Nhân ái là tính chất cốt yếu của con người .Từ thiện cũng là điều luật cơ bản quan trọng nhất của tôn giáo. Ca ngợi lòng nhân ái, kêu gọi lòng từ thiện thì dễ dàng hơn nhiều so với việc phải lên tiếng tố cáo sự lạm dụng danh nghĩa từ thiện để lừa đảo lòng nhân ái và hơn nữa là phải vạch mặt chỉ tên tên những kẻ vì danh,vì lợi, vì làm công cụ cho một sách lược “ Bắt cóc lòng nhân ái ”!
Subject:
Kính mời Quý Vị đọc BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ 2 kính gửi ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HUẾ -
Xin Quý Vị mở Attach hay ghé thăm trang web
LÀ BIẾN CỐ TO LỚN HƠN BANG GIAO VATICAN-HÀ NỘI
301 -ĐỨC GIÁO HOÀNG TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
302 -THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG MẬT ĐÀM ĐỨC GIÁO HOÀNG VỀ DÒNG TÊN
303 -TRƯỚC VÀ SAU "MẬT ĐÀM HÀ NỘI-VATICAN VỀ DÒNG TÊN VÀO VIỆT NAM
304 -ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI TRAO TRẢ NHÀ ĐẤT CHO DÒNG TÊN VIỆT NAM
305 -DÒNG TÊN MỞ ĐẠI HỌC LOYOLA (Chicago) TẠI VIỆT NAM
306 -ĐẠI HỌC DÒNG TÊN LOYOLA UNIVERSITY (Chicago) XUẤT HIỆN TẠI VIỆT NAM
307 -THI HÀNH "MẬT ƯỚC HÀ NỘI-VATICAN", THỦ TƯỚNG DŨNG PHẢI TRAO TRẢ GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PIÔ X CHO DÒNG TÊN
308 -HÀ NỘI - VATICAN SONG SONG THI HÀNH "MẬT ƯỚC HÀ NỘI-VATICAN 2007" VỀ DÒNG TÊN VÀO VIỆT NAM
309 -ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI MỞ ĐƯỜNG LIÊN MINH VỚI DÒNG TÊN QUA NGẢ VATICAN
310 -TỔ HỢP ĐẠI HỌC DÒNG TÊN TẠI MỸ ĐÃ TO LỚN NHẤT THẾ GIỚI, NHƯNG VẪN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG ĐÀO TẠO 20,000 TIẾN SĨ TRONG 10 NĂM
311 -DÒNG TÊN CÓ DÁM GỒNG THAM DỰ VÀO "KẾ HOẠCH 10 NĂM 20 NGÀN TIẾN SĨ" CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG ?
312 -DÒNG TÊN VÀO HANG CỌP 7 ĐẦU HÀ NỘI
313 -CHA BỀ TRÊN GIÁM TỈNH DÒNG TÊN LÀ CHỦ TỊCH CÁC DÒNG TU NAM NỬ VIỆT NAM
314 -DÒNG TÊN SẼ KHÔNG MẤT MỘT TẤC ĐẤT NAO ! - BAO GIỜ DÒNG TÊN QUAY VỀ HUẾ?
315 -DÒNG TÊN THEO SÁT SAU LƯNG NHÀ ROTHSCHILDS- ILLUMINATI ĐƯA ĐẠI HỌC VÀO VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
316 -ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI NẰM CHẾT TRƯỚC CỔNG ĐẠI HỌC ANH MỸ TẠI HÀ NỘI
317 -DÒNG TÊN GIẢI TÁN 1773 VÀ TÁI LẬP 1814 - DÒNG TÊN CÓ 40 NĂM HỘI KÍN
318 -BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ 1 kính gửi CHA BỀ TRÊN GIÁM TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
319 -NHÀ ĐẤT TÒA KHÂM SỨ VÀ THÁI HÀ NẰM TRONG TAY HỘI KÍN MỸ ILLUMINATI-CFR - "PAX ILLUMINATA"
320 -BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ 2 kính gửi ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HUẾ V/v NHÀ ĐẤT DÒNG THIÊN ÂN
_Diem Phan" daobinhgiaohoang@yahoo.com_._,_.___
Attachment(s) from Diem Phan
1 of 1 File(s)
UNKNOWN_PARAMETER_VALUE
Messages in this topic (3) Reply (via web post) Start a
Có lẽ chúng ta cần phải nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm này của Úc:
Dư luận châu Á: Phương Tây cảnh giác trước việc Trung Quốc tiến quân vào các tài nguyên chiến lược
Tờ Liên hợp Tảo báo xuất bản tại Singapore đưa lại tin của Minh Báo ( Hong Kong ) số ra ngày 6/6: Vụ giao dịch đầu tư ở nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đã chết yểu.
Hôm qua tập đoàn Rio Tinto nhà khổng lồ khai thác khoảng sản Australia tuyên bố hủy giao dịch hợp tác trị giá 19,5 tỷ USD với công ty Nhôm Trung Quốc Chinalco. Các nhà phân tích cho rằng sự việc này thể hiện nổi bật tình trạng phương Tây cảnh giác với việc Trung Quốc tiến quân vào tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược.
Ông Jan du Plessis Chủ tịch Rio Tinto nói nguyên nhân Rio Tinto hủy bỏ giao dịch này là do tình hình thị trường đã có cải thiện rõ rệt. Rio Tinto sẽ trả cho Chinalco 195 triệu USD “Phí chia tay”.
Ban đầu Rito Tinto muốn giao dịch với Chinalco nhằm giảm nhẹ gánh nặng nợ nần ngót 39 tỷ USD của mình. Nhưng vì giá quặng gần đây, từ đáy vực, đã ngóc lên khiến Rio Tinto có thêm nhiều lựa chọn. Hôm qua Rio Tinto tuyên bố sẽ dùng cách gộp 40 cổ phiếu cũ làm một cổ phiếu mới để chuẩn bị gom 15,2 tỷ USD, ngoài ra Rio Tintocòn tuyên bố sẽ liên kết với đối thủ cạnh tranh là BHP để hợp tác khai thác quặng sắt miền Tây Australia.
Tổng Giám đốc Chinalco Hùng Duy Bình (Xiong Wei-ping) nói ông “cảm thấy vô cùng thất vọng” trước vụ giao dịch thất bại với Rio Tinto, “Chúng tôi vẫn cho rằng phương án giao dịch hai bên thỏa thuận hôm 12/2/2009 là một dịp tốt tạo ra giá trị cho các cổ đông của Rio Tinto”. Ông nói, vụ giao dịch thất bại này sẽ không làm thay đổi mục tiêu chiến lược quốc tế hóa nhiều công ty khoáng sản kim loại mà Chinalco đang thực hiện.
Theo các nguồn tin, quá trình giao dịch có số tiền khổng lồ nói trên từ lúc đàm phán cho tới lúc thỏa thuận đều đầy ẩn số và chịu nhiều sức ép từ các cổ đông Rio Tinto cũng như từ các chính khách Australia, những người cho rằng bối cảnh sở hữu nhà nước của Chinalco làm cho vụ giao dịch này vi phạm lợi ích quốc gia Australia.
Ông Mã Vũ giám đốc nghiên cứu Viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng khai thác quặng sắt là một ngành đặc biệt, xét về góc độ chính trị trong quá trình xét duyệt vụ giao dịch, chính phủ Australia luôn rất không tán thành nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngành sản xuất then chốt này của nước mình, nhằm tránh gây tổn hại cho lợi ích quốc gia. Bởi vậy cho dù Chinalco chịu nhượng bộ nhưng họ vẫn khó giành được tín nhiệm của chính phủ Australia.
Thủ tướng nước này là Rudd phủ nhận tin nói giao dịch thất bại là có liên quan tới sức ép chính trị, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc tới châu Úc đầu tư, chính sách đầu tư nước ngoài của Australia không có phân biệt đối xử”.
Nguyễn Hải Hoành lược dịch
http://www.bauxitev ietnam.info/ tintuc/090607_ phuongtaycanhgia
"Bui Trung-Truc"
Điểm sách
Xin giới thiệu đến bạn đọc Nhớ Về Bác Sĩ Lê Khắc TánhThể loại: Tạp ghiTác giả: Việt Hải
http://vandandongta m.net/index. php?view= story&subjectid=1340
************ ********* ********* ********* ********* *
Nhạc sĩ TÙNG GIANG
http://vandandongta m.net/index. php?view= story&subjectid=1344
www.vienxumagazine1 .com/caophoTG. htm
www.vienxumagazine1 .com/phanuuTG. htm
1. Nhạc sĩ TÙNG GIANG
PHÂN ƯU
Vô cùng thương tiếc được tin thân phụ của ca sĩ Giáng Ngọc là:Ông PHẠM TÙNG GIANGtức Nhạc sĩ TÙNG GIANG...
Jo Marcel, Thu Huyền (BPQ Trường Kỳ), Nam Lộc, Kỳ Phát, Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Boss Xuân Hồng, Mạnh Hà, Thái Hà, Paolo Tuấn, Billy Hùng, Trung Nghĩa, The CBC, Hoàng Thi Thao, Hồ Xuân Mai, Quách Vình Thiện, Nguyễn Xuân Nam, Mùi Quý Bồng, Võ Tá Hân, Phạm Gia Cổn, Ngô Thụy Miên, Phạm Anh Dũng, Phan Anh Dũng, Trúc Hồ, Diệu Quyên, Chí Thiện, Minh Phượng, Quốc Anh, Việt Dzũng, Ái Cầm, Thái Tú Hạp, Nguyễn Minh Châu Paris, Trần Quang Hải, La Anh Dũng, Phạm Khải Tuấn, Sĩ Đan, Trần Quảng Nam, Tú Minh, Ngọc Diệp, Nguyên Vũ, Thúy Anh, Hương Thơ, Thụy Mi, Lê Tín Hương, Diệu Hương, Lan Hương, Xuân Thanh, Vũ Hùng, Xuân Điềm, Thanh Liễu, Thanh Thúy, Thanh Mai, Khánh Vân, Lưu Mỹ Lan, Quỳnh Hương LB, Nguyễn Đức Cường, Lê Văn Khoa, Tống Hoàng, Như An, Hồng Vũ Lan Nhi, Bạch Hạc, Quỳnh Giao, Phong Vũ, Peter Morita, Song Nam TVT, Luân Hoán, Mạc Phương Đình, Dương Viết Điền, Nguyễn Toàn Thắng, Vũ Đình Trường, Hoàng Định Nam, Trần Trung Đạo, Nguyễn Thanh Huy, Phạm Phong Dinh, Chu Tất Tiến, Phan Đình Minh, Phan Nhật Nam, Huy Phương, Anh Bằng, Lê Dinh, Lê Duy, Duy Khiêm, Phiến Đan, Kiều Mỹ Duyên, Đặng Hiền, Tô Anh Tuấn, Trần Đình Thục, Vương Trùng Dương, Tạ Xuân Thạc, Lê Thuý Vinh, Diễm Chi, Ngô Quốc Hùng, Karen Thủy, Hải Yến, Trường Hà, Hải Đà Vương Ngọc Long, Phạm Phú Minh, Quyên Di, Lê Bình, Lê Anh Dũng, Nguyễn Xuân Nghĩa LS, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Ngụy Vũ, Hồ Đăng, Mai Thanh Truyết, Diamond Bích Ngọc, Thụy Vi Paris, Vân Khanh, Desiree Thanh Bình, Nguyễn Tuấn Phila, Vũ Hối, Paul Tuấn, Hoàng Huy Giang, Khanh Phương, Thanh Loan, Hồ Ái Việt, Phan Bá Thụy Dương, Vũ Uyên Giang, Nguyễn Quý Đại, John Oan, Mạc Ly Hương, Chu Bá Yến, Vũ Tùng Văn, Hoàng Thy, Thiện Doãn, Trần Trọng Nhân, Sonny Phan, Song Thuận, Ngọc Linh, Trang Sĩ Phước, Annie Trang, Yên Thư, Đường Sơn, Tiểu Thu, Quỳnh Hoa, Sabrine Hồng Vân, Cát Biển, Nguyễn Thành, Việt Hải, Nguyễn Tuấn Houston, Nhóm Văn Tuyển Houston, Văn Đàn Đồng Tâm, DĐ Tình Nghệ Sĩ. và Câu Lạc Bộ
Lời Tiễn Biệt...
Tôi yêu nhất tiếng chim hót đầu ngày của mỗi buổi sáng thức giậy vì nó là những giai điệu reo vang mang lại nhiều hứa hẹn và tin vui của một ngày mới.
Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Billy Shane (Strawberry Four)
Sáng nay vẫn với tiếng chim hót quen thuộc đầu ngày nhưng hình như những âm thanh quen thuộc kia đã có phần nào khác lạ vì chúng đã buông xuống những nốt trầm buồn vì chúng đã biết và cũng buồn như tôi khi nghe qua đài Little Saigon Radio sáng nay con gái anh Giáng Ngọc báo tin Ba của mình (Tùng Giang) đã ra đi đêm qua trong thanh thản và nhẹ nhàng.
Không nỗi đau nào bằng phải đưa tiễn người thân yêu nhất của mình ra đi cả. Xin
Tôi nghe hơn một lần bản nhạc buồn, buồn lắm: "Tôi với trời bơ vơ".
From: Nam Loc Nguyen
Vĩnh Biệt Nhạc sĩ Tùng GiangSau buổi “họp mặt hoàng hôn” cùng bạn bè và người thân cách đây đúng 2 tuần lễ, nhạc sĩ Tùng Giang đã vĩnh viễn giã từ trần thế vào lúc 9 giờ 45 phút tối giờ California ngày thứ Năm mùng 4 tháng 6, 2009 với đông đủ các con và các cháu ở bên cạnh. Xướng ngôn viên Giáng Ngọc, trưởng nữ của nhạc sĩ Tùng Giang đã sụt sùi gọi điện thoại thông báo cho một số bạn thân của “bố” trong đó có tôi.
Tin Tùng Giang qua đời tuy không làm tôi ngạc nhiên như khi Trường Kỳ đột ngột ra đi, vì Giang đã dự đoán trước chuyện này, nhưng tôi vẫn cảm thấy thật bàng hoàng, vì chỉ trong vòng 3 tháng tôi đã mất đi hai người bạn thân mà cuộc đời cả 3 đứa đã gắn liền với biết bao nhiêu kỷ niệm. Ôi còn đâu “bộ ba” Trường Kỳ - Nam Lộc - Tùng Giang! Vĩnh biệt bạn hiền! Nam Lộc California, những ngày hè trống vắng!
=============================================================
MẶT TRẬN XUÂN LỘC – LONG KHÁNH
Tháng Tư, 1975
(Viết theo lối trình thật cập nhật nặng về phần
Chiến sử Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam )
Lời nói đầu: Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được Tổng Thống Ngô Đình Diệm
nền Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập từ năm 1957, bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên
Hòa với mục đích để định cư đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tỉnh có diện
tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng chồi
thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái.. Long Khánh chiếm một vị trí chiến
lược quân sự rất quan trọng, vì đây là ngã ba giữa hai QL1 và 20,cửa ngỏ từ Miền Trung
Miền Cao Nguyên và Thủ Đô Sài Gòn chỉ cách nhau hơn 80 cây số,do đó Xuân Lộc được
Coi như vòng đai thép, ngoài việc bảo vệ phi trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất và Thủ Đô Sài Gòn. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giửa chiến khu C và Đ của Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Hát Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy. Là con đường huyết mạch mà Cộng quân dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn 759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển vào MIền Nam .
Ngày ¾ Đại tướng Văn Tiến Dũng, TTMT/QĐND/CSBV và Bộ tham mưu đã vào tới Bộ tư lệnh “B2” Trung ương cục Miền Nam ở phía tây thị xã Lôc Ninh. Bốn ngày sau, Lê đức Thọ cũng tức tốc đến nơi. Ngày 8/4, dưới sự chủ toạ của Lê đức Thọ, thì kế hoạch đánh chiếm Sài gòn-Chợ lớn được đem ra bàn thảo. Đồng thời Bộ tư lệnh chiến dịch cũng được thành lập gồm có:
- Đại tướng Văn tiến Dũng, UV/BCH,TTMT/ QĐND/CSBV, được cử làm Tư lệnh chiến dịch.
- Phạm Hùng, UV/BCH, Bí thư trung ương Cục Miền Nam, Chính ủy BTL “B2” được cử làm Chính ủy.
- Thượng tướng Trần văn Trà, UV/BCH/TUĐ, Tư lệnh “B2”, giữ chức Phó Tư lệnh.
- Trung tướng Lê đức Anh, UV/BCH/TƯĐ, Phó Tư lệnh “B2” giữ chức Phó Tư lệnh, kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Tây Nam (Đoàn 322)
- Trung tướng Lê trọng Tấn, UV/BCH/TƯĐ, TTM Phó, QĐND/CSBV giữ chức Phó Tư lệnh kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Miền Đông (Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 “Sao vàng”)
- Trung tướng Lê quang Hòa, Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị (Cục ANQĐ) của Bộ Tư lệnh chiến dịch.
- Trung tướng Đinh đức Thiện, Phó Tư lệnh đặc trách hậu cần.
- Thiếu tướng Lê ngọc Hiền , Tham mưu trưởng chiến dịch
- Lê đức Thọ giữ vai trò “Đaị diện BCH/TƯĐ”, tức Tư lệnh mặt trận.
Và theo đề nghị của Tướng Văn tiến Dũng, ngày 14/4/75, Lê Duẫn Tổng bí thư đảng CSVN đã đồng ý chấp thuận lấy tên chiến dịch tấn chiếm Sài gòn-Chợ lớn là Chiến dịch” Hồ chí Minh”
A/-Xuân lộc nổi sóng:
Để tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc, Cộng quân đã tung vào chiến trường này Quân đoàn4/CSBV gồm có 3 Sư đoàn 6,7 và 341 tổng trừ bị và các đơn vị điạ phương thuộc Quân khu 7 cùng với xe tăng, phòng không, đại pháo. đặc công, cấp trung đoàn yểm trợ, do Thiếu tướng CS Hoàng Cầm làm Tư lệnh mặt trận, Thiếu tướng CS Hoàng thế Hiệp làm Chính ủy.. Theo kế hoạch trận chiến đẳm máu xảy ra tại 3 phòng tuyến: “ngã ba Dầy Giây”, do Chiến đoàn 52 BB và 1 Thiết đoàn Kỵ binh trấn giữ, “Gia rai và núi Chứa Chan”, do Chiến đoàn 48 BB và Liên đoàn 7 BĐQ phòng thủ và tại “thị xãXuân Lộc”, do Chiến đoàn 43 BB và các Tiểu đoàn BĐQ bảo vệ. BTL/
SĐ18BB/HQ của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh; Đại tá Lê xuân Mai, Tư lệnh phó; Đại tá Hứa yến Lến, Tham mưu trưởng hành quân, được đặt tại chi khu Xuân lộc, phía Nam ngã ba Tân phong-Long giao có các đơn vị trừ bị của sư đoàn như Pháo binh, Truyền tin, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, ĐPQ+NQ do Đại tá Lê xuân Hiếu chỉ huy bảo vệ. BCH/Tiểu khu Long Khánh do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm TKT, chỉ huy lực lượng diền điạ.
Ngày 9/4/75 lúc 5giờ 30 sáng, Cộng quân đã pháo kích vào thị trấn Xuân lộc, kéo dài liên tục trong 2 giờ đồng hồ với hơn 3000 qủa đạn pháo đủ loại, phần lớn đạn pháo đã rơi vào khu Chợ, nhà Thờ, Ty Thông tin, Doanh trại và nhà dân chúng gây nhiều đám cháy và thương vong hổn loạn. Thế rồi đến 8giờ cùng ngày, quân CSBV đã xử dụng Bộ binh và Chiến xa nhất loạt tấn công vào tỉnh Long khánh, nhưng chúng bị chận lại bởi lực lượng trú phòng của QLVNCH, đánh trả quyết liệt nên chúng đã phải chém vè về phía sau, bỏ lại tại chổ hàng trăm xác chết và 4 chiến xa T.54 bị hạ bởi hỏa tiển M72..
Ngày 10/4, Cộng quân trở lại tấn công tỉnh lỵ Xuân lộc với 3 Sư đoàn 6, 7, 341 CSBV
và các trung đoàn chiến xa, đại pháo, đặc công, hỏa tiễn phòng không.. ,khắp các mặc trận Đông,Tây,Nam, Bắc thị trấn từ nhà thờ Chính tòa, khu chợ, phòng Thông tin, Bưu điện, Doanh trại, Phi trường v.v.. nơi nào Cộng quân cũng xữ dụng quân số tham chiến cấp Tiểu đoàn. Cuộc chiến đẩm máu kéo dài giằng co trong mấy ngày, cả hai phía Quốc gia - Cộng sản dành giựt nhau từng bờ tường, ngôi nhà, làm phòng tuyến để tìm sự sống trong cái chết cận kề bên đường tơ kẻ tóc. Không quân chiến thuật của QLVNCH đã yểm trợ tích cực và đánh bom hữu hiệu cho các đơn vị dước đất bằng các loại phản lực cơ F5E đã góp phần tiêu diệt một số lớn địch quân.
Và hảy nghe O. Todd ,ký gỉa người Pháp, có thiện cảm với CSBV cũng đã mô tả: “tinh thần của binh sĩ bảo vệ Xuân lộc rất cao..” Thiếu tướng Lê minh Đảo,Tư lệnh mặt trận cũng đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn tại Xuân lộc rằng: “tôi không cần biết phía bên kia sẽ đưa bao nhiêu Sư đoàn để đánh chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt họ..”.
Trong khi đó tin tức đăng trên báo Chính luận, xuất bản tại Thủ đô Sài gòn, phóng viên chiến trường của tờ báo này đã cho biết: “QLVNCH vừa đánh thắng một trận lớn trong ngày hôm qua tại tỉnh Long khánh, nhưng sáng nay Cộng quân lại mở cuộc tấn công mới vào tỉnh lỵ này, và cho đến khi báo lên khuôn, trận đánh có tính cách thử thách quyết liệt vẫn còn đang tiếp viễn..”.
Cũng trong bản tin tức chiến sự phát ngôn viên quân sự phân phát cho báo chí Việt nam và Ngoại quốc ngày 10/4 cho biết một số chi tiết: Kể từ 6 giờ 30 sáng hôm qua, quân CSBV đã pháo kích khoảng 3,000 quả đạn đủ loại vào khu vực tỉnh lỵ Xuân lộc
đồng thời sau đó, chúng xử dụng Bộ binh và Chiến xa tấn công vào thị xã. Kết quả sơ khởi cho biết có khoảng 300 Cộng quân đã bị hạ và 4 tên khác bị bắt sống. Ngoài ra còn có 100 vũ khí đủ loại của địch bị ta tịch thu và 4 chiến xa T.54 bị tiêu diệt”.
Ngoài bản tin nêu trên, phát ngôn viên quân sự còn cho báo chí biết thêm, căn cứ theo tin nhật báo Chính luận rằng: “Lúc 7 giờ sáng hôm nay, ngày 10/4 Cộng quân lại pháo kích khoảng 1,000 quả đạn đủ loại, đồng thời Bộ binh và Chiến xa của địch đã nhất loạt tấn công tỉnh lỵ này, từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc.. Tổn thất đôi bên chưa rõ”
B/-Lữ đoàn 1 Nhảy Dù Vào trận địa:
Vừa rời khỏi mặt trận Thượng đức và Bắc Đèo Hải Vân, Đà nẳng thuộc QĐ1/QK1 vào cuối tháng 3-1975. Sau những tháng dài quần thảo với mặt trận “B1” của quân khu 5, trực diện với các Sư đoàn 304, 320, 329B và 711 thuộc QĐ2/CSBV do Trung tướng Lê trọng Tấn, TTM Phó QĐND/CSBV chỉ huy và Thượng tướng Chu văn Mân,Tư lệnh QK.5, giữ chức Chính ủy. Khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù về đến “Hoàng Cung” tại Sài gòn được mấy ngày, chưa kịp chỉnh trang đơn vị. Điều đó hãy nghe Trung tá Đào thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND tâm sự:
Ngày 12/4 nhận được lệnh họp hành quân khẩn cấp của BTL/HQ/QĐ3/QK3.
Sau buổi họp, thi hành ngay kế hoạch hành quân mới, kể từ ngày 12/4 Lữ đoàn 1 ND
tăng phái cho BTL/SĐ18BB với nhiệm vụ tăng cường phòng thủ tỉnh Long Khánh.
BTL/SĐ18BB/HQ trú đóng trong một góc rừng phía Đông Nam gần ngã ba chi khu Xuân lộc cùng với Pháo binh 155 ly và bãi đáp trực thăng, cạnh trung tâm hành quân sư đoàn. Trung tá Đỉnh LĐT/LĐ1 ND đã được đích thân Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh SĐ18BB cho biết khái lược về tình hình địch và Bạn cũng như dân chúng trong vùng, trên tấm bản đồ hành quân cầm tay có ghi nhiều chấm đỏ như sau:
a/- Tình hình địch:
-“Quân đoàn 4/CSBV, Tư lệnh là Thượng tướng CS Trần văn Trà (vừa thay Thiếu tướng CS Hoàng Cầm) và chính ủy là Thiếu tướng Hoàng thế Thiệp, chỉ huy gồm có 3 Sư đoàn 6, 7 và 341 tổng trừ bị cùng với các Lữ đoàn 203 và 204 Xe Tăng, Đại pháo Phòng không, Đặc công, và các đơn vị điạ phương thuộc QK 7 trợ chiến, dồn hết mọi nổ lực tấn kích 4 mặt vào tỉnh lỵ Long khánh với quân số và chiến cụ nhiều hơn quân ta gấp 7 lần.
b/- Tình hình bạn:
-“Lực lượng phòng thủ tỉnh Long Khánh của SĐ18BB gồm có Chiến đoàn 52BB do Đại tá Ngô kỳ Dũng chỉ huy; trên phòng tuyến phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc tỉnh lỵ; Chiến đoàn 48BB do Trung tá Trần minh Công chỉ huy, bảo vệ BTL/SĐ18BB ở phía Nam cách tiểu khu Long khánh 4 km. BCH/TKLK do Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng..
Xin hãy nghe lời trích thuật của các phóng viên chiến trường ngoại quốc ca ngợi và xưng tụng về sự oai dũng anh hùng của các người chiến sĩ QLVNCH trong trận chiến Xuân lộc như sau: “Sư đoàn 18BB của tướng Lê minh Đảo, chiến đấu như cọp dữ làm quân đoàn tấn công của CSBV phải khựng lại ở Xuân lộc, song vì thiếu quân số và đã cố gắng đến kiệt sức, Tướng Đảo xin tiếp viện.. .
Phải nói các anh người lính VNCH, trong trận đánh chót này là “thần thánh” và những gục ngã tức tưởi cũng rất “thần thánh” vì chỉ có “thần thánh” mới chiến đấu được như vậy khi trong mình đang mang nhiều vết “nội thương rĩ máu.
Ngay sau khi cuộc đổ quân bằng trực thăng vận hoàn tất, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh
LĐT/LĐ1ND liền khai triển lực lượng Nhảy dù tiến thẳng vào mục tiêu ấn định theo đội
chân vẹt:
- Tiểu đoàn 9 do Trung tá Nguyễn văn Nhỏ làm Tiểu đoàn trưởng, trách nhiệm diệt các chốt địch trên QL 1, sau đó bung quân lục soát về phía Đông, tìm phương cách giap tiếp với dân trong ấp Bảo định rồi bố trí chờ lệnh.
- Sau khi xuất phát khoảng nửa giờ thì ĐD3/ND do Đại úy Đinh văn Tường làm ĐĐT, chạm địch ở phía Đông trên đường đến ấp Bảo định. Kết quả sơ khởi: địch có 12 tên nằm tại chổ, 1 súng cối 61 ly và 9 súng cá nhân bị ta tịch thu và còn một số tàn quân chạy về hướng Đông Bắc.
- Trong khi của Tiểu đoàn 9ND tiến lên còn cách ấp Bảo định 500 thước thì lực lượng Dân vệ trong ấp báo động, súng các loại bắt đầu nổ kể cả súng cối 60 ly, trong ấp bắn ra như mưa, đạn bay vèo vèo về phía quân Dù, làm át cả tiếng loa kêu gọi, nên các chiến sĩ Dù lo ẩn núp chờ liên lạc giao tiếp .. Độ 15 phút sau, từ khi nổ súng ào ạt vào quân Dù nhưng thấy vẫn im lặng, không có phản ứng gì, dân trong ấp cũng ngưng bắn chờ đợi quan sát . Nhảy dù tiếp tục liên lạc loa kêu gọi khi giao tiếp được với nhau “quân – dân” tay bắt mặt mừng, buồn vui lẫn lộn. Trong lúc đó có Trung tá Nhỏ, Tiểu Đoàn Trưởng TDND và 2 binh sĩ đã bị thương vì mãnh đạn súng cối, được chuyển về phía sau chờ tản thương, Thiếu tá Lê mạnh Đường TĐP được xữ lý chức vụ TĐT.
- Tiểu đoàn 9ND được TĐ1ND lên hoán đổi nhiệm vụ cho nhau. TĐ9ND về hoạt động lục soát, bung quân rộng tìm diệt địch ở phía Tây Chi khu Xuân lộc, TĐ1ND do Thiếu tá Ngô tùng Châu làm Tiểu đoàn trưởng là lực lượng trừ bị cho Lữ đoàn, được điều động lên thay cho TĐ9ND bố trí về hướng Đông ấp Bảo định ở phía Tây Liên tỉnh lộ 2 chờ lệnh.
- TĐ8ND do Trung tá Đào thiện Tuyển làm Tiểu đoàn trưởng, có nhiệm vụ lục soát lên phía Bắc và Đông Bắc khu rừng chồi ở hướng Bắc QL1, bắt tay với Tiểu đoàn 82 BĐQ của Thiếu tá Dương mộng Long làm TĐT, đang bảo vệ phi trường Long khánh, sau đó bố trí quân về hướng Đông tỉnh lỵ. Tiểu đoàn 8ND xuất phát rời khỏi QL.1 khoảng 600 thước về phía Bắc thì chạm súng liên tục với các tổ tiền đồn của địch trong khu rừng chồi. Trung tá Tuyển cho tung các Đại đội trái phải thành đội hình nấc thang khép kín vòng vây tiến sát để truy diệt địch..
Trong thời gian này, BCH/LĐ1ND/HQ đóng cạnh Bộ Tư Lệnh SĐ18BB/HQ ở chi khu Xuân lộc, bị Cộng quân pháo kích 30 qủa đạn loại 130ly từ hướng Đông Bắc vào vòng đai phòng thủ, thiệt hại của các đơn vị không đáng kể. Với tư cách là LĐT/LĐ1ND Trung tá Đỉnh đã đệ trình đề nghị lên v ị Tư lệnh chiến trường Xuân lộc là C/T Lê Minh Đảo những yếu điểm của BTL/HQ tử thủ như sau:
1/BTL/HQ và Trung Tâm Hành Quân chiến thuật không nên đóng chung với đơn vị Pháo binh.
2/ Hạn chế máy bay trực thăng lên xuống gần BTL/HQ.
3/ Vị trí đặt BTL/HQ tránh các điểm nổi trên bản đồ điạ hình.
4/ Nên cho đào hầm kiên cố dưới chân đồi Chuối để đặt Trung Tâm Hành Quân Phối Hợp Sư Đoàn…
Nhưng rất tiếc đề nghị này chưa được áp dụng, có lẽ vì BTL/SĐ18BB đóng tại tĩnh lỵ Long Khánh không có nhiệm vụ “tử thủ” hoặc yếu tố thời gian không cho phép.
Trong khi đó toán truyền tin đặc biệt của Phòng 7/BTTM tăng phái đã rà tần số bắt được “mật tin, đêm nay Cộng quân cho đơn vị tới giải cứu đồng đội đang bị lực lượng Nhảy dù bao vây để tản thương”, Trung tá Đỉnh LĐT cho lệnh TĐ1ND đang ở phiá Đông ấp Bảo định được điều động ngay chiều tối hôm đó lên giăng một tuyến phòng thủ kéo dài từ Bắc xuống Nam hướng về phía Đông chờ địch.
Đồng thời TĐ3pháo binh Nhảy dù do thiếu tá Nguyễn văn Thông tức Thông gìa làm TĐT với nhiều kinh nghiệm pháo trận địa (đặc biệt món” Phở tái nạm gàu”, nếu các cháu ngoan của bác đã ăn phải là nhớ đời…) lúc nào cũng sẳn sàng hàng trăm qủa đạn pháo 105 ly để yểm trợ cận phòng tối đa cho quân bạn theo nhu cầu hỏa tập tiên liệu sẽ chụp xuống đầu địch bất cứ lúc nào.
Đúng theo kế hoạch tiên liệu, khoảng 10 giờ đêm Cộng quân xuất hiện dưới các tàng cây hầu hết trước tuyến án ngữ của TD1ND. Đợi địch đến gần.. gần thêm nữa, 150 thước.. rồi 100 thước.. Lệnh khai báo: “Ầm! Ầm! Ầm!..” chỉ mấy phút sau, có hơn 400 qủa đạn đại bác 105 ly vừa chạm nổ, vừa nổ cao chụp xuống đầu địch từ hỏa tập này chuyển sang hỏa tập khác được tiên liệu theo nhu cầu pháo yểm, thế là đơn vị của Trung đoàn 141/SĐ7/CSBV coi như bị xóa sổ hoàn toàn, vì đạn pháo đã cày nát vườn cây ăn trái, xác địch nằm la liệt tung tóe ngổn ngang..
Tin chiến thắng của các Đại đội Nhảy Dù, đã tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Cộng quân được trực tiếp báo cáo về BCH/LĐ1ND/HQ, Trung tá Nguyễn văn Đỉnh LĐT, mỉm cười Ông lẫm bẫm: “Cho phép tôi hãnh diện nói theo ngôn từ quân sự một chút, vì đây là trận đánh thắng cuối cùng và toàn vẹn nhất của đơn vị Nhảy Dù từ trước đến nay. Thật đáng hãnh diện về chiến công hiếm có này!!”.
Trong khi đó, nhìn về trận tuyến tại ngã ba “Dầu Giây” ngày 12/4 Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 do Đại tá Lê kỳ Dũng chỉ huy, bằng chiến thuật biển người với chiến xa và đại pháo đủ loại .v.v.. Sau nhiều giờ giao chiến ác liệt giữa đôi bên, tuy nhiên vì bị áp lực của địch qúa mạnh cho nên lần lượt các tiền đồn án ngữ của Trung đoàn 52/BB từ xã Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu trên QL. 20 đã bị Cộng quân tràn ngập.
Ngày 15/4, cũng tại ngã ba “Dầu Giây”. Quân Đoàn 4/CSBV do Thượng tướng Trần văn Trà, tổng chỉ huy, trở lại mở ra trận đánh thí quân quyết tử đã áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công ấp đảo cứ điểm của Trung đoàn 52/BB, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ và lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, gồm có khoảng 2,000 người trú phòng gần ngã ba QL.1 và 20. Trong trận chiến tàn bạo khủng khiếp này, một người lính VNCH phải chiến đấu chống trả với 9 người lính CSBV có chiến xa và đại pháo trợ chiến.
Sau mấy ngày ác chiến chống trả quyết liệt không ngưng nghĩ, tất cả pháo binh, thiết giáp, đạn dược, người hầu như đều bị ủy diệt cho đến khi hầm chỉ huy của Chiến Đoàn Trưởng bị pháo kích bắn sụp Đại tá Ngô kỳ Dũng mới cho lệnh rút quân thì còn có khoảng 200 người được sống sót.
Ngay khi nhận được tin cứ điểm phòng thủ của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 bị Cộng quân tràn ngập. Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3/QK3 xin quyết định xử dụng 2 qủa bom “Daisy Cutter” còn gọi là “CBU..82” tại mặt trận “Ngã Ba Dầu Giây”. Sau này Tướng Toàn cho biết, khi có quyết định của Bộ TTM, “Ông đã ra lệnh cho Không quân, Tân Sơn Nhất, xử dụng 2 vận tải cơ c.130 để thà 2 quả bom “Daisy Cutter” xuống ngã ba Dầu Giây trong đêm 15/4, vào vùng tập trung quân của QĐ4/CSBV để chuẩn bị tiến về Thủ Đô Sài Gòn. Nơi đây có gần 10,000 Cộng quân cùng với chiến xa T.54 và đại pháo các loại đang di chuyển trên QL.20 vừa tới ngã ba Dầu Giây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
“Daisy Cutter” là loại bom nặng có trọng lượng 15,000lbs, dùng để khai hoang hay mở bải đổ quân cho đơn vị cấp Sư đoàn hoặc Lộ Quân ở bất cứ địa thế nào và có tầm sát hại trong vòng đường kính 5 dặm, đã làm cho đại quân của Tướng Võ nguyên Giáp rối loạn hàng ngũ trong 3 ngày liền, tại Hà Nội CSBV lại la ó ầm ĩ cho rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp Định Paris, đưa pháo đài B.52 trở lại chiến trường và xử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến Việt nam.
Ngày 16/4 trở lại LĐ1ND ở mặt trận Xuân Lộc, sau 4 ngày quần thảo với lực lượng Cộng quân trong vùng trách nhiệm các đơn vị Nhảy Dù vẫn giữ vững được tuyến phòng thủ và còn tạo được nhiều chiến thắng oai hùng mặc dầu bị quân số địch rất đông áp đảo. Sáng nay, dân chúng trong ấp Bảo Bình báo cho biết hiện Cộng quân còn một số đông khỏe mạnh vớ đủ loại cáng khiêng và có khoảng 200 tên khác bị thương nặng đang nằm băng bó trong ấp. Họ còn cho biết thêm là dân trong ấp Bảo Định đã bỏ nhà chạy hết sang trú ngụ bên ấp Bảo Bình ở phía Nam cách đó khỏang 1 cây số.
Vậy thì tốt, Pháo binh Nhảy Dù lại được dịp “bán Phở”, ngay sau khi Sĩ quan Tiền sát Pháo binh leo lên được tháp chuông nhà thờ Bảo Bình quan sát và điều chỉnh yếu tố lấy “thực đơn”. Thế là 200 qủa đạn đại bác 105 ly đủ loại được liên tục gửi tới chụp xuống đầu những tên “sinh Bắc tử Nam” vừa mới chạy thoát khỏi trận chiến đêm qua. TĐ1ND đang bố trí ở phiá Đông ấp Bảo Định tương đối yên tỉnh, đã được lệnh cho một đứa con lên lục soát mục tiêu pháo binh vừa tác xạ.
Ngày 18/4, Trung tá Đỉnh Lữ đoàn trưởng cho lệnh TĐ9ND đưa một đứa con vào vùng do Đại Đội Trinh Sát báo cáo, lục soát như thường lệ. Đại đội 94/ND trên trục tiến quân Trung Úy Thăng cho biết về hướng Đông gần cuối rừng cao su có thấy bóng nhiều xe vận tải Molotova. Khi rời vị trí đóng quân được khoảng 1,000 thước thì Đại đội 94/ND chạm địch khá mạnh, cấp tiểu đoàn dưới hầm hố ngụy trang cây lá, vũ khí cá nhân và cộng đồng bắn ra xối xả. Một khám phá mới Cộng quân còn làm ổ phục kích cả trên các ngọn cây cao su để bắn tỉa. Quả thật bọn chúng có nhiều lợi thế, nên rất hung hản “bu” xung quanh như muốn ào tới để đè bẹp lực lượng Dù.
Thấy Đại đội của mình có thể bị kẹp trong vòng vây nguy hiểm. Trung úy Thăng ĐĐT liền cho lệnh binh sĩ đào hố cá nhân chiến đấu tại chổ và lập tức xin yểm trợ. Được phi pháo yểm trợ vòng ngoài vì thời tiết quá xấu hơn nữa quân ta và địch qúa gần không có khoảng cách an toàn.
Ngay chiều hôm đó mặc dầu trời mưa tầm tã.. Đại đội 93/ND do Đại úy Đinh văn Tường, đã xuất phát lúc 5 giờ dể kịp giao tiếp với với ĐĐ4/ND. Dưới quyền điều động của Đại úy Trần ngọc Chỉ tân Tiểu đoàn Phó TD9/ND, nhưng khi đại đội 93/ND mới vượt qua khỏi trảng trống vừa bám được vào bìa rừng cao su với Đại đội 94/ND thì chạm địch rất mạnh. Lại chơi trò “công đồn, đã viện” nữa đây chăng. Lúc bây giờ trời về chiều lại có mưa nên trong rừng cây tối đen. Ta và địch bắn nhau qua lại, lúc mạnh khi yếu, cầm chừng suốt đêm, vì bên này sợ bên kia mò tới.
Trung Tá Đĩnh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 ND, cũng vừa nhận được lệnh của Chuẩn tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh chiến trường Xuân lộc báo cho LĐ1ND chuẩn bị triệt thoái toàn bộ của đơn vị ra khỏi Long Khánh, đây là lệnh của Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệng QĐ3/QK3 để bảo toàn lực lượng về phòng thủ Sài gòn”.
Trung tá Đào thiện Tuyển TĐT/TĐ8ND với quyết tâm của một người lính Nhảy dù, thề đổ máu để bảo vệ quê hương mẹ Việt nam. Ông nói: “mặt trận Xuân lộc, niềm hy vọng cuối.. Các đơn vị ta ở Long Khánh vẫn còn vững vàng đang chiến đấu và xiết chặt vòng vây suốt sáu ngày qua, đạn đã lên nòng, mũi súng hướng vào đầu địch.
“Không, anh em chúng tôi. Nhảy Dù và các Quân Binh Chủng bạn. Chúng tôi không ngã gục ở Xuân Lộc, chúng tôi không tan rã, hơn thế nửa chúng tôi phải chiến thắng. Chúng tôi chỉa thẳng súng vào đầu địch hét lớn:”Bỏ súng xuống, giơ tay lên không thì chết”. Nhưng chính Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3/QK3, không cho chúng tôi có thời gian và phương tiện để làm điều đó. Ông đã hướng về phía chúng tôi và hạ lệnh: “Các anh phải ngưng bắn, các anh phải rút lui ra khỏi mặt trận Xuân Lộc”. Quân thù đang qùy gối liền đứng dậy, kéo theo ngọn cờ chiến thắng.
Đại tá BĐQ Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long khánh, người chiến sĩ BĐQ can trường thề da ngưạ bọc thây, chấp nhận nhỏ máu xuống làm sống tốt tươi đất đai quê mẹ chớ không hèn. Ông nói:”tôi phải ở lại bảo vệ Long Khánh đến cuối cùng, nếu tôi bỏ chạy xin anh em bắn chết tôi”.
Sáng hôm sau ngày 19/4, theo lời yêu cầu của Trung tá Đỉnh, LĐT/LĐ1ND, được một Chi đoàn Thiết vận xa m.113 tăng phái đặt thuộc quyền xử dụng trực tiếp của ĐĐ93/ND tiếp viện để thanh toán chiến trường nhanh gọn. Có được đoàn “cua sắt” trong tay Đại úy Tường, tung hoành ngang dọc như cọp được về rừng có thêm bánh. Với những khẩu đại liên 50 của Thiết vận xa M.113 cùng đại liên M.60, phóng lựu M.79 và M.16 của chiến sĩ Nhảy dù thi nhau nổ như pháo tết đêm giao thừa. Cây lá bị đạn chém tả tơi, mấy con chim “người VC” làm tổ ẩn núp trên những cành cây làm sao chịu nổi, phải rơi rụng như sung chín.
Rồi đến lựu đạn M.26 được ném ra cùng M.72 phá tung các cụm cây ngụy trang ở a thì trên miệng hầm trú ẩn. Vừa bắn ầm! ầm!, anh em chiến sĩ Đại đội 93/ND vừa bám theo Thiết vận xa M.113 tiến tới như thát đổ.. Tiếng Trung úy Thăng la bai bãi qua máy truyền tin:”Coi chừng, đạn bắn gần quá, qua đầu tụi tui rồi đấy”. Có tiếng của Đại úy Tường đáp lại: “Bung ra chứ, bộ đợi tao cõng ra nữa hay sao?.
Thực ra thì Đại đội 94/ND kẹt ở hướng Nam vẫn cầm cự suốt hai ngày qua với quân số của địch đông gấp 3,4 lần. Nhưng bây giờ, thì đội hình bao vây của địch bị bể rồi, 2 Đại đội mới giao tiếp được với nhau. Đại úy tường liền cho đoàn Thiết vận xa chuyển xạ về hướng Đông Nam , thanh toán nốt đám tàn quân đang tháo chạy về cuối rừng cao su.
Địch quân bị ở thế gọng kềm trong bung ra, ngoài ép vào, thêm hỏa lực đại liên 50 trên Thiết vận xa M.113 bắn rà sát truy diệt, địch quân đã bỏ lại tại chổ khoảng 200 tên “sinh Bắc tử Nam” không còn “Nguyên Giáp”.
Quân ta tổn thất:”Thiếu úy Thoại và 2 binh sĩ hy sinh, 8 binh sĩ khác bị thương và 1 Thiết vận xa bị đứt xích”.
Sau đó, Chi đoàn Thiết vận xa M.113 được rời vùng, 2 đại đội Nhảy dù được lệnh đóng quân tại chổ, thiết lập một tuyến an ninh xa cho BTL/SĐ18/BB/HQ, tình hình chiến trận trên thực tế chưa hẳn êm ả hoàn toàn. Vì còn rất nhiều địch quân trong khu rừng cao su bát ngát mênh mông. Đêm về chúng có những toán trinh sát bám theo các Đại đội Nhảy dù và thường tác xạ trao đổi qua lại để thăm dò.
Sáng ngày 20/4, Trung tá Đĩnh lại được lệnh từ Tướng Đảo cho biết: “Đây là lệnh chuyển từ Sài Gòn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phải bỏ mặt trận Long Khánh..”.Lại chiến lược đầu bé, đít to” đưa đến các cuộc triệt thoái ấm ức xảy ra tại QĐI và QĐII trước đây. Một buổi họp khẩn cấp được mở ra tại Trung tâm hành quân BTL/SĐ18BB/HQ, lệnh triệt thoái được Tướng Đảo, với tư cách Tư lệnh chiến trường Long Khánh, ban ra vắn tắt nhưng tương đối đầy đủ, tóm lược các điểm chính như sau:
- Liên tỉnh lộ 2 nối liền giữa Long Khánh - Phước Tuy sẽ được xử dụng làm lộ trình rút quân về hướng Nam (Phước Tuy). LTL này đã từ lâu không xử dụng, hy vọng sẽ đạt được yếu tố bất ngờ. Nhưng còn mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang phế trên LTL. 2 từ Tân Phong cho đến Đức Thạnh, Long Lể về Bà Riạ không phải là việc bình thường của một cuộc rút đoàn quân di tản có cả dân chúng người gìa, trẻ con lẫn lộn.
- Trên đường rút quân có căn cứ Long giao cách chi khu Xuân Lộc 8 cây số về hướng Nam , hiện là hậu cứ của Trung đoàn 48/BB, được coi như còn an toàn.
- Từ đó tiến về hướng Nam khoảng 4 cây số là xã Cảm Mỹ được ghi nhận là có một tiểu đoàn VC cơ động trong vùng lân cận.
Lệnh tổng quát và thứ tự rút quân:
1- BTL/SĐ18BB và các đơn vị trực thuộc.
2- BCH/Tiểu khu Long Khánh và các đơn vị ĐPQ+NQ.
3- BCH/Lữ Đoàn 1Nhảy Dù.
Cuộc rút quân được khai triển ngay chiều tối ngày 20/4 với SĐ18BB mở đường và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đoạn hậu.
Đội hình chuẩn bị di chuyển chiến thuật của LĐ1ND lúc đó như sau:
- Tiểu đoàn 1 ND đóng ở phía Đông ấp Bảo Định xa nhất, không chạm địch.
- Tiểu đoàn 8 ND ở trong khu rừng chồi phía Bắc QL.1 đang bao vây đám tàng quân địch tại khu nhà kho của Tổng Thống Thiệu, ĐĐ1 CBND chuẩn bị chất nổ để cắt phá hàng rào.
- Tiểu đoàn 9ND(-) làm trừ bị phía Tây LTL.2, còn 2 ĐĐ 93/ND và 94/ND vẫn giăng ngang làm tuyến án ngữ phía Đông Nam BTL/SĐ18BB/HQ. Hai Đại đội này tiếp tục chạm địch ngăn chận không cho chúng tiến ra LTL.2 để gài chốt chận.
Kế hoạch rút quân của Trung tá Đỉnh LĐT theo chiến thuật di quân “dương Đông, kích Tây”.
- Tiểu đoàn 3PB/ND được chia ra làm 2 thành phần xử dụng quân xa kéo súng đại bác đi trước Lữ đoàn 1 Nhảy dù, theo đội hình “chân vẹt” để luôn luôn duy trì được hỏa lực yểm trợ liên tục cho các tiểu đoàn tác chiến đồng thời hổ tương yểm trợ lẫn nhau giưã các pháo đội trong lúc di chuyển.
- Sơ khởi thành phần thứ 1, di chuyển bằng xe kéo pháo đến đóng tại căn cứ Long Giao sẵn sàng. Thành phần thứ 2, kế tiếp di chuyển qua khỏi Long Giao xuống phiá Nam khoảng 4, 5 cây số vào điạ thế sẳn sàng. Khi cánh quân bạn đến trong tầm yểm trợ của thành phần 2, thì lập tức thành phần 1 xếp càng, kéo súng vượt qua thành phần 2, đến một vị trí xa hơn 4, 5 cây số về phiá Nam. Và cứ như thế mà thi hành luân chuyển. Mỗi thành phần được một trung đội Trinh sát Nhảy dù đi theo bảo vệ.
- Thứ tự di chuyển:TĐ8ND, BCH/LD và các đơn vị yểm trợ, TĐ1ND, TĐ9ND(-) cuối cùng là hai Đại đội Nhảy dù đang chạm địch, đến giờ phút rút lui phải cho nổ mìn Claymore và súng tác xạ vờ xung phong phản công nghi binh rồi im lặng đoạn chiến.. Hỏa lực pháo binh ưu tiên yểm trợ cho hai Đại đội này.Chỉ có TĐ3PB/ND mới được di chuyển trên đường lộ cái.
Các đơn vị được thẩm quyền được thông báo tường tận về địch và bạn trong vùng tiếp cận. Tình hình mỗi lúc một thay đổi khác. Tôi cũng lưu ý anh em luôn luôn cẩn thận đề cao cảnh giác. Bộ chỉ huy LĐ1ND(+) do Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó chỉ huy.
Có thể nhờ vào yếu tố bất ngờ lúc đầu, nên các thành phần của BTL/SĐ18BB/HQ kể cả Thiết giáp rút đi an toàn. Lúc bấy giờ trời đã tối, tại ngã ba chi khu Xuân lộc, đông nghẹt người chen chúc đủ mọi thành phần: quân nhân thuộc các quân binh chủng, ĐPQ+NQ và gia đình, các nhà tu hành, dân chúng v.v..
Khi đến Long Giao thì BCH/LĐ1ND(-) tạm dừng quân. 2 pháo đội 105 ly đã bố trí tại đây sẵn sàng yểm trợ cho thành phần rút chót của Lữ đoàn. Đồng thời 2 pháo đội khác cũng đã có mặt tại vùng xã Cẫm Mỹ. Trong khi đó, trên đỉnh đồi trọc bên kia đường phía Đông đối diện với căn cứ Long Giao địch quân đặt một khẩu thượng liên 12,7 ly để chế ngự cầm chân quân ta, mỗi vài phút thì chúng lại bắn trực xạ vào cổng căn cứ. Trung Tá Đỉnh liền quyết định làm câm họng khẩu thượng liên này bằng một loạt đại pháo với đầu nổ cao bắn đi từ 2 pháo đội ở xã Cẫm Mỹ.
TĐ8ND được lệnh khởi hành vào lúc 10 giờ đêm, gồm các thành phần thuộc LĐ1ND, kéo theo các đơn vị địa phương, gia đình và dân chúng chạy loạn. Các đơn vị Nhảy dù khai triển và phải luôn giữ đúng đội hình tác chiến và sẵn sàng phản ứng kịp thời khi chạm địch. TĐ9ND còn 2 Đại đội đang chạm địch rút đi đoạn hậu. Khi BCH/TĐ rút đồi Chuối sẽ có ĐĐ 94/ND của Trung úy Thăng tháp tùng. Khoảng 2 giờ sáng, Đại úy Tường cho lệnh ĐĐ 93/ND bấm mìn Claymore tấn công nghi binh, rồi đoạn chiến. Tiếng nổ vang ‘ầm! ầm!’ rồi ‘ầm! ầm!’ làm rung chuyễn cả một góc rừng trong đêm vắng, sau đó lặng lẽ lui quân.
Bây giờ Tướng Đảo, Tư lệnh chiến trường và Tướng Lưỡng, Tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù nhận được báo cáo thành phần Nhảy Dù sau cùng đã rời khỏi mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh an toàn, lúc 2 giờ sáng 21/4. Nhưng đây mới là giai đoạn đầu, vì trên đường về khu tập trung làng Bình Gĩa, quận Đức Thạnh tỉnh Phước Tuy còn dài,sẽ còn rất nhiều bất trắc và lắm gian nguy trên LTL.2.
“Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, trên nguyên tắc và định nghĩa là người chỉ huy trực tiếp Binh Chủng Nhảy Dù, nhưng trên thực tế kể từ ngày SĐND được bốc ra khỏi vùnh hỏa tuyến QĐ1/QK1, thì Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của QLVNCH đã xé nát Sư Đoàn Nhảy Dù ra từng mãnh, đẩy đi khắp các mặt trận. Do đó quyền chỉ huy chiến thuật trong Binh Chủng Nhảy Dù và việc điều động anh em trong đơn vị Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh Nhảy Dù có nhiều mưu lượt khả kính.
Đến khoảng 5 giờ sáng, đơn vị đoạn hậu của LĐ1ND đã đến căn cứ Long Giao, thì BCH/LĐ(-) đang đến với thành phần 2 pháo đội ở xã Cẫm Mỹ, trong khi đó thành phần 1 pháo đội ở Long Giao xếp càng, để di chuển vượt qua xã Cẫm Mỹ về vị trí mới ở phía Nam đúng theo kế hoạch. BCH/LĐ tiếp tục di chuyển trên LTL.2 ngang xã Cẫm Mỹ, hai bên đường phần lớn là những vạc rừng rậm, rừng tre gai xen lẫn rừng chồi cao thấp qúa đầu người, đi được khoảng 3,4 cây số thì trời vừa sáng, nghe có nhiều tiếng súng nổ liên hồi và đám bụi mù ở phía trước. BCH/LĐ dừng lại bố trí tạm bên lề đường quan sát, độ 30 phút sau có một số ĐPQ+NQ và gia đình chạy ngược lại, một sĩ quan ĐPQ cho biết:
- Bộ Chỉ Huy Tiểu khu vừa tới khúc quẹo dưới dốc thì bị Cộng quân phục kích tấn công. Chúng trên đồi đông lắm, tràn ngập đoàn xe đang di chuyển. Trung tá Lê Quang Định, TKP bị đạn B.40 chết tại chổ, còn Đại tá Phúc Tỉnh trưởng, cũng bị thương nặng và bọn chúng đã kéo đi rồi..
- Trung tá Đỉnh, quyết định cho Pháo Binh Nhảy Dù yểm trợ giải cứu, nhưng Ông nhận được báo cáo của sĩ quan Tiền Sát:
- Thành phần pháo binh ở phía Nam chưa vào được vị trí sẵn sàng tác xạ.
- Pháo đội ở phía Bắc đang bị địch tấn công biển người tràn ngập, Đại úy Điệp PĐT bị địch bắt đã dùng súng lục ‘tự sát’
- Thế là BCH/LĐ cùng một số ĐPQ và gia đình đang bị kẹt giữa trận chiến: “phiá trước là BCH/Tiểu khu bị phục kích, sau lưng là Pháo Đội và Trung Đội Trinh sát Nhảy Dù bị tấn công tràn ngập”. Ông liền tung TĐ8ND lên tiếp ứng.
- Trung tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND cho một đại đội lục soát đến vị trí của Pháo Đội, phần còn lại của Tiểu đoàn đánh bọc sườn phía Tây ngọn đồi chận địch. Cộng quân chỉ đánh chớp nhoáng lướt qua vị trí Pháo Binh, phá hủy 4 khẩu đại bác 105 ly, bắt một số quân nhân Nhảy Dù rồi rút chạy vội về hướng Đông. Đại đội Nhảy Dù lục soát đã tìm thấy 5 thương binh của ta, mau lẹ dìu họ theo. Có 12 chiến hữu hy sinh đành phải bỏ lại.
Kết qủa bi thảm, không còn gì..!.. Ngoài bãi chiến trường tang thương đẵm máu.. Xác Trung tá Lê Quang Định cùng một số quân nhân khác và gia đình tử thương cũng đành để nằm lại vĩnh viễn trên mãnh đất quê hương mà họ đã từng chiến đấu bảo vệ khi còn sống..
Toàn bộ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng không di chuyển được liên kết nối đuôi nhau. Từ Long Giao trở đi nhiệm vụ của từng đơn vị, cũng khác nhau tùy theo tình hình. Nhất là TĐ9ND có hai Đại đội chận địch phải đoạn chiến đi sau cùng.
Ngày 21/4, lúc này trời đã sáng hẳn, TĐ9ND dừng lại để lấy nước, sau khi đã điều động Đại Đội 92/ND do Đại úy Lê đình Ruân chỉ huy vượt qua Suối Cả, bố trí dọc theo ven rừng dọc sau ấp Suối Cả, sát ranh giới giữa hai tỉnh Long Khánh - Phước Tuy. Còn ĐPQ+NQ gia đình và dân chúng thì nằm ngồi nghĩ ngỗn ngang trên mặt lộ.
Thành phần đầu tiên của TĐ9ND vừa xuống đến mé suối, thì hàng loạt súng cối 61 ly và thượng liên của địch từ phía Tây trong rừng tre lá bắn ra xối xả. Phần đuôi của TĐ9ND cùng ĐPQ+NQ tạt ngang sang bên phải đường. Đại đội 91/ND có nhiệm vụ thanh toán chốt này. Tất cả các loại vũ khí của Đại Đội được tập trung bắn như mưa bão vào khu rừng tre, chỉ một lát sau là tiếng súng của địch đã câm họng.
Đặc biệt trong cuộc hành quân triệt thoái ra khỏi tỉnh Long Khánh, cấp trên lúc đó cảm thấy những khó khăn, đói khát, hiểm nguy đang chờ họ trên đoạn đường dài mà mọi quân nhân các cấp thuộc LĐ1ND đang phải hứng chịu, nên đã xin điều động TĐ7ND, do Trung Tá Nguyễn Lô, TĐT và Thiếu tá Nguyễn văn Qúy, TĐP thuộc lực lượng trừ bị tại tỉnh Biên Hòa với 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113, TĐ7ND được chia ra làm 2 đoàn quân, cánh bên phải do Trung tá Lô chỉ huy, cánh trái do Thiếu tá Qúy chỉ huy cùng di chuyển thần tốc càn rừng, leo đồi, vượt suối như Đức Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc để bảo vệ hai bên sườn cho LĐ1ND trên đường rút quân về đến khu rừng cao su phía Bắc làng Bình Giã cách chi khu Đức Thạnh khoảng 10 cây số thuộc tỉnh Phước Tuy được an toàn.
Khi giao tiếp được với TĐ7ND, Trung tá Đỉnh tâm tình: “khi bắt tay hay nói đúng hơn là được TĐ7ND cùng 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 đến yểm trợ giải nguy kịp thời, đúng chổ, đúng lúc, anh em LĐ1ND như đang khát nước khô cả cổ trên sa mạc được gặp con sông nước mát chảy ngọt ngào tình “huynh đệ chi binh”. Vì khi LĐ1ND di chuyển đoạn hậu thì quân địch có đủ thời giờ để bu lại truy đuổi, do đó các đơn vị Nhảy Dù càng lúc càng chạm địch tứ tung trên đoạn đường rút quân..”.
Các đơn vị Nhảy Dù về đến quận Đức Thạnh lúc 4 giờ chiều, trể nhất là thành phần đoạn hậu sau chót của TĐ9ND khoảng 6 giờ tối ngày 22/4.
Toàn bộ LĐ1ND quay thành một vòng đai lớn quanh Chi Khu Đức Thạnh với TĐ8ND và TĐ1ND chiếm 2/3 vị thế hướng về phía Bắc, TĐ9ND vượt qua đơn vị bạn chiếm đóng phía Nam .
Sáng ngày 23/4, tổ tiền đồn của TĐ1ND đã bắn cháy 2 xe Molotova chở đầy đạn dược và chất nổ tại ngã ba Bình Giã, khi chúng định chạy rẽ về “mật khu Hát Dịch” hướng Tây Bắc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 24/4, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh SĐ3BB được giao trách nhiệm lập tuyến phòng thủ khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu với lực lượng tăng cường gồm có 1 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù.
BTL/SĐ 3BB/HQ đóng tại BCH/ Tiểu Khu Phước Tuy bên trong Thị Xã Bà Rịa. Để thực hiện kế hoạch điều phối trách nhiệm phòng thủ giữa các đơn vị: 2 Tiểu Đoàn thuộc SĐ3BB, LĐ1ND và một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M.113 giữ phòng tuyến để bảo vệ QL.15 từ Long Thành về Bà Rịa. Theo lời của Thiếu tướng Hinh, thì quân số của các tiểu đoàn tác chiến thuộc LĐ1ND ở mức thấp, mỗi tiểu đoàn còn có khoảng trên dước 400 chiến sĩ.
BCH/LD1ND trấn đóng bên ngoài quanh thị xã Bà Rịa, ở đây LĐ1ND được thỏa mái một vài ngày với nhiệm vụ hành quân tương đối nhẹ nhàng hơn khi ở tỉnh Long Khánh. Trung Tá Đào Thiện Tuyển, TĐT/TĐ8ND được lệnh bổ nhiệm làm quyền Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh TĐP, được chỉ định xử lý chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ8ND.
Sáng 27/4 trên QL. 15 Sài Gòn – Vũng Tàu bị cắt đứt và Cộng quân đang hung hản tiến về Tổng Kho Long Bình. Trong khi đó , các đơn vị của SĐ18BB, SĐ3BB, LĐ1ND, TQLC.. đang tổ chức hệ thống phòng thủ ở phía Đông Sài Gòn và khu vực Bà Rịa.
Ngày 28/4, khi Đại quân của CSBV đã ào ạt tấn công vào tỉnh Phước Tuy, các đơn vị Nhảy Dù chống trả quyết liệt giữ vững tuyến phòng thủ đến chiều tối cùng ngày, LĐ1ND được lệnh rút về Vũng Tàu trước khi đơn vị Công binh và TQLC bảo vệ cho phá hủy cầu Cỏ May trong đêm 28 rạng ngày 29/4.
Nhìn lại lịch sử cuộc chiến Việt nam, từ những đỉnh cao có thể sẽ bị ghi nhận một cách thiên lệch hồ đồ bất xứng, nhằm mục đích để cố tình chôn lấp tinh thần và ý chí chiến đấu “chống cộng” của QLVNCH nói chung. Hay của một thế hệ thanh niên Miền Nam Việt nam đã đứng trong hàng ngũ chống xâm lăng của Cộng sản Quốc tế, đội lốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bởi Hồ Chí Minh chủ đạo.
Sự thật đó là: “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chưa bao giờ thua trận Xuân Lộc – Long Khánh”. Nhưng sự thử thách mà phóng viên chiến trường của nhật báo Chính Luận đề cập đến bên trên qủa thật đã còn tiếp viễn và kết qủa qúa rỏ rệt “ LĐ1ND đã không bị đối phương quật ngã”. Hơn thế nữa LĐ1ND đã buột đại quân của Tướng CS Võ văn Giáp
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tướng CS Trần Văn Trà với quân số và chiến cụ đông hơn gấp 10 lần, hung hản tiến ào ào như thác đổ cũng phải khựng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để được sống còn.
Và theo ghi nhận của Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT/QLVNCH trong Hồi ký viết cho Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, sản xuất: “.. sau hai tuần kịch chiến (với quân Cộng sản BV), SĐ18BB bị thiệt hại 30% quân số, Trung đoàn 52BB bị tổn thất nặng, ĐPQ và NQ tỉnh Long Khánh cũng bị thiệt hại rất nặng, hầu như không còn khả năng chiến đấu. Chỉ có ‘Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù’ là ít bị thiệt hại..”.
Trận đánh Xuân Lộc đã kết thúc, xin qúy chiến hữu hãy nghe những lời tâm tình của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Ông là vị Tư lệnh sau cùng của Binh Chủng Nhảy Dù, thân thương gởi về Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh LĐT/LĐ1 Nhảy Dù, người hùng trực tiếp trận đánh cuối cùng trong chiến sử của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh, tháng 4/1975.
- “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tăng phái Quân Đoàn III, trấn giữ Xuân Lộc, tăng cường hành quân cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù là chận đứng bước tiến quân của Việt cộng vào Sài Gòn. Anh em Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ. Địch quân không chiếm thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Tuớng CS Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng ngay ở cửa Sài gòn.
- Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên rồi phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Nhảy Dù ngạo nghễ dành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18BB được lệnh rút về Biên Hòa. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu đến cuối. Sau chót, đến đêm 28 rạng 29 tháng 4, bộ đội Cộng sản tấn công Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ở Láng Cạn, Bà Rịa. Đánh đến giờ phút chót, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi có lệnh trực tiếp cho Trung tá Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, mà anh Nhảy Dù chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh “tây lai” đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu..
30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”, trận chiến ý thức hệ giữa hai phe phái Quốc gia - Cộng sản đã trải dài trên quê hương Mẹ Việt Nam hơn 20 năm qua. ‘Ngày Quốc tang của nước Việt Nam Cộng Hòa’. Chiến tranh là thế đó, tàn khốc hơn dông bão, hủy diệt hơn cơn hồng thũy.. bẩn thiểu! bần tiện..!!.
Thế rồi cũng từ đó, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã trải qua một giai đoạn lịch sử của cuộc chiến khốc liệt để đưa đến việc chấm dứt đời binh nghiệp phục vụ cho Tổ quốc của anh em Nhảy Dù với những ‘người lính tình nguyện đem thân mình thề quyết bảo vệ Giang sơn của tiền nhân đã để lại..’ trước khúc quanh lịch sử dân tộc uất nghẹn không ngờ ..!.
XUÂN LỘC TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG,
TIẾC THƯƠNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG HY SINH!
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, tôi xin được một phút để kính cẩn nghiêng mình ngã mũ tưởng nhớ vinh danh những chiến sĩ Mũ Đỏ đã hy sinh xương máu để “bảo quốc an dân”, và thắp lên nén hương lòng để tri ân những “Thiên Thần Mũ Đỏ” đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ Tổ Quốc trong Danh Dự và Trách Nhiệm của người chiến sĩ QLVNCH nói chung. Việc đoàn chiến xa của Cộng quân tiến vào dinh Độc Lập, là việc tất nhiên khi đã có lệnh
QLVNCH phải buông súng xuống chân.
Sau cùng, người viết xin trân trọng cảm ơn các tác gỉa, nhà xuất bản, Đặc san Mũ Đỏ, Nguyệt báo KBC, Việt báo Online. Đặc biệt là bài viết về “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù trong những ngày cuối tại Miền Nam Việt Nam” của Trung Tá Lê Văn Đỉnh Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong việc tham khảo trích dẫn các tài liệu và bài viết nói trên. Nếu có những lỗi lầm hoặc thiếu sót. Trân trọng kính xin qúy vị đại xá cho.
Một lần nữa tôi thành thật xin đa tạ./
Mũ Đỏ Trịnh Ân
Người Lính Già Phương Nam
__._,_.___
======================================================
Lữ đoàn 147 Thủy Quân lục chiến
==============================================================
Ân xá Quốc tế
Tú Anh,RFI
Bài đăng ngày 02/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/06/2009 16:19 TU
Công an tăng cường kiểm soát quảng trường Thiên An Môn (Reuters)
Cũng vì lo ngại làn sóng phản kháng, hôm nay, chính quyền Trung Quốc đã khóa chặt cổng vào hai mạng thông tin trên mạng Internet là Twitter và Hotmail. Theo hãng Reutes, những người sử dụng bất bình đã tràn qua các diễn đàn để lên tiếng phản đối
Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty Internatinal kêu gọi chính quyền Trung Quốc cho "điều tra độc lập" về vụ thảm sát tại quãng trường Thiên An Môn đêm mùng 3 rạng mùng 4 thnág 6 năm 1989, cách nay gần đúng 20 năm.
Trong một bản thông báo công bố hôm nay từ Luân Đôn, Amnesty nhận định là cho đến nay "chính quyền Trung Quốc luôn từ chối làm sáng tỏ vụ quân đội nổ súng đàn áp sinh viên làm hàng trăm người chết.
Gần đến ngày tưởng niệm 20 năm phong trào sinh viên biểu tình, chính quyền còn gia tăng các biện pháp trấn áp mà đối tượng là các nhà đấu tranh và giới luật sư". Ân xá Quốc Tế thúc giục Bắc Kinh trả tự do cho ít nhất 200 người có tham gia vào phong trào dân chủ, mà cho đến nay vẫn bị giam cầm .
Tại Bắc Kinh, nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương , ngày hôm qua cũng lên tiếng đòi chính quyền "công bố sự thật".
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, ông nói là "nhân dân Trung Hoa bị lùi lại 60 năm lịch sử. Nguyên do là xã hội Trung quốc bị bế tắc do những người cấm quyền hiện nay thiếu khả năng làm sáng tỏ biến cố Thiên An Môn, nơi mà quân đội nổ súng sát hại hàng trăm sinh viên. Thảm nạn của xã hội Trung Quốc , là phía nạn nhân không có quyền đòi công lý".
Từ 20 năm qua, từ một nhân vật sát cạnh quyền lực, ông Bào Đồng lúc thì bị tù, khi thì bị quản chế, ngày nay nhà ở bị công an canh chừng. Trong bối cảnh tăng cường kiểm soát, chính quyền ra lệnh cho giáo sư Đinh Từ Lâm, mẹ của một sinh viên bị bắn chết tại Thiên An Môn, rời thủ đô trước ngày 4 tháng 6, nhưng bà cương quyết không đi.
Một nhà ly khai khác tên Ngô Cao Hưng đã bị bắt hôm thứ bảy trong khuôn khổ chính sách tăng cường an ninh của chính quyền. Thân nhân của ông cho báo chí nước ngoài hay tin này hôm nay. Cách nay 20 năm, công nhân Ngô Cao Hưng ủng hộ phong trào dân chủ, xuống đường biểu tình tại Triết Giang. Ông bị kết án 2 năm tù.
Mới đây, ông cùng với ba người bạn tù, viết thư ngõ gởi chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu công bố sự thật và bồi thường cho tất cả những ai bị giam sau vụ Thiên An Môn và không có việc làm vì bản án chính trị này.
Cũng vì lo ngại làn sóng phản kháng, hôm nay, chính quyền Trung Quốc đã khóa cổng vào hai mạng thông tin internet là Twitter và Hotmail. Theo Reutes, những người sử dụng bất bình đã tràn qua các diễn đàn để phản đối.
THÔNG ĐIỆP CỦA BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM
NHÂN KỶ NIỆM 3 NĂM NGÀY PHỤC HOẠT ĐẢNG
1/6/2006 – 1/6/2009
Kính thưa quý đồng bào:
Từ năm 2006 đến nay, hàng năm Đảng Dân Chủ Việt Nam đều long trọng kỷ niệm ngày phục hoạt Đảng. Ngày 1-6 năm nay các đảng viên Dân Chủ kỷ niệm tròn 3 năm trưởng thành của Đảng trong công cuộc vận động xây dựng một xã hội dân chủ, đoàn kết và thượng tôn luật pháp tại Việt Nam.
Chặng đường 3 năm qua tuy ngắn ngủi nếu xét theo chiều dài lịch sử dân tộc, nhưng Đảng Dân Chủ Việt Nam đã góp phần đáng kể vào tiến trình dân chủ hóa đất nước cùng với đồng bào cả nước. Có thể nói 3 năm qua chúng ta đã đi một bước dài so với 30 năm sau ngày thống nhất đất nước trên con đường tranh đấu vì công bằng và tiến bộ xã hội.
Đảng viên Đảng Dân Chủ đã tham gia các hoạt động của công nhân, nông dân và người lao động nghèo khổ đòi hỏi sự tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm. Chúng tôi hiện diện trong giới trí thức và doanh nghiệp, thẳng thắn góp ý các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước. Chúng tôi ủng hộ các viên chức chính phủ trung thực nói lên ước vọng cải tổ bộ máy nhà nước kém năng lực và tham nhũng hiện tại. Chúng tôi thao thức cùng toàn dân và toàn quân trước vận mệnh đất nước khi các thế lực ngoại bang âm mưu xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Sự ra đi của cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính đã ảnh hưởng đáng kể đến Đảng Dân Chủ Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên Đảng Dân Chủ Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trong thời gian qua có nhiều anh chị em tham gia Đảng thuộc mọi thành phần xã hội, từ giáo chức, sinh viên, công nhân viên nhà nước đến các chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.
Trước khi ra đi, cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính cũng đã chuẩn bị cho các thế hệ nối tiếp và trao lại công việc của Đảng cho Ban Thường vụ Trung ương. Dù là như vậy nhưng cũng đã có sự phân hóa, bất hòa của một ít người trong hàng ngũ lãnh đạo. Và đương nhiên, Đảng Dân Chủ không chấp nhận bất kỳ đảng viên nào không tuân thủ điều lệ Đảng hay chỉ thị của cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính.
Vừa qua, theo điều lệ Đảng và chỉ thị của cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân Chủ đã bầu ông Đoàn Phước Việt đảm nhiệm Tổng Thư ký Đảng và nhiều chí hữu vào các chức vụ khác.
Như vậy, cùng với niềm vui kỷ niệm long trọng 3 năm ngày phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam năm nay, chúng tôi hân hoan công bố ông Đoàn Phước Việt, sinh năm 1964, một trí thức trẻ, là tân Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam, người kế nhiệm chức vụ của cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính.
Với tổ chức và hoạt động của Đảng Dân Chủ hiện nay, Đảng sẽ phát triển lên một tầm cao mới, vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn. Tân Tổng Thư ký sẽ cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng tiếp nối con đường mà cả cuộc đời cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính đã vạch ra, đã phấn đấu nhằm đạt đến mục tiêu dân chủ hóa đất nước Việt Nam.
Nhân lễ kỷ niệm 1-6 năm nay, Ban Thường vụ Trung ương một lần nữa khẳng định mục tiêu của Đảng Dân Chủ là xây dựng một xã hội dân sự và thượng tôn luật pháp tại Việt Nam trên cơ sở đoàn kết dân tộc, nhằm huy động mọi nguồn lực của nhân dân trong và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà nước không thể xem những khác biệt về chính kiến trong xã hội là thù nghịch hay phạm pháp. Cách tốt nhất để giải quyết những điểm khác biệt là thông qua đối thoại thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau. Trong chiều hướng đó, Đảng Dân Chủ đã sẵn sàng trong việc phối hợp với các chính đảng, đặc biệt với đảng cầm quyền, để cùng nhau tìm ra các giải pháp thích hợp giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội từ lâu nay, một cách ôn hòa và trong tình tự dân tộc.
Với chủ trương dân chủ, đoàn kết và phát triển, Đảng Dân Chủ mong muốn toàn thể đồng bào hợp sức cùng chính quyền giải quyết những khó khăn và bất đồng một cách hòa bình, trên tinh thần xây dựng và tuân thủ pháp luật. Có như vậy đất nước ta mới có thể mau chóng khai thông những bế tắc hiện nay và tận dụng mọi cơ hội để phát triển.
Kính chúc quý đồng bào hạnh phúc và niềm tin.
BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM
Video Tài Liệu
Audio Tài Liệu
Nhạc
Tin Tức & Thời Sự
Bình Luận
THẢM TRẠNG NGHIỆT NGÃ CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAM BỐT
Trí Lực
Niềm tin tôn giáo là niềm tin mãnh liệt nhất của tất cả mọi người. Đó chính là đời sống tâm linh không thể nào thiếu vắng trong cuộc đời nhiễu nhương loạn lạc này. Đạo Phật đem lòng từ bi trải khắp mọi loài chúng sinh, từ có nghĩa là ban vui, bi là cứu khổ. Thiên Chúa rao giảng tin mừng với đức bác ái là lòng yêu thương và ơn cứu rỗi rộng khắp. Giáo lý Khổng Mạnh lấy đức tính nhân nghĩa làm đầu, rằng mọi người hãy đem lòng nhân từ để đối xử với nhau.
.
Chủ nghĩa Cộng sản vốn dĩ vô thần, xem tôn giáo như là thuốc phiện, mê hoặc và ru ngủ quần chúng. Bởi thế, bản chất cố hữu của chế độ Cộng sản là phi nhân, tàn bạo. Chúng ta hãy tưởng nhớ đến những nhà hoạt động tôn giáo trong nước, chỉ vì tận hiến cuộc đời để đi gieo trồng hạt giống nhân từ đức hậu cho chúng sinh, hay đi rao giảng tin mừng cho bá tánh, mà phải mắc vòng lao lý tù đày. Không ít những chức sắc của các tôn giáo đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn trong các ngục tù Cộng sản. Vào ngày 25 tháng 01 năm 2006, Quốc Hội châu Âu đã thông qua Nghị quyết 1481 lên án các tội ác chống nhân loại của các chính thể Cộng sản tại Liên Xô và các quốc gia khác.
Trong công cuộc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền; trong đó có hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đang tâm chà đạp, bản thân tôi đã trải qua bao phen vào ra trong ngục tù Cộng sản. Nay, biết mà không nói là bất nhân, xin chân thành chia sẻ những nỗi niềm với bao người đang bị bức ép đọa đày bởi chính sách hà khắc của chế độ Cộng sản gian ác, nhằm đối phó với những sự lường láo tráo trở, xảo quyệt điêu ngoa của bản chất Cộng sản.
Như đã có dịp trình bày với quý độc giả trong và ngoài nước trong các bài trước, do không chịu nổi cảnh cá chậu chim lồng, bởi sau khi mãn hạn tù, tôi còn phải chịu cảnh 5 năm quản thúc. Tôi sống trong tình trạng không có bất cứ một quyền căn bản nào của một con người, tất cả các quyền công dân hoàn toàn bị chính quyền Cộng sản tước đoạt, trên mảnh đất Việt Nam thân yêu không còn một nơi nào khả dĩ dung thân. Bởi thế cho nên, tôi không còn sự chọn lựa nào khác, phải đành lòng tìm đường vượt biên giới sang Cam Bốt lánh nạn.
Sau khi trình diện với văn phòng Phủ Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh, trong thời gian chờ đợi cơ quan này cứu xét quy chế tỵ nạn, tên tình báo Cộng sản Nguyễn Công Cẩm đã vài ba lần gặp gỡ tôi ngay tại văn phòng Phủ Cao ủy, y đã gạ gẫm tôi, hãy đưa cho y các loại giấy tờ để y giúp dịch sang Anh ngữ, sau đó gửi lên Phủ Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc để được phỏng vấn và công nhận tư cách tỵ nạn nhanh hơn. Mặc dù tôi đã hết sức cảnh giác, đã khước từ, nhưng rồi không bao lâu sau khi tôi được công nhận quyền tỵ nạn, thì hàng chục hàng trăm tên tình báo mật vụ Cộng sản Việt Nam hoạt động tại Cam Bốt trong đó có tên Nguyễn Công Cẩm cũng đã trắng trợn bắt cóc tôi giữa chốn đông người ngay trước khu chợ O´Russey, thủ đô Nam Vang.
Bước đầu, để phục vụ cho việc điều tra xét hỏi, công an điều tra và quản lý trại giam luôn luôn cài đặt "ăng-ten". Chúng đưa những tội phạm hình sự hay kinh tế "nhảy xô", nhằm khai thác thông tin từ các bị can liên quan đến vấn đề chính trị và tôn giáo. Những tay nhảy xô chuyên nghiệp này thường có mức án cao nên mong được giảm án, họ đang lao động ngay tại trại giam, hoăc từ các trại tù cưỡng bức lao động di lý về. Có trường hợp trại giam ngụy tạo ra quyết định thi hành kỷ luật để có cớ đẩy người vào buồng giam, chịu khổ nhục kế như bị cùm chân hòng đánh lừa, đồng thời dằn mặt chúng ta để khai báo.
2. Đánh lừa
Đây là trường hợp trại giam B34 Sài Gòn ngụy tạo tình huống nhằm đánh lừa tôi. Ngày 25-07-2002, tôi bị bọn công an tình báo mật vụ Cộng sản Việt Nam hoạt động tại Cam Bốt bắt cóc đưa về Việt Nam. Có những buổi hỏi cung, chúng đưa thêm công an điều tra vào, như thể lấy thêm lời khai của tôi để sang thẩm vấn người chung vụ với tôi, để tôi lầm tưởng rằng, người đồng hành với tôi cũng đã bị bắt, khiến tôi phải thành thật khai báo, ngụy tạo ba mặt một lời.
Những người Việt gốc Kinh từ Việt Nam sang đây lánh nạn, cũng như những người tỵ nạn thuộc các dân tộc khác đến từ châu Phi, Trung Đông hoặc Trung Cộng được gọi là Urban Refugees.
Khác hẳn với nhóm này, đối với các sắc tộc thiểu số khác từ Việt Nam sang đây lánh nạn, đa số là đồng bào Thượng ở vùng Tây Nguyên, Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc thấu hiểu rằng, họ không đủ trình độ hay khả năng để hội nhập với xã hội Cam-Bốt. Họ cũng không thể nào tự xoay xở để kiếm kế sinh nhai, hoặc có thể trang trải các khoản tiền thuê nhà.
Dù ở trại nào chăng nữa, mỗi người Thượng đều được cung cấp chỗ nghỉ ngơi khoảng chừng ba mét vuông và được cung cấp lương thực tối thiểu vừa đủ để sống qua ngày. Những người Thượng đáng thương khi kể chuyện với tôi, họ vẫn không khỏi bàng hoàng và bật khóc, khi nhắc đến hàng rào an ninh rất nghiêm ngặt bởi những tên tình báo Cộng sản Hà Nội mang quốc tịch Cam Bốt, chúng sử dụng thành thạo ngôn ngữ Khmer.
Chính vì lý do này, mặc dù khi tiếp xúc với các nhân viên của Phủ Cao ủy tỵ nạn, họ được cam kết chắc chắn rằng, tất cả hồ sơ, thông tin và lời khai về nhân thân của người xin tỵ nạn sẽ được bảo mật, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược với những cam kết đó.
Ngoài những trò bỉ ổi lường láo đó, Ly Heng tức Nguyễn Công Cẩm còn chỉ đạo cho các trưởng trại phải móc nối một số người Thượng nhẹ dạ cả tin trong trại. Những người Thượng này sẽ làm ăng- ten hay tố giác chỉ điểm cho chúng về những trại viên có hành vi chống đối, hoặc là những trại viên nào thường nhảy hàng rào trốn ra ngoài, để tiếp nhận sự trợ giúp của nhóm tỵ nạn người Kinh.
4. Những sự bức hại và đe dọa của tình báo mật vụ Cộng sản cùng những trò bịp bợm nhằm bịt miệng bưng mắt đối với người Kinh tỵ nạn:
Số lượng người Việt gốc Kinh tỵ nạn tại Cam-Bốt không nhiều, so với đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số, có khi lên đến con số gần hai nghìn người. Thời điểm được xem là cao điểm, khi người Kinh trốn sang Cam Bốt lánh nạn vào năm 2007, con số lên đến khoảng chừng tám chục người.
Trong thời gian sang lánh nạn ở đây, tôi đã tìm hiểu được rằng, ngoài cơ quan tình báo đặc vụ có trụ sở tại Đại sứ quán Cộng sản tại Nam Vang, còn có một hệ thống chân rết tình báo gián điệp hoạt động trên khắp lãnh thổ Cam Bốt lên đến hàng nghìn tên.
Tôi đã từng gặp mặt Nguyễn Công Cẩm tại văn phòng Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh. Thật tình mà nói rằng, y có một thái độ lễ phép, lịch thiệp và hòa nhã một cách hết sức nghiệp vụ, nên người tỵ nạn mới gặp gỡ lần đầu rất dễ bị mắc lừa.
Đầu năm 2005, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam ra đời. Chi hội tại Cam Bốt cũng đã được người tử tù Nguyễn Phùng Phong đang tỵ nạn tại đây làm đại diện, nhằm tương thân tương tế người đồng cảnh gặp lúc khó khăn. Chính sự ra đời của Chi hội này, nên đã hơn một lần khiến cho người cựu tử tù này phải đối mặt với một vụ mưu sát của những sát thủ thuộc cơ quan tình báo Cộng sản tại Nam Vang.
Ngoài ra, tổ chức Trà Đàm Dân Chủ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước. Họ có cơ hội gặp gỡ nhau để nói lên niềm thao thức và luận đàm về hiện tình đất nước mà thôi. Thế mà báo chí của chính quyền Cộng sản Việt Nam lên tiếng đả kích, bôi nhọ, bằng những luận điệu hết sức vu vơ, để kiếm cớ truy bắt các vị này. Trong khi đó, tên Cẩm mang lốt tỵ nạn vẫn nghênh ngang giữa phố chợ đông người với súng ống và quân phục hẳn hoi. Giả sử rằng, nếu hắn ta là người tỵ nạn đích thực, thì liệu tình báo mật vụ Cộng sản dày đặc ở đây có để yên hay không? Đáng tiếc thay, một số anh em của chúng ta vẫn không nhận ra chân tướng của tên tình báo này, đến nỗi nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ phải sa vào tay của chúng nó, mãi cho đến nay, vẫn không ai biết số phận anh ấy sống chết ra sao!
Xin cảm ơn những đồng bào ruột thịt của chúng ta hiện đang định cư tại Thụy Điển, các vị đã chân tình góp thêm tiếng nói với chúng tôi, ngõ hầu vạch trần những âm mưu và thủ đoạn hiểm độc của chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Bao nhiêu năm sống trong cảnh hà khắc dưới chế độ Cộng sản, ngần ấy năm người dân Việt phải gánh chịu bao nỗi tang thương, đọa đày khốn khổ. Chúng ta hãy cùng nhau chắp tay thành tâm cầu nguyện, ngưỡng vọng hồn thiêng sông núi, anh linh tổ quốc, thùy từ giáng lâm phù hộ cho con dân Lạc Việt, sớm thoát khỏi sự dày xéo lầm than bởi chế độ Cộng sản bạo tàn.
Thụy Điển, 24-05-2009
Trí Lực
Ngư dân bị chặn đường ra khơi
Liên kết để tự cứu mình
07/06/2009 23:33
Tổ tàu thuyền an toàn của ngư dân Hòa Hiệp Trung (Phú Yên) vừa trở về đất liền - Ảnh: Đức Huy
Trong khi chờ đợi một giải pháp bảo vệ ngư dân toàn diện từ các cơ quan chức năng, thời gian qua, ngư dân các tỉnh miền Trung đã biết liên kết lại để tự cứu mình.
Ý tưởng đó đã được triển khai ở một số tỉnh miền Trung, trong đó Phú Yên là tỉnh đầu tiên trong cả nước giúp ngư dân liên kết với nhau thành tổ để hỗ trợ nhau trong đánh bắt và tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển. Kể từ năm 2005, Bộ đội biên phòng Phú Yên thí điểm mô hình "Tổ tàu thuyền an toàn" (TTAT) ở thôn Phú Thọ 3 (xã Hòa Hiệp Trung, H.Đông Hòa). Mô hình này đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Hiện nay, Phú Yên đã thành lập được 99 "Tổ tàu thuyền an toàn" với 900 phương tiện, hơn 10.000 thuyền viên tham gia. Tùy theo từng vùng, từng thôn mà mỗi tổ có từ 10-12 phương tiện, khoảng 55 thuyền viên tham gia. Trung tá Phan Thanh Thuật - Chính ủy Đồn biên phòng 356 ( Phú Yên) cho biết: "Các tổ TTAT này vừa làm nhiệm vụ khai thác đánh bắt hải sản, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đồng thời thông tin, hỗ trợ, góp phần tích cực thực hiện tốt công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển". Trung tá Thuật cho biết thêm, các tổ TTAT là "tai mắt" của lực lượng biên phòng trên biển. Hầu hết ngư dân chỉ hoạt động trong ngư trường Phú Yên từ tọa độ 130-140 vĩ bắc, 1090-1100 kinh đông.
Ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, xã cũng có 12 tổ hỗ trợ đánh bắt cá được thành lập hơn 1 năm qua; nhờ vậy hiệu quả và sản lượng khai thác của ngư dân Phổ Thạnh tăng lên, giảm được chi phí nhiên liệu, ngư dân gắn bó với nhau hơn. Ông Võ Thu ở thôn Thạnh Đức cho rằng, đánh bắt theo kiểu liên kết từng tổ giúp ngư dân yên tâm mỗi khi ra khơi, tàu nào rủi ro gặp nạn được các tàu gần đó nhanh chóng ứng cứu, hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản.
Thấy hiệu quả từ mô hình tổ tương hỗ đánh bắt, nhiều ngư dân Phổ Thạnh quyết định đầu tư nâng công suất tàu thuyền, xin gia nhập vào tổ, cùng nhau tiến ra khơi xa, đánh bắt dài ngày trên biển. Do vậy sản lượng khai thác, nhất là sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu tăng cao, chỉ trong gần 6 tháng qua đã đạt 18.000 tấn, tăng hơn 3.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, doanh thu hàng trăm tỉ đồng. "Vươn ra khơi xa, đánh bắt xa bờ thì sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế mới đạt cao, đời sống ngư dân mới khá lên được, chứ luẩn quẩn ven bờ, nguồn thủy sản đã dần cạn kiệt, khó lòng làm giàu từ biển", ông Kỳ nhấn mạnh.
Hiển Cừ
Ngư dân Nguyễn Văn Thoại ở thôn Phú Lạc (xã Hòa Hiệp Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên), nói: "Trước đây, ngư dân trong thôn ít quan tâm tới nhau, thậm chí còn tranh chấp. Nhưng kể từ khi thành lập tổ TTAT, việc đánh bắt ngoài khơi được các chủ thuyền điện đàm qua lại, trao đổi vị trí cá đi hoặc có sự cố gì thì giúp đỡ qua lại". Ông Thoại cho biết thêm, tổ TTAT của ông có 9 phương tiện, được trang bị bộ đàm nên thường xuyên liên lạc qua lại. Mỗi khi ra biển, tất cả thành viên trong tổ cùng đánh bắt tại một ngư trường. "Một thành viên trong tổ xảy ra bất trắc hay bị các tàu thuyền khác uy hiếp thì tất cả thành viên đều biết, đến hỗ trợ. Trường hợp trong đất liền báo bão, anh em trong tổ thông báo cho nhau, hỗ trợ cho nhau trên đường trú bão. Chính vì thế, việc đánh bắt ở ngư trường ngoài khơi rất thuận lợi" - ông Thoại nói.
Không chỉ hỗ trợ nhau trên biển, TTAT còn giúp nhau làm kinh tế. Anh Nguyễn Văn Thắm, Tổ trưởng TTAT thôn Dân Phú 2 (xã Xuân Phương, H.Sông Cầu), kể: "Từ khi lập tổ đến nay, anh em trong tổ càng gắn bó với nhau, làm ăn bài bản. Khi có hội, có thuyền, có chuyện gì cũng thấy an tâm, vững vàng". Anh Trần Đức Quỳnh - thành viên trong tổ nói: "Từ khi tổ TTAT này ra đời, với vai trò "thủ lĩnh" của anh Năm Thắm, anh em trong tổ lúc nào cũng đoàn kết. Mùa làm ăn, hễ ai ra biển gặp trúng khu vực có nhiều tôm, cá, anh em về thông tin cho các thành viên cùng biết. Nhờ vậy, sau mấy năm nhà nào cũng vững vàng, khấm khá".
Các thành viên trong tổ TTAT vận động tiền để giúp những chủ tàu thuyền gặp nạn. Như trường hợp tàu thu mua cá của ông Bùi Tấn Nhật ở thôn Phú Thọ 1 (xã Hòa Hiệp Trung, H.Đông Hòa) bứt dây lái, bị sóng đánh vỡ, hư hại hoàn toàn. Thấy hoàn cảnh của ông Nhật khó khăn nên anh em trong tổ quyên góp, cộng với số tiền bảo hiểm ông Nhật đã đủ tiền mua tàu mới để tiếp tục hành nghề.
Trung tá Phan Thanh Thuật khẳng định, từ khi các tổ TTAT đi vào hoạt động, tình trạng tranh chấp ngư trường, sử dụng chất nổ khai thác đánh bắt thủy hải sản trái phép... giảm hẳn. Từ năm 2006 đến nay, không có vụ tranh chấp nào phải nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết. Các tàu lạ đột nhập khai thác thủy sản trái phép, chở hàng lậu tại ngư trường Phú Yên đều bị các tổ TTAT phát hiện kịp thời, báo bộ đội biên phòng xử lý.
Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN trên biển Đông
Ngày 7.6, trả lời báo chí về việc Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: Vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của VN trên biển Đông, và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.
Hương Giang
Ngại khơi xa, ngư dân mưu sinh ven bờ
Hàng chục tiểu thương tranh mua 1 sọt cá nhỏ - Ảnh: Đ.Phú
Những ngày này trên bãi biển Quy Nhơn (Bình Định), nhiều ngư dân cặm cụi ngồi vá lưới lồng. Sợ gặp rủi ro bất trắc khi đánh bắt khơi xa, họ lặng lẽ chuẩn bị những ngư cụ đơn giản hơn để mưu sinh ven bờ.
Ông Tuấn, ngư dân phường Trần Phú (TP Quy Nhơn), kể ông từng có tàu công suất lớn, thường xuyên ra khơi xa để đánh bắt hải sản. Mỗi lần mở biển hành nghề lưới rút, phí tổn cả trăm triệu đồng, nhưng hiếm khi lỗ vốn, vì ngư trường càng xa, sản lượng đánh bắt càng lớn. Không ít trường hợp sau một chuyến lưới rút, ngư dân thu về gần cả tỉ đồng.
Men theo bờ biển đến khu vực gần Cảng Quy Nhơn, chúng tôi gặp chị Loan đang phết dầu chống thấm lên chiếc thúng chai. Chị bảo, chồng chị nay không còn "đi bạn" (đi tàu công suất lớn ra khơi xa) nữa; chị tranh thủ "gia cố" chiếc thúng cho chồng sử dụng ra biển thả lưới. "Biết là gần bờ nay rất ít cá, nhưng không còn cách nào khác, phải cố giăng lưới, lúc nào cạn kiệt hẵng hay", chị Loan nói.
Nhìn cảnh mua bán hiện tại ở cảng cá Hàm Tử, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) có thể nhận thấy nguồn hải sản không còn dồi dào như trước. Suốt trưa 7.6, theo quan sát của PV Thanh Niên, chỉ có chừng chưa tới 50 tàu cập cảng, chuyển lên bờ toàn là những sọt cá nhỏ. Cá ít, tiểu thương đông, nên có lúc, hàng chục người vây kín quanh một sọt cá tranh nhau mua.
Đình Phú
Đức Huy
Tây Nguyên du ký
Vũ Ngọc Tiến
Khoảng 10 năm lại đây, nhất là sau chuyến tìm mộ chú em hy sinh năm 1972, nỗi ám ảnh chiến tranh và kỷ niệm thời trai trẻ cứ hút hồn tôi về với Tây Nguyên. Nơi ấy có máu xương của mấy chục người bạn học cũ của tôi, thuộc khóa tốt nghiệp phổ thông năm 1964. Nhớ lắm, thằng bạn ngồi cùng bàn Nguyễn Văn Toại nghịch như quỷ sứ và Văn Đức Trì ngồi sau lưng tôi, củ mỉ cù mì nhưng vừa giỏi toán, lý lại giỏi cả văn.
Mỗi lần lên Kon Tum, tôi chỉ còn biết tìm dốc Đầu Lâu, ứa lệ thắp nhang bái vọng ra bốn phương tám hướng chứ làm sao dò được hài cốt bạn mình hở giời! Còn một lý do khác nữa hối thúc tôi đi Tây Nguyên, bởi 5 năm đầu sau ngày thống nhất (1975- 1980), tôi theo đoàn công tác của Cục Vật lý địa chất đi khắp các tuyến đường mòn trên Tây Nguyên đo đạc tài liệu ‘Trọng lực mặt đất’ và ‘Xạ ô tô’ để tìm tài nguyên khoáng sản cho công cuộc tái thiết đất nước sau này. Nhờ thế, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đã biết đến nguồn tài nguyên bauxite rất lớn ở Đăk Mil, Đắc Lấp, Đăk Song, Măng Đen, Bảo Lộc…
“Đi bụi” giữa Tây Nguyên
Mùa mưa năm Kỷ Sửu (2009) này tôi lại đi Tây Nguyên. Những lần trước, tôi đi đều có xe đưa đón, nhờ chú em kết nghĩa Trương Công Liêm ở Kon Tum lo liệu chu đáo. Liêm có cô em gái Sáu Phường, là chủ hãng xe Đăng Khoa, với gần 20 đầu xe loại 50 ghế nằm chất lượng cao chạy các tuyến trong Nam, ngoài Bắc. Tôi chỉ cần ra bến xe Giáp Bát, nằm dài trên xe có máy lạnh 2 đêm một ngày là tới Kon Tum. Lên đó, tôi muốn đi đâu đã có xe con đưa đi tiếp, ăn nhậu tối ngày.
Có đi tới các huyện phía Bắc Kon Tum, vào sâu tận thôn làng người dân tộc mới thấm thía hết cái nghèo và sự khốn cùng của bà con Xơđăng, Bah Nar, Giarai, Giẻ-Triêng sau 34 năm giải phóng và 23 năm đổi mới kinh tế nước mình. Tôi đi thăm Đắc Plei, nơi có trận đánh nổi tiếng thời chống Mỹ theo lời kể của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo; rồi đi xe ôm 25 km đường rừng, tìm bằng được ngôi trường tiểu học mà Kiều, đứa con gái thứ ba của Liêm đã dạy học hơn 10 năm ở đó.
Đến tận nơi chứng kiến, tôi hiểu vì sao sau hơn 10 năm cống hiến, tuổi xuân hơ hớ qua đi, Kiều từ bỏ chức vụ Hiệu phó để về thị xã lấy chồng, an phận làm cô văn thư đánh máy qua ngày. Nghèo khổ, lam lũ như vậy, nhưng ở Bắc Kon Tum tôi gặp rất nhiều cổng chào bằng sắt ở đầu con đường đất dẫn vào thôn làng của người dân tộc, trên đó treo biển “Thôn văn hóa”, thậm chí nhà rông cũng có tên “Nhà rông văn hóa”. Vào nhà rông lợp tôn thay vì lợp cỏ, chẳng thấy chiêng, ché, sừng trâu mà chỉ thấy toàn khẩu hiệu suông.
Những ngày nhập vai “Tây ba lô” đi bụi, vẫy xe nhảy cóc nhiều chặng trên suốt đọan đường quốc lộ 14 dài gần 200 km, từ Pleiku (tỉnh lỵ của Gia lai) đi Buôn Mê Thuột (tỉnh lỵ của Đăk lăk), với tôi thật nhiều ý nghĩa, tràn đầy cảm xúc.
Không thể phủ nhận sự đổi thay sâu sắc, xu thế phát triển của Tây Nguyên 10 năm gần đây, tại các thành phố, thị xã, thị trấn mà tôi đã đi qua, cho dù nó chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của vùng đất này. Có lẽ Pleiku là điểm sáng nổi bật nhất về quy mô phát triển và tốc độ tăng trưởng so với các đô thị khác, nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của các đại gia thuộc khối kinh tế ngoài quốc doanh.
Một ngày ở Nhân Cơ
Ngay từ lúc còn ở Hà Nội, tôi đã xác định cái đích cuối cùng của chuyến lãng du Tây Nguyên phải là Nhân Cơ, bởi Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đang gây xôn xao dư luận, làm nóng nghị trường Quốc Hội. Là người viết văn, viết báo, nhưng có một thời trai trẻ tôi vốn là kỹ sư Địa vật lý, từng khảo sát cấu trúc mỏ bauxite bằng các phương pháp đo đạc giá trị các trường vật lý ở Lạng Sơn (1971) và Tây Nguyên (1978) nên tôi hiểu biết chút ít về loại mỏ quặng này. Điều đầu tiên, khiến tôi trăn trở suy nghĩ là vì sao phía Trung Quốc lại phớt lờ nguồn lợi khai thác bauxite ở Lạng sơn, Cao Bằng, chỉ nhăm nhăm hướng tới các mỏ ở Tây Nguyên?
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, đoàn địa chất 49 của Tổng Cục Địa Chất, dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Hung-ga-ri đã tiến hành thăm dò tỉ mỉ, đánh giá trữ lượng chuẩn xác ở mức phục vụ cho khai thác bauxite ở Lạng Sơn và Cao Bằng là thuận lợi thứ nhất. Các mỏ này rất gần khu công nghiệp khai khoáng, chế biến quặng ở huyện Khai Viễn- Vân Nam- Trung Quốc nên giá thành vận chuyển sản phẩm về nước thấp là thuận lợi thứ hai. Hàm lượng alumin trong quặng cao gấp 5- 6 lần ở Tây Nguyên nên công nghệ làm giàu quặng đạt tiêu chuẩn thương phẩm hóa trên thị trường quốc tế rất đơn giản là thuận lợi thứ ba. Trữ lượng quặng ở Lạng Sơn, Cao Bằng theo báo cáo trình Quốc Hội của Bộ Công Thương dẫu chỉ có 449 triệu tấn, nhưng do hàm lượng alumin trong quặng cao nên tương đương hơn 2 tỷ tấn quặng ở Tây Nguyên, là thuận lợi thứ tư.
Rời Buôn Mê Thuột, tôi ra quốc lộ 14 vẫy xe đò đi TP Hồ Chí Minh, đến ngã ba Đầm Hồ xuống xe đi tiếp một chặng xe ôm chừng 3 km là vào trung tâm thị xã Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh Đắk Nông (trước 1975 gọi là tỉnh Quảng Đức). Thị xã Gia Nghĩa có 3 khách sạn lớn, sang trọng do nhà đầu tư nước ngoài hoặc từ TP Hồ Chí Minh lên xây dựng, nằm trên 3 quả đồi tuyệt đẹp, song tôi chỉ dám dạo qua cho biết rồi nhờ người lái xe ôm tìm giúp một khách sạn loại trung bình.
Tôi đã nghe giải trình của tập đoàn TKV và Bộ Công Thương nói rằng, nơi có thân quặng bauxite thường là nơi đất cằn, năng suất cây trồng thấp. Bằng trí nhớ của người địa chất và chiếc la bàn trong tay, tôi dễ dàng tìm lại được những thân quặng bauxite ở Đắk Mil, Đắk Song.
Ngày cuối cùng ở Đắk Nông, tôi dành thời gian đi Nhân Cơ vì ở đó có trụ sở công ty khai khoáng, nhà máy tuyển quặng do người Trung Quốc đang chỉ huy xây dựng và khai trường mở vỉa quặng đã hoàn tất việc san ủi…Nhân Cơ nằm cách thị xã Gia Nghĩa chừng 13 km theo đường quốc lộ về hướng Bù Đăng. Đây là một xã lớn và trù phú nhất của huyện Đắk Lấp, gồm 12 thôn.
Chia tay Mỹ, tôi thử liều xông thẳng vào bên trong khu vực nhà máy la cà quan sát và hỏi chuyện. Đến ngôi nhà nhỏ của đội khảo khảo sát địa chất, tôi gặp Đức, kỹ sư hóa nghiệm của Liên đoàn địa chất 10 (Cục Địa Chất- Bộ Công thương). Anh được điều động biệt phái sang giúp TKV phân tích mẫu quặng bauxite. Đức cho biết, đội khảo sát chỉ có 7 người, đến Nhân Cơ cuối năm 2007, nay đã rút về Hà Nội hết, chỉ còn anh là người duy nhất ở lại. Là người hiểu nghề, biết việc nên chỉ cần trò chuyện với Đức thoáng qua vài phút, tôi hiểu ra, TKV rất ít người am hiểu về bauxite.
Rất may, tại hiện trường thi công xây nhà máy, tôi gặp 2 kỹ sư người Trung Quốc, một họ Lỗ, 51 tuổi, còn anh họ Vương, 43 tuổi. Nghe tôi nói tiếng Bắc Kinh lưu loát, họ tưởng tôi là người Trung Quốc mới sang nên vồ vập chuyện trò, nói cười ngả ngớn, không hề giữ kẽ. Cả hai đều là người Quan Đông, xứ lạnh, chưa quen với khí hậu và văn hóa ẩm thực phương Nam .
Nghe ông Lỗ nói, tôi rùng mình liên tưởng đến thảm họa môi trường ở mỏ măng-gan Tốc Tác- Cao Bằng gần 20 năm trước. Ban lãnh đạo TKV hoặc bất cứ ai trong nghề địa chất, khai khoáng đều biết rõ thảm họa khủng khiếp này.
Ở xứ mình mạng người rẻ quá chăng!!!???
Lời kết
Tôi trở về ‘Hà Nội Phố’, ngồi uống cà phê trong quán ở sân khách sạn, thiết kế tuyệt đẹp và tao nhã theo phong cách của người Tràng An thanh lịch, mà lòng buồn se thắt. Cơn mưa đầu mùa ở Đắk Nông dài lê thê, nước tuôn xối xả.
Tháng 1/2004 tách 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk cũ, lập tỉnh Đắk Nông có trữ lượng bauxite chiếm 91% trữ lượng toàn Tây Nguyên.
Tháng 2/2006 điều chỉnh địa giới các xã ở 3 huyện Đắk Song, Đắk Mil, Đắk Lấp để gom các thân quặng bauxite gần nhau về cùng một đơn vị hành chính cấp xã, tiện lợi cho quản lý và khai thác.
Cuối năm 2006 giải phóng mặt bằng lòng hồ, xây đập thủy điện Đắk Rơ Lih chỉ cách Nhân Cơ 2 km theo đường chim bay, có lẽ chủ yếu phục vụ khai thác, chế biến quặng, nhưng không thấy TKV hạch toán vào vốn đầu tư của Dự án bauxite (!?).
Năm 2007 triển khai giải phóng mặt bằng, mở khai trường mỏ và xây nhà máy chế biến quặng ở Nhân Cơ.
Tháng 5/2009, Bộ Công thương trình báo cáo về Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên lên Quốc Hội, bị dư luận phê phán vì thông tin lập lờ, hiệu quả bánh vẽ!
Nửa cuối năm 2010, theo lời ông Lỗ, kỹ sư người Trung Quốc nói với tôi thì chắc chắn họ sẽ lắp đặt thiết bị cho nhà máy tuyển quặng Nhân Cơ…
Vậy là mọi sự đã rồi, mâm cỗ đã bày lên chờ thắp nhang cúng cụ, con cháu nào dám ho he.
No comments:
Post a Comment