Thân tặng các bạn già của tôi
Huỳnh Tâm Hoài
Khi người ta nói tới tuổi già, thường là lúc người ta đã bước vào tuổi già! Con người sinh ra, lớn lên, rồi già đi, cuối cùng thì chết và biến mất trong thế gian nầy. Đó là luật tạo hoá, là lẽ tất nhiên của tiến trình trong vạn vật, muôn loài không ai có thể đi ra ngoài cái định luật đó. Bước vào tuổi già người ta bắt đầu nghĩ về con đường sẽ đi tới…và người ta lan man nghĩ về nó!
1- Hồi đó ở quê nhà.
Hồi đó, trong ký ức của tôi, lúc còn còn là cậu bé nhỏ sống ở một vùng quê của miền Nam Việt-Nam.Tôi thấy mọi người chung quanh làng xóm nơi tôi ở, khi bước vào tuổi 50 là lộ vẽ yếu ớt, lụm cụm.Có lẽ cuộc sống vào thời đó thiếu thốn, làm việc cật lực, vất vã quá cho nên người ta trông mau già đi. Lúc còn nhỏ tôi cũng được nghe “Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc, ngủ thập tri thiên mạng”.Tới 50 tuổi cuộc đời coi như an bày có sao hưởng vậy, không còn mong phấn đấu nửa và người ta sống vào thời kỳ dưỡng già. Người sống được 60 vội ăn mừng tuổi thọ lục tuần, 70 tuổi ăn cái lể thượng thọ. Chế độ hưu trí thời đó cũng chỉ ở cái tuổi 55. Hình như ở Việt Nam hiện nay vẩn còn giử mức tuổi cho về hưu là 55 tuổi.Khác với các nước phương Tây như nước Mỹ hiện nay tuổi hưu là 65 và cứ tăng thêm 2 tháng theo từng năm sau. Ấy mới thấy hai mãnh đời hai nơi khác nhau thật nhiều!
Hồi đó người miền quê,người ta lập gia đình rất sớm, trai 16, 17 thì mẹ cha lo ngắm nghé kiếm người mối mai làm xuôi, con gái cũng vậy.Người ta lo cưới gả là lo kiếm người lo phụ việc cho gia đình. Người buôn bán thì có người phụ đở đần công việc làm ăn hoặc nấu nướng việc nhà. Người làm ruộng, có thêm người cày cấy. Người làm vườn tược thì có thêm người lo dọn cỏ, bón phân. Ở vào tuổi 50 là có cháu đàn cháu đống và người ta lo phân bố công chuyện cho mấy đứa con lớn, từ từ lo chia sản nghiệp cho từng đứa có gia đình và rút vào vai vế cố vấn hoặc vã chỉ hụ hợ với con cháu. Hồi đó sự chia của cãi cho con cháu là quyền của ông bà cha mẹ ít khi nghe ai phiền hà gì chuyện nầy mà có muốn phiền hà gì đó cũng chỉ rên rỉ chứ không ai kiện tụng gì cã “Của tao để lại, tao muốn làm gì thì làm! .Cái tập tục thời trước, người cha là chủ gia đình, cho nên quyền quyết định mọi chuyện điều do người đàn ông, trên hết là ông kế đến là người cha.
Cha mẹ già thường ở với đứa con lớn .“Quyền huynh thế phụ” là thế tục của bậc đàn anh dìu dắt, lo toan mọi việc với cha mẹ và dỉ nhiên cái tính quản đại công bằng trong nhà được sự giám sát của người cha, người mẹ. Cái nếp sống đó có tự ngàn xưa như vậy cứ tuần tư noi theo.Người già, con ruột, con dâu, cháu chắc cùng chung sống trong một đại gia đình.Mọi người tuân thủ theo cái nếp “Kính lão đắc thọ” nhất đó là ông bà cha mẹ của mình. Cho nên cái tuổi già được an cư hạnh phúc vô cùng. Khi cần làm một điều gì đó, thì người cha chỉ ra lệnh là con cháu trong nhà râm rấp thực hiện. Đôi khi thấy cha mẹ già lom khom định làm một việc gì đó thì con cháu chạy lại dành lấy để làm thay “ba ngồi nghĩ đi để mấy sấp nhỏ nó làm” hoặc “để con làm cho”.
Sáng sớm con dâu nấu nước pha trà sẳn cho cha chồng, hoặc con dâu quá bận rộn thì người lớn tuổi thường hay dậy sớm và tự lo cho mình. Có người tìm ra thú vui “Trà Đạo” cũng muốn tự mình lo việc nấu nước pha trà cho đúng điệu. Ngồi nhăm nhi tách trà thơm buổi sáng sớm, khi sương mai còn trùm phủ đó đây trên những cánh đồng lúa, hoặc la đà trên mấy nhánh cây trước nhà. Mặt trời đã hừng hững, một chút hồng ưng ửng ở phương đông, tiếng gà gái muộn còn rời rạc đó đây, tiếng đàn gà cúc cúc đàn con ríu rít ra sân, con heo ủn ỉn sau hè.Hớp một ngụm trà đậm, rít một hơi thuốc Gò-Vấp, nhã khói từ từ. Mắt lim dim nhìn khói bay tõa trong sương mai,lòng lâng lâng nhẹ hẩn như mây bay lên trời. Ôi thú vị và thơ thới tâm hồn làm sao! Có gì đâu để lo âu. Có gì đâu hậm hực. Có gì đâu gắp rút…!
-Anh Tám ơi! Ghé uống vài hớp trà anh ơi!
Người bạn già lối xóm ghé lại, hai người ngồi uống trà nói chuyện mùa màng, tin tức làng xóm, đôi khi vài ba câu chuyện thời cuộc trong nước hoặc đâu đó trên thế giới mới nghe từ máy Radio hôm qua.Hai người bạn nói nghe chơi chứ không mấy quan tâm nhiều đến mấy chuyện nầy.Đôi lúc họ nhắc nhở nhau về các ngày đình đám, hội hè trong làng, trong xóm. Câu chuyện hai người râm rang rỉ rả…với mấy tuần trà quạo* (trà đậm)
Lùi xa hơn tí nửa, ở vào cái thời hưởng nhàn của Nguyễn Công Trứ, của Nguyễn Khuyến ta mới thấy các cụ ngày xưa thanh thảng an nhàn tự tại là dường nào!Khi vào tuổi về già thì lo hưởng nhàn.Các cụ sắp xếp cho mình một chương trình hưởng nhàn thú vị, thanh tao, trút bõ hết sự đời qua một bên chỉ biết tiêu dao cùng sông nước mây trôi. “Nầy suối giãi hoang, nầy am Phật tích, nầy động tuyết huynh, nhát trông lên ai khéo vẽ hình đá ngủ sắc long lanh như gấm dệt…” (Chu Mạnh Trinh?)
Tiến trình an hưởng của tuổi già theo đà tiến triển xã hội dần dà bị mất đi theo tỹ lệ nghịch, cái nầy tiến thì cái kia bị thoái. Càng văn minh vật chất càng làm đời sống con người quay nhanh theo dòng cuốn của nó. Con người nhờ phương tiện khoa học văn minh được sống khõe hơn, lâu hơn, nhưng con người càng bận bịụ với cuộc sống nhiều hơn, và phát sinh nhiều thứ cũng quái đãng hơn!
2-Cuộc sống bây giờ.
*Ở trong nước:
Với cái đà tiến triển xã hội của nước Việt-Nam theo bước tiến chung của nhân loại trên thế giới.Trong bước tiến của khoa học kỷ thuật, thế giới gần lại với nhau trong nhiều lảnh vực. Cuộc sống con người cũng từ đó đã lột xác, thay thịt, đổi da, dĩ nhiên cái ảnh hưởng của nó cũng làm thay đổi cuộc sống, và tuổi già cũng bị tha hóa và bức lìa với cái quá khứ an nhàn tự tại.
Trong bối cảnh đất nước ta nhất là ở vào cái thời “Đỉnh cao trí tuệ” tròng vào cho cả nước Việt, đã kéo đời sống mọi người cùng lùi về phía bần khổ và kéo con người lăn lộn với cơm áo hằng ngày càng khó khăn hơn.Người già trong nước bây giờ còn phờ râu, dựng tóc với miếng ăn. Đất đai,vườn tược bị cướp bốc, tài sản bị tước đoạt qua nhiều màng “Cải Tạo” công, thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp.Xiết, rồi buông…buông, rồi lại xiết.Qua nhiều lần như vậy cả nước bị trấn lột không còn cơ ngơi. Con cái phải bun ra lo làm ăn cật lực và bị phân tán mõng để lo toan cho bản thân thì thử hỏi cái tuổi già ở tư thế nầy làm sao có thề an vui như dạo trước. Chưa kể “Đỉnh cao trí tuệ”còn làm hỏng nát nền luân lý tốt đẹp có ngàn năm trong lịch sử Dân-Tộc. Con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau, bà con chòm xóm xoi bói vào nhau. Xã hội bị tan rả thành từng mãnh vụn. Người ta lo tranh sống và chà dẫm lên nhau đễ có miếng ăn. Ôi còn đâu tình nghĩa thấm thiết gia đình, xóm riềng đùm bộc lẫn nhau! Tuổi già bước vào nổi quạnh hiu, buồn bã. Người già không còn cái quyền gia chủ nửa vì với tuổi già yếu vô tích sự, họ sống thúc thủ cam đành trong sự cô đơn trống vắng. Sự mất mát nghĩa nhân làm tuổi già co ro và…muốn chết đi cho rồi!
Đó là nói về tình cảnh những người già nghèo, còn các bậc lão gia, nhất là các cụ ông, cụ bà trong giới lảnh đạo đãng, những bậc “Tư bản đỏ”, những “Đại gia” trong nước bây giờ thì khỏi phải nói: Họ ăn trên ngồi cao, bỗng lộng đầy ngập các cụ kiếm gái bao, vợ lẻ.Các cụ ông mua nhà cho vợ nhí.Các cụ hưởng lạc như tiên như thánh. Một buổi ăn chơi vài ba ngàn đô là thường.Các cụ muốn cái gì là có ngay cái đó. Tôi biết có nhiều cháu học sinh, sinh viên từ các tỉnh xa về Thành Phố Sài-Gòn học không đủ tiền, hoặc muốn có tiền để đua chị theo em thì đi làm cháu nuôi cho các đại gia. Các đại gia già muớn nhà, trả mọi chi phí sinh hoạt, học phí, các cháu thì cung phụng lại các chú, các bác những đêm ái ân để bù trả. Ra đường chú chú, bác bác, tối lại anh anh em em.
Còn các bà thì sao? Đâu thua gì các cụ ông, các cụ bà cũng mỡm da mỡn thịt nhờ cái bã của “ Bọn Tư Bản”.Các bà cũng đi kiếm trai bao, loại trai phải cao ráo sức lực để thỏa mản dục tính của các bà đang hừng hực hồi xuân.Trước đây tôi có đọc môt bài phóng sự về hiện trạng trai bao, gái bao trong nước mà đau buồn cho xứ mình! Ôi! Nhức nhối cho cái thời “Đỉnh Cao Trí Tuệ”!!!
*Ở ngoài nước:
Sau năm 1975 với một cuộc “ Bầu phiếu bằng chân” cã một khối người di hành bõ xứ, chạy trốn “Đỉnh cao trí tuệ” đi ra khắp các nơi trên địa cầu.Triệu người bõ xác ngoài biển khơi, triệu người làm cuộc đời mới nơi đất nước tạm dung. Người chết thì đã đành.Người sống phải lo toan cho cuộc sống mới nơi các nước sở tại và cố gắng hội nhập vào nơi mình ở.Thế hệ thứ nhứt bây giờ đã về chiều, tuổi già kéo đến, cho dù cố gắng cách mấy cũng không thể nào xóa lấp được quá khứ.Trong hồn còn đầy ấp Việt-Nam tính. Bởi thế tuổi già ở nơi đây cũng lắm chuyện não lòng.
Hồi mới sang Mỷ, tuổi còn sồn sồn với đám con thơ dại, người cha, người mẹ chúi mũi đi làm để lo cho đàn con học hành. Họ dốc hết tâm lực để cung cấp mọi điều kiện cho con mình thành đạt. Cái tâm lý “Tích cốc phòng cơ, dưỡng nhi đãi lão” còn trong tâm thức của họ. Họ không có, hoặc không nghĩ đến hậu vận sau nầy như người bản xứ, như để tiền vào quỹ hưu bổng, ký thác vào trương mục tiết kiệm… Người bản xứ,họ chuẩn bị cho cuộc sống tự lo cho bản thân, không trông chờ vào con cháu.Người Việt mình thì ít ai nghĩ tới vì cái tâm lý như nói ở trên, hoặc vã có biết chăng cũng không có cơ hội đễ dành tiền như người bãn xứ. Cái tâm lý hy sinh đời mình cho con cháu mạnh đến đổi họ chẳng mãi mai lo cho mình, tiền của dành dụm được bao nhiêu điều dốc hết cho con cái: mua nhà, mua xe, lo tiền ăn học…và họ chỉ còn lại tuổi già trống không với tiền trợ cấp vừa đủ của chính phủ. Tình cảnh còn cam go hơn khi các con lập gia đình. Sự chung đụng với con dâu, con rể, cháu chít lại nẩy sanh nhiều tình cảnh vỡ khóc vỡ cười cho người già. Bọn trẻ theo cách sống mới, hoặc học đòi theo cách sống mới của nước sỡ tại, mỗi khi lập gia đình xong thì muốn ra ngoài, con cái có nghề nghiệp vững vàng một chút lại muốn ra ngoài. Người nào có mua được căn nhà thì trước đó cũng muốn có nhiều phòng cho con cái ở.Với sự tuần tự ra đi của chúng, tuổi già còn lại bơ vơ nơi căn nhà rộng thênh thang. Mấy người bạn của tôi thường nói “Nhà rộng chỉ quanh quẩn với hai con khỉ già nhìn nhau”.Đó là nói người có nhà có cửa, đa số còn lại thì sống nương tựa với con cái thì còn lắm điều bi đát hơn. Có lúc thằng con nghe lời vợ nhằng nhì, như “Ông già anh lẫm cẫm ăn cơm đổ tháo, tiểu tiện làm bẩn bồn cầu. Anh nói ổng đừng hôn hít mấy đứa nhỏ nửa coi chừng lây bịnh”…Tuổi già lúc trở trời trở gió hay bị ho húng hắng chứ có bịnh hoạn gì cho cam! Thằng con thương cha cự lại với vợ, thì gia đình nó rối beng, nhà cửa lạnh tanh như nhà ma! Thằng con nghe lời vợ thì …cuối cùng chúng nó bàn: Thôi để ba đi nhà dưỡng lão! hay mướn cho ba ở appartment low income. Tuổi già bắt đầu đi vào quạnh hiu nơi xó xỉnh đó. Người nào còn vợ còn chồng thì còn nhìn nhau gạt lệ mà nói: “Thôi mình ơi! Ráng chịu biết làm sao bây giờ hở mình!
Lúc còn ở trong nước, tôi có đọc một quyển sách dịch từ Anh ngữ, âu quá tôi quên mất đề tựa. Quyển sách kể lại câu chuyện mà hồi đó tôi không tin, nhưng khi sang định cư ở Mỷ, tôi mới thấy thắm thía câu chuyện như vậy. Câu chuyện kể, tôi xin được tóm tắc như sau:
Trong ngày sinh nhựt của một người cha đang ở trại dưỡng lão, đứa con trai mang xe tới rước ông về nhà để làm một buổi lể mừng sinh nhựt cho ông, có mời khách và những người thân tham dự. Trên đường lái xe đưa ông về, đến một đoạn đường ông nhìn qua khung kiến của cửa xe thấy cảnh vật thân quen, lòng xúc động vô cùng. Bất chợt ông nhìn thấy một người ngồi sửa giày ở vệ đường, ông nói thầm “Ồ đúng rồi! đây là ông bạn trẻ yêu mến của ta năm nào” Ông bảo thằng con dừng xe lại cho ông xuống nói chuyện với người bạn và ông sẽ về nhà sau mươi phút.Thằng con chìu ý cha và nói: “ chỉ mươi phút thôi nha,tôi về nhà trước và sẽ trở lại ngay”. Ông đến gần người bạn cách khoãng vài mét, ông bạn nhận ngay ra ông. Hai người ôm nhau mừng rở.Họ ngồi và nói chuyện với nhau bằng muôn vàn kỷ niệm mà họ có cách nay mấy năm, lúc ông còn ở căn nhà, gần đây thôi, đi bộ cũng chỉ vài phút. Dĩ nhiên câu chuyện nói hoài không dứt vì họ có quá nhiều kỷ niệm trên đoạn đường nầy, trong gốc quán cafê gần ngã tư đường.Người con đến dục ông lên xe để đưa ông về. Hai người ôm nhau và chia tay trong quyến luyến, xe chạy mút xa mà ông vẩn còn ngoái đầu lại nhìn người bạn đứng vẩy tay.Về đến nhà , ông chào hỏi mọi người và xin được vào phòng tắm rửa mặt mũi. Ông đi chầm chậm nhìn quanh, nhìn quất căn nhà thân yêu của mình, lòng xao xuyến như bắt gặp lại muôn điều ở đây. Ông vào phòng tắm, mỡ vòi nước vào bồn, ông thử lại độ ấm, ông bước vào và nằm ngâm mình trong đó.Ông nhìn lên khoảng trần, ông nhìn chung quanh phòng, một ký ức xa xôi hiện về. Ông nhớ hồi đó hai vợ chồng ông mới cưới nhau còn ở nhà mướn trong một khu chung cư, hai người cùng đi làm cật lực, gom góp được được một số tiền và mua căn nhà nầy sau gần 4 năm tiết kiệm. Lúc mới dọn vô nhà nầy thì thằng con lớn của ông mới hai tuổi. Hai vợ chồng cùng đi lo mua sắm từng cái bàn, cái ghế.Họ lo xắp đặt cái bàn chổ nầy cái tủ chổ kia.Họ sung sướng ôm hôn nhau vì đây là căn nhà đầu tiên trong đời họ và họ nghĩ từ nay thằng con của họ sẽ có phòng riêng và họ muốn sẽ có thêm ít nhứt là hai đứa con nửa. Họ sẽ sống mãn đời mãn kiếp ở đây. Hình ảnh thằng con chạy đùa, hình ảnh người vợ thương yêu của ông đang lo bửa ăn cho gia đình và biết bao hình ảnh ấm êm khác trong căn nhà nầy hiện về. Ông nằm đó mơ màng mà quên vặn tắt cái vòi nước đang tiếp tục chảy ngập đến mủi ông, nước tràn ra ngoài, thằng con và mọi người đập cửa xong vào. Ông nằm chết với nụ cười rạng rở trên môi. Ông đang ở trong một hồi tưỡng hạnh phúc tuyệt vời nơi chính căn nhà của ông. Ông đã mất nó từ khi ông bị đưa vào trại dưỡng lão.
Tôi biết thêm một câu chuyện có thật thương tâm nửa như sau:
Hai vợ chồng đi vượt biên mang theo hai đứa con. Đứa lớn có gia đình trước ở Việt-Nam nhưng còn kẹt lại vợ và hai đứa con bên đó vì lẽ chuyến đi bị trở ngại, lúc đổ vào ghe lớn thì bị công an phát hiện, nên phải lui ghe đi ngay.Con dâu và hai đứa cháu bị kẹt lại ở trong nước.Sau thời gian chắc mót làm ăn ông bà đưa cho thằng con $30,000 và mượn thêm tiền ngân hàng để mua môt căn nhà. Mấy năm sau thằng con bảo lảnh vợ và con qua. Ban đầu mới sang thì vợ của thằng con nói gì nghe nấy, chừng vài năm sau, với cách học đòi văn minh và cũng tại hồi đó về làm dâu bị cha, mẹ chồng hành hạ quá.Bây giờ nàng vợ muốn trã thù. Lợi dụng cái anh chàng hay nghe lời vợ nầy bèn bàn tính nói vào nói ra.Cuối cùng thằng con đành đoạn đưa ông bà đi ở riêng ở một cái appartement. Hai ông bà sức yếu lại hay bị bịnh cũng đành ra đi!Vì buồn bã, vì bịnh hoạn, hai ông bà chán cái cảnh sống bên nầy nên muốn về lại Việt-Nam dù sao cũng còn mấy đứa cháu bà con bên ấy lo, miễn có một số tiền thì mọi chuyện trở nên dễ dàng. Ông bà đến nhà thằng “Quí Tử” để xin nó lại số tiền mà ông bà đã đưa cho nó mua nhà trước đây.Thằng con phang cho một câu “Đợi chừng nào bán nhà tui trả lại cho”.Hai ông bà đành nuốt đau đớn vào lòng và về Việt-Nam.Hai năm sau lần lượt ông đi trước và kế đến bà cũng qui tiên theo ông! Ôi có nổi đau buồn nào cho bằng!?
**Có vài trường hợp vì thương cháu quá các bậc lão bô ráng sống chung đụng và ráng làm quản gia, làm babysister để cho con và con dâu đi làm.Ở xứ nầy mướn một người làm công đâu phải dể, mà giao nhà cho người lạ cũng lo lắng, chưa kể đến việc mướn người ngoài phải mất ít nhứt là hơn ngàn đồng.Có ông bà giử nhà, lo cho cháu thì chắc mẽm hơn. Ông bà nào mà không thương cháu và sự châm sóc chắc chắn phải hơn người ngoài.Cho nên các cập vợ chồng có người lớn ở nhà lại là cha mẹ ruột của mình thì yên tâm đi làm hơn và nếu có cái gì không vừa ý thì bọn trẻ cũng ráng bõ qua mà giử lại cha mẹ già?Trong trường hợp nầy các lão “quản gia” cũng vui vẽ vì còn được gần con, gần cháu.Có ràng buộc đó, nhưng mà vẩn vui.
**Có một số cụ già hóa vợ tiếc nuối tuổi xuân. “Hồi nhỏ lo làm ăn, bây giờ phải được hưởng? Con cái lớn hết rồi, đã có nhà có cửa hết rồi, các cụ tìm cách dung dăng dung dẽ, gom góp được một số tiền già.Lâu lâu về Việt-Nam tìm cỏ non.Có cụ gặp ngay mê hồn trận, mê tít thò lò một em mơn mởn đào tơ,em thưa rằng; “ em sẳn sàng làm người nâng khăn sửa túi cho chàng”.Thế là cụ tức tốc trở lại Mỷ tuyên bố với các con của cụ là cụ đã tìm được tình yêu thực sự. Các cụ quyết định về quê cưới vợ và ở luôn bên đó. Các cụ yêu cầu các con mổi tháng gởi tiền về cho cụ mỗi đứa vài trăm cho cụ xây dựng “Túp liều lý tưỡng”.Cụ không dám lảnh mấy em đó qua đây, vì mấy cụ biết sẽ bị cho cấm sừng hoặc bị bỏ rơi.Các nàng thì thấy “Ôi!thì cũng được, với cái ông nầy thì còn sướng cái thân và ăn chắc hơn lấy Đài-Loan, Đại-Hàn”.“Mấy ông còn quờ quạng đuợc bao nhiêu đâu mà sợ, còn xí quách đâu mà lo có con. Cứ mặc! Có hứng tình thì lén đi với mấy anh kép trẻ, đố mấy ông theo bắt được!”.
**Có một số cụ già còn vợ già ở bên nầy đó, nhưng về Việt-Nam bị mê hồn, trở lại Mỷ đòi ly dị vợ già về cưới vợ nhí. Nhà cửa đòi bán để chia của và đem về Việt-Nam vui với vợ trẻ.Sau vài năm chăng gối, tiền anh già sắp cạn, em ra thói bạc tình, hờ hửng và đá đít thẵng thừng. Nhà cửa bên ấy để cho vợ nhí đứng tên. Đành nuốt hận ra đi than trách “Bắt thang lên hỏi Ông Trời, hỏi tiền cho gái có đòi được không?” Thôi thì tan vở hết rồi!Về lại Mỹ thì còn mặt mủi đâu mà về, đành sống bám mấy đứa cháu bên ấy với thân tàn bạc nhược, rồi chết đi trong âm thầm uất hận. Con số người già “Mất Nết”như nói ở trên, rất may là không nhiều lắm!?
**Nói đến các ông thì như trên, còn cánh các bà thì sao? Ôi! Cũng rất nhiều chuyện nhức đầu. Ở cái xứ Mỷ nầy 65, 66 tuổi mới về hưu, còn chưa tới thì phải còn đi cuốc, có khi tới rồi vẩn còn đi cày. Cái cảnh chồng làm tất bậc trong khi tuổi cũng sắp rụng và có nhiều vấn đề như: do cơ thể yếu vì thức khuya về trể, hoặc sự yếu do nhiều thứ bịnh gây ra. Cho nên cái mục chăn gối thiếu sót hoặc không còn đủ lực “phá công thành” bà khều mà ông vẩn mần thinh. Các bà vào độ tuổi hồi xuân, khều hoài mà ổng vẩn sụi lơ thì đâm ra bứt rứt. Có dịp, chẵng hạng như có bà còn đi làm thì kiếm ngay các ban đồng sở mà du hí.Vào thời buổi internet nở rộ, cứ lên E-mail chát, rồi hẹn hò vào các Motel hưởng lạc! Có bà còn muợn cớ về thăm quê nhà kiếm trai nhí bên ấy mà du hí, ông chồng có trời mà biết, cho dù có biết thì cũng đành ôm mối sầu câm. Con cái lớn hết rồi làm rùm beng ra thì không nên!.Nhà cửa đứng chung bán ra thì bị mất tam mất tứ. Đành chịu! Cái chiến tranh lạnh bắt đầu từ đó. Ông xách gói ra ngủ riêng âm thầm đi, âm thầm về như chiếc bóng!
**Trường hợp khác, các bà do vào tuổi hết khinh, do vấn đề thiếu hormone, mỗi lần gần chồng thì bị đau đớn, có người cởi mở thì tâm sự cùng chồng “xin ông stop cái mục nầy cho em nhờ, em thấy đau lắm, không còn thích...nửa!”Có khi bị bà la hối “Sao mà lâu quá!” Các bà cắn răng chịu đựng chứ chẵng cãm giác sung sướng là gì! Các ông ngạc nhiên. Sao kỳ vậy cà? Hồi đó mỗi lần “Ngắn chiêu”thì bị cho là yếu hoặc lộ vẽ thất vọng hoặc nằm đó…rồi rỉ tai “one moretime please! .
Có các bà không còn thích gối chăn nhưng không dám nói vì mặc cãm và kiếm cớ (như ông ngủ cựa quậy quá, ông ngáy to quá…) xách gói đi ngủ phòng riêng. Ông chồng ngớ ra “Hồi đó tới giờ sao chịu được, bây giờ lại dỡ trò? Rồi đâm ra nghĩ lung tung “Chắc bã chê mình già…” và đâm ra quạo quọ vô cớ, đôi lúc tưởng các bà có bồ khác, rồi ghen tuông. Ghen ngầm mới là khổ!
Để tránh tình cảnh nầy, có người biết chuyện khuyên nên đi B/S cho thuốc uống hoặc thuốc mỡ thoa làm tăng hormone cho bà xã và các nhà tâm lý học khuyên nên đổi cách, dàn cảnh cho tình tứ hơn thì may ra thoát cảnh vợ xách gói đi, bỏ ông chồng già ngủ cù queo một mình. Già rồi, trái trời trở gió có người ấm nồng sẽ sống lâu hơn!?
Tôi có anh bạn, nay ảnh qui tiên rồi! Anh bạn có bài thơ già đọc nghe rất đúng với cái cảnh bạn già giống nhau y chang:
Giaø
Ba laêm tuoåi leû, nhaân hai.
Ra ñöôøng thaáy gaùi maët maøy saùng ra
Veà nhaø maët toái nhö ma.
Soi göông, môùi nhôù mình giaø baïc raâu
Lai rai toùc ruïng xuoáng caàu.
Xuaân tình ræ raû, laâu laâu moät laàn.
Saùng ra, ruïng caû... tay chaân!!
Anh bạn còn làm thêm một bài cũng rất hay:
Viagra
Böûa naøo oång thieáu Viagra,
Em naèm thao thöùc, thôû ra, moät mình.
Kheàu kheàu, oång cöù maàn thinh.
Em ñaønh oâm goái ñeå tình troâi soâng.
Loøng em höøng höïc than hoàng
Göøng giaø ! Sao oång chaúng noàng chaúng cay?
Trôøi cao coù thaáu noãi naøy?.
……………………………………………..
Lâm thanh
**Cái thế giới về già ở các nước tây phương có nhiều nổi đau buồn bằng trăm cách.Với một số người già bị con cái bỏ vào trại dưởng lảo thì sao? Họ ưu buồn vểnh tai, mở mắt ngóng chờ con cháu đến thăm, từng ngày từng bửa. Họ thèm nghe tiếng trẻ khóc. Họ thèm nghe tiếng nói của các con.Họ thèm nhìn quang cảnh căn nhà mà ngày xưa họ chăm sóc cho từng đứa, lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho nó. Nửa đêm thức giấc lén vào phòng đấp chăng cho mỗi đứa.Thèm hát ầu ơ ru cháu ngủ. Thèm nước mắm, canh chua. Họ thèm đủ thứ ở cái mái ấm gia đình mà họ đã tạo dựng nên. Bây giờ họ đờ đẫng với ước muốn đơn sơ là được nhìn lại mặt tụi nhỏ, được sờ làn da, mái tóc của chúng mà chẵng đuợc!
**Vui mừng thay! Có một số người già có tâm huyết với núi sông, còn muốn kéo bọn trẻ trở lại với cội nguồn. Các cụ vào hội nầy, lập hội kia. Các cụ là tấm gương quí báo cho người đi sau, lo toan cho sự tồn vong của xứ sở.Các cụ đấu tranh không mệt mõi.Các cụ tiên phong đi biểu tình, các cụ vận động chống bọn cường quyền sách nhiểu dân trong nước, làm tay sai, bán đất cho giặc Tàu. Các cụ tổ chức các ngày đại lể Dân-Tộc cho hậu duệ biết cội nguồn. Các cụ đã vận động được một lớp trẻ có tâm huyết nối bước cha ông. Một lớp trẻ mới năng động, có kiến thức đã hình thành trong mấy năm gần đây cho chúng ta thấy đó là công sức giống như mấy “Ông già Ba-Tri” ở Nam bộ, như các bô lảo thời nhà Trần trong ‘Hội Nghị Diên Hồng” trước đây. Tương lai đất nước sẽ được thoát ra cảnh ngộ như ngày nay. Hoan hô các cụ! Hoan hô tuổi trẻ nhiệt huyết đấu tranh cho một đất nước Việt-Nam dân chủ và thịnh vượng trong tương lai rất gần!
Trên đây tôi đã lan man về hai cái nhìn: rất tiêu cực và tích cực, còn cái nhìn trong sáng và có tính cách khoa học hơn trong sự nhận thức tuổi già và sống trong tuổi già thì sao? Già là một diển biến đương nhiên của kiếp người, là sự thoái hóa, là sự hao mòn, là sự đào thãi tự nhiên của luật tạo hóa.Con rắn có lột da để sống để lớn nhưng nó cũng phải chết.Chúng ta phải chấp nhận tuổi già lù lù tới và ráng sống sao cho hết kiếp sống già còn lại trong thích nghi với mọi hoàn cảnh thì may ra cuộc sống già không đến đổi buồn. Sống tốt, sống xấu là do thái độ của chúng ta trong mọi nhận thức để sống.
*Sau đây tôi xin trích dẩn tài liệu về một hội nghị, khảo sát qua việc thăm dò ý kiến của 1507 người tuổi từ 18 tới 61 về tuổi già.
Trong phần tổng kết qua khảo sát và đề nghị của các chuyên gia trong Hội-Tâm-Lý-Học ở Úc năm 2004 như sau:
-Nâng niu gìn giữ cái mình đang có, không ghen tuông đố kỵ với người khác
-Nếu thấy có điều không vừa ý thì thay đổi chúng đi không thay đổi được thì sống chung hoà bình với chúng.
-Giận dữ, chỉ trích, nhục mạ bản thân và tha nhân rất có hại cho sức khỏe.
-Đã quyết định làm việc gì thì nên làm ngay.
-Năng vận động cơ thể đều đặng mỗi ngày để duy trì sức mạnh thể xác, tránh đau xương nhức khớp, mất thăng bằng cơ thể.
-Duy trì dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và tiêu thụ vừa đủ với nhu cầu cơ thể.Giảm thiểu chất béo, muối, đường, rượu.
-Thường xuyên tham dự vào các hoạt động có tính cách kích thích trí óc như cờ tướng, ô chử, domino, đọc báo.
-Khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, tìm hiểu về các bịnh tật, dùng thuốc đúng cách chỉ dẩn.
-Duy trì liên lạc với mọi người để chia sẽ vui buồn, tránh lẽ loi, cô đơn.Nếu sức khỏe tốt nên tham gia vào các sinh hoạt hội đoàn, thiện nguyện cộng đồng.
-Giãm thiểu những căng thẳng, những nổi buồn không tên thường ngày bằng cách nói thẵng những cảm nghĩ của mình “Quẳng gánh lo đi và vui sống” với cái gì mình có.
Douglas Mc Atthur một danh tướng của Quân đội Hoa Kỳ đã nói “Chúng ta già không phải vì chúng ta sống qua một số năm tháng mà già vì trốn bỏ lý tưởng.Năm tháng làm da ta nhăn nhúm; chối bỏ lý tưởng làm nhâu nát tâm hồn.Lo âu, sợ hãi, thất vọng là kẻ thù nó dìm ta xuống đất đen và biến đổi ta thành cát bụi trước khi ta chết”
Sau cùng tôi xin gởi đến các bạn già cùng các bà vợ già giống như tôi bài thơ cho phần đoạn kết với cái mong ước thật mộc mạc và thật đơn sơ trong cơn ấm lạnh của tuổi xế chiều nơi đất khách, quê người là “cùng dìu nhau, lo lắng cho nhau trong đoạn đường còn lại của tuổi chiều,hảy nhớ một thời qua kỹ niệm, hảy trân quí nghĩa vợ, tình chồng ,tự kiềm chế bản năng xấu để chúng ta cùng bước về phía trước, chắc cũng chẵng còn bao lâu nửa phải xa nhau để về với lòng đất miên viển!”
MÌNH ƠI!
Mình ơi! Nắng đã nghiêng chiều
Đời qua trăm nẽo-rụng nhiều tóc xanh
Mòn vai gánh nặng gian truân
Mênh mông ghềnh thác mõi mòn đôi chân
Nhớ xa rồi lại nhớ gần
Ráng đi mình nhé! chia phần nhân gian
Tóc mình giờ đã pha sương
Đầu tôi muối trắng, trán nhăn trăm bề
Xứ người còn lắm nhiêu khê
Mình, tôi còn phải đê mê nhọc nhằn
Trễ tràng, nửa mảnh chiếu chăn
Bởi cơm áo, bởi nợ nần quanh năm
Quê nhà mờ nhạt xa xâm
Dỗ nhau mấy khúc từ tâm ngọn nguồn
Rằng mai, rằng mốt về thăm
Dắt nhau tìm lại chút hương quê mình
Qua đồng nhìn ruộng mênh mông
Leo ngang cầu khỉ ngắm dòng sông trôi
Về giồng mờ cát, gió bay
Ăn bông bí luột, củ khoai nướng lùi
Về vườn cây trái xanh tươi
Nghe thơm hương bưởi, hương cao ngọt ngào
Đêm mưa nghe ngọn gió lùa
Giọt rơi bẹ chuối sau hè đê mê
Cái thương, cái nhớ đất quê
Mình ơi! mình hẹn nhau về nay mai?
Huỳnh Tâm Hoài
Sacramento mùa xuân năm 2009
Tro ve dau trang
==============================================
====================================================
No comments:
Post a Comment