải gánh chịu. Theo bà Doris Kearns, người viết tiểu sử của Tổng Thống thì Việt Nam lúc ấy không năm trong mối quan tâm mà là “Chương trình xây dựng một xã hội vĩ đại” mới là mối quan tâm hàng đầu của Johnson.
Thế nhưng, chỉ trong hai mươi bốn giờ sau khi nắm chức vị Tổng Thống Hoa Kỳ, tính trìu tượng trên đây đã thay đổi khi Johnson cảm thấy “động lực của việc dính líu quân sự sẽ còn đè nặng trên vai mình”. Và cũng chỉ một ngày trong chức vụ Tổng Thống, Ông Johnson đã được nghe các Cố vấn riêng của người tiền nhiệm vừa quá cố tỏ ra nghi ngờ về đường lối hành động sau cùng của vị này khi có ý định “bắt đầu một cuộc rút các Cố vấn quân sự ra khỏi Việt Nam vào ngày 3-12-1963”.
Đồng thời, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mc Namara và Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk cũng cho Johnson biết là bản chỉ thị của Kennedy không phù hợp với các mục tiêu rộng lớn của việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Phải chăng điều này có nghĩa là những gì TT. Kennedy định làm là không phù hợp với thực tiễn, khi mà chiến lược quốc tế cũ (Chiến tranh Ý Thức Hệ) vẫn còn hiệu quả đem lại lợi nhuận cho các tổ hợp kỹ nghệ quân sự? Rốt cuộc như mọi mọi người thấy, Tổng Thống Johnson đã phải đẩy mạnh chiến tranh Việt Nam lên một cường độ cao chưa từng thấy, quân Mỹ trực tiếp thực hiện chiến tranh và mở rộng chiến tranh chống cộng sản trên toàn cõi Việt Nam. Thế nhưng dù cố gắng đến đâu, Johnson vẫn không thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trong chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ vì áp lực của chiếu huớng mới đè nặng đến độ không thể chịu đựng được phải tuyên bố sẽ không ra tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ kế tiếp.
Năm 1969, Richard Nixon thuộc đảng Cộng Hịa đã đắc cử ngôi vị Tổng Thống thứ 37 của Hoa Kỳ. Ông Nixon như đã nhận ra được phần nào chiều hướng tương lai thế giới và dường như đã thuyết phục được giới tài phiệt quân sự quốc phòng nên có chung quan điểm để cùng tiến hành các sự chuẩn bị cần thiết cho sự chuyển đổi qua một chiến lược quốc tế mới thích dụng hơn. Do đó, cá nhân Ông Nixon với sự khôn ngoan lanh lợi của một luật sư đã có những bước thực hiện một dạng khác của “Chiến lược hòa bình” một cách an toàn hơn. Nixon đã đưa ra chiến lược “Củ Cà –rốt và Cây gậy” được thực hiện dựa trên học thuyết Nixon. Học thuyết này được thể hiện qua bài diễn văn về chính sách đối ngọai đọc trước Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 25-12-1971, với ba nguyên tắc căn bản:
-Một là Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự đủ khả năng phòng thủ và răn đe. Về điểm này Nixon nói “Chúng ta sẽ không làm giảm khả năng phòng thủ của chúng ta xuống dưới mức mà tôi cho là cần thiết đối với an ninh của dân tộc chúng ta. Một nước Mỹ mạnh là điều tối cần thiết. . .”
-Hai là các nước đồng minh và các dân tộc đang nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ bảo vệ tự do, phải chia xẻ trách nhiệm với Mỹ trong công cuộc gián chỉ cộng sản. TT. Nixon đã giải thích điểm này như sau “Sự chia xẻ trách nhiệm mới này không phải là đòi hỏi sự lãnh đạo của Hoa Kỳ ít hơn so với trước kia, nhưng là đòi hỏi một hình thức lãnh đạo mới tế nhị hơn. . .” Ông nói “ Trong thế giới ngày nay, sự lãnh đạo không thể tự một mình làm được. Lãnh đạo lúc này là đưa ra sự giúp đỡ, sự thúc đẩy và sự khuyến khích để cùng nhau làm. . .”
-Ba là chủ trương “sẵn sang thương lượng và thương lượng trên thế mạnh. . .” Để làm được điều này Nixon đã thay thế chiến lược quân sự “Phản ứng nhanh” bằng “Răn đe thực tế”.
Trên thực tế, TT. Nixon đã thực hiện học thuyết trên hư thế nào?
Thực tế là ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới mà bao lâu nay Mỹ từng bao sân, Nixon tìm cách thực hiện chính sách “Chia xẻ trách nhiệm” bằng cách buộc các nước đồng minh phải đóng góp chia chia xẻ gánh nặng quân sự, viện trợ kinh tế. Chẳng hạn Nhật Bổn có trách nhiệm ở Viễn Đông, Do Thái ở Trung Cận Động, Tây Đức ở Châu Âu, Ba tây ở Khu vực Châu Mỹ La-tinh. . . .Trong khi đó, đối với các nứơc nghèo, Mỹ tìm cách trao trả quyền tự quyết dân tộc, điển hình như Việt Nam hoá chiến tranh, Lào hóa và Khmer hóa chiến tranh tãi Đông Dương.. . .
Trên bình diện ngọai giao, Mỹ thực hiện chính sách “Thương lượng và cải tiến quan hệ ngọai giao” với các nước cộng sản cũng như không cộng sản. Chẳng hạn như Trung Cận Đông sau cuộc chiến tranh qui mô lớn giữa Do Thái và khối các nước Ả Rập vào cuối năm 1963, Mỹ đã phân hoá được thế liên minh giữa các nước Ả Rập, đưa đến việc ký kết Hiệp Định David song phương Do Thái với Ai Cập dưới sự bảo đảm của Mỹ vào năm 1977. Trên thực tế, Hiệp định này đã đem lại nền hoà bình tương đối cho vùng Trung Đông. Và không bao lâu sau đó, là Hiệp Ứơc Hoà BìnhTrung Đông đã được ký kết giữa Do Thái và Palestine ngày 13-9-1993 dưới sự bảo trợ xúc tác của Hoa Kỳ, tạm thời chấm dứt được cuộc xung đột đẫm máu hơn 40 năm giữa hai dân tộc.
Trong khi đó ở Châu Á, Kissinger, Cố vấn An Ninh Quốc Gia kiêm Ngọai Trưởng Mỹ đã có những họat động ngọai giao con thoi, nửa kín nửa hở giữa Hoa Thịnh Đốn – Mạc Tư Khoa – Bắc Kinh – Đông Kinh và thủ đô các cường quốc Châu Âu, đưa đến kết quả thấy được là chuyến đi thăm Trung Quốc của TT. Nixon được kết thúc bằng bản thông cáo chung Thượng Hải vào tháng 2 năm 1972. Nội dung thông cáo chung này có những điểm quan trọng đáng lưu ý vế cả hai phía như sau:
*Về phía Mỹ có những thay đổi quan trọng:
-Để cho Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế đảo quốc Đài Loan vốn là đồng minh trung thành bao lâu nay của Mỹ và được Mỹ che chở về quân sự.
– Mỹ rút quân khỏi Đài Loan và công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
– Hai bên thỏa thuận tiến tới bình thường hóa quan hệ ngọai giao và sau cùng chia xẻ quyền lợi trong vùng ĐôngNam Á và một số khu vực khác trên thế giới.
* Về phía Trung Quốc, đã đáp lại:
- Bằng sự nhìn nhận sự hiện diện của Mỹ ở vùng Đông Nam Á, gây áp lực với Cộng sản Việt Nam để họ chấp nhận giải pháp chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình của Mỹ tại Đông Dương
– Trung Quốc thừa nhận giải pháp chia cắt Việt Nam và sự tồn tại của các chính quyền thân Mỹ tại Đông Dương. . .
Sau thông cáo chung Thượng Hải 1972, trên thực tế những gì diễn ra sau đó mọi người đều có thể kiểm chứng được.
Biến cố rõ nét nhất là Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình Việt Nam đã được ký kết ngày 27-1-1973. Hiệp định này đã tạo điều kiện cho Mỹ rút quân ra khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương, tiếp theo đó là sự sụp đổ nhanh chóng các chính quyền cực hữu tại Đông Dương, những chính quyền do Mỹ dựng nên và cưu mang từ bao lâu nay làm công cụ trong chiến lược quốc tế cũ của họ.
Thế nhưng, mặc dù đã cố gắng thực hiện những bước khôn ngoan để đi vào thế chiến lược quốc tế mới cách mấy, Nixon dường như vẫn chưa được tin tưởng là người có khả năng thực hiện an toàn cho các quyền lợi của giới tài phiệt chuyển qua giai đọan với cung cách làm ăn mới. Vụ tai tiếng Watergate đã kéo TT. Ninon xuống giữa nhiệm kỳ. Gerald Ford, Chủ tịch Hạ Viện lên nắm chức vụ Tổng Thống theo Hiến pháp, mặc dầu đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn không giữ được chiếc ghế Tổng Thống cho đảng Cộng Hòa của mình. Jimmy Carter của đảng Dân Chủ đã lên nắm quyền, bề ngoài như thể hiện khát vọng của nhân dân Mỹ muốn đi nhanh theo chiều hướng hòa bình, bên trong là sự trông đợi của giới tư bản Mỹ đặt vào nhân vật lãnh đạo chính quyền mới có khả năng bảo vệ tốt hơn cho các quyền lợi của họ, ít ra là trong thời kỳ chuyển tiếp.
Nhưng rồi Jimmy Carter đã tỏ ra yếu kém về năng lực lãnh đạo ngay trong việc đối nội, nên chỉ sau một nhiệm kỳ Tổng Thống (1977-1980) quyần lãnh đạo nước Mỹ đã lại rơi vào tay đảng Cộng Hòa. Với R. Reagan và đảng Cộng Hòa đã đi vào thế chiến lược quốc tế mới với tốc độ chậm nhưng vững vàng và đã thành đạt được kết quả sau cùng là đã đưa thế giới bước vào một Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới, với sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Xô, Đế quốc đứng đầu và là trụ cột của phe XHCN, kéo theo sự sụp đổ tan tành hệ thống các nước XHCN vốn là một nhân tố cơ bản của Thế Chiến Lược Quốc Tế cũ (Chiến Tranh Ý Thức Hệ).
Đây là một biến cố trọng đại mang tầm vóc thế kỷ do công của đảng Cộng Hòa Mỹ được thực hiện qua ba đời Tổng thống: Nixon mở màn cho Reagan đặt nền tảng, tạo tiền đề sụp đổ , để Bush (cha) kết thúc bằng một phát súng ân huệ. Thành quả lớn lao này của đảng Cộng Hòa đã mở ra một tương lai đầy triển vọng cho giới tư bản tài phiệt Mỹ, trong công cuộc mở rộng đầu tư khai thác lợi nhuận nơi các thị trường mới bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, điều không may cho chính quyền của đảng Cộng Hòa là tình trạng suy thoái kinh tế có tính chu kỳ đã gây bất mãn trong nhân dân đến độ ngay cả những hào quang chiến thắng quân sự và ngọai giao gần nhất là thắng lợi của cuộc chiến chống cuộc xâm lăng Kuweit của Iraq ở vùng Trung Đơng, cũng không giữ được chiếc ghế Tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai cho TT. George H. Bush, người hùng của cuộc chiến tranh này.
Thế nhưng, với một J. Carter của đảng Dân Chủ đã thất bại trong nỗ lực đưa nước Mỹ đi vào Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới, thì nay Bill Clinton vị Tổng thống trẻ tuổi đào hoa liệu có thành công trong việc thực hiện giai đọan tiếp theo của qua 1trình đưa nứơc Mỹ và thế giới đi vào Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới hay không? Thời gian và thực tế sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Dẫu sao, nhân dân các nước trên thế giới và nhân dân Liên Xô yêu chộng Tự do Dân chủ đã tỏ ra biết ơn tất cả những ai đã góp phần tạo nên một biến cố vô tiền khoáng hậu, nhất là nhân dân các nước nghèo đói đã tỏ ra vui mừng một cách dè dặt, thận trọng, trước sự cáo chung của thế chiến lược quốc tế cũ vốn gây nhiều hệ lụy cho họ trong nhiều thập niên qua, đó là cuộc Chiến tranh Ý Thừc Hệ hình thành sau Thế Chiến Hai, từng diễn ra dưới hai hình thức, “Chiến tranh lạnh” (giữa các nước giầu) và “Chiến tranh nóng” ( nơi các nứơc nghèo). Một cuộc chiến qua đó đã đem lại nhiều lợi quyền cho các Đế Quốc (Đỏ cũng như Trắng), nhưng đã để lại nhiều khổ lụy đau thương và di hại lâu dài cho các nước nghèo nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của cuộc chiến tranh này..
(Còn Tiếp)
Thiện ý
( Trích: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới. Ấn hành lần đầu 1995 và tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ)
Tro ve dau trang
==================================
=================================================
No comments:
Post a Comment