VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Friday, March 12, 2010


Kính quý vị trên diễn đàn,
Thân mời quý vị ghé thăm www.conongviet. com
Vũ Lâm (Con Ong Việt)


LTS: Trong tháng 2 vừa qua, Tòa soạn Con Ong Việt nhận được hai bài viết và đã cho phổ biến trên điện báo COV bài THÁNG BA BUỒN … HIU! của Mũ Xanh Tiểu Cần và bài NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI của Mũ Xanh Bằng Phong. Trong cả hai bài viết tác giả có đề cập đến Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1, Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Trong một bài viết, tác giả MX Tiểu Cần có ước mong trước khi nhắm mắt được đọc những sự thật về nỗi uất nghẹn của LĐ.147/TQLC với hơn 3000 quân đã bị lùa vào bước đường cùng, đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Sau lưng là biển, trước mặt là địch quân… Hơn 3000 tay súng TQLC phải chịu cảnh “chết đứng” trên “pháp trường” cát, bãi biển Thuận An chỉ vì súng họ không còn đạn …. ... Hôm nay, qua một niên đệ CSVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tòa soạn Con Ong Việt nhận được bài viết: DI TẢN HUẾ THÁNG BA 1975 của Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Bài viết này hy vọng giài tỏa được những thắc mắc của hai tác giả bài THÁNG BA BUỒN … HIU! - NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI và của anh em TQLC nói chung.. Con Ong Việt cho “link” cả ba bài viết dưới đây, mời bạn đọc nhã giám.


NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI ..
Bằng-Phong.




Gia Đẳng, Quảng Trị ngày 7/3/1975.

Hôm nay là ngày bàn giao chức vụ Trung Đội Trưởng Quân y TĐ.9/TQLC giữa tôi và người mới đến thay thế là BS Thi. Khi chúng tôi bước ra khỏi hầm trú ẩn thì đã thấy Trung Sĩ Khương, y tá trưởng tiểu đoàn cùng 21 quân y tá xếp một hàng ngang, súng M16 trên vai, nón sắt áo giáp, mặt nạ chống hơi độc, túi cứu thương, quân phục chỉnh tề sẵn sàng chờ lệnh.

Có lẽ do tình thầy trò sắp chia tay nhau nên khi thoáng trông thấy Khương là bao nhiêu kỷ niệm cũ hiện ra làm tôi cảm động, nhớ về những gian nan từng trải qua cùng anh em. Có những lần tiểu đoàn đụng nặng, cả trung đội Quân Y phải thức suốt đêm để cứu chữa thương binh, thầy trò chúng tôi tận dụng tất cả những gì đã học hỏi được để cấp cứu, cố mang họ ra khỏi bàn tay của tử thần rồi sáng sớm hôm sau chúng tôi bồn chồn lo lắng chờ đợi trực thăng tải thương đến. Có lần Khương đã nhanh tay giúp tôi cứu một thương binh mà tôi không bao giờ quên:

“Anh TQLC phía trước, cách tôi chừng 15m, bị trúng đạn đang lăn lộn, tôi ngập ngừng bò về phía nạn nhân thì nhiều tiếng súng tiếp theo khiến tôi điếng hồn toát mồ hôi toan quay trở lại thì hai ba người lính khác từ phía sau bò qua tôi vượt lên, họ loay hoay chưa biết làm gì để cứu đồng đội bị thương. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì sự nhút nhát của mình nên quyết định tiếp tục bò nhanh đến bên các anh. Anh thương binh đang thở đứt quãng, máu miệng và mũi đang phun ra kèm theo vài cái răng. Viên đạn trúng má phải xuyên qua má trái, máu chảy vào trong miệng khiến anh không thở được, tôi biết phải làm gì thật nhanh để cứu sống anh, tôi với tay lên túi cứu thương đang đeo trên vai để lấy dao mổ thì ..thất kinh, túi cứu thương đã bị bắn nát! Đang bối rối thì một bàn tay vỗ vai, tôi quay đầu lại thì y tá Khương đưa ra con dao mổ, tôi vội giật con dao trong tay Khương và nói nhanh: “ống thở”. Tay tôi sờ cổ nạn nhân để tìm vị trí mổ, khi dao mổ vừa rút ra khỏi cổ anh lính thì Khương nhét ngay cái ống thở vào vết mổ, cả tôi và Khương cùng mừng nhìn sắc mặt người thương binh đang đổi từ tím sang hồng”.

Tiếng hô “NGHIÊM” của Trung Sĩ Khương làm tôi trở về hiện tại, tôi cho anh em thao diễn nghỉ, tôi định nói thật nhiều về trách nhiệm và bổn phận của người y tá ngoài mặt trận, nhưng khi nhìn những khuôn mặt rắn rỏi thân yêu, những cánh tay lực lưỡng xâm hai chữ “Sát Cộng”, lòng tôi bỗng bùi ngùi xúc động. Đã hai năm rồi chúng tôi chia ngọt xẻ bùi cùng cay đắng với nhau, nay là lúc tôi ra đi để nhường chỗ cho người y sỹ khác, sự chia tay này không dễ dàng như tôi tưởng. Tôi nghẹn ngào căn dặn anh em như một người anh cả trong gia đình:

_ “Bây giờ tình thế rất nghiêm trọng, Cộng quân có thể mở những trận đánh quyết định bất cứ lúc nào, tôi mong anh em đoàn kết bảo vệ lẫn nhau và để giúp BS Thi hoàn thành nhiệm vụ”.

Sau khi bắt tay và an ủi từng người đệ tử cũ và chào ông bác sĩ mới, tôi lên ban 3 tiểu đoàn để chào từ giã các sĩ quan tham mưu và gọi máy C25 để từ biệt bốn ông đại đội trưởng. Lại một màn giã từ đầy cảm động, tôi đã sống với TĐ.9/TQLC ngót hai năm, tình chiến hữu đã đổi thành tình huynh đệ, tôi không muốn rời khỏi tiểu đoàn trong tình thế nóng bỏng này. Bỗng một quyết định đến với tôi mà cho đến giờ phút này tôi cũng không biết đúng hay sai, lý doTĐ.9/TQLC bấy giờ đang trực thuộc LĐ.258/TQLC đóng tại Mỹ Thủy Quảng Trị, nếu tôi về Đại Đội Quân Y/LĐ258 thì tôi vẫn có thể săn sóc thương binh của TĐ.9 khi trận chiến xảy ra, tôi liền mượn máy Tiểu Đoàn 9 gọi cho Tiểu Đoàn Quân Y của SĐ/TQLC tại Hương Điền để trình bày quyết định này. May thay TĐT Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế hiểu được nhu cầu cần thiết trên tuyến đầu nên chấp thuận tăng phái tôi cho ĐĐ QY/LĐ 258 trong vòng hai tuần lễ.

Con đường từ bãi biển Gia Đẳng đến bãi biển Mỹ Thủy là một chi nhánh của hương lộ 555, đây là một HL tuyệt đẹp, một bên là cát trắng biển xanh bao la, một bên là những đồi dương liễu nên thơ, và hương lộ này cũng đã đi vào văn học lịch sử thế giới bởi nhà văn thân Cộng người Pháp quốc tịch Mỹ tên Bernard Fall.

Năm 1953 Bernard Fall đã đi theo đoàn quân viễn chinh Pháp hành quân trên HL.555 và đã chứng kiến đoàn quân này bị Trung Đoàn 95 Việt Minh đánh bại. Về nước, Bernard viết cuốn sách “Street Without Joy” trong đó anh ta đã thần thánh hóa TĐ.95/VM, đây là một cuốn sách rất nổi tiếng được dịch ra nhiếu thứ tiếng và đã biến Bernard thành một đại “văn hào”.

Năm 1966, Bernard Fall trở lại Việt Nam và đi theo cuộc hành quân của TĐ.1 và TĐ.2/TQLC, đổ bộ tại Gia Đẳng, tiến quân đọc theo HL.555 lên phía Bắc, dồn Trung Đoàn 95 VC (Tr.Đoàn 95 VM dưới thời VNCH được gọi là Tr.đoàn 95 VC) tới bờ sông Vĩnh Định, Bích La Thôn và tiêu diệt trung đoàn này dưới con mắt đau buồn của Bernard.

Sau khi chứng kiến TrĐ.95VC bị hai Tiểu Đoàn 1&2/TQLC dìm xuống lòng sông Vĩnh Định, Bernard Fall đã đi theo quân đội Mỹ hành quân trên HL555, nhưng quân đội Mỹ đã không bảo vệ anh như TQLC/VN mà anh ta đã không tiếc lời nguyền rủa và rồi Bernard đã đạp phải mìn bẫy của TRĐ.95/VC còn sót lại và chết trên “Street Without Joy” của anh ta!

Nói đến HL555 mà không nói về Bích La Thôn thì quả là một sự thiếu sót, đây là một thôn làng xinh đẹp nằm bên bờ sông Vĩnh Định, một con sông đẹp không kém gì sông Hương, nơi đây có một cây cầu thơ mộng mà dân địa phương gọi là cầu Ba-Bến. Tục truyền rằng cách nay hơn 200 năm, có một vị chúa Nguyễn đầy lòng nhân từ, trước khi qua đời ông đã ra lệnh tha tất cả các cung nữ của ông về Bích La Thôn để họ làm lại cuộc đời, không biết vì ảnh hưởng di truyền hay vì phong thủy hữu tình mà những người con gái của Bích La Thôn đều có một sắc đẹp lạ lùng, khác hẳn với các giai nhân những vùng khác của đất nước, ở đây họ sống mộc mạc nhưng vẫn giữ những tập tục của Hoàng Cung Huế. Bởi vậy tại miền Trung có câu tục ngữ: “Cau Vỹ Dạ, gái Bích La”. Đang mải nghĩ về anh văn sĩ người Pháp ngây thơ và lãng mạng, về những người đẹp Bích La Thôn thì xe đã đến Mỹ Thủy và rẽ vào BCH/LĐ.258/TQLC.

Mỹ Thủy, Quảng Trị .. Ngày 08/3/1975 đến 18/319/75.
Đèo Phước Tường, Huế .. Ngày 18/3/75 đến 25/3/1975.

Đại đội QY/LĐ.258/TQLC có 3 y sĩ, ông ĐĐT là một người sống khắc khổ và chịu đựng, hai người y sĩ phụ tá là BS Nhi, anh là y sĩ bệnh viện Lê Hữu Sanh, vì phạm kỷ luật nên bị đày ra LĐ 258, sau 30/4/75, anh được giữ chức vụ quan trọng trong ngành y tế tại Saigon, vì anh có thân nhân làm lớn trong MTGPMN. Người kia là BS Duy, anh là ngôi sao đang lên của Quân Y TQLC, khi còn lội theo tiểu đoàn, anh đã được gắn ADBT và được báo Sóng Thần của SĐ/TQLC khen, nhưng không ngờ anh lại là một tên tình báo của VC, và gần đây anh đã giải ngũ với cấp bậc trung tá tình báo VC. Vì đại đội quân y đã đủ y sĩ nên tôi chỉ làm những công việc lặt vặt coi như để chờ ..!

Ngày 11/3/1975, đài BBC loan tin Ban-Mê-Thuột bị thất thủ, tôi vội lên Ban Ba Lữ Đoàn để biết thêm tin tức thì gặp Trung Tá Huỳnh Văn Lượm, một vị TĐT cũ của tôi và lúc này tôi mới biết ông đang là LĐP/LĐ.258, (LĐTr là Đại Tá Nguyễn Năng Bảo), chúng tôi vui mừng chào hỏi nhau rồi anh Lượm mời tôi ăn cơm tối cùng với Đại Úy Quận Ban 2 LĐ. Trong bữa cơm anh buồn bực nói:

_ “Cái “chiến lược” đem lực lượng tổng trừ bị căng ra để giữ đất không khá được, trong khi VC chúng tụ quân đánh ta chỗ này chỗ khác. Đất mất mà quân còn thì ta chiếm lại mấy hồi, còn quân mất thì làm sao giữ đất?”.

Tôi hỏi ông liệu có một trận đánh quyết định tại QK1 thì ông trầm ngâm:

_ “Quân CSBV bây giờ không mạnh bằng năm 1972, vì những quân tinh nhuệ của chúng đã bị ta giết gần hết rồi, bây giờ chúng thay thế bằng đám thanh niên mới thiếu kinh nghiệm tác chiến, chúng biết QĐ.1/QK1 có 4 sư đoàn thiện chiến, vũ khí đạn được tích trữ đầy đủ, dù có đánh nhau một hai năm cũng chưa hết, vì thế chúng sẽ không mở một trận đánh quyết định tại QK1 mà chỉ bám sát, đợi lúc ta rút quân có sơ hở thì mới đánh”.

Sự tiên đoán của Trung Tá Lữ Đoàn Phó LĐ.258/TQLC khá chính xác, vì cho tới ngày 29/3/1973 khi QĐ.1 rút khỏi Đà Nẵng, thì đã không có một trận đánh lớn nào xẩy ra.

Ngày 16/3/1975 Lữ Đoàn 369/TQLC, trong đó có TĐ.9 rời Quảng Trị di chuyển về Đại Lộc, Thượng Đức để thay thế LĐ.3 Nhẩy Dù. Tôi chưa kịp xin đổi về TĐQY thì ngày 18/3/75, LĐ.258/TQLC cũng được lệnh di chuyển từ Mỹ Thủy đến đèo Phước Tường để thay thế cho LĐ.2 ND, thế là tôi có mặt trên đèo và đã nghe đã thấy tất cả những gì xẩy ra sau đó trên QL1, vì đèo Phước Tường nằm trên QL1, phía Nam Huế và phía Bắc đèo Hải Vân.

Theo lệnh hành quân thì LĐ.258/TQLC có nhiệm vụ:

-Bảo vệ trục giao thông trên QL1 để LĐ.147/TQLC, SĐ.1/BB, LĐ.14BĐQ, Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, các TĐ Pháo Binh và các đơn vị khác của QĐ.1 Tiền Phương đang chiến đấu tại Quảng Trị, Huế rút về Đà Nẵng.

- Làm lực lượng ngăn cản các đơn vị truy kích của CSBV sau khi các đơn vị kể trên rút an toàn về Đà Nẵng.

- Cùng bảo vệ QL1 từ Huế đến đèo Hải Vân còn có Liên Đoàn 15/BĐQ từ phái Bắc đèo Phước Tường đến phía Nam Huế và LĐ 468/TQLC từ phía Nam sông Truồi đến đèo Hải Vân.

Từ ngày 19/3/75 đến ngày 23/3/75, dân chúng Quảng Trị, Huế đổ về Đà Nẵng, họ dùng đủ mọi phương tiện, từ xe hơi, xe ba bánh, xe đạp và cả đi bộ nữa, dòng người kinh hoàng sợ VC đã chen chúc nhau trên QL1 ngày cũng như đêm, nhiều người quá mệt mỏi ngã gục trên đường liền bị xe cán qua! QĐ.1 đã không làm bất cứ một cái gì để giúp đỡ họ, chẳng thấy một ông lớn nào lên đài phát thanh hay bay trên trời để hướng dẫn hoặc trấn an dân chúng! Dân đi thì đặc công, du kích VC cũng giả dạng tỵ nạn đi theo, không thấy QĐ.1 có biện pháp nào để thanh lọc chúng. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu tiểu đoàn đặc công VC lọt vào Đà Nẵng một cách hợp pháp?

Ngày 23/3/75, dòng người tỵ nạn đột nhiên chấm dứt, một số người bị thương vì đạn AK của VC được mang đến cho chúng tôi điều trị. Theo lời kể lại của các nạn nhân thì một toán VC đã lập một cái chốt gần cầu Nong xả súng bắn vào đoàn người di tản để ngăn chặn lưu thông trên đoạn đường này.

Tối 23/3/75, đài phát thanh VC loan báo chúng đã “diệt gọn” LĐ.258 và LĐ15 BDQ và chúng đang kiểm soát QL1 từ đèo Phước Tường cho đến Huế (?)

Sáng ngày 24/3/75, tôi đi theo xe cứu thương để cấp cứu một anh Tr/Sĩ BĐQ, anh bị trúng đạn vào vai phải, gặp tôi anh nói:

_ “Thiệt tức muốn chết được ông thầy, tôi canh me tụi nó từ chiều hôm qua, ai ngờ nó làm tôi trước, vì nó có súng gắn ống nhắm, nếu tôi có cây 75 ly thì hốt trọn ổ tụi nó rồi”.

Tôi an ủi rồi băng bó cho anh thương binh xong rồi sai y tá đưa anh về đèo Phước Tường để khâu lại vết thương. Anh Tr/Uy BĐQ có vẻ lo lắng cho đệ tử nhưng tôi bảo anh an tâm, vì vết thương của tr/sĩ không nguy hiểm, nhân tiện tôi hỏi anh về tình hình tại cầu Nong thì anh cho biết:

_ “Vẫn yên tĩnh, ngoại trừ cái chốt bắn sẻ cản trở lưu thông, chặn đồng bào di tản, tôi đang chờ trung đội súng nặng đến tăng cường để dẹp cái chốt này.”

Đoạn QL1 từ cầu Nong đến chân đèo Hải Vân là con đường huyết mạch và duy nhất để tiếp tế tiếp viện và rút quân cho các đơn vị phía Bắc, mất đoạn đường này có nghĩa là các đơn vị đang chiến đấu tại Quảng Trị và Huế sẽ bị cô lập. Tối hôm trước, 23/3 VC đã loan tin láo khoét là chiếm được đoạn đường này với mục đích làm hoang mang tinh thần chiến đấu của các đơn vị này vậy mà QĐ.1 đã không cải chính để trấn an tinh thần binh sĩ!

Từ ngày 19/3/75, quân CSBV đã bám sát LĐ.258, tiền sát viên của chúng trà trộn vào dân tỵ nạn đến gần quân ta nên chúng điều chỉnh pháo binh rất chính xác, đã có vài trái 130 ly rơi vào sân trực thăng phía sau ĐĐ/QY. Lữ đoàn cho mở những cuộc hành quân đẩy lui địch về phía Tây cách QL1 ba, bốn km. ĐĐ/QY Lữ Đoàn dựng một cái lều lớn trên bãi trực thăng để làm trại cứu thương, tôi được chỉ định làm việc tại đây. Trưa ngày 24/3/75, địch bắt đầu pháo nhiều hơn, chúng pháo từ hai ba vị trí khác nhau ở phía Tây, đạn rơi chung quanh vị trí Lữ Đoàn rồi chúng kéo từ từ lại gần, cường độ khoảng ba bốn trái một phút. Chiều 24/3/75 tôi nghe nhiều tiếng súng lớn nhỏ từ phía cầu Nong dội về, tôi biết BĐQ đang tấn công nhổ cái chốt bắn sẻ. Một lúc sau y tá mang về cho tôi 2 thương binh BĐQ, cả 2 anh đều bị bắn bên vai phải (có lẽ tên bắn sẻ là tay mơ, quên điều chỉnh độ dạt của khẩu súng nên hắn nhắm đầu mà lại trúng vai phải) và các anh cho biết tên bắn sẻ đã bị hạ, bọn còn lại bỏ chạy vào rừng phía Tây, BĐQ đã nhổ xong cái chốt trên cầu Nong, địch không còn, như vậy QL1 đã an toàn trở lại từ chiều ngày 24/3/75.

Khoảng 6 giờ chiều ngày 24/3/75, thương binh từ mọi nơi được mang về trạm cứu thương Lữ Đoàn càng lúc càng nhiều. Có đủ loại bị thương, những vết thương nhẹ thì lấy miểng đạn ra rồi khâu vá tại chỗ, nặng thì phải làm những phẫu thuật cấp cứu đặc biệt. Có nhiều vết thương đứt động mạch, khi mở băng ra thì máu phun có vòi lên mặt chúng tôi, nhưng đó là chuyện nhỏ, chúng tôi phải cột động mạch và tĩnh mạch thật nhanh, nếu chậm trễ thì thương binh mất nhiều máu nguy hiểm.

Vì lều cứu thương ở trên một vị trí trống trải lại không có bao cát che chắn xung quanh nên tôi đành cho đặt cáng thương binh dưới đất và chúng tôi cấp cứu họ trong tư thế ngồi.

Khi màn đêm xuống, vì tránh để lộ vị trí nên chúng tôi phải làm việc bằng đèn bấm để chích thuốc, truyền nước biển, khâu vá vết thương, điền phiếu tản thương cho gần 50 thương binh gồm TQLC và BĐQ. Khoảng 8 giờ tối, địch bắt đầu tấn công bằng bộ binh vào vòng đai phòng thủ của LĐ, từng tràng M16 xen với tiếng AK47, tiếng lựu đạn, B40, M72, tiếng súng cối, pháo binh đi và đến tạo nên một điệp khúc của tử thần, vài trái 130 ly chạm nổ rơi ngay sân trực thăng, cách lều cứu thương hơn hai chục thước, miểng đạn xuyên qua vải lều, bay trên đầu chúng tôi, cũng may là chúng tôi ngồi làm việc nên không ai bị thương.

Lúc 2 giờ sáng, tôi nhận được một thương binh là thiếu úy TQLC khá lì, anh bị bắn vào vai trái, sau khi y tá lau sạch, tôi chích thuốc tê vào xung quanh vết thương rồi dùng kim chọc vào theo chiều sâu vết thương, tôi định được vị trí của miểng đạn, vì biết chung quanh miểng đạn không có mạch máu và dây thần kinh nào quan trọng nên tôi dùng kẹp mổ thọc vào vết thương để kẹp lấy mảnh đạn ra, với sự giúp đỡ của y tá, tôi dùng dao mổ cắt những sợi thịt vướng vào cạnh của miểng đạn rồi lựa thế kéo nó ra. Mảnh đạn lớn hơn đốt ngón tay, tôi gói cẩn thận tặng lại anh để sau này “thiếu úy tặng cho người yêu” (lưu ý: đây chỉ là một lối mổ dã chiến ngoài mặt trận, các bạn sinh viên y khoa nếu có đọc đoạn này xin đừng làm như tôi).

Khi tôi khâu lại vết mổ cho thiếu úy vừa xong anh ta không tỏ ra đau đớn hay mệt nhọc gì mà hỏi ngay:

_ “Bác sĩ cho tôi trở lại đơn vị được chưa?”

_ “Cần phải dưỡng thương cho vết mổ kín miệng, ông về đơn vị rồi nhiễm trùng, xưng mủ, đứt chỉ khâu lúc đó ông quay trở lại càng vất vả cho chúng tôi thêm. Nhưng sao thiếu úy lại mong trở lại chiến đấu ngay vậy?”

Anh vui miệng kể cho tôi nghe về chi tiết trận đánh rồi kết luận:

_ “Quân chính quy CSBV bây giờ không thiện chiến như năm 1972, bọn này ngờ nghệch chỉ biết dàn hàng ngang xông tới như lũ say thuốc nên lính mình quạt chúng thật đã tay, khi thấy vài đồng bọn ngã xuống là chúng đi thụt lùi. Những dịp này mà không có mặt ở đơn vị để đòi nợ chúng thì thật uổng”.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 25/3/75, địch quân bị đẩy lui và bỏ chạy về phía Tây QL1, pháo binh địch ngưng bắn, nhưng pháo ta vẫn bắn truy đuổi. Khoảng 4 giờ sáng Tr/Tá Lượm đến thăm trạm cứu thương, ông hài lòng khi thấy tất cả thương binh đều đã được cứu chữa và đang trong tình trạng ổn định để sẵn sàng tản thương, sau đó ông kéo rôi ra khỏi lều cứu thương và nói nhỏ:

_ “Mình sẽ bỏ nơi đây để rút về Đà Nẵng trong vòng một giờ nữa”!

Tôi kinh ngạc hỏi:

_ “Lệnh của ai vậy thưa trung tá?”.

Ông nói:

_ “Đích thân Tướng Ngô Quang Trưởng cho lệnh và ông cho lệnh cho Thiếu Tướng Bùi Thế Lân phải thi hành vì TQLC mình đang tăng phái cho QĐ.1”.

Tôi thắc mắc:

_ “Vậy thì số phận Lữ Đoàn 147/TQLC và các đơn vị ở phía Bắc sẽ ra sao một khi mình bỏ vị trí trọng yếu này?”.

Trung Tá Lượm thở dài như không muốn nghe tôi hỏi, rồi ông buồn rầu nói:

_ “Giờ này tôi không thể cho anh biết được, tôi đâu muốn bỏ chỗ này, mình dư sức giữ nó thêm vài tuần nữa mà, nhưng lệnh QĐ là mình phải thi hành”.

Chợt thấy bác sĩ Duy bước ra khỏi hầm trú ẩn, Tr/Tá Lượm nói:

_ “Đại Úy Quận Ban 2 LĐ vừa cho tôi biết vài điều về ông BS mới, những điều tôi vừa nói với BS, chỉ một mình BS biết thôi”.

Thấy ông gọi tôi bằng BS nên tôi biết đây là chuyện hệ trọng nên vội đáp:

_ “Tôi hiểu ý Trung Tá”.

Tôi đau đớn suy nghĩ, anh em chúng tôi đã đổ xương máu để giữ cứ điểm này, chúng tôi đang chiến thắng, xác địch quân vẫn chưa lạnh, tiếng súng truy đuổi địch quân vẫn đang nổ ròn rã, chúng tôi chưa kịp thưởng thức vị ngọt chiến thắng thì đã bị nếm vị cay chua của chiến bại! Bất giác tôi cảm thấy cay mắt, và vì không muốn tỏ ra yếu đuối trước mặt cấp chỉ huy, tôi vội đưa tay chào Trung Tá Lượm, ông bắt tay tôi thật lâu và thật chặt, đôi mắt ông thật buồn và long lanh ngấn lệ dưới ánh sáng hỏa châu, ông cúi đầu đi chậm chạp về phía BCH/Lữ Đoàn.

Thật không ngờ đây là lần cuối cùng tôi gặp ông, sau 30/4/75 ông đi tù và đã bị CS sát hại bằng cách đẩy ông vào chảo nước sôi, vì ông đã ví chúng như những cái máy phát thanh, vắn nút “on” lên thì đứa nào cũng nói một giọng điệu. Xin vĩnh biệt Tr/Tá Huỳnh Văn Lượm, vị TĐT giầu kinh nghiệm và tài giỏi của tôi.

Tôi trở lại trạm cứu thương, phân loại thương binh và phân chia nhiệm vụ cho các y tá, sau đó tôi trở về hầm trú ẩn và mới thấy mệt mỏi, căng thẳng. Đây không phải là lần đầu tiên tôi thức trắng đêm để cứu chữa thương binh, lúc còn lội theo TĐ.9/TQLC, tôi đã làm việc này nhiều lần, nhưng là làm việc trong công sự chắc chắn, được đệ tử bảo vệ và tiếp sức bằng những ca café sữa nóng, điếu thuốc thơm và sau trận đánh, khi thương binh đã được tản thương, thầy trò tôi cùng các sĩ quan tham mưu tiểu đoàn quây quân bên ấm trà điếu thuốc, luận bàn về những kinh nghiệm. Nghĩ lại trận đánh vừa qua, có lẽ thương binh, các y tá và tôi là những người phơi mình dưới pháo địch, không hầm trú ẩn, không bao cát bảo vệ, cũng may là tất cả chúng tôi được bình yên. Tôi tự nhủ nếu sau này tôi làm cấp chỉ huy thì sẽ không bao giờ phạm vào những thiếu sót này.

Trong hơn một tuần lễ có mặt tại Phước Tường, tôi có cảm tưởng như QĐ.1 đã quên chúng tôi! Từ việc QĐ đã bỏ rơi đám người di tản, không lập các trạm y tế và an ninh trên QL1 để giúp đỡ những người kiệt sức và thanh lọc những toán đặc công VC, không cải chính tin vịt do VC tung ra để trấn an binh sĩ, không có một ông lớn nào tới thị sát chiến trường, không có một máy bay nào bay trên vùng trời này và nay ra lệnh bỏ đoạn đường này, khúc xương cổ của QĐ.1, đây có phải là một bản án tử hình cho QĐ1.Tiền Phương?

Sáng 25/3/75 lúc 5 giờ, bác sĩ đại đội trưởng ĐĐQY đi họp về và chính thức thông báo lệnh bỏ Phước Tường, tôi được chỉ định đi bộ với một thành phần của BCH/LĐ, BS ĐĐT và bác sĩ Duy thì đi bằng GMC cùng với thương binh, còn bác sĩ Nhi thì đã rời Lữ Đoàn từ hồi nào không ai biết!

Tôi chạy về hầm trú ẩn, ăn vội mấy muỗng cơm gạo sấy còn lại từ hôm trước, đổ đầy hai bi-đông nước, đeo dây ba chạc, kiểm soát lại khẩu súng ngắn, nạp một viên vào lòng rồi khóa an toàn, ba-lô, nón sắt, túi cứu thương, tôi xuống đồi và sát nhập vào toán TQLC đang di chuyển trên QL1. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần, hôm nay là lần cuồi cùng nhưng lại là lần đầu tiên tôi đi bộ trên đó, thật là một kỷ niệm khó quên.

Qua khỏi đỉnh đèo thì một cảnh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt tôi: nền trời xanh nhạt điểm thêm mấy sợi mây trắng hồng của buổi bình minh, hai ngọn đồi Bạch Mã màu xanh đậm sừng sững phía Tây QL1. Dưới chân đồi, uốn éo giữa những mảng ruộng màu xanh lá mạ trải dài tới tận chân trời là sông Truồi. Sông Truồi nhận phụ lưu của sông Đá Bạc, nước chẩy đôi dòng phản chiếu ánh bình minh như môt dải lụa trắng. Phía Đông QL1 biển xanh bát ngát, sóng gọi rì rào, lác đác dưới chân đèo một vài thôn xóm vẫn còn ngủ say bên lũy tre xanh. Trong cái yên lặng của buổi chớm bình minh, một vài tiếng gà gáy sáng vọng về. Với phong thủy như vậy chẳng trách miền Trung có nhiều nhân tài, thiên thần cũng lắm mà ác quỷ cũng nhiều và những giai nhân tuyệt sắc làm nghiêng thành đổ nước.

Đại đội bảo vệ BCH/LĐ dàn đội hình tác chiến, tiền vệ hậu vệ và nhất là hai cánh phải trái đi sâu vào hai bên đường, những sĩ quan tham mưu và binh lính LĐ đi ở giữa. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến cầu Truồi, cây cầu xinh đẹp này đã bị đơn vị canh giữ phá hủy sáng nay khiến gây trở ngại không ít cho những toán quân đi sau.

Tôi lội qua sông Truồi, nước chỉ đến đầu gối và trong như lọc, qua khỏi cầu Truồi chừng 2km, tôi gặp Thiếu Tá Trần Quang Duật, TĐP/TĐ.16/TQLC, anh đang ngồi trên mũi xe jeep, để đầu trần, nón sắt bên hông, tay cầm bản đồ, tay kia cầm ống liên hợp máy C25, đang liên lạc với ai đó ở xa . Khi cuộc điện đàm đã xong, vì là bạn cùng lớp thời trung học Chu Văn An nên tôi đến bên Duật hỏi:

_ “Duật, mày làm cái gì ở đây mà để đầu trần không sợ bể “gáo dừa” sao?”

_ “Tao đang chờ tụi mày”.

Rồi anh chỉ tay về phía rừng dưới chân đồi Bạch Mã nói tiết:

_ “Cho ăn kẹo tụi nó cũng không dám bắn, lính cánh B* của tao đang phục ở trong đó, cũng mong tụi nó xuất hiện để hốt gọn, nhưng hình như tụi “con nít” này cố tránh TQLC mà chỉ bám theo đuôi, nhiều lúc tức thấy mẹ”. (* mỗi TĐ TQLC có quân số từ 700-1000 và thường chia lảm 2 cánh khi đi hành quân, cánh A theo TĐT, cánh B đi theo TĐP)

Duật móc bao thuốc Capstan đầu lọc đưa tôi một diếu, hai đứa hút thuốc, nhả khói gói bay về hướng Bắc, chúng tôi nhìn theo, bất giác tôi hỏi Duật:

_ “Mày nghĩ Lữ Đoàn 147/TQLC rồi sẽ ra sao, lui về bằng đường nào?”

Duật cười nhạt:

_ “Tao làm sao biết được mưu cao của mấy ông tướng trong QĐ, nhưng tao nghĩ LĐ.147 sẽ gặp ngàn vạn khó khăn, nếu không có KQ, HQ và PB yểm trợ thì sẽ có thể từ chết tới bị thương”!

Tôi chán nản vứt thuốc đang hút dở xuống, lấy gót bốt-đờ-sô di di, nói:

_ “Thôi tao đi, mày ở lại, cẩn thận”.

Nhưng rồi Duật gọi giật tôi lại như muốn nói thêm điều gì, tay đưa khăn:

_ “Trông mày như thương binh, lau những vết máu trên mặt và cổ đi”

_ “Máu thương binh tao không muốn lau, đang đánh mà bắt phải lui thì tao sợ còn phải lau nước mắt nữa kìa”.

Khoảng 6 giờ chiều 25/3/1975, chúng tôi đến chân đèo Hải Vân, đây là điểm hẹn của LĐ.258 và lúc này tôi cũng được biết LĐ.15BĐQ ở phía Bắc đèo Phước Tường cũng đã rút quân an toàn phía sau chúng tôi. Vì còn phải chờ những toán quân sau nên tôi vào quán nước bên đường gọi một xị rượu đế để giải sầu, trong lúc đang uống, tôi chợt thấy một thương binh TQLC chống nạng đứng cô đơn bên kia đường, tôi nghĩ đến Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, một thi sĩ nổi danh đời nhà Nguyễn và là chú của vua Tự Đức, khoảng 150 năm về trước, ông đã có mặt tại nơi đây và nhìn thấy một người lính của cụ Nguyễn Tri Phương bị thương khi đánh nhau với quân Pháp tại Đà Nẵng, đang chống gậy khấp khểnh vượt đèo Hải Vân để về Huế, ông đã xuất khẩu làm một bài thơ tuyệt tác để lại cho hậu thế:

Tàn Tốt:

Loan thi tùng ý bạt thân hoan.

Nhất lĩnh đơn y chiếu huyết ban.

Ỷ trượng độc cô sơn tửu điếm

Tự ngôn sinh nhập Hải Vân Quan

Tạm dịch: Tàn Binh

Lê chiếc thân tàn vượt đèo cao.

Một mảnh chiến y thắm máu đào.

Chống gậy cô đơn bên quán núi.

Thầm hẹn ngày về Hải Vân Quan.

Tôi mời anh thương binh đang đứng bên kia đường vào quán, khi anh ngồi vào bàn cùng uống rượu với tôi thì tôi mới biết anh thuộc TĐ.1/TQLC và là một trong những thương binh mà tôi cấp cứu tối hôm qua.

Khoảng 7 giờ tối 25/3, quân số Lữ Đoàn đã tập trung đầy đủ, tôi được chỉ định mang các thương binh về Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Thương binh được chở trên 2 chiếc GMC, có một trung đội TQLC đi theo bảo vệ, một điều ngạc nhiên là anh trung đội trưởng lại chính là thiếu úy bị thương mà tôi mới mổ lấy đạn ra lúc 2 giờ sáng hôm nay (25/3). Tôi thắc mắc về sự lì này thì anh đáp:

_ “Nhằm gì vết mổ đó, tôi bị thương tay trái còn tay phải vẫn bắn được mà”.

Tôi biết anh bị thương khá nặng cần phải tĩnh dưỡng hơn tuần lễ nên ngay sau khi mổ xong anh đòi trở lại đơn vị nhưng tôi đã không cho, nào ngờ anh cãi lệnh bác sĩ điều trị mà chuồn về đơn vị để tiếp tục chiến đấu. Xin khâm phục tinh thần chiến đấu của anh em TQLC.

Tôi thầm nghĩ Trung Tá Huỳnh Văn Lượm đã quá cẩn thận khi cho cả một trung đội bảo vệ thương binh và tôi, nhưng tôi đã lầm, khi gần đến thành phố, tôi đã thấy khói lửa bốc lên. Khi vào trong thành phố thì cảnh tượng tết Mậu Thân tái xuất hiện trước mắt tôi, nhà cháy, xe dân sự cháy, xe nhà binh cháy, thỉnh thoảng những tiếng nổ lớn phát ra từ những đám cháy làm ngọn lửa phụt lên cao.

Dưới lòng đường, trên hè phố, từng toán năm bẩy tên, đủ mọi sắc phục, cầm súng hướng lên trời bắn những loạt đạn vu vơ. Trong ánh lửa tôi nhìn thấy những cái nhìn căm thù trong mắt chúng, những cái nhìn của bọn đặc công hay du kích khi trước bị chúng tôi tóm cổ trói lại, nay chúng chưa bắn chúng tôi vì chúng biết chắc chắn sẽ gục ngay bởi trung đội TQLC hộ tống. Cám ơn đại bàng Huỳnh Văn Lượm đã biết lo xa cho sinh mạng của thuộc cấp.

Thành phố này đang chết! Không bóng người dân, không cảnh sát, không quân cảnh, giờ này họ ở đâu? Đi thêm vài cây số nữa, một cảnh thương tâm hiện ra, những người dân tỵ nạn Trị-Thiên nheo nhóc nằm ngồi đầy hai bên đường, không chăn, không chiếu, chỉ còn những cặp mắt đã cạn khô nước dương lên nhìn chúng tôi!

Năm 1972, mùa Hè Đỏ Lửa tôi đã có mặt tại QK1, trong Liên Đoàn 71 QY, tình trạng ban đầu cũng như vậy, nhưng từ khi Tướng Ngô Quang Trưởng ra nhậm chức TLQK, ông đã ra lệnh cho lực lượng an ninh, cảnh sát bắt nhốt tất cả những tên giả dạng thường dân, sinh viên học sinh để sách động quần chúng, ông ra lệnh sử bắn những tên du kích, đặc công cải trang làm lính giã ngũ để phá rối cướp bóc. Ông cho lập các trại tạm trú để dân tỵ nạm có nơi che mưa nắng, có cơm ăn áo mặc, có bác sĩ săn sóc sức khỏe, vì vậy tình hình mau chóng yên tĩnh trở lại và các binh sĩ yên tâm, tiếp tục chiến đấu mang lại chiến thắng vẻ vang cho QK1. Nhưng giờ này, 25/3/1975, ông và các phụ tá của ông ở đâu? Tại sao không làm những việc cần thiết đó như các ông đã làm năm 1972. Trong lúc binh sĩ vẫn vững tay súng ngoài mặt trận mà quý vị để hậu phương tang thương như thế thì còn đâu tinh thần chiến đấu của anh em chúng tôi!

Chúng tôi đến TYV Duy Tân lúc 9 giờ đêm, cổng chính của TYV không có đèn và cũng không có lính gác, tuy nhiên phòng nhận bệnh còn có ánh đèn, nhìn kỹ tôi thấy mấy quân y tá đang cặm cụi làm việc. Tại đây, trong ánh đèn vàng tại cửa phòng nhận bệnh, tôi gặp Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương, một niên trưởng nổi tiếng của chúng tôi, anh hiện là trưởng khu giải phẫu của TYV, nhưng vì đa số các y sĩ đã bỏ đi nên anh phải đảm trách thêm công tác nhận bệnh, anh hứa sẽ săn sóc cho thương binh của tôi. Khi tôi tỏ ý bất bình về các y sĩ bỏ đi, anh Lương nói:

_ “không thể trách họ được, họ là những y sĩ bệnh viện, không một tấc sắt trong tay, không có binh sĩ bảo vệ như y sĩ tiền tuyến, thành phố bây giờ đầy đặc công VC và giặc cướp, QĐ thì chẳng có quân lệnh gì để đối phó nên các y sĩ họ .!”

Anh bỏ ngang câu nói “họ..” rồi chợt vui trở lại với tôi:

_ “TQLC các cậu đã về, tôi tin tưởng tình hình sẽ khá hơn”.

Nghe anh nói tôi bỗng thấy một nỗi buồn và cô đơn dâng lên, trong thế trận có tính cách “chiến lược” này, sự thắng bại không nằm trong tay của những người lính ngoài mặt trận quanh năm chỉ có gạo sấy với cá khô mục như chúng tôi mà ở trong ý chí quyết chiến quyết thắng của những ông tướng ngồi trong phòng có gắn máy lạnh tại QK1, Bộ TTM và dinh Độc Lập. Những sự việc tôi đã quan sát từ một tuần lễ nay cho phép tôi tiên đoán sự sụp đổ của QK1, bất giác hai hàng nước mắt rơi trên má, vị mặn và tanh của máu và nước mắt kéo tôi về thực tế, tôi đứng nghiêm, đưa tay chào vị Y Sĩ quân đội đúng nghĩa và từ giã ANH để trở về với đồng đội mà không ngờ đây là lần đầu và cũng là lần cuối cùng tôi gặp ANH, niên trưởng Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương ! Vì sau khi CSBV vào Đà Nẵng, chúng đuổi các thương binh ra khỏi TYV, bắt các y sĩ vào trại tù cải tạo và anh Lương đã tự sát để phản đối chính sách tù đày dã man vô nhân đạo của chúng!

Khi công tác tải thương hoàn tất vào lúc 9 giờ 30 đêm thì qua máy C25, tôi nhận được lệnh của Tiểu Đoàn QY/TQLC phải trình diện TĐ ngay lập tức. Tôi đến BCH/SĐ/TQLC đang đóng tại căn cứ Non Nước vào lúc 10 giờ đêm. Căn cứ được phòng thủ cẩn thận, đèn đuốc sáng rực, BCH/TĐ/QY nằm trong một cái hangar lớn sau cổng chính phía tay phải, tại đây tôi gặp hầu hết các Y Sĩ của bệnh viện Lê Hữu Sanh, Thủ Đức, họ cho biết vì SĐ không có phương tiện chở thương binh về Thủ Đức nên họ phải ra đây để điều trị tại chỗ, tôi nhìn vào trong hangar, có đến năm sáu trăm giường bệnh đầy thương binh! Tôi đến trình diện Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, TĐT/TĐQY.

Ngay sau khi tôi đứng nghiêm chào TĐT thì anh Thế chưa chào lại mà chăm chú nhìn tôi từ đầu tới chân, vẻ mặt đầy lo lắng rồi anh hỏi:

_ “Toa bị thương hả, sao máu đầy người thế này?”

_ “Không, đấy là máu thương binh nhưng tôi chưa kịp thay quân phục”.

Y Sĩ Trung Tá không chào lại theo lối nhà binh mà anh nắm tay tôi thật chặt, tay kia để lên vai tôi vỗ nhè nhẹ, tôi cảm nhận được tấm lòng đầy tình đồng đội, tình anh em của người chỉ huy, nó có sức mạnh hơn ngàn lời nói hay huy chương lúc này, anh chỉ cái ghế đối diện, khi cả hai cùng ngồi, anh mệt mỏi nói:

_ “Hiện giờ Lữ Đoàn 147/TQLC đang kẹt tại bãi biển Thuận An, vì HQ không vào đón, ngày mai SĐ sẽ mở một cuộc hành quân về phía Bắc đèo Hải Vân để tiếp cứu anh em mình, nhiệm vụ của toa là chỉ huy một toán quân y tá TQLC và 5 xe cứu thương do Liên Đoàn 71QY tăng phái, mọi tiếp liệu và lương thực thì Đại Úy Sanh, sĩ quan tiếp liệu đã lo xong”.

Tôi nhận lệnh của anh Thế với tâm trạng hoang mang, nửa mừng nửa lo. Hoang mang vì mới sáng nhận lệnh rút lui của ông tướng TL QK, bây giờ lại nhận lệnh của ông khác tiến trở lại, không biết chuyện gì đã xẩy ra trong nội bộ của các ông! Nhưng rồi tôi vui vì được tham dự một cuộc hành quân giải cứu chính anh em mình, nhưng cũng hơi lo, vì tôi biết địa thế phiá Bắc đèo Hải Vân rất hiểm trở, đơn vị tấn công sẽ gặp nhiều thiệt hại, không biết một mình tôi có cáng đáng nổi nhiệm vụ được giao phó hay không?

Đà Nẵng ngày 26 và 27 tháng 3 năm 1975.

Lúc 6 giờ sáng ngày 26/3/75, toán y tá TQLC đã sẵn sàng trình diện, tôi kiểm soát y cụ cứu thương, thuốc men, lương thực, nón sắt, áo giáp, mặt nạ chống hơi độc v.v.. tất cả trong tình trạng hoàn hảo, riêng vũ khí cá nhân M16 thì thiếu bảo trì, tôi cho anh em 15 phút để lau chùi súng ống. Trong cuộc chiến tàn bạo này, quân y tá và y sĩ là một trong những mục tiêu ưu tiên của những tên VC bắn sẻ, y sĩ thuộc binh chủng TQLC có số lượng tử vong cao nhất trong các quân binh chủng QLVNCH, vì vậy tôi muốn súng cá nhân của họ phải trong tình trạng sẵn sàng, không hẳn là để tác chiến mà mục đích chính là tự vệ và yểm trợ cho nhau trong khi thi hành nhiệm vụ cứu thương. Sau đó tôi chia anh em ra làm 3 toán có nhiệm vụ rõ ràng: Toán thâu lượm thương, toán cấp cứu, toán tải thương. Tôi cũng yêu cầu đại Úy Sanh trang bị nón sắt áo giáp cho các tài xế của 5 xe tải thương. Tải thương trên đường đèo mà tài xế bị thương thì sẽ gây ra những hậu quả không lường.

Đến 6 giờ 30 sáng tôi báo cáo lên TĐQY là chúng tôi đã sẵn sàng, tôi được lệnh chờ tại chỗ, tới 11 giờ thì lệnh hành quân được hủy bỏ mà tôi không biết lý do, nhưng toán quân y của tôi thì được lệnh ra bến thương cảng Đà Nẵng để đón Lữ đoàn 147/TQLC.

Khoảng 12 giờ, tôi thấy hai chiếc tàu “há mồm” cập bến, hai chiếc tàu này chở một trung đoàn thuộc SĐ.2/BB từ Chu Lai về Đà Nẵng, quân số của họ còn chừng ba đến bốn trăm người, quân phục nhàu nát, khi đi qua cầu tầu, một số anh vứt súng M16 của họ xuống biển! Đi sau cùng là hai thiếu tá bị thương nơi đầu, họ dìu nhau xuống cầu tầu, tôi và đệ tử giúp hai ông một tay và đề nghị cấp cứu cho họ nhưng hai ông cám ơn vì phải di chuyển ngay với binh sĩ của họ. Khâm phục trước thái độ huynh đệ chi binh này, tôi chào hai ông và chúc bình an. Nghe tôi chúc, một trong hai ông đưa tay bắt và như muốn thanh minh:

_ “Đã đánh đấm gì đâu, đang đi hành quân thì có lệnh rút, mà lệnh rút không rõ ràng nên anh em chúng tôi rất bực mình”.

Vào lúc 2 giờ chiều thì một chiếc LCU từ từ cập bến, khi bửng tàu mở ra, tôi rất mừng vì thấy màu áo rằn ri quen thuộc, đi đầu là mấy anh em khiêng xác của 3 tử sĩ, xác họ được gói kỹ trong những chiếc poncho, một trong 3 xác này là Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ.4/TQLC, sau đó là Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ 147, ông bị thương ở chân, mặc dù được các quân y tá dìu xuống cầu tàu nhưng ông di chuyển rất khó khăn và đau đớn. Theo sau LĐT là bác sĩ Rậu, bác sĩ Khoa và toán y tá cùng khoảng 100 thương binh. Cuối cùng là khoảng hai trăm quân nhân thuộc các tiểu đoàn TQLC hiện đang bị kẹt lại tại bãi biển Thuận An. Tôi nhanh chóng phân loại các thương binh rồi ra lệnh mang họ lên đoàn xe tải thương để về căn cứ Non Nước. Theo Bác Sĩ Rậu ĐĐT/QY/LĐ.147 thì ông dược sĩ Lữ Đoàn và 4 ông y sĩ TĐ được ghi nhận là mất tích tại Thuận An. Buổi chiều, sau khi tải thương xong, tôi hỏi thăm tình hình, BS Khoa nói vắn tắt:

_ “Khi TQLC ra đến bãi biển Thuận An vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/3/75 thì được lệnh dừng quân để tàu Hải Quân vào đón, nhưng chờ đến 6 giờ chiều mà không có một chiếc tầu nào vào, LĐ 147 phải dàn đội hình phòng thủ để tiếp tục chờ tầu HQ thì VC tấn công, loạt đạn đầu tiên có 4 TQLC tử thương, anh em mang xác họ đến ĐĐQY, nhưng sau đó thì súng nổ khắp nơi, bị thương và tử thương rất nhiều nên chết ở đâu thì chôn ở đó. Sáng ngày 26/3 khoảng hơn 8 giờ khi LCU vào đón thương binh và BCH/LĐ thi 4 tử sĩ được mang lên tàu, nhưng xác của Đ/Úy Tô Thanh Chiêu ĐĐT/TĐ.4 bị rơi xuống biển nên chỉ cỏn 3.”

Tôi được giao nhiệm vụ săn sóc 20 thương binh thuộc LĐ.147, trong đó có một chuẩn úy mới ra trường, trước kia anh là giáo sư trung học, anh bị bắn vào đùi, vết thương không nặng lắm, sau khi lau chùi băng bó xong tôi ngồi lại nghe anh kể chi tiết cuộc rút quân của LĐ.147/TQLC, sau đó anh phẫn uất vừa khóc vừa nói:

_ “Bác sĩ biết không, cả một lữ đoàn bị lùa vào cái rọ, một bãi cát trống, tứ bề là nước mênh mông, không có lối thoát, không có địa thế ẩn núp, làm bia cho CSBV bắn, như bị trói tay dẫn ra pháp trường cát, mà người đưa LĐ.147 này ra pháp trường cát lại những vị chỉ huy cao cấp của Quân Đội! Họ thuộc phe nào?”

Nhận thấy thương binh này quá xúc động và phẫn uất, dù chỉ là cấp chỉ huy trung đội, nhưng đã có một cái nhìn và nhận xét khá chính xác và chân thật, tôi vỗ vai anh an ủi và nói y tá chích cho anh một mũi thuốc an thần.

Sáng 27/3/1975, tin tòan bộ lực lượng QĐ.1Tiền Phương dưới quyền chỉ huy của Tướng Lâm Quang Thi* bị tan rã, trong đó có LĐ.147/TQLC, như một tiếng sét ngang tai, thoạt đầu không ai tin, vẫn cho rằng CSBV tung ra như đã từng rêu rao trên đài phát thanh tối 23/3 là chúng đã “diệt gọn LĐ.258 ngụy” để làm lung lay tinh thần chúng tôi.

Không thể được, bởi vì lực lượng QĐ.1/TP gồm những đơn vị thiện chiến của QLVNCH đó là: SĐ.1/BB gồm có 4 trung đoàn và Đại Đội Hắc Báo, một sư đoàn nổi danh đã bảo vệ vùng hỏa tuyến và luôn luôn chiến thắng. Đó là Lữ Đoàn 147/TQLC với 4 tiểu đoàn tác chiến tinh nhuệ cùng với Pháo Binh và ĐĐ Viễn Thám, một đạo quân chưa bao giờ biết lui. Đó là LĐ.1 Thiết Kỵ với chiến xa M48 tối tân đã từng gây kinh hoàng cho 8 SĐ/CSBV năm 1972. Đó là LĐ/BĐQ chỉ biết “sát Cộng” và còn bao tiểu đoàn pháo binh nặng nhẹ cùng các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân v.v.. Cỏn về vũ khí đạn dược ư? Chỉ riêng kho đạn pháo binh tiền phương của TQLC cũng đã có 100.000 trái đại bác 105 ly.

Với một lực lượng như trên, giữ vững tay súng và y chí từ trên xuống dưới, cộng thêm hỏa lực yểm trợ của SĐ.1KQ và Hải Pháo vùng I Duyên Hải thì CSBV sẽ không thể làm gì được chúng ta. Khi chúng tôi nhận được lệnh bỏ QL1, đoạn đường Huế-Đà Nẵng thì chúng tôi đã tiên đoán được các lực lượng tiền phương QĐ.1 sẽ gặp muôn bàn khó khăn và nguy hiểm, gần như họ bị dồn vào tuyệt lộ! Nhưng không lý do gì khiến chỉ trong 2 ngày mà lực lượng Tiền Phương tan rã! Nhưng tin tức dồn dập đưa về, bắt chúng tôi phải tin và đó đúng là sự thật!

Chúng tôi đau đớn cho đồng đội, tức giận và nghi ngờ khả năng của các cấp chỉ huy của QĐ.1, của bộ TTM, của dinh Độc Lập, không biết vì nguyên nhân nào, vì bị áp lực nào hay vì quyền lợi và mạng sống bản nhân, phe nhóm mà họ nỡ tàn sát một đạo quân tinh nhuệ đã, đang hy sinh để bảo vệ đất nước? Bây giờ thì đến thân phận chúng tôi, không biết rồi sẽ ra sao? Chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào nhau, những đồng đội của binh chủng TQLC.

Chiều ngày 27/3/1975, tôi lên TTHQ/SĐ để tìm hiểu thêm tin tức thì gặp Thiếu Tá Trần Vệ, một bạn cũ, hiện anh là trung tâm trưởng TTHQ, anh buồn rầu cho biết QĐ.1 TP của Tướng Lâm Quang Thi* đã thực sự tan vỡ, mấy hôm nay rồi không nhận được lệnh gì từ trên QĐ, và khi có việc gấp anh phải đích thân lên QĐ thì chẳng còn thấy ai ở trên đó nữa! Ngoài ra tin cho biết Quảng Nam, Quảng Ngãi đã “thất thủ” (?) vì SĐ.2/BB đã được lệnh rút khỏi nơi này mặc dù chưa bị CSBV tấn công, cuộc rút quân đã xảy ra trong hỗn loạn! Như vậy cho đến 27/3/75, lãnh thổ QK1 chỉ còn thành phố Đà Nẵng! Tôi chán nản lo lắng, quay trở lại TĐQY.

Quảng Trị, Huế ngày 24,25,26,27/3/75.

Trong khoảng thời gian trên, tôi đã có mặt tại đèo Phước Tường, trên QL1, đèo Hải Vân và Đà Nẵng, nhờ vậy mà tôi biết những điều như sau:

1.Lệnh bỏ đèo Phước Tường và QL1 Bắc đèo Hải Vân do đích thân Tướng TL/QĐ Ngô Quang Trưởng ra lệnh lúc 4 giờ sáng ngày 25/3/75

2.QL1 từ cầu Nong, phía Nam Huế đến đèo Hải Vân trong những ngày 24 và 25 tháng 3/75 vẫn an toàn để rút quân, ngày 25/3, LĐ.258/TQLC và LĐ.15/BĐQ rút quân trên đoạn đường này đã hoàn toàn yên tĩnh, không một viên đạn lớn nhỏ nào bắn về phía chúng tôi. Tháng 4/2009, tôi đến thăm Đại Tá Nguyễn Năng Bảo, LĐT/LĐ.258, là người có trọng trách bảo vệ đoạn đường này, ông khẳng định:

_ “Đoạn QL1 này cho đến ngày 25/3/75 vẫn sử dụng được”.

Gần đây, tôi được đọc một điện thư của Đại Úy Nguyễn Quang Đan, chánh văn phòng của TT/TL/SĐTQLC, gửi cho một niên trưởng, nguyên văn như sau:

“Thưa niên trưởng. Một buổi sáng tháng 3/75, tôi quên ngày rồi, tôi đọc lệnh hành quân từ Tướng Thi gửi xuống, tôi trình ngay lên Thiếu Tướng Tư Lệnh và xin ông đọc ngay. Đọc xong, ông: “đ..m..thế này thì chết lính tao rồi!”. Đó là cái lệnh mà Đại Tá Trí đã ghi lại lệnh rút lui của Tường Thi. Sau đó Thiếu Tướng Tư Lệnh đi liên lạc với Đại Tá Trí tại TTHQ/SĐ. Ngày hôm sau, tôi lấy trực thăng bay ra Thuận An đưa tận tay lá thư của TT Lân cho Đ/Tá Lương, kèm theo lời dặn của TT/TL/SĐTQLC: “Tìm ra quốc lộ 1 mà đi”.

Nhưng tiếc thay, Đại Tá Lương lại đi theo HQ cho dễ dàng ..và oan khiên, nhiều người lại đổ lên đầu ông TT/TLTQLC!!! Niên trưởng cũng biết lúc đó mình đã biệt phái LĐ.147 cho Tiền Phương QĐ.1, Tướng Lân không được phép điều động LĐ.147 mà phải đưa tôi lên đèo Hải Vân để liên lạc với các NT 20 thôi. Chuyện còn dài, tôi sẽ kể sau với NT. Kính chào NT. Đan”.

Ngoài ra, cũng theo nguồn tin này, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đã gửi Đại Tá Quế TMT/SĐTQLC qua BTL/HQ vùng I DH để đôn đốc HQ đón LĐ.147 trong trường hợp Đại Tá Lương LĐT/LĐ.147 vì lý do nào đó phải rút quân bằng HQ.

3. Nếu Tướng Ngô Quang Trưởng không cho lệnh rút lực lượng bảo vệ đoạn đường QL1 này và Tướng Tiền Phương Lâm Quang Thi quyết định dùng QL1 để hành quân lui binh thì các ông đã đem về Đà Nẵng toàn bộ lực lượng Tiền Phương, bảo toàn LLTP thì cuộc chiến QK1 đã không bi đát như đã xảy ra.

Với con mắt của một người lính chiến, dù là lính chuyên môn, chúng tôi tin tưởng lui binh theo QL1 sẽ bảo toàn được lực lượng tiền phương. Tại sao? Tuy cuộc hành quân lui binh bao giờ cũng khó khăn hơn hành quân tấn công, nhưng trong trường hợp này, QL1 vẫn nẳm trong tay ta và được bảo vệ bởi những đơn vị tinh nhuệ, địa thế dọc theo QL1 từ Huế đến đèo Hải Vân quá quen thuộc với mọi cấp quân cán chính vùng I. Khởi đi Từ Dạ Lê, nơi có BTL/SĐ.1/BB và TTHL/SĐ, qua Phú Bài , Nong , Truồi , Lăng Cô , Hải Vân , Đà Nẵng.

Ngoài ra, các đơn vị yểm trợ hỏa lực như Pháo Binh, Không Quân, Hải Quân vẫn còn đầy đủ, nhất là Hải Pháo, di động dọc theo bờ biển thì có một xạ trường lý tưởng hơn bất cứ chiến trường nào khác. Một yếu tố quan trọng nữa là áp lực địch chưa có gì. Và giả dụ chúng có 2 hay 3 sư đoàn bám theo truy kích thì vẫn không làm gì được với đoàn quân tinh nhuệ của QĐ.1TP, và chính giai đoạn này chúng mới là mồi ngon, là bia hứng đạn của những anh hùng Không Quân SĐ.1/KQ, những anh hùng Hải Pháo của HQ vùng I. Với tất cả những yếu tố đó, dù là kinh nghiệm của một người lính, chúng tôi cũng thấy dùng QL1 làm trục lui binh là hợp lý là khả thi. QL1 không phải và không bao giờ có thể giống như Liên Tỉnh Lộ 7 của QK2 được.

Vậy tại sao Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1 Lâm Quang Thi lại quyết định chọn lui binh bằng HQ tại bãi biển Thuận An để toàn bộ lực lượng Tiền Phương QĐ1 của ông tan rã! Một vị tướng tiền phương tài ba có tất cả những lý do để ông chọn đường lối hành động lui binh qua ngả Thuận An, xuôi Nam để về Đà Nẵng, mà yếu tố quyết định sống chết vẫn là cái CẦU PHAO tại cửa Tư Hiền. Dĩ nhiên ông và các phụ tá của ông biết những yếu tố cần có để thiết lập cầu phao, đặc biệt là Công Binh và HQ. Vậy mà nó không có! Đó là điều chúng tôi không thể hiểu nổi nên mới tâm sự với những đồng đội của tôi đã nằm lại trên bãi cát bờ biển Thuận An nhân dịp ông Tướng xuất bản cuốn “Hell In An Lộc”.

Trong hồi ký “Ngày Tháng Không Quên: 8/3/75-30/475”, Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP/SĐTQLC kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Tây-Bắc Huế, sau khi họp với Trung Tướng Lâm Quang Thi, Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm TL/SĐ.1BB, Đại Tá Lê Ngọc Hy TMT/TP, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ TKT/Thừa Thiên cùng có nhận định khó bảo vệ được Huế nên Tướng Thi đề nghị rút quân khỏi Huế lên Tướng Trưởng như sau:

“Lực lượng Tây-Bắc do tôi chỉ huy sẽ rút về Thuận An, sau đó di chuyển về cửa Tư Hiền. Tại đây Hải Quân và Công Binh QĐ.1 sẽ phối hợp thiết lập cầu phao để các cánh quân vượt sông nhanh chóng và dễ dàng. Lữ Đoàn 468/TQLC từ đèo Hải Vân sẽ cử một đơn vị đến chiếm núi Vĩnh Phong để bảo vệ điểm vượt sông đồng thời làm thành phần tiếp đón SĐ.1/BB do Tường Điềm chỉ huy sẽ rút theo trục quốc lộ 1 và sẽ tập trung về điểm vượt sông song song với cánh quân TQLC. Tất cả các vật liệu nặng, pháo binh, chiến xa không thể di chuyển hay vượt sông được, đều phải được phá hủy tại chỗ.”.(TT2/TQLC, trang 538)

Sau đó thì Tướng Thi chỉ định Tướng Điềm và Đại Tá Hy bay trực thăng vào Đà Nẵng đệ trình kế hoạch rút quân khỏi Huế lên Tướng Trưởng, còn Đại Tá Nguyễn Thành Trí thì thông báo ngay cho các đơn vị trực thuộc biết để chuẩn bị tinh thần, tổ chức gọn gàng và sẵn sàng thi hành khi có lệnh. Ông viết tiếp:

_ “Khoảng 1730 giờ, Đại Tá Hy đáp trực thăng đến và trao cho tôi công điện mang tay. Ông nói thêm là công điện này xác nhận việc thi hành kế hoạch rút quân như đã bàn thảo khi trưa tại BCH Hải Quân. Tôi ra lệnh cho các đơn vị sẽ bắt đầu thi hành kế hoạch như đã thông báo vào lúc 1800 giờ.

Suốt đêm theo dõi tùng cánh quân rút về mà lòng se lại! Những người lính Mũ Xanh ấy đến giờ phút chót vẫn giữ vững tay súng, đẩy lui từng đợt xung phong của quân thù mưu toan lấn chiếm chia cắt. Chưa có vị trí nào bị mất trên hành lang sông Bồ hay Hiền Sĩ, Cổ Bi. Địch chưa hề thực hiện nổi mộng cắt ngang An Lỗ để ngăn đôi Quảng Trị Huế. Nhưng giờ đây mọi người phải rút đi như những kẻ thua cuộc!”( TT2/TQLC trang 538).

Cùng với ĐạiTá Tư Lệnh Phó SĐTQLC, các tiểu đoàn trưởng thuộc quyền như Thiếu Tá Phạm Cang TĐT/TĐ.7, Thiếu Tá Phạm Văn Tiền TĐT/TĐ.5, các Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng như Cao Xuân Huy, Phan Văn Đuông, Toàn, Minh v.v.. đã ghi lại những đoạn đường chiến binh máu và nước mắt của các anh trong giai đoạn bị bắt buộc phải rút quân này.

Các Tiểu Đoàn 3,4,5/TQLC, TĐ.2PB, Đại Đội Viễn Thám đang ở thế thượng phong đối đầu với các trung đoàn CSBV tại Quảng Trị thì nhận được lệnh rút quân hỏa tốc về cửa Thuận An lúc 6 giờ chiều ngày 24/3/1975! Họ đoạn chiến với địch, rút ra QL1. Trở ngại thứ nhất là rút quân hỏa tốc trên đoạn đường dài hơn 30 km, không có phương tiện chuyên chở nên vũ khí nặng và lương thực phải phá hủy tại chỗ, chỉ còn đem theo vũ khí cá nhân! Trở ngại thứ hai là khi tới bến phà Tân Mỹ, những phà chở quân đã bị kéo sang bên kia bờ phá Tam Giang và bị phá hủy! Các chiến đỉnh của HQ và LCM của Quân Vận cũng đã bỏ đi! Tại đây một số anh em TQLC phải bỏ tiền túi thuê ghe gọ của dân để qua phá. Riêng TĐ.7/TQLC đóng tại Hương Điền, gần với Thuận An nên quân số và vũ khí được bảo toàn. Lúc 8 giờ sáng ngày 25/3/75, tất cả lực lượng TQLC thuộc LĐ.147 đã tập trung đầy đủ tại bãi biển Thuận An để chuẩn bị suôi Nam, đi về cửa Tư Hiền như lệnh của Tướng Tư Lệnh Tiền Phương.

Nhưng cuộc lui binh của LĐ.147/TQLC đã không thực hiện được vì 3 yếu tố “KHÔNG” sau đây:

_Không có cầu phao tại cửa Tư Hiền!

_Không có các giang đoàn và duyên đoàn bảo vệ bãi biển Thuận An.

_Không có KQ, HQ yểm trợ, tiếp viện và tiếp tế cho LĐ.147/TQLC.

1/-Không có cầu phao!

Cầu phao bắc qua của Tư Hiền đã không được thực hiện như trong lệnh hành quân! Cầu phao này thuộc trách nhiệm của Công Binh QĐ1 và HQ. Không cầu phao làm sao đưa quân sang sông vượt cửa Tư Hiền! Thế là Lực Lượng Tiền Phương của Tướng Thi “chết đứng” trên bãi biển. Không rõ số phận các đơn vị khác ra sao nhưng vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 25/3 thì LĐ.147/TQLC của Đ/Tá TQLC Nguyễn Thế Lương nhận được lệnh từ QĐ.1TP:

“Dừng quân trên bãi biển phía Nam cửa Thuận An để tàu HQ vào đón”.

Thời điểm 10.30 sáng 25/3 tình hình còn yên tĩnh, LĐ.147/TQLC dàn quân phòng thủ trật tự để chờ tàu. Ngoài khơi một tàu lớn bỏ neo, người từ trong bờ còn trông rõ chữ HQ 801, như vậy khoảng cách không xa, ngoài ra còn 5 chiếc LCM chạy vòng vòng còn TQLC trong bờ thì vẫn chờ và chờ tới 5 giờ chiều mà vẫn không có tàu nào vào đón và địch quân đã đến bao vây quân ta trên bãi cát! Hơn 6 tiếng đồng hồ chờ đợi, nằm ôm súng ngắm tàu diễn hành và cũng là khoảng thời gian cần và đủ để địch đuổi kịp quân ta và dĩ nhiên bãi đáp đã mất an ninh.

Theo hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại”, Phó ĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại, TLHQ vùng 1 Duyên Hải thì trong các ngày 24,25,26/3, ông đã thành lập Liên Đoàn Đặc Nhiệm do Trung Tá Lê Thành Uyển chỉ huy. Liên Đoàn này gồm có 8 chiến hạm và 4 chiến đỉnh để bảo vệ vùng biển Thuận An. Ngoài ra tại đây ông còn có 4 LCU và 18 LCM8, cả hai là loại tàu đáy bẳng, có thể vào sát bờ (LCU chở được 400 người, LCM8 chở được 200). Và xin nghe tướng Hồ Văn Kỳ Thoại giải thích lý do HQ không vào đón TQLC được trong ngày 25/3 như sau:

_ “Vì sóng biển cấp 2, sóng cao từ 1/2 đến 1m và bờ biển có sóng ngầm”! Rồi ông tiếp:

_ “Khoảng chừng 100 quân nhân phải dùng phao và ghe nhỏ hoặc bơi ra và được các chiến đỉnh vớt”

Ông Tướng nói thì chúng tôi biết thế thôi, tuy nhiên cũng cám ơn Hải Quân là vào sáng ngày 26/3 đã có một chiếc LCU vào đón được BCH/LĐ.147, tử sĩ và thương binh cùng một số TQLC. Rủi thay LCU này bị trúng hỏa tiễn AT3 của VC khiến một số tử thương và bị thương, trong đó có Đại Tá Lương bị thương vào chân, còn chiếc LCU thứ 2 thì bị mắc cạn và KHÔNG CÒN chiếc nào vào nữa. Cũng đúng thôi, theo lệnh hành quân, tầu vào bờ đã trễ hơn một ngày, dư thời gian cho CSBV nhắm AT3 và đủ mọi loại vũ khí vào TQLC và tàu HQ!

“Chiến trường mỗi phút giá đáng ngàn sinh mạng đấy các ông ơi!”

Trong hồi ký “Can Trường Trong Chiến Bại”, PĐĐ Thoại không nói gì đến nỗ lực của HQ trong việc thiết lập cầu phao tại cửa Tư Hiền như Tướng Tư Lệnh TP đã nói trong lệnh hành quân mà ông chỉ nói đến nỗ lực này trong ngày 26/3! Quá trễ rồi! Ngoài ra PĐĐ có đề cập đến một chi tiết khá lạ, trang 200 và 204 ông Tướng cho biết: Tướng Thi và bộ Tham Mưu của ông khoảng 100 người lên soái hạm HQ5 vào buổi trưa ngày 24/3, tại đây Tướng Thi ra lệnh cho Tr/Tá Uyển, chỉ huy liên đoàn đặc nhiệm, bằng tiếng Mỹ: “Go South”. Nhưng không được Tướng Thoại chấp Thuận. Lúc 4 giờ 20 chiều ngày 25/3 Tướng Thi lên HQ715 để về Đà Nẵng!

Chúng tôi mong rằng chi tiết này không có thật, vì tôi tin rằng không có một ông tướng nào có thể bỏ một đạo quân dưới quyền đang lâm nguy.

2/Không có lực lượng bảo vệ bãi biển Thuận An!

Bãi biện Thuận An có thể ví như một cù lao nổi lên trên mặt nước. Phía trước là biển Đông, phía sau là đầm Thủy Tú, đầm Hà Trung và Phá Tam Giang, phía Bắc là cửa Thuận An, phía Nam là cửa Tư Hiền, (hai cửa này là nơi thông thương giữa biển và các đầm kể trên, bề ngang của hai cửa này rộng trung bình từ 200m đến 500m.). Khu vực này theo Tướng Thoại thì được bảo vệ bởi 2 Giang Đoàn và 2 Duyên Đoàn vậy mà trong chiều ngày 25/3 quân CSBV ung dung, không tốn một viên đạn đã vượt qua đầm qua sông để bao vây bãi biển Thuận An, nơi LĐ.147/TQLC tập trung để HQ vào đón như lệnh của QĐ1TP lúc 10 giờ 30 sáng 25/3! Lực lượng bảo vệ đã đi đâu theo lệnh của ai?

3/Không có KQ, HQ yểm trợ và tiếp tế khi bị bao vây!

Theo lệnh QĐ.1/TP lúc sáng ngày 25.3, LĐ.147/TQLC chờ tầu trên bãi cát, vì không có hai yếu tố 1 và 2 kể trên nên đã bị CSBV đuổi kịp, bao vây và tấn công! VC chiếm các đồi cao với đầy đủ vũ khí nặng nhẹ, TQLC với súng cá nhân, họ nằm phơi mình trên bãi cát trống trải! Chuyện gì sẽ xẩy ra?

a/ Họ đã bị bỏ rơi trước mắt một lực lượng Hải Quân vùng 1/Duyên Hải của Tướng Thoại vô cùng hùng hậu với hỏa lực Hải Pháo kinh hồn, những khẩu đại pháo chưa kịp khai hỏa!

b/ Họ đã bị bỏ rơi khi trên trời có cả một SĐ1/KQ của Tướng Khánh với bao nhiêu phản lực xé gió, bao nhiêu trực thăng võ trang! Trực thăng nhiều đến độ không còn chỗ chứa phải di tản bớt về các phi trường phía Nam! Lính TQLC mơ thấy từng phi đoàn phản lực, hàng đàn trực thăng võ trang đến yểm trợ, tiêu diệt VC đang phơi mình trên đồi cát. Nhưng không, đó chỉ là giấc mơ còn thực tế là những đàn chim biển, những con hải âu bay lượn thảnh thơi, vô tình vô tư kiểu “Sống chết mặc bay”!

LĐ.147/TQLC hoàn toàn bị bỏ rơi trên bãi biển, nước mênh mông mà không có một giọt nước để uống tương tự như có hỏa lực hùng hậu KQ, HQ mà phải đi lượm từng viên đạn M16 rơi trên bãi cát để tự vệ và tự tử! Sự thật là vậy đó thưa quý vị Tư Lệnh Tiền Phương, TLKQ, TLHQ vùng I. Cho đến chiều ngày 26/3, không còn đạn để tự vệ, họ đã “tiết kiệm” bằng cách chỉ dùng một trái lựu đạn M26 để mà tự sát tập thể! Ngoài khơi, trên cao làm sao quý vị nghe được những tiếng nổ này của M26!

Sức cùng lực kiệt, tất cả những gì còn lại của LĐ.147/TQLC đã được bàn giao cho CSBV sớm hơn giống như Tổng Thống “một ngày” khi ông ra lệnh bàn giao QLVNCH cho CSBV! Những người lính TQLC đổ bao nhiêu xương máu và nước mắt nơi địa đầu giới tuyến, lính Tổng Trừ Bị bị sử dụng làm quân địa phương giữ đất cho QK1 thì vào lúc 3 giờ sáng ngày 27/3/1975 đã bị tan hàng một một cách đau đớn không vì địch quân mà vì chính những người ..vắt chanh! Sự tan rã Lực Lượng Tiền Phương QĐ.1 nói chung và LĐ.147/TQLC nói riêng là hậu quả tất yếu đưa đến QĐ.1 phải bỏ Đà Nẵng vào sáng 29/3/75.

Thưa Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1

Được biết trường đại học University of North Texas vừa xuất bản cuốn sách “Hell in An-Lộc” do chính ông viết bằng Anh Ngữ, cuốn sách nói về trận chiến An Lôc năm 1972. Tuy ông không chỉ huy hay có mặt tại chỗ, nhưng ông đã sưu tầm tất cả dữ kiện để viết “Hell in An Lộc”, để nói cho người Mỹ hiểu rõ về tinh thần chiến đấu anh dũng của Quân Đội VNCH không như một số truyền thông phản chiến đã có định kiến sai lạc bất lợi cho chúng ta về cuộc chiến này.

Cuốn sách “Hell In An Lộc” được nói đến nhiều nhưng cá nhân chúng tôi không dám có ý kiến khi tôi chẳng biết gì về trận chiến ở đó cả, nhưng chúng tôi đã có mặt, đổ máu và nước mắt từ Quảng Trị, Huế và chỉ rời Đà Nẵng vào 8 giờ sáng ngày 29/3/1975 tại bãi biển NON NƯỚC nên chúng tôi mong ước Trung Tướng Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 viết một cuốn sách về trận chiến do đích thân Trung Tướng chỉ huy, cuốn sách được viết bằng chữ quốc ngữ (Việt Nam) để những người lính chúng tôi, dù đã khuất hay sắp khuất đọc và biết được những khó khăn trong cuộc chiến tại đây đưa đến hậu quả cả một đoàn quân tinh nhuệ chịu đứng khoanh tay, chịu trói!

Thưa Trung Tướng Tiền Phương.

Với cái nhìn hạn hẹp của một người lính về tình hình và địa thế thì tôi cứ thắc mắc cho tới ngày nay rằng tại sao:

a/ Tư Lệnh không cho Lực Lượng Tiền Phương QĐ.1 lui binh theo đường bộ, lấy QL.1 làm trục chính? Như tôi đã trình bày từ đầu bài viết này, những điểm quan trọng trên QL1 đều có quân ta trấn giữ và vẫn còn an ninh. Thiết tưởng không cần nêu lên những yếu tố khả thi khi rút theo QL1 và những vô kế khả thi khi đi ra biển mà những con tàu HQ không chịu vào bờ.

b/ Khi Tư Lệnh rút lui theo bờ biển hẳn là có lý do gây bất ngờ cho địch và tiết kiệm thời gian di chuyển cho quân ta vì có tàu Hải Quân yểm trợ. Nhưng cái bất ngờ nhất mà Tư Lệnh gặp phải, nguyên nhân chính gây đau thương cho thuộc cấp là cầu phao tại cửa Tư Hiền đã không có, không được Công Binh và HQ phối hợp thực hiện như trong lệnh hành quân! Lý do tại sao? Ai chịu trách nhiệm?

c/ Khi cầu phao ở cửa Tư Hiền không được thực hiện thì kế hoạch lui binh của Tư Lệnh thay đổi là Hải Quân vào đón Bộ Binh. Thật là nhanh chóng gọn gàng và chắc chắn thành công nếu như HQ thi hành kế hoạch. Nhưng HQ đã không tuân lệnh! Ở đây chúng tôi không dám thắc mắc với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh HQ Vùng I, vì thực tế hay lý thuyết thì Tướng Thoại vẫn là thuộc cấp của Tư Lệnh QĐ. Vậy thì cái gì khiến Tư Lệnh không điều động được Hải Quân như kế hoạch đã định khiến gần 4000 quân thiện chiến đứng làm bia cho CSBV tập bắn hoặc làm mồi cho cá biển Đông?.

d/ Không Quân Việt Nam chiếm ưu thế tuyệt đối trong trận chiến này, SĐ.1 Không Quân của Tướng Khánh vẫn còn nguyên vẹn, hùng mạnh. Vậy mà không có bất cứ một phi vụ oanh tạc nào lên đầu địch quân. Một người lính như tôi còn biết hỏa lực KQ là yếu tố quyết định thành công cho lui binh, vậy thì thưa Tư Lệnh, những phản lực đã bay đi thả bom ở đâu? Những trực thăng bay đi đâu cho đến nỗi không có một chiếc để tải thương và tiếp tế cho đoàn quân đang phơi mình trên bãi biển.?

Mũ Xanh Nguyễn Thế Thụy, âm thoại viên của Tư Lệnh SĐ/TQLC viết:

_ “ Đại Úy Nguyễn Quang Đan, chánh văn phòng TL/SĐTQLC và tôi được lệnh dùng trực thăng của Tư Lệnh chở gạo sấy đề tiếp tế cho LĐ.147 tại bãi biển Thuận An. Chúng tôi cố nhét cho thật nhiều, nhưng chỉ một chiếc trực thăng như thế này thì phải bay bao nhiêu phi vụ để tiếp tế gạo cho gần 4000 người trong khi thời gian thì quá ít. Đến địa điểm, Đại Úy Đan và tôi đẩy những thùng gạo sấy xuống cho các anh em ỏ dưới rồi quay về gấp làm chuyến khác. Khi chuyến thứ 3 vừa xong, từ Thuận An bay về Non Nước thì phi công báo là trực thăng của Tướng Điềm TL/SĐ.1/BB bị nạn cần cấp cứu, họ xin ý kiến Đại Úy Đan và anh Đan đã OK, mặc dầu không phải nhiệm vụ. Trực thăng đổi hướng phải, rồi hướng Bắc, phát hiện trực thăng Tướng Điềm nằm gần QL1, phía Bắc Lăng Cô chừng 10 km. Khi chúng tôi vừa chạm đất thì phi hành đoàn, Tướng Điềm và một Thiếu tá chạy về phía chúng tôi và cũng là lúc VC từ bìa làng khai hỏa. Chuẩn Tướng Điềm chạy khập khiễng trên cát, chúng tôi đã chạy lại dìu ông lên trực thăng của Lạng Sơn và đưa họ về Đà Nẵng, rồi trực thăng đi đổ xăng và chấm dứt tiếp tế gạo sấy cho anh em”!

Sự thật nó là như thế đấy, bao nhiêu trực thăng đi đâu cả rồi thưa Tư Lệnh? Khốn nạn cho đến nỗi không còn một chiếc nào để tải thương và tiếp tế đạn được cho LĐ.147, tiếp tế cho anh em vài thùng gạo sấy để nhai thì phải dùng đến trực thăng chỉ huy của Tư Lệnh TQLC! Và rồi cũng chỉ còn một chiếc trực thăng duy nhất của TL/SĐTQLC đi cấp cứu TL/SĐ.1/BB! Chuyện tưởng đùa mà có thật!

Thưa Tư Lệnh Tiền Phương.

Những thắc mắc nêu trên không phải của riêng cá nhân tôi mà của tất cả những quân sĩ dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh mà họ đã nằm lại vĩnh viễn ở “Bờ Biển Thuận An, Pháp Trường Cát”! Của những quân nhân dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh mà họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn để rồi những tên du kích VC mang dây kẽm gai đến cột chung họ lại với nhau! Tất cả chúng tôi mong ước được nghe Tư Lệnh giải thích hầu chia sẻ với Tư Lệnh những khó khăn mà Tư Lệnh gặp phải, có thể những khó khăn đó đến từ bất cứ đâu.

Quan trọng hơn nữa là lời giải thích của Tư Lệnh sẽ trả lại uy tín và danh dự cho tất cả các cấp chỉ huy ngoài chiến trường, đánh tan tin đồn của những kẻ vô trách nhiệm ở hậu phương rằng cấp chỉ huy ngoài mặt trận đã bỏ lính!

Dầu sao đối với người Mỹ thì dù Tư Lệnh có giải thích hay không thì chuyện cũng đã thuộc về quá khứ, còn đối với các anh em cựu quân nhân chúng tôi thì vẫn cần và rất cần uy tín của Tư Lệnh nói riêng và các Tư Lệnh khác nói chung vì cuộc chiến cho Việt Nam Tự Do vẫn còn tiếp diễn, cuộc chiến còn thì chúng tôi vẫn cần những cấp chỉ huy có uy tín.

Thay cho lời bạt:

Lúc 8 giờ tối ngày 28/3/73, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu I, họp các đơn vị trưởng của QĐ.1 tại BTL/Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, ông đã ra lệnh rút bỏ Quân Khu 1 bằng Hải Quân vào lúc 6 giờ sáng ngày 29/3/75. Vì chỉ có 10 tiếng đồng hồ để chuẩn bị nên cuộc rút quân này đã diễn ra trong hỗn loạn và ..đẫm máu!

Như vậy tính từ 6 giờ chiều ngày 24/3/75, khi các đơn vị TQLC bắt đầu rút khỏi Quảng Trị cho đến 6 giờ sáng ngày 29/3/75 khi Tướng Ngô Quang Trưởng bơi ra tàu Hải Quân từ Trung Tâm Hành Quân TQLC trong căn cứ Non Nước Đà Nẵng, Quân Đoàn 1 đã bị tan rã trong vòng 4 ngày rưỡi!

Về việc rút quân này, lúc 6 giờ sáng ngày 29/3/75, trước khi bơi ra tàu Hải Quân, Tướng Ngô Quang Trưởng đã nói với Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC một câu đáng để chúng ta và hậu thế suy ngẫm:

“Coi như đây là một cuộc tự thoát”! (TT2/TQLC trang 548)



Tài liệu tham khảo:
1/TT2/TQLC.
2/ Can Trường Trong Chiến Bại của PĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại.
3/ Street without Joy và Last Reflections of a War của Bernard Fall
.






=================================================================
=====================================================
DI TẢN HUẾ THÁNG BA 1975

---------- Lâm Quang Thi ----------





Thân gời anh Phạm Vũ Bằng



Trong e-mail anh nói đã đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” xuẩt bản năm 2005. (Tập hồi ký này là bản dịch quyển “The Twenty-Five Year Century” do Viện Đại Học University of North Texas xuất bản năm 2002, nghĩa là 7 năm trước khi viện đại học này xuất bản tác phẩm “Hell in An Loc.” Tôi nghĩ rằng anh đã viết bài “Những Người Lính Bị Bỏ Rôi” trước khi anh đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” vì quyển sách này có một chương rất dài nói về sự sụp đổ VICT, và vì thế có thể giài đáp những thắc mắc về sự triệt thoái khỏi Huế và Đànẳng tháng 3, 1975. Tuy nhiên, tôi vẫn trả lời vắn tắt sau đây những thắc mắc của các đồng đội của anh để anh phổ biến đến các anh em này.



Theo tôi thấy thì anh đã nêu lên những thắc mắc chánh sau đây:

a). tại sao không rút lui theo QL1;

b) tại sao không có cây cầu nổi bắt qua Cửa Tư Hiền và Hải Quân gập nhiều khó khăn để bốc LĐ147 TQLC phía nam Thuận An và

c) tại sao không có sự yểm trợ đầy đủ của Không Quân.



Về điểm thứ nhứt, trong quyên “25 Năm Thế Kỷ” (trang 476, 477), tôi đã có tường thuật rằng trong đêm 22 tháng 3, Trung Đoàn 101 của SĐ325 BV, sau nhiều đợt tấn công dữ dội, đã đánh bật TD60 BDQ ra khỏi đồi 500 kế cận phía tây QL1 và vì thế địch quân đã kiểm soát được hành lang Phú Lộc. Sau khi hay tin Đồi 500 đã rơi vào tay địch, tôi gọi Tướng Trưởng và yêu cầu ông chỉ thị LĐ258TQLC đóng phía bắc Đèo Hải Vân phối hợp với LĐ15BĐQ để phản công tái chiếm Đồi 500 và giải toả QL1. (Lúc bấy giờ SĐ1BB bung ra quá mỏng và không còn lực lượng trừ bị để phản công). Tướng Trưởng hứa sẽ nghiên cứu những gì có thể làm được, nhưng cuối cùng cuộc phản công, không rõ vì lý do gì, đã không được thực hiện. Và cũng vì vậy cho nên Của Tư Hiền và bải biển Thuận An là đường lui quân duy nhất còn lại.



Kế hoặch triệt thoái của tôi là SĐ1 sẽ di chuyển qua ngả Tư Hiền và LĐ147 sẽ được lực lượng đặc nhiệm HQ - do Saìgòn gởi ra tăng cường QĐI và gồm nhiều chiếc LST (Landing Ship, Tank) - bốc lên ở phía nam Thuận An. Tôi nhấn mạnh với Tướng Trưởng rằng sự triệt thoái SĐ1 chỉ có thể thực hiện với hai điều kiện: (1) một cây cầu nổi phải được bắt ngang Đầm Của Tư Hiền và (2) Núi Vĩnh Phong, cao điểm phía nam cửa Tư Hiền, phải do một đơn vị TQLC chiếm đóng. Tướng Trưởng hỏi ý kiến của BTM của ông và họ cho là hai điều kiện này có thể thoả mãn được. Chiều ngày 23, Tướng Trưởng họp với Tướng Lân, TL/SĐTQLC, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQVICT, và trung tá chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 10 Công Binh. Ông Thoại bảo đảm với Tướng Trưởng rằng ông sẽ cho đánh chìm một chiếc tàu HQ ở giữa Cửa Tư Hiền để cho SĐ1 di qua và Tướng Lận cũng bảo đảm rằng ông sẽ cho chiếm đóng các cao điểm phía nam cửa Tư Hiền. Nhưng cuối cùng hai nhiệm vụ này cũng không được thực hiện, và điều này đã gây nhiều tổn thất cho các đơn vị rút quân qua ngả Tư Hiền.



Mặc khác, rủi ro cho LĐ 147TQLC, các tàu LST của BTL/HQ tăng cường cho QĐI gặp rất nhiều khó khăn cặp bải để đón các anh em vì biển động, sống to và các bảỉ biển cạn. Mặc dầu vậy, phần lớn anh em TQLC của LĐ147 đã được bốc về Đà Nẳng trong những ngày 24, 25 và 26 tháng Ba.



Về điểm LĐ147 TQLC không được KQ yểm trợ đầy đủ, dó cũng là hậu quả của việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho QLVNCH. Thật vậy, ngày 4 tháng Tư, 1974, Quốc Hội Hoa Kỳ, một lần nữa, cắt viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam từ 1 tỷ MK xuống còn 750 triệu MK cho tài khóa 1974-1975. Nhưng trong số 750 triệu MK này, 300 triệu dành để trả lương cho nhân viên Văn Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ ở Sàigòn. Một điểm đáng được lưu ý là Do Thái nhận được 2 tỷ rưỡi MK viện trợ quân sự trong trận chiến ba tuần Yom Kippur năm 1973. Nói khác đi, trong vòng một năm, NVN nhận được 21% của sự viện trợ Do Thái nhận được trong vòng ba tuần lễ.



Trong lúc các đơn vỉ Lục Quân thiếu thốn trầm trọng về xe vận tải và đạn dược thì Không Quân cũng rất thiếu thốn về nhiên liệu và quân dụng thay thế; quân chũng này phải cho nằm ụ tổng số là 224 phi cơ đủ loại: chiến đấu cơ AD6, các phi cơ vận tải C47, và C113. Trong lúc năm 1972, KQ có thể di chuyển một trung đoàn từ Quân Khu này đến Quân Khu khác, năm 1975 KQ chỉ có thể di chuyển vào khoảng một tiểu đoàn mà thôi. Riêng tại VICT, trực thăng khiển dụng chỉ có thể chuyên chở một đại đội Bộ Binh cùng một lúc. Cũng vì thế cho nên không yểm cho các đơn vị chạm địch cũng bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, trong lúc các đơn vị Bắc Đèo Hải Vân đang rút quân thì hai tỉnh cực nam của VICT đang bị tấn công nặng và có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào. Do đó không yểm của SĐ1 KQ ở Đà Nẳng, vốn đã bị hạn chế, còn phải được xử dụng để yểm trợ cho các đơn vị phía nam VCT.



* * * * *



Tôi hy vọng những chi tiếc trên đây sẽ giài tỏa những thắc mắc của anh em TQLC.

Trưóc khi chấm dứt, tôi có đôi lời nhắn nhủ với các chiến hữu. Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại lời nói của Tướng Charles De Gaulle của Pháp trong kỳ Đệ II Thế Chiến. Sau khi rút tàn quân Pháp qua Anh Quốc để chờ ngày trở về giải phóng quê hương, Tướng De Gaulle tuyên bố một câu bất hủ: “Nous avons perdu une bataille, mais nous n’avons pas perdu la guerre” (Chúng ta đã thua một trận đánh, nhưng chúng ta chưa thua cuộc chiến tranh) Chúng ta cũng vậy; chúng ta đã thua một trận đánh nắm 1975, nhưng cuộc Chiến Tranh Việt Nam còn đang tiếp diễn duới mọi hình thức. CSVN hiện nay đang đứng trên bờ vực thẩm vì chúng đang phải đương đầu với những bế tắc không lối thoát trên phuơng diện kinh tế và chánh trị. Vì thê, nếu chúng ta tiếp tục xử dụng quyền lực kinh tế và chánh trị càng ngày càng tăng gia của Cộng Đồng VN Hải Ngoại để gây ảnh hưởng có lợi cho cuộc chiến đấu của chúng ta; nếu chúng ta tiếp tục khai thác các phưong tiện truyền thông hiện đại để khuyến khích và giúp đở người dân trong nước đứng lên đói quyền sống của mình; nếu chúng ta tiếp tục khuyến khích các thê hệ hậu duệ mạnh dạn dấn thân vào hệ thống chánh trị các xứ tạm dung để tiếng nói chúng ta càng ngày được lắng nghe, thì tôi tin chắc rằng cuộc Chiến Tranh Việt Nam Thứ Hai, cuộc chiến tranh để đem lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho quê hương Việt Nam, cuộc chiến tranh này nhứt định chúng ta sẽ thắng.



Lâm Quang Thi
==================================================




THÁNG BA BUỒN .. HIU !.
MX Tiểu Cần.



Thời gian 35 năm, từ 3/75 tới 3/2010, là một nửa đời người nếu tôi chỉ xin được sống bình an đến 70 tuổi thôi là đủ rồi, vậy mà hằng năm cứ đến tháng 3 là lòng tôi lại nao nao buồn bã, bao hình ảnh của chiến trận năm xưa, vào hạ tuần tháng 3/75, lại hiện về khiến tôi giảm tuổi thọ! Cuộc chiến “không chiến*” ấy chỉ xẩy ra trong vòng một tuần lễ trên một đoạn đường không xa, từ cửa Thuận An, Huế đến bờ biển Non Nước Đà Nẵng mà có quá nhiều đổi thay, quá nhiều điều khó hiểu luôn dày vò tâm can khiến tôi lại ngậm ngùi nghĩ về Tháng Ba Buồn Hiu! (* Tôi gọi cuộc chiến “không chiến” không có nghĩa là máy bay ta và địch đấm đá nhau trên trời mà là quân ta ở dưới đất chưa có đánh nhau thực sự với địch mà đã phải rút theo lệnh, theo lệnh vào ngõ cụt khiến quân ta bị đẩy vào cửa tử! Tôi còn nhớ như in những ngày buồn thảm ấy, như mới xẩy ra ngày hôm qua mà thôi!

Ngày 25/3/1975.

Mới 6.30 sáng, Đại Úy Nguyễn Quang Đan, danh hiệu Đại Dương, chánh văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, đã gọi tôi trình diện gấp, vừa gặp anh, Đại Dương vội vã nói với tôi như có việc khẩn cấp:

_ Tiểu Cần mang PRC.25 ra ngay bãi trực thăng TL/SĐ chờ tôi.

_ Nhận rõ, tôi chờ Đại Dương tại bãi trực thăng của TL.

Theo kinh nghiệm, tôi lập lại khẩu lệnh cho chắc ăn để không hiểu lầm rồi làm sai lệnh của cấp trên, chào Đại Dương xong là tôi mang máy PRC25, ba chân bốn cẳng chạy thẳng ra chỗ trực thăng của Tư Lệnh đang đậu, nhưng trong đầu không khỏi thắc mắc về cử chỉ vội vã khác thường này của Đại Úy Đan. Nhưng cũng không còn thì giờ để nghĩ tiếp vì xe jeep của TĐ/THD chở phi hành đoàn cũng vừa tới, hai phi công phóng vội lên trực thăng và cho nổ máy. Khoảng 5 phút sau thì Đại Úy Đan đi tới cùng với Đại Tá TMT/SĐ Lê Đình Quế, danh hiệu Quang Trung tất tả đến, chúng tôi tôi cùng leo lên trực thăng ngay.

Cất cánh lên cao, trực thăng trực chỉ hướng Bắc, dọc theo bờ biển, khi vừa qua khỏi Lăng Cô, Đại Úy Đan ghé sát miệng vào tai tôi gần như hét lên để át tiếng cánh quạt máy bay:

_ Tiểu Cần gọi LĐ.147 để Quang Trung nói chuyện với Long Mỹ”

Long Mỹ là Đại Tá Nguyễn Thế Lương Lữ Đoàn Trưởng LĐ.147/TQLC. Khoảng 30 phút sau, trực thăng đến vùng bờ biển Thuận An, nơi tập trung quân của Lữ Đoàn, theo lời yêu cầu của Đ/Úy Đan, trực thăng giảm độ cao, bay rất thấp, thấp đến độ tôi có thể nhìn rõ màu bảng tên của tiểu đoàn các anh TQLC ở dưới đất , thấy rõ các anh ngước lên đưa tay vẫy mỗi khi trực thăng bay qua phạm vi đóng quân của từng đơn vị, những gương mặt vui tươi với những nụ cười hy vọng dù rằng cả một ngày và đêm các anh phải đi bộ từ tận cùng phía Bắc Huế về đây theo kế hoạch lui binh. Nhưng các anh vui tươi và hy vọng điều gì khi chỉ một chiếc trực thăng bay ngang?Hẳn nhiên là mong thẩm quyền “cõi trên” nhìn thấy và biết rõ những gì các anh đang cần để mà dáp ứng hầu tiếp tục chiến đấu.

Là lính truyền tin mang máy đi theo Tư Lệnh nhiều năm, loáng thoáng nghe qua cuộc điện đàm giữa Quang Trung và Long Mỹ nên tôi hiểu được tình hình và những chuyện gì đang xảy ra dưới bờ biển kia! Tôi thông cảm với nụ cười và hy vọng của các anh mỗi khi trực thăng bay qua, dù rằng không biết là giới chức nào ngồi trên đó, nhưng ít nhất “trực thăng” cũng đã thấy tận mắt hoàn cảnh bi đát của các anh, “kìa đoàn quân chiến thắng” không phải trở về mà bị buộc lui binh, lui binh trên lộ trình “rút cầu”! Cầu phao ở cửa Tư Hiền, trên đường lui binh đã không được thực hiện theo kế hoạch Alfa!

Trực thăng bay dọc theo bờ biển theo hướng Nam Bắc và ngược lại nhiều lần để Quang Trung nói chuyện với Long Mỹ, khoảng 30 phút sau thì trực thăng quay về BTL/SĐTQLC trong căn cứ Non Nước.

Về đến BTL/SĐ chưa đầy 10 phút, đang uống ly nước lạnh do T/S Hòa, văn thư của TL cho để dằn “bụng đói” thì Đại úy Đan gọi vào văn phòng:

_ “Tiểu Cần, tụi mình sẽ bay ra Thuận An nữa để tiếp tế gạo cho anh em, chúng ta vẫn dùng trực thăng của Thiếu Tướng Tư Lệnh”.

_ “Tôi luôn sẳn sàng, “chúng mình sẽ bay ra tiếp tế gạo cho anh em, tôi ra trực thăng trước để chờ thẩm quyền”.

Khi tôi đến nơi thì một số anh em thuộc TĐ/THD đang chất những thùng gạo sấy lên chiếc trực thăng, tôi phụ một tay để cố sắp xếp sao cho càng nhiều càng tốt, nhưng khoang tàu chỉ có sức chứa 10 thùng là tối đa. Vậy với chỉ một chiếc như thế này thì chở không được bao nhiêu, và phải bao nhiêu chuyến trong lúc hơn 3000 người đang “bụng không, bãi cát trống”?

Vẫn bay dọc theo bờ biển lên hướng Bắc, khi gần đến vị trí LĐ.147 thì phi công hỏi Đại Úy Đan kế hoạch tiếp tế những thùng gạo xấy này thì anh Đan cho lệnh đáp xuống bãi cát, anh em dưới đất phụ vào để giải tỏa rất nhanh cho trực thăng cất cánh làm chuyến khác. Nơi đầu tiên nhân được gạo sấy là một đơn vị PB.

Qua chuyến thứ hai, theo tính toán của anh Đan và phi công thì đáp và cất cánh tốn nhiều thời gian nên các anh cho trực thăng bình phi cách mặt đất chừng 10m rồi chúng tôi xô các thùng gạo sấy xuống, làm cách này rất nhanh, nhưng sau đó thì được biết một vài anh em bị thương vì thùng gạo rơi trúng người!

Xin lỗi các anh, cái khó nó bó cái khôn, chúng tôi không biết làm gì hơn. Chuyến thứ ba đã hoàn tất, như vậy chúng tôi đã thẩy xuống được tất cả 30 thùng gạo sấy, nhưng một thùng có bao nhiêu bịch gạo thì khó mà biết. Vội vã quay trở lại Non Nước để làm chuyến thứ tư trước khi phi cơ phải đi đổ xăng thì một bất ngờ, hết sức bất ngờ xẩy ra.

Phi công báo cho Đại Úy Đan (K21VB) biết là trực thăng của Chuẩn Tướng Điềm, TL/SĐ.1/BB lâm nạn, rớt xuống đất, hiện ông Tướng Tư Lệnh, sĩ quan tùy tùng và phi hành đoàn đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm, lại chưa liên lạc được với giới chức nào để tiếp cứu, phi công xin ý kiến Đại Úy Đan.

Nên nhớ trực thăng Đại Úy Đan đang sử dụng là trực thăng chỉ huy của TL/SĐTQLC và được Thiếu Tướng TL cho dùng để tiếp tế gạo cho lính của ông, vì không còn bất cứ phương tiện nào khác, nên trong trường hợp cần thiết và nguy hiểm này Đại Úy Đan hiểu được Chuẩn Tướng Điềm cũng sẽ không còn “chuồn chuồn” nào tới cứu ông! Đại Dương Đan OK với phi công đi cứu người ngay trước khi thông báo về BTL/SĐTQLC để xin “hợp thức hóa” sự liều mạng này.

Trực thăng đang xuôi Nam liền “quẹo” phải về hướng Tây (Trường Sơn) rồi “quẹo” phải một lần nữa về hướng Bắc, bay chừng 5 phút thì chúng tôi phát hiện trực thăng của Tướng Điềm nằm nghiêng đằng sau hàng dương liễu gần QL1, khoảng 10 km phía Bắc Lăng Cô.

Chúng tôi vừa đáp xuống cách trực thăng bị nạn chừng 150m thì phi hành đoàn, Chuẩn Tướng Điềm và một vị thiếu tá rời khỏi trực thăng chạy về hướng chúng tôi. Lập tức toán VC ở bìa làng gần QL1 cũng đang tiến đến chỗ trực thăng bị nạn liền khai hỏa về phía chúng tôi.!

Có lẽ trước khi chúng tôi đáp xuống cứu chuẩn tướng thì toán VC này còn ở xa hoặc đang thăm dò tình hình và xin lệnh “thủ trưởng” là bắt sống hay giết chết! Nhất định phải bắt sống, vì VC nghĩ những “địch quân” ngồi trên “máy bay lên thẳng” ắt phải là cấp “sư”. Nay thấy chúng tôi đến cứu vớt, “hớt tay trên” những nhân vật quan trọng từ “trời rơi xuống”, những mồi ngon của chúng nên chúng vội vã xả súng để hy vọng gỡ gạc may ra gây cho địch “từ chết tới bị thương”.

Nhìn thấy Chuẩn Tướng Điềm khập khiễng khó khăn chạy trên cát mà VC thì bám sát bắn rát sau lưng ông, tôi tự động không cần đắn đo suy nghĩ mà phóng ào ra khỏi trực thăng, chạy thật nhanh đến ông, dìu tiếp sức giúp ông chạy nhanh hơn. Ông và tôi là hai người cuối cùng còn “đầu đội trời, chân đạp đất”, vừa chạm tay vào mép sàn trực thăng thì trên máy báy bao cánh tay của các “thượng đế” đưa ra nắm lấy chúng tôi, người túm áo, người nắm vai, thậm chí còn có thượng đế dám nắm cổ ông tướng kéo lên, miễn sao thoát khỏi bàn tay của quỷ dữ.

Trực thăng bốc lên ngay khi hai chân tôi còn đang tòng-teng phía ngoài, vài tràng súng bắn theo, tôi lạnh giò đúng nghĩa, nhưng khi đã an vị trên sàn thì tôi đưa tay vẫy vẫy chọc quê mấy cháu “baác”, giã từ vũ khí AK. Cùng lúc một bàn tay vỗ nhẹ vai tôi, tôi quay lại, ông tướng mỉm cười nói:

_ “Cám ơn em, em tên gì?”

Trực thăng của TL/SĐTQLC đưa TL/SĐ.1BB và phi hành đoàn bị nạn về đến phi trường Đà Nẵng (SĐKQ) là Đại Úy Đan cho quay trở về BTL/SĐ ở Non Nước ngay. Tôi chuẩn bị sẵn sàng chất gạo xấy lên máy bay cho chuyến tiếp tế thứ tư, nhưng khi anh Đan và tôi vừa nhẩy ra khỏi thì trực thăng bốc cao, tôi hỏi:

_ “Trực thăng đi đâu vậy Dại Dương?”

_ “Đi đổ xăng”. Anh Đan lắc đầu đáp gọn, giọng nói như nghẹn họng!

Sau ba phi vụ tiếp tế, tôi không còn nhận được lệnh gì nữa, coi như chuyện bay ra Thuận An để thả những thùng gạo xấy xuống cho anh em nhai chấm dứt, tôi xin nhấn mạnh chữ “nhai”, vì anh em có còn giọt nước nào đâu để đổ vào gạo xấy cho gạo sẽ thành cơm! Dù xung quanh các anh là những đầm nước, là đại dương mênh mông, vì người ta có thể uống nước tiểu chứ không thể uống nước biển. Quả thật anh em LĐ.147 đang chết “vì nước” trước biển cả! Nếu anh em ăn được cát thì đâu cần trực thăng tiếp tế lương thực! Không ăn được cát thì “cát ăn”, cá ăn kiến, kiến ăn cá mà, đã có nhiều xác phải vùi vội vàng xuống cát vì không có tiếp tế! Chết vì không có trực thăng tiếp tế đạn dược, thuốc men, nước uống và lương thực dưới bầu trời đầy “chuồn chuồn” đang xuôi Nam!

Vị danh tướng tiền phương QĐ.1 khi ra mắt cuốn sách viết về trận chiến Bình Long Anh Dũng “Hell In An Lộc” đã trả lời phóng viên báo Người Việt:

_ “Trận An Lộc chứng tỏ một cách hùng hồn rằng QLVNCH nếu được yểm trợ đầy đủ về hỏa lực và tiếp liệu thì có thể đánh bại các sư đoàn thiện chiến nhất của Bắc Việt, dù chúng được pháo binh và thiết giáp yểm trợ (NV 8803).

Vậy mà khi điều binh cuộc chiến “Tháng Ba Buồn Hiu 3/75” này, dưới tay Tướng Tư Lệnh có SĐ.1/KQ và HQ vùng I Duyên Hải, PB đủ loại mà ngài lại quên sử dụng để yểm trợ hỏa lực và đạn được khiến quân dưới quyền của ngài, cụ thể là LĐ.147/TQLC thiếu đạn để bắn quân thù, anh em chúng tôi bèn dùng lựu đạn M26 để ôm nhau rút chốt!

Ba mươi năm năm sau hay 70 năm thì vẫn thắc mắc xuông vậy thôi chứ nào dám hỏi ai đâu! Ngay việc muốn hỏi Đại Úy Đan là tại sao không tiếp tục tiếp tế gạo xấy cho LĐ.147 mà tôi còn không dám hỏi thì nói chi tới chuyện lấy “sào khều mặt trời”, dám thắc mắc với Trung Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1, tác giả “Hell In An Lộc” rằng sao ông không cho lui binh theo QL.1 mà lại điều quân ra bờ biển, bảo quân đi qua cầu phao ở cửa Tư Hiền, nhưng ngặt nỗi cầu phao thì không bắc mà những con thuyền (tàu) thì cũng “viễn xứ”! Thôi thì đành anh em ta ôm “em 26” vào lòng cho xướng!

Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP, chỉ huy lực lượng TQLC tại mặt trận Quảng Trị Huế đã ghi lại lệnh rut lui của Tướng Tiền Phương Lâm Quang Thi nhu sau:

_ “Lực lượng Tây Bắc Huế do tôi (Tường Thi) chỉ huy sẽ rút về Thuận An, sau đó di chuyển về cửa Tư Hiền. Tại đây Hải Quân và Công Binh QĐ.1 sẽ thiết lập cầu phao để các cánh quân vượt sông nhanh chóng và dễ dàng. LĐ.468/TQLC từ đèo Hải Vân sẽ cử một đơn vị đến chiếm núi Vĩnh Phong để bảo vệ điểm vượt sông đồng thời làm thành phần tiếp đón. SĐ.1/BB do Tướng Điềm chỉ huy sẽ rút theo trục QL1 và sẽ tập trung về điểm vượt sông (cửa Tư Hiền), song song cùng với cánh quân TQLC ..”.

Hay quá! Nhưng chỉ kẹt một sợi tóc là “cóc có” cầu phao nên SĐ.1 tan hàng và LĐ.147/TQLC bị đưa ra “pháp trường cát Thuận An”! Tại sao không có cầu phao? Câu trả lời thuộc về HQ vùng I và CB/QĐ.1, cao hơn là TL Tiền Phương.

Ngày 26/3/1975.

Phạm vi trú đóng của TL/SĐ yên lặng, mọi người làm việc bình thường, cái bình thường hình như không yên ổn. Tôi chỉ loanh quanh trong vị trí đóng quân, sẵn sàng xách máy chạy theo TL bất cứ lúc nào ông đi bay. Thỉnh thoảng tôi lên TOC (TTHQ/SĐ) để kiểm soát lại hệ thống liên lạc, mật hiệu, tần số xem có gì thay đổi hay không rồi trở về ngay chốn cũ “bến đò xưa”.

Ngày 27/3/1975

Tin LĐ.147 bị hốt trọn gói, bị bắt hết (trừ một số thương binh đã được LCM vào bốc từ hôm trước) chỉ vì hết đạn và tàu HQ không vào đón theo kế hoạch lui binh Alfa khiến chúng tôi rụng rời tay chân. Trời hỡi, trời ơi! Tôi thực sự bàng hoàng sửng sốt, không tin là sự thật! Mới chỉ hôm qua hôm kia thôi, các anh còn cười đùa “vẫy tay chào nhau” với chúng tôi để đón những bịch gạo xấy. Cái kết thúc quá tàn nhẫn và đau thương!.

Các anh còn đội ngũ đội hình vững vàng, còn đầy đủ cấp chỉ huy can trường luôn sát cánh cùng quân sĩ của mình, các anh vẫn còn đầy đủ hay dư thừa sự gan lì và kỷ luật của một đoàn quân luôn chiến thắng và chưa bao giờ chưa bao giờ biết lùi bước. Nhưng các anh lại thiếu đạn dược lương thực và đau đớn là bị bỏ rơi chỉ vì bờ biển “cạn” tàu không vào được! Các anh bị bắt chỉ vì cầu phao tại cửa Tư Hiền không được HQ và Công Binh thiết lập theo lệnh của Trung Tướng TL/TP. Ai là người gây ra thảm họa này. Nếu TL/QĐ.1/TP chọn lui binh theo QL1 thì chắc chắn không có thảm cảnh cá nằm trong rọ. Ai đã đơm LĐ.147? Lữ đoàn 147/TQLC gồm các Tiểu Đoàn 3,4,5 và 7 chính là những tiểu đoàn tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị thì nay những tiểu đoàn ấy lại bị bỏ rơi một cách khó hiểu.

Trận chiến năm 1972 và tái chiếm Cổ Thành, chỉ một đoạn đường không bao xa, từ ngã ba Tri Bưu đến chân thành Đinh Công Tráng, các anh đã phải bò, trườn, lăn có ngày chỉ tiến được 50m với hằng trăm đồng đội bị gói trong “poncho”. Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh TĐTr/TĐ.3, một trong mũi tấn công đã nói rằng ngày nào tiểu đoàn chỉ hy sinh dưới 20 mạng là “may mắn” lắm rồi! Vì thế trong 55 ngày đêm từ khi khởi sự cho đến lúc ngọn cờ quốc gia phất phới bay trên đống gạch vụn thành Đinh Công Tráng theo lệnh của Tổng Tư Lệnh tối cao thì binh chủng TQLC chúng tôi đã phải hy sinh hơn 3000 tay súng, mà một người hy sinh thì 4 người bị thương! Nhưng ngày đó chúng tôi không khóc, vậy mà hôm nay 27/3/1975, cũng hơn 3000 tay súng TQLC phải “chết đứng” trên bãi cát chỉ vì súng họ không còn đạn khiến anh em chúng tôi khóc!

Chúng tôi khóc vì thương cho đồng đội bị dồn vào lưới, tống vào rọ ở bờ bên kia cửa Tư Hiền, ngăn sông chỉ vì thiếu một cái cầu phao!Tôi thương cho thằng Hùng, thằng Lý, thằng Đức v.v.. Tôi nhớ đến Cam Ranh, ThiếuTá Phạm Cang TĐTr/TĐ.7, một thần tượng của tôi, anh là xử lý Lữ Đoàn 147 sau khi LĐT bị thương, anh đã ở lại để cùng bị trói với đồng đội Lê Quang Liễn, Phạm Văn Tiền, Nguyễn Văn Sử với hơn ba ngàn thuốc cấp.!

Ngày 28/3/1975.

Như thường lệ, cứ 6 giờ sáng là tôi đã quân phục chỉnh tề, kiểm soát máy PRC25, pin, hệ thống liên lạc v.v.., nếu có một trục trặc nhỏ là tôi được ưu tiên đổi máy mới toàn hảo, mang máy theo Tư Lệnh thì mọi thứ mọi điều phải 5/5. Tánh của ông nghiêm nghị ít nói, suốt 3 năm mang máy theo ông tôi chỉ một lần bị sao.. “quả tạ” chiếu mạng. Ngày N, trên đường bay đến LĐ.258, TL muốn nói chuyện với Đồ Sơn, Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng, nhưng không hiểu vì sao mà tôi không thể liên lạc được với BCH/LĐ dù máy móc OK, thời tiết tốt.

TL nhắc lần thứ nhất với Đại Úy Đan, chánh văn phòng TL, rồi lần thứ 2, thứ 3, anh Đan nhìn tôi lo lắng thương hại, còn tôi thì hồn vía “lên mây”! Lần thứ 4 TL quay sang “gõ” vào đầu tôi và nói tiếng Đức, chỉ có vậy thôi, rồi trực thăng cũng đáp tại LĐ.258 và đã có Đại Bàng Đồ Sơn ra đón TL. Có điều nghĩ lại cũng buồn cười, TL là “Bắc Kỳ” 100% mà lại nói tiếng Đức theo lối “Nam Kỳ” nên nghe lạ tai và kỳ-kỳ làm sao ý. Một kỷ niệm khó quên.

Đã 10 giờ sáng rồi mà không thấy động tĩnh gì cả, thường thì TL đi thăm các đơn vị vào lúc 8 giờ sáng. Tôi lò mò đến gặp đầu bếp của TL, Tr/S Nam để thăm dò tin tức chứ trong lòng đầy mối lo nhưng lại “bụng không dạ trống”, anh Nam luôn cưu mang tôi mỗi khi túi không tiền, mà túi tôi không tiền gần như suốt 25 ngày trong tháng.

Vừa trông thấy tôi mang bộ mặt rầu rĩ, anh Nam tưởng lầm tôi đói nên cho một chén cơm nguội đỡ lòng. Kể ra sự “hiểu lầm” của anh Nam cũng rất dễ thương và ước mong ai cũng hiểu lầm nhau theo phong cách này. Vừa nhai lưng chừng nửa chén cơm nguội thì Tr/Hòa vào gọi bảo tôi đi gặp Đại Úy Đan gấp! Thế là đành bỏ dở chừng chén cơm nguội đang ngon miệng, rồi ba chân bốn cẳng chạy đi, lòng thầm nhớ câu cải lương “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”.

Tôi không còn nhận ra Đại Úy Đan của ngày hôm qua nữa, trông anh tựa như người vừa bị VC bắt, hẳn là anh đã thức trắng đêm, tôi nào có hơn gì anh, quanh đây đầy một không khí tang tóc, hình như ai cũng khóc cho đồng đội vừa mới ..! Không phải như lời ca Cờ Bay “vừa mới chiếm lại đêm qua bằng máu” mà các anh “vừa mới bị trói đêm qua đầy máu”! Đại Úy Đan nhỏ nhẹ bảo tôi:

_ Tiểu Cần đến TĐ truyền tin SĐ nhận 2 bộ antena trời, 2 âm thoại viên và 2 máy PCR25 rồi sang BTL/Hải Quân bên Sơn Chà gặp Đ/Úy (?) Hải Quân trực TOC, ông ấy sẽ hướng dẫn địa điểm để Tiểu Cần thiết lập hệ thống liên lạc dã chiến cho Tư Lệnh”.

_ “Thưa Đại Dương, anh em tôi đi bằng phương tiện gì?”

_ “Tiểu Cần đi bằng xe của TL, Tài xế Ngọc đã sẵn sàng rồi”

_ “Sau khi xong rồi tôi phải làm gì tiếp, thưa Đại Dương?”

_ “Standby, chú ở đó để chờ lệnh mới”

_ “Nhận thẩm quyển 5/5, ở tại đó để nhận lệnh mới”.

Tôi đến TĐTT thì gặp Đai Úy Trần Văn Viễn (ĐĐT/ĐĐKTHQ) đang chờ tại văn phòng, Đ/U Viễn là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi, anh em tôi làm việc với nhau lâu rồi và có thật nhiều kỷ niệm êm đềm, anh luôn hướng dẫn và giúp đỡ mỗi khi tôi cần đến. Sau khi trao cho tôi 2 bộ antena trời và những gì cần thiết cùng 2 âm thoại viên, T/S Tân, H/S Mạnh, Đ/U Viễn nắm chặt tay tôi nhắn nhủ:

_ “Sang bên đó nếu có gì trở ngại, chú gọi cho tau ngay, đi bình an”

_ “Cám ơn anh, tôi sẽ ..”

Theo đúng nhà binh thì phải gọi là “đại úy”, nhưng đối với tôi, gọi cấp bậc tuy đúng nhưng họ chỉ là cấp chỉ huy, còn khi tôi gọi anh Viễn, anh Cang, anh Đan ờ chỗ riêng tư thì các anh vừa là cấp chỉ huy vừa là vai anh về mọi phương diện trong một gia đình. Tôi không ngờ đó là lần cuối củng chào anh! Chúng tôi gặp lại nhau sau 33 năm trên đất tạm dung nhân dịp đại hội TQLC 2008 tại Nam CA.

Chúng tôi đến BTL/HQ vào lúc 12 giờ 15 và đã gặp ngay vị Đ/U HQ (quên mất tên rồi), ông dẫn tôi đến địa điểm đã chỉ định sẵn, đó là một “bunker”, hầm nổi bằng bao cát 10m x 6m, nằm cách hầm TOC/HQ chừng 5m. Sau khi quan sát, tôi quyết định dựng antena trên nóc hầm. Sau hơn một giờ làm việc, tôi, TS Tân, HS Mạnh và cả TS Ngọc tài xế đã dựng xong antena, bắt đầu vào hệ thống liên lạc để thử từ QĐ, SĐ, các đơn vị bạn được 5/5, tôi gọi về báo cho Đ/U Đan bằng tần số riêng thì vẫn nhận được lệnh y như cũ, có nghĩa là “standby”, chờ lệnh mới.

Ngồi tựa vào tường cát của hầm trú ẩn để nghỉ cho bớt mệt, khi hăng say làm việc thì quên đói, giờ đây ngồi không, bao tử trống réo gọi! Đói cồn cào, từ sáng sớm đến giờ mới chỉ có nửa chén cơm nguội, nghĩ đến nửa chén còn bỏ dở mà vị chua tiết ra càng làm bao tử sót! Chính lúc này tôi lại nhớ đến cái đói của anh em trên bãi cát Thuận An mà cách nay 3 hôm mới chỉ nhận được 30 thùng gạo xấy cho hơn 3000 người, nếu chia đều, mỗi TQLC được 1 thìa café! Ê chề quá!

Mặt trời khuất bóng về hướng Tây, cái váng vàng úa của buổi chiều tàn phản chiếu lại lên bầu trời một mầu ảm đạm thê lương! Hay tại tôi “lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Màn đêm bắt đầu bao phủ cũng là lúc Tư Lệnh TQLC đến rồi lần lượt các vị TL quân binh chủng khác đáp trực thăng về đây mở cuộc họp ngay tại TOC/HQ (Trung Tâm Hành Quân Hải Quân).

Ngồi ở cửa hầm TOC với Tr/Uy Tạ Hạnh, chúng tôi nhận diện được quý tướng lãnh vào họp trong TOC là Trung Tướng Tư Lệnh QĐ.1 Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1 Lâm Quang Thi, Thiếu Tướng TL/TQLC Bùi Thế Lân, Tướng Nguyễn Duy Hinh TL/SĐ.3/BB, Tướng TL/HQ Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi không biết rõ cấp bậc Hải Quân nên cứ gọi là ông Tướng cho chắc ăn, cùng khoảng năm sáu vị đại tá, trong đó có Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ.147, ông bị thương nên Th/Tá Phạm Cang TĐT/TĐ.7 được chỉ định xử lý LĐT/LĐ.147).

Cũng cần nói thêm là trong các vị tướng Tư Lệnh đến họp, tôi không thấy 2 vị tư lệnh “không quân”, (nói lại cho rõ là tôi không thấy chứ chưa hẳn là nhị vị này vắng mặt), Đó là Tướng “không quân” TL/SĐ.1/BB, đại đơn vị của ông đã bị cái “cầu phao” lừa, còn Tướng Khánh TL Không Quân vùng 1 chả nhẽ cũng “không quân” nên không cần đến dự? Có cũng như không chăng? Vì mấy ngày này chẳng thấy phản lực bỏ bom đâu cả mà bỏ đi đâu! Chằng thấy chuồn chuồn chuyển quân, tiếp tế, tải thương đâu cả! Chẳng lẽ “mắng mí phí táy, thiểm zường tú lọoc tài zỉ”, có nghĩa là chuồn chuồn bay mất thì mưa ngập bờ ao!

Trong khi các vị tướng lãnh đang họp trong TOC thì CSBV bắt đầu pháo kích vào BTL/HQ, cường độ tăng dần, lúc đầu có những trái rớt ngoài vòng đai BTL/HQ nhưng rồi tiền sát viên của chúng nằm gần đâu đây để điều chỉnh dần vào mục tiêu, nhiều trái nổ gần chỗ chúng tôi, tài xế Ngọc báo cho biết xe jeep của Tư Lệnh bị pháo không còn sử dụng được nữa, môt số C&C bất khiển dụng.

Cuộc họp khoảng hơn một giờ thì chấm dứt, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đi ra trực thăng trước, Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC ngoắc tôi và bảo mang máy theo Trung Tướng TL/QĐ.1. A-lê-hấp, tôi quảy máy PRC25 lên lưng và tức tốc chạy theo, ra đến sân cờ, nơi trực thăng đậu, tôi còn đang chờ một vị thiếu tá lên trước rồi tôi mới lên. Ngồi trên trực thăng ngó xuống, thấy tôi Tr/Tướng hỏi:

_ “Chú đi đâu đây?”

_ “Thưa Trung Tướng, Th/Tướng TL tôi bảo tôi mang máy theo Tr/Tướng”.

Suy nghĩ trong giây lát rồi ông Tướng khoác tay bảo:

_ “Thôi, không cần, chú trở lại với TL đi, cho tôi gửi lời cám ơn ông”.

Trở lại cửa TOC/HQ, Tr/Úy Tạ Hạnh vẫn còn ngồi đó, tôi trình bày tự sự nhưng cũng chẳng nghe TL hỏi han gì nữa. Rồi tất cả mọi người trong phòng họp lần lượt bước ra và rời BTL/Hải Quân, lúc đó vào khoảng gần 10 giờ đêm, VC vẫn còn pháo lai rai vào sân cờ.

Thiếu Tướng Tư Lệnh bước tới chỗ tôi và Tr/Úy Hạnh, gương mặt TL đăm chiêu, suy nghĩ, Tr/Úy Hạnh vội trình với Tư Lệnh:

_ “Thưa Thiếu Tướng, mình phải bám theo Tư Lệnh HQ thôi, vì tất cả phương tiện không còn nữa, xe trúng pháo hư rồi, trực thăng cũng hư ..”

Tư Lệnh suy nghĩ đôi phút rồi gật đầu, Tr/Úy Hạnh quay sang tôi:

_ “Tiểu Cần, chạy sang gọi tất cả anh em lên đường”

Tôi vội chạy sang “bunker” gọi 2 ATV, TS Ngọc, HS Hương và vài người nữa rồi nối gót theo TL đi về hướng mà Tướng Thoại mới đi. Chúng tôi băng ngang sân cờ, vừa gần tới vọng gác thì có tiếng anh linh HQ la lớn:

_”Ê, đề-lô VC, bắn nó, bắn nó”.

Sau tiếng la là một tràng M16 vang lên rồi tiếng người linh HQ:

_ “Đ.M ông hạ được mày rồi, thằng khốn nạn”.

Đến chân núi thì chúng tôi bắt kịp toán của TL/HQ, mọi người nối tiếp từng bước thật khó khăn ven theo chân núi Sơn Chà, những tảng đá to nhỏ bám đầy rong biển, lại thêm sóng đánh vào nên tạo ra đoạn đường rất ư là trơn trượt, chỉ sơ xẩy một tí thôi là sẽ bị té nhào hay bàn chân bị kẹt vào giữa 2 tảng đá thì gẫy như chơi! Thỉnh thoảng tôi và Tr/Úy Hạnh phải kè hai bên TL để tiếp sức và giúp ông lấy lại thăng bằng. Lúc này mà gẫy chân thì cuộc đời coi như đi đứt, cũng may là đêm nay “trăng sáng quá em ơi” nên cũng giúp cho chúng tôi thật nhiều.

Đi vòng dưới chân núi Sơn Chà chừng 2 tiếng thì chúng tôi ngồi nghỉ, TL/HQ làm tín hiệu bằng đèn pin cho tàu vào rước, có lẽ đến hơn 30 phút sau mà cá lớn cá nhỏ vẫn lặn mất tiêu, không có tàu nào vào đón cả nên TL/HQ nhờ tôi liên lạc bằng hệ thống TT.

Trời đất! Một giới chức đứng đầu vùng I Duyên Hải mà không có một ATV hay hệ thống L/L TT đi theo? Cũng may là trưa nay, trong lúc rỗi rảnh chờ lệnh mới, và qua nhiều năm tháng trong nghề đã dạy cho tôi những kinh nghiệm và lanh lợi nên tôi đã xin được tần số nội bộ của HQ nên bây giờ tôi vô tình lại kiêm nhiệm thêm vai trò một ATV của TL/HQ nữa, một ATV, hai TL! Chuyện hi hữu như các tướng lãnh họp hành quân mà không có tướng KQ (Tướng Khánh), như TL/HQ mà phải hành quân bộ trong đêm bên bờ biển!

Sau khi liên lạc được với HQ, họ gửi vào 2 tàu chiến, loại trang bị chiến cụ, không phải để chở quân, hình như là giang tốc đỉnh. Vì có nhiều đá ngầm và sóng biển nên tàu chỉ đậu cách xa bờ chừng 10m nên chúng tôi phải bơi ra. Muốn giữ cho máy PRC25 khỏi ướt, nên tôi phải đội máy lên đầu, vì vậy chuyện bơi ra tàu khá vất vả và mệt nhọc, và TL cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng thì chúng tôi cũng an vị trên boong tàu.

Thiếu Tướng TL, Tr/Úy Hạnh và tôi ngồi trên boong, cuối đuôi tàu, bộ quân phục ướt sũng, gió thổi mạnh, hơi nước biển, sương đêm phủ trùm càng làm tăng thêm cái lạnh suốt một đêm dài, ba thầy trò bó gối nhìn nhau. Người ta thường nói “bụng đói cật rét” nhưng chúng tôi bụng đói thì có, nhưng không phải cật rét, rét bên ngoài mà là rét từ trong, tự đáy lòng. Hai hàm răng lập cập vào nhau, cố mím môi cắn lợi để kềm lại mà không được, vậy mà TL luôn nhắc tôi phải cố giữ liên lạc với Hải Quân, với HQ802, Tư Lệnh nói:

_ “Tiểu Cần chú cố gắng giữ liên lạc với HQ802, không có tôi họ không vào bốc anh em mình đâu”.

Nhắc lại điều này chắc hẳn một số bạn lính biển không vui, nhưng sự thật nó là vậy mà. Điển hình là khi Phó Đề Đốc TL/HQ phải nói rõ tên thì “tầu trưởng” mới tin và cho tàu vào đón. Điển hình là sau khi họp xong, tại sao PĐĐ không đi ra hướng cầu tầu ngay trong BTL/HQ Sơn Chà mà lại phải đi bộ, mò mẫm trong đêm dưới chân núi Sơn Chà? Vì cầu thì có mà tàu thì không!

Theo lời yêu cầu của TL/TQLC, chiếc tàu chở TL và anh em chúng tôi cứ ngược xuôi ngoài khơi trước cửa bãi biển Non Nước. Mãi tới 8 giờ sáng ngày 29/3/75, sau khi được biết đã có 2 tàu vào đónTQLC tại bãi biển Non Nước thì giang tốc đỉnh mới chuyển chúng tôi sang tàu lớn HQ 802, đậu ở ngoài khơi để đón các TQLC chuyển đến. Tới xế chiều không còn thấy tàu thuyền nào từ trong bờ chuyển quân ra nữa thi HQ802 nhổ neo, trực chỉ hướng Nam, nối đuôi nhau vượt trùng dương! Vĩnh biệt vùng đất địa đầu giới tuyến! Vĩnh biệt anh em LĐ.147/TQLC nằm lại hay bị bắt trên bãi cát Thuận An!

Để chấm dứt ở đây bài viết ghi lại những gì tôi chứng kiến, những gì một quân nhân nói chung và một ATV cho Tư Lệnh nói riêng đã hoàn thành nhiệm vụ, tôi xin được mượn lời của Đại Tướng Cao Văn Viên khi được báo chí phỏng vấn:

_ “Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, 100 chứng nhân có 100 sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch”.

Vì thế tôi đã hết sức cố gắng loại bớt những chi tiết không cần thiết để tránh suy diễn bàn cãi mất thì giờ, nhưng cũng sẽ không thể tránh được một số sự kiện khác với cái nhìn của người khác. Nhưng cái chính xác không thể phản bác được mà ai cũng phải công nhận là SĐ.1/BB đã bị tan hàng bất dắc dĩ một cach đau khổ bệnh tr.. LĐ.147/TQLC với hơn 3000 quân đã bị lùa vào bước đường cùng, đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Và cuộc lui binh này nếu dựa theo trục chính là QL1 thì hẳn sẽ tránh được những thảm họa và không có thảm họa tiếp theo ở Đà Nẵng. Tiểu Cần tôi ước mong được đọc những sự thật về “Hell on Thuận An Beach” của Lâm Tướng Quân trước khi (tôi) nhắm mắt./.

Nguon : www.conongviet. com



Tro ve dau trang

==============================================

==========================================================


No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================