video cuối trang
tka23 post
Đường phân định trên biển giữa hai miền Triều Tiên được Seoul công nhận từ sau cuộc chiến 1950-1953, nhưng Bình Nhưỡng nhất định bác bỏ. Đó là nguyên nhân khiến đây thường là nơi xuất phát của các vụ căng thẳng.
Đường giới hạn phía bắc (Northern Limit Line - NLL) được sở chỉ huy quân Liên Hợp Quốc đơn phương vạch ra vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, như là giới hạn để các tàu của Hàn Quốc không vượt qua. Ngày nay nó được Hàn Quốc và các đồng minh như Mỹ coi là ranh giới trên biển giữa hai miền. Nhưng phía Triều Tiên phản đối ranh giới này và họ vạch ra một biên giới lãnh hải riêng.
Đường NLL (màu xanh) nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền, với 5 hòn đảo nhỏ của Hàn Quốc. Ảnh: Stratford
Di sản chiến tranh
Việc vạch ra đường NLL với đường cong hướng lên phía bắc bán đảo Triều Tiên so với đường biên giới trên bộ đã giúp Nam Hàn nắm trong tay 5 đảo nhỏ ngay sát bờ biển Bắc Triều Tiên, bao gồm Baegnyeong, Daecheong, Socheong, Woo và đảo Yeonpyeong mới bị pháo kích. Trong khi đó Bình Nhưỡng đã phải chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát những hòn đảo ngay gần lãnh thổ này trong chiến tranh. Nguyên nhân là do quân đội Bắc Triều Tiên và đồng minh Trung cộng khi đó rất mạnh trên bộ, nhưng lại không có lực lượng hải quân có thể so sánh được với lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu.
Ngày nay những hòn đảo nói trên có ý nghĩa chiến lược đối với Hàn Quốc, dù rằng các tàu tiếp tế cho chúng nằm trọn trong "vùng phủ sóng" của các khẩu đội pháo bên bờ biển cùng hoả tiển chống hạm và tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên.
Những hòn đảo nhỏ này rất yếu về phòng thủ nhưng lại cho phép Hàn Quốc có những "đài quan sát" không thể thuận lợi hơn để do thám vùng bờ biển của Bắc Triều Tiên. Trong chiến tranh, những hòn đảo này cũng thường là nơi xuất phát cho các chiến dịch biệt kích của quân đội miền nam.
Hiện trên các đảo nhỏ, bao gồm Yeonpyeong, có dân thường sinh sống và chủ yếu sinh nhai bằng nghề đánh bắt hải sản. Họ được bảo vệ bởi lực lượng thuỷ quân lục chiến Nam Hàn , lực lượng tinh nhuệ bậc nhất trong quân đội miền nam. Theo giới phân tích quân sự, với sự lực lượng này, Nam Hàn hoàn toàn có thể biến các đảo nói trên thành nơi phát động cho những cuộc đổ bộ Triều Tiên nếu Seoul quyết định tấn công.
Tàu đánh cá của ngư dân Nam Hàn trên đảo Baegnyeong, nơi chiến hạm Cheonan bị chìm tháng 3 vừa qua. Ảnh: Life
Mặt trận mới nhất
Trong giai đoạn từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ trước, các vụ đụng độ giữa hai miền Triều Tiên thường xảy ra dọc đường biên giới trên bộ, khu phi quân sự cùng các vụ do lực lượng biệt kích và tình báo thực hiện bên ngoài bán đảo, như vụ đánh bom nhằm vào các giới chức cao cấp Nam Hàn ở Rangoon (Myanmar) năm 1983 và vụ tấn công một máy bay chở khách của Nam Hàn năm 1987.
Từ năm 1999, chiến lược của Bình Nhưỡng đã có sự thay đổi với việc tập trung vào đường ranh giới NLL tranh cãi, khi xảy ra vụ đụng độ đẫm máu giữa tàu chiến hai bên trong khu vực. Năm 2002, trong một hành động được cho là có tính toán của Bắc Triều Tiên vào đúng thời điểm diễn ra trận đấu cuối cùng của đội bóng Nam Hàn trên sân nhà World Cup năm đó, đã xảy ra một vụ chạm trán đổ máu khác giữa hải quân hai bên dọc đường NLL. Sau đó còn xảy ra các vụ giao tranh tương tự có thương vong vào các năm 2004 và 2009.
Tuy nhiên, những vụ căng thẳng nghiêm trọng nhất trên biển mới chỉ xảy ra trong năm nay, với việc Triều Tiên hai lần khai hoả hệ thống vũ khí chưa từng được sử dụng kể từ cuộc chiến tranh 1950-1953 là ngư lôi và đại pháo. Tháng 3 vừa qua, chiến hạm Cheonan
của Nam Hàn bị đánh chìm ngoài khơi đảo Baegnyeong, một trong năm hòn đảo của nước này nằm sát Bắc Triều Tiên, khiến 46 thuỷ thủ thiệt mạng. Cuộc điều tra quốc tế do Seoul tổ chức phát giác một ngư lôi mang dấu hiệu của Bắc Triều Tiên đã tấn công tàu chiến này, nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận trách nhiệm.
Tới thứ ba tuần trước, căng thẳng xung quanh đường ranh giới NLL gây tranh cãi đã được đẩy lên mức độ nghiêm trọng mới, khi Triều Tiên sử dụng trận địa pháo bên bờ biển tấn công một căn cứ thuỷ quân lục chiến củaNam Hàn trên đảo Yeonpyeong, đồng thời phá huỷ nhiều ngôi nhà của thường dân nằm gần đó. Bình Nhưỡng giải thích rằng họ chỉ pháo kích đáp trả sau khi thuỷ quân lục chiến Nam Hàn trên đảo nổ súng trước, bất chấp việc miền bắc phản đối qua điện thoại.
Nam Hàn thừa nhận họ đang có một cuộc tập trận bắn đạn thật vào thời điểm trên, nhưng khẳng định họ chỉ bắn ra biển ở phía nam và phía tây hòn đảo, chứ không hướng ra phía bắc là phần đất liền của Triều Tiên. Nhưng kể cả các vùng biển mà Hàn Quốc mô tả là nơi diễn tập bắn đạn thật cũng nằm trong vùng lãnh hải mà Băc Triều Tiên tuyên bố chủ quyền theo đường ranh giới do nước này vạch ra, khác hoàn toàn so với đường NLL do Liên Hợp Quốc thực hiện năm xưa.
Tuy vậy hiện vẫn chưa rõ tại sao Bắc Triều Tiên trong thời gian gần đây lại chọn cách tập trung vào khu vực xung quanh đường NLL trên biển để "khuấy động". Một trong những nguyên nhân có thể là những gì đang chứa đựng bên dưới mặt nước. Khu vực quanh NLL là ngư trường có rất nhiều cua, nơi mà các tàu của Bắc Triều Tiên, Nam Hàn và Trung cộng đều muốn được tới đánh bắt. Với lệnh trừng phạt mà Bắc Triều Tiên đang đối mặt thì xuất cảng hải sản là nguồn ít ỏi để nước này có thể thu được ngoại tệ.
Trong khi đó, sau vụ nã pháo hôm thứ ba tuần trước, nhiều dân thường trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc cho biết họ sẽ không quay lại nơi này. Giới phân tích nhận định đây có thể là một mục tiêu của Bắc Triều Tiên khi muốn làm giảm số thường dân sinh sống trên các đảo của miền nam.
Các chiến hạm Hàn Quốc tuần tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong. Ảnh: AP
Đảo Yeonpyeong: Dân di tản, binh sĩ đổ bộ
Người dân trên đảo Yeonpyeong lũ lượt di tản về đất liền sau vụ nã pháo của Bắc Triều Tiên để lại những ngôi nhà bị đánh tan hoang, trong khi binh sĩ được tăng cường để đồn trú. Đứng từ đảo Yeonpyeong có thể nhìn thấy bờ biển của Triều Tiên nằm cách đó hơn 10 km. Còn khi tới hòn đảo trong những ngày này có thể nhận thấy sự bố trí các loại vũ khí dày đặc trên những sườn núi.
những sườn núi.
Hoạt động quân sự có thể thấy khắp mọi nơi khi Nam Hàn đang tập trung quân đội trên đảo ra phía bờ biển kể từ sau khi bị Bắc Triều Tiên nã pháo. Phía bên ngoài đảo là hàng dài những chiến hạm Nam Hàn đang neo đậu. Trực thăng cũng liên tục vần vũ phía trên đảo Yeonpyeong, trong khi các binh sĩ bộ binh mang ngụy trang di chuyển trên những chiếc xe tải cùng vũ khí.
Theo mô tả của BBC, trái ngược với cảnh hối hả của quân đội, những sinh hoạt thường nhật trên đảo Yeonpyeong của người dân vốn sống khá đông đúc tại đây lại đìu hiu đến hoang tàn. Chỉ còn rất ít người dân trụ lại sau biến cố thứ ba tuần trước, còn hầu hết đã di tản về đất liền lánh nạn. Bãi đậu xe bên cầu cảng rất nhiều chiếc xe do mọi ngưởi để lại trước khi lên tàu về đất liền.
Khi bước vào khu dân cư, đập vào mắt là cảnh đổ nát sau vụ pháo kích của miền bắc. Những ngôi nhà sập hoàn toàn nằm lẫn với những công trình xây dựng khác chỉ bị vỡ kính. Những mảnh đạn găm chi chít trên tường một ngôi nhà dùng làm văn phòng trên đảo Yeonpyeong.
Nói cách khác, cuộc sống trên đảo nay đã hoàn toàn thay đổi kể từ vụ pháo kích bất ngờ của miền bắc và nơi này đang được quân sự hoá một cách nhanh chóng.
XEM VIDEO
PHÁO KÍCH ĐẢO YEONPYONG
TỔNG HỢP
Tro ve dau trang
=====================================
==========================================================
No comments:
Post a Comment