Quốc Hận 30.04.1975 - 30.04.2009
Quốc Hận 30.04.1975 - 30.04.2009
BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG
Vinh danh Thương phế binh, Cô nhi và Quả phụ Việt Nam Cộng Hòa
34 năm đã qua đi; nhưng vết hằn của ngày 30.4.1975 vẫn còn in đậm trên thân thể các cựu thương phế binh và trong tâm hồn Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau 34 năm, cái chết bất đắc kỳ tử của Việt Nam Cộng Hòa vẫn không phôi pha trong lòng dân Việt tỵ nạn Cộng sản.
Có những người đặt câu hỏi là:
-Tại sao sau 34 năm vết hằn vẫn còn?
-Tại sao không quên quá khứ và về xây dựng quê hương?
Câu trả lời không có gì khó đối với người Quốc Gia chân chính.
-Sau hàng chục, hàng trăm năm, sự hy sinh tính mạng của ông, cha, chú bác, anh chị em…cho chính nghĩa Quốc Gia làm sao con cháu quên được? Chả lẽ quên chính nghĩa để phục vụ vô chính nghĩa?
-Sau 34 năm Chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn là mẫu mực xét đoán người dân yêu nước hay không yêu nước và đảng Cộng sản vẫn độc quyền cai trị đất nước bằng chính sách đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ, và những ai dám đòi lại quyền sở hữu đất đai và tài sản của mình, thì làm sao quên quá khứ được?
-Sau 34 năm Việt Cộng vẫn ngang nhiên cắt đất, đặc biệt khu vực Ải Nam Quan, Hoàng Sa và Trường Sa; vẫn cúi đầu nhượng biển cho Tầu Cộng … thì làm sao người Quốc Gia có thể tha thứ hành động “cõng rắn cắn gà nhà" của Việt Cộng được?
-VC mệnh danh đánh giặc Mỹ xâm lược mà Hoa Kỳ không chiếm một tấc đất nào của miền Nam. Ngược lại Tầu Cộng luôn được đề cao là nước anh em, lại xâm chiếm Việt Nam cả trên đất liền và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ mà VC lại cấm dân, học sinh và sinh viên biểu tình chống đối!
-VC hô hào đoàn kết dân tộc, nhưng Nghĩa trang Quân đội VNCH bị phá phách và coi thường, còn quân Tầu Cộng xâm chiếm đất đai của Việt Nam lại được VC chôn cất đàng hoàng, tôn thờ và làm bia đời đời nhớ ơn! (xin xem hình đính kèm)
-Toàn bộ Đế quốc Liên-sô và các nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ Cộng sản, một chế độ vô thần, tàn ác, phi nhân và bất nghĩa, để xây dựng đất nước theo chế độ tự do, dân chủ; mà Việt Cộng vẫn tiếp tục áp đặt cái chủ nghĩa quái gở lên dân tộc Việt Nam thì người Quốc Gia chân chính làm sao có thể trở về xây dựng quê hương?
-Nếu hùa theo chính sách chiêu hồi của Việt Cộng thì người Quốc Gia còn gì để tự hào về cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa của toàn dân miền Nam và nói được gì trước thế giới về nguyên nhân quá khứ tỵ nạn Cộng sản?
Thực tế chứng minh rằng VC nhuộm đỏ Việt Nam và cai trị đất nước càng lâu bao nhiêu thì chính nghĩa Quốc Gia càng sáng ngời bấy nhiêu.
-Người Quốc Gia chân chính không chống lại Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.
-Người Quốc Gia chân chính chỉ chống Chủ nghĩa Cộng sản, nay được nguỵ trang dưới danh xưng Xã hội Chủ nghĩa, và những ai còn tôn thờ chủ nghĩa man rợ và tàn ác này.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4.1975 - 30.4.2009, chúng tôi muốn viết đôi hàng để Vinh Danh các Thương Phế Binh, Cô Nhi và Quả Phụ của các Anh hùng Tử sĩ VNCH đã bỏ mình vì Chính nghĩa Quốc Gia.
I- Số lượng dân và quân bị chết trong chiến tranh Việt Nam
Cuộc chiến mà VC mệnh danh là giải phóng miền Nam là do Cộng sản Quốc tế Sô-viết và Tầu Cộng hậu thuẫn với mục tiêu nhuộm đỏ các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Cao Miên và Lào. Miền Nam là mục tiêu hàng đầu cần phải xâm chiếm bằng bất cứ giá nào. Chiến công oanh liệt đưa tới chiến thắng chiếm trọn miền Nam mà hàng năm VC vẫn ăn mừng là mâm cỗ hàng trăm ngàn xác chết con dân Việt của cả hai miền Nam-Bắc đã phơi thây trên chiến trường hay tại các thành phố và miền quê hẻo lánh.
Một lãnh tụ vang danh không chỉ đối với Ấn Độ mà toàn thế giới, Thánh Ghandi, đã tranh đấu dành lại độc lập cho đất nước không bằng vũ khí giết người, không bằng nướng hàng trăm ngàn xác dân, mà bằng phương pháp biểu tình bất bạo động. Sức mạnh của Thực dân Anh quốc trong thế kỷ 18-19 được coi là Đế quốc không có mặt trời lặn đã phải đầu hàng cao trào đòi độc lập của toàn dân Ấn Độ. Một cuộc tranh đấu không tốn máu đã vang danh lịch sử.
Cũng cuộc chiến dành độc lập, ông Hồ và đảng Cộng sản VN đã nướng hàng trăm ngàn dân trong lửa đạn chiến tranh chống Pháp, thanh toán hàng ngàn người thuộc các đảng phái Quốc Gia và dồn hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ vào chỗ chết trên khắp chiến trường miền Nam; sát hại hàng ngàn dân vô tội trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam. Có thể nói máu dân Việt đã nhuộm đỏ non sông nước Việt do súng đạn, dao găm và mã tấu của VC.
Để có cái nhìn thiết thực về số lượng Cô Nhi và Quả Phụ của Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta thử nhìn lại tổn thất trong toàn cuộc chiến xâm lăng miền Nam do Việt Cộng gây ra theo ghi chú của các tác giả ngoại quốc như sau:
-Edward Doyle trong tác phẩm "Kinh nghiệm Việt Nam" (The Vietnam Experience) ghi nhận số tử thương của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QĐVNCH) là 220.357 người; Việt Cộng và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN): 444.000. Dân hai miền Nam-Bắc chết: 587.000 người.
-Harry G. Summers trong tác phẩm "Niên giám Chiến tranh Việt Nam" (The Vietnam War Almanac) ghi nhận: QĐVNCH chết: 243.748 người; VC và MTGPMN: 666.000. Dân miền Bắc chết: 65.000 người; dân miền Nam: 300.000.
-Marc Leepson trong tác phẩm "Webster" Tân Tự điển Thế giới về Chiến tranh Việt Nam ghi QĐVNCH chết: 224.000; số tổn thất dân sự miền Nam 300.000 người, miền Bắc: 65.000.
Một số tác giả khác ghi nhận:
Số tử thương của QĐVNCH:
-Lewy, Ency. Americana: 220.357 -Kutler & Olson: 224.000 -Clodfelter, Grenville: 250.000 -Wallechinsky 254.257 -Britannica: 185.000 - 225.000.
Số tử thương của VC & MTGPMN:
-Ency. Americana: 444,000
-S&S: 500.000 -Olson: 660,000
-(COWP 1965-75]: 700,000;
-Wallechinsky: 700.000 – 1.000.000
-Britannica: 900.000 -Clodfelter: 1.000.000;
Số tử thương của dân miền Nam:
Theo ghi nhận của các tác giả:
-Gilbert: 50.000 người -Olson: 250.000 -Clodfelter 287.000 (247.600 chết vì chiến tranh + 38.954 bị ám sát bởi MTGPMN) -Kutler; Summers: 300.000 -Lewy, Olson trong Ủy ban của Thượng Nghị sĩ Edward Kennedy: 430.000 -Wallechinsky: 522.000 -Tucker, theo tin của Việt Nam (N&S, 1954-75): 2.000.000 -Giới truyền thông ước tính khoảng: 1.500.000 người chết, sai biệt 300.000 người.
Số tử thương của Dân miền Bắc: Theo các tác giả Kutler, Lewy, Olson, Summers, Wallechinsky có 65.000 người chết vì các cuộc bỏ bom miền Bắc do Không quân Mỹ gây ra.
II- Vinh danh Thương Phế Binh VNCH
Tính từ sau khi Sài Gòn bị VC chiếm đóng, theo Bộ Cựu Chiến Binh VNCH có khoảng 300.000 binh sĩ bị thương với mức độ tàn phế trên dưới 30%, và khoảng 3.000-4.000 người bị mù hoặc bị cụt tay, cụt chân với mức độ tàn phế 100%. Những người thương phế binh VNCH phải sống cơ cực, lang thang bên lề cuộc đời, rách nát và bơ vơ như một khách lạ trên quê hương mình. Họ bị VC hất hủi, hạ thấp danh dự và xua đuổi ra khỏi sinh hoạt xã hội bình thường.
Tại sao vậy?
Thưa chỉ vì họ là Thương Phế Binh của QLVNCH; những người bị VC kết án “có nợ máu với nhân dân”.
34 năm lạnh lùng trôi qua với bao nhiêu đau thương của cuộc đời, người TPB /VNCH và gia đình họ vẫn tiếp tục lẻ loi chịu đựng, mưu sinh thoát hiểm trong bao nỗi đắng cay, nghèo đói và tủi nhục. Thỉnh thoảng có một vài tổ chức từ thiện từ hải ngoại giúp đỡ xe lăn, tay chân giả, thuốc men và tiền bạc. Nhưng phần lớn những tặng phẩm này đã không lọt qua nổi con mắt cú vọ và hệ thống tham nhũng khủng khiếp và trắng trợn nhất lịch sử dân tộc, tức tập đoàn VC.
Những ai còn tấm lòng biết ơn các Thương Phế Binh, Cô nhi và Quả phụ VNCH, những người đã dâng hiến một phần thân thể mình cho Tổ Quốc và sự an ninh của đồng bào miền Nam và những người đã dâng hiến cha, chồng mình cho Tổ Quốc, hãy giúp đỡ cho những người xấu số này qua các hội yểm trợ TPB và CNQP/VNCH tại địa phương hoặc các văn phòng ở Hoa Kỳ.
Xin liên lạc các địa chỉ:
-Mr. Ngo The Linh,
20009 Stevens Creek Blvd,
CUPERTINO, CA 95014
Tel: (408)255-5110.
Fax: (408)255-5111
-Ms Hoang Minh Thuy VN Republic Disabled Veterans Support Organization PO Box 1585 HOUSTON,
TX 77251-1585
Tel: (713) 697-1882
-Ms Hoang Mong Thu, Tel: (510) 228-6230 (H) (510) 680-2845 (W)
-The Handicapped and Orphans Fund
- C/o: Dung Nguyen
P. O Box 524 San Gabriel,
CA 91776 USA
III- Vinh Danh Cô Nhi và Quả Phụ VNCH
Vì mỗi tác giả đưa ra một con số khác nhau, nên chúng tôi tính trung bình dân chúng miền Nam bị tử thương khoảng: 548.429 người và QĐVNCH: 233.808 chiến sĩ.
-548.429 thường dân bị chết oan trong cuộc chiến gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em. Mặc dù họ không trực tiếp cầm súng chống VC; nhưng đa số có tinh thần Quốc Gia. Tinh thần này được thể hiện qua sự kiện "nơi nào VC đến thì dân bỏ chạy vào vùng Quốc Gia".
-233.808 tử sĩ đã trực tiếp hay gián tiếp chiến đấu tại hậu phương và trên khắp các chiến trường của bốn Vùng Chiến thuật, phần lớn là chiến sĩ trong cơ cấu chính quyền VNCH và trong QLVNCH. Họ là những anh hùng đã chiến đấu bên cạnh cách chiến hữu của mình, cũng có khi bên cạnh người vợ thân yêu tại các tiền đồn hẻo lánh.
Trong số 233.808 chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc, chúng tôi tạm chia làm hai; một nửa còn độc thân và một nửa đã có gia đình. Như vậy có 116.804 Quả Phụ và nếu tính trung bình một gia đình chiến sĩ có 3 con thì sẽ có 116.804 x 3 = 350.412 Cô Nhi.
Trước cuộc chiến xâm lược miền Nam của Cộng sản Bắc Việt, các chiến sĩ VNCH đã ngày đêm chiến đấu tại khắp bốn Quân Khu và trên bốn Vùng Chiến Thuật để bảo vệ an ninh cho dân chúng và bảo toàn mảnh đất thân yêu miền Nam, một vùng đất trù phú, thanh bình và tiến bộ. Hàng trăm ngàn Dân, Quân, Cán, Chính của VNCH đã trực tiếp hay gián tiếp chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Sự ra đi về lòng đất mẹ của hàng trăm ngàn chiến sĩ đã để lại hàng trăm ngàn Cô Nhi và Quả Phụ; những người không trực tiếp chiến đấu, nhưng đã cống hiến những người chồng, người cha thân yêu nhất của mình cho Tổ Quốc.
Trong toàn cuộc chiến, những người vợ lính, vì lý do an ninh của đơn vị, phần lớn không được sống chung với chồng tại các tiền đồn hẻo lánh hay theo sát trong các cuộc hành quân diệt địch. Trừ một vài trường hợp vợ con của các chiến sĩ người dân tộc thiểu số thuộc Lực luợng Đặc biệt, Biên phòng. Vì cuộc sống du mục, họ không có đất đai hay không nhà cửa cố định; nên được phép theo chồng và sống trong các trại gia binh hay trong đồn bót.
Một số Sư đoàn chủ lực và Binh chủng cũng có trại gia binh tại hậu cứ. Tuy không cầm súng chiến đấu, nhưng vợ con lính sống trong các trại gia binh cũng có nhiều người chết vì đạn pháo kích của VC hay bị tàn sát trong các cuộc tấn công vào đồn và trại gia binh. Trong một vài trường hợp, tại các đồn bót, có những người vợ đã ráp đạn vào băng đạn hay khuân các két lựu đạn thay cho chồng, khi các anh đang phải cầm cự một sống một còn với định quân. Những hình ảnh hào hùng vợ chồng cùng chiến đấu mấy ai chụp được và mấy ai biết để vinh danh?
Chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp điển hình:
1-Vợ một nghĩa quân đã chiến đấu và cùng chết với chồng
Tại Đồn Giồng Riềng tỉnh Tiền Giang trong mấy vòng kẽm gai hoen rỉ và mười sáu quả lựu đạn cuối cùng, Nghĩa Quân Lê Văn Hùng và người vợ Phạm Thị Thàng đã cùng chiến đấu. Nghe anh phó đồn cụt chân kể lại: sau khi chồng bị tử thương, chị Thàng ẵm hai con nhỏ núp sau ụ đất với một thùng lựu đạn 16 quả. Cánh tay của người vợ lính vung lên, từng tiếng nổ ầm, át cả tiếng khóc trẻ thơ. Mười lăm quả lựu đạn vút đi, ngăn chân biển địch. Hết đạn, chị Thàng đã tự sát cùng hai con để đi theo chồng là Nghĩa Quân Lê Văn Hùng vào cõi vĩnh hằng, cô đơn, côi cút và âm thầm trong cuộc chiến. Người vợ lính đã từng nuôi con bằng gạo Quân Tiếp Vụ, hạnh phúc bình thường qua bữa cơm với cua đồng cá nội. Ảnh của chị đã được treo lên tại góc đường Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt ở Saigon một thuở nào giữa dòng người thờ ơ qua lại.
Người phụ nữ miền Nam với nụ cười đơn sơ chất phát, e ấp qua mảnh khăn rằn. Từ Bến Hải đến Cà Mau, bước chân của người vợ lính ẵm con đã đi theo chồng khắp bốn vùng chiến thuật. Không có những móng chân đỏ hồng, những người vợ lính đã sống chết cùng chồng trên tuyến lửa đạn. Ôi! Những cái chết hào hùng của các phụ nữ đã hiểu được nghĩa vụ của chồng, của dân miền Nam.
2-Người Vợ Lính và đứa con nhỏ giúp chồng tử thủ tuyến thép Ba Tơ
Tác giả Bắc Phong Sài Gòn kể:
Mùa Hè Quảng Ngãi 1972, Bắc quân muốn đánh gục Quảng Ngãi bằng mọi giá, muốn xé xác miền Trung ra làm hai bằng mọi giá... trong âm mưu nhuộm đỏ miền Nam. Chỉ trong vòng một tháng, quận Mộ Đức đã hy sinh hai sĩ quan quận trưởng, chi khu Quế Sơn thất thủ và lọt vào tay Bắc quân thuộc Sư Đoàn chính quy 711. Chi khu Ba Tơ là cái nút chặn chiến lược nằm sát biên giới Lào Việt sẽ là mục tiêu sinh tử cần phải nhổ của địch, và cần phải giữ bằng mọi giá của ta. Ba Tơ mất là Quảng Ngãi lâm nguy. Mất Quảng Ngải là miền Trung bị địch cắt làm hai, nhưng chúng ta sẽ bẻ gẫy ý đồ địch!
Chi khu Ba Tơ nằm giữa một vùng đồi núi chập chùng liếp liếp rừng xanh tiếp cận biên giới Lào Việt. Ba Tơ dân số khoảng 16 ngàn người với một căn cứ quân sự được Tiểu đoàn 69 Biệt Động Quân Biên Phòng và 2 đại đội Địa Phương Quân khoảng 160 người trấn giữ. Ba Tơ như một con mắt, một cái ống nhòm bám theo các hoạt động địch, dòm ngó chân địch. Bắc quân xẻ núi vượt sông vô tận Kampuchea được mà không bứng nỗi Ba Tơ để mở đường chiếm Quảng Ngãi, cắt miền Trung ra làm hai được là một nỗi bực tức của Hà Nội.
Cũng như đa số anh em Địa Phương Quân khác, anh Bẩy Địa Phương Quân, 4 năm lính, một con 9 tuổi, cu Thành; một vợ vừa cấn thai... sống với anh trong trại từ ngày cưới nhau.
Mùa hè năm nay, Ba Tơ bị cộng quân đe dọa nghiêm trọng hơn, anh Bẩy nghe Trung đội trưởng đi họp về, họp trung đội và anh biết tình hình vô cùng nguy hiểm trong những ngày tới, hay có thể cả trong đêm nay. Anh lo cho an nguy của vợ con, anh muốn chị Bẩy đem cu Thành về phố ở nhà ngoại chờ tình hình sáng sủa mẹ con hãy trở lại. Anh gọi vợ:
-Sáng mai có chuyến trực thăng tiếp tế và máy bay sẽ về lại Tiểu Khu, anh xin phép ông thẩm quyền cho mình và con theo máy bay về ở dưới ít hôm! Trên này bây giờ căng và nguy hiểm lắm!
-Không! Em và cu Thành ở lại với anh. Em mà về dưới đó, nghe Việt Cộng đánh đồn là em bỏ ngủ, bỏ ăn. Em đâu sợ chết! Em không về!
-Còn cu Thành! Con có muốn về ngoại ít hôm không?
-Không! Con ở lại với Ba!
Cạnh bìa rừng như có tiếng con chim giật mình hốt hoảng xé kẽ lá bay vụt vào đêm đen. Một loạt trái sáng và claymore tự động nổ vang, chiếu tỏa rực một góc rừng phía Tây Bắc. Đại liên, M16 và phóng lựu từ bên trong dập ra đơn vị địch như mưa. Nhiều bóng đem quỵ xuống và những bóng đen khác giạt ra hai bên và tiến quân ào ạt vào hàng rào phòng thủ. B40. AK và các loại pháo địch tác xạ tập trung vào ổ đại liên của anh Bẩy dọn đường cho toán đặc công cắt hàng rào kẽm gai mở đường tiếp cận kháng tuyến để tránh phi kích và pháo binh.
Cùng lúc, các tuyến phòng thủ bên Biệt Động Quân cũng bị tấn công đồng loạt, song dường như Bắc quân có kế hoạch áp lực nặng hơn bên tuyến Địa Phương Quân với hy vọng chọc thủng hàng rào mặt này. Các loại thượng liên và pháo địch cày tung tóe những mô bao cát trước mặt anh Bẩy. Anh Bẩy tay siết cò, vai đưa bá súng xoa qua lại, lưới lửa đan cheo chéo vào các toán địch quân đông như kiến. Khẩu đại liên của hạ sĩ Bình bên cạnh và khẩu của anh nổ không biết bao nhiêu thùng đạn anh không nhớ. Anh không quay lại, mắt chong về phía trước, miệng gọi chị Bẩy:
-Em chuyển gấp thêm mấy thùng đạn đến sắp sẳn cho anh! Nhanh lên! Cạy nắp kéo sẵn mấy giây đạn ra cho anh!
-Chỉ còn có 4 thùng anh ơi!
-Trời ơi! Tụi nó xã láng suốt đêm nay, 4 thùng sao đủ! Em theo giao thông hào vô hầm gọi Cu Thành phụ đem đạn ra cho anh, tiếp tế thêm vài thùng cho ổ bên phải của hạ sĩ Bình. Nhanh lên đi em!
Từ hôm đến giờ, khẩu đại liên của anh Bẩy bắn không ngừng nghỉ. Khi chị Bẩy trở ra với hai thùng đạn, cu Thành khệ nệ cong lưng mang theo ra một thùng.
Anh Bẩy bảo con:
-Con mang thùng đạn qua cho chú Bình! Nhiệm vụ của con là tiếp thêm đạn.
Đêm thứ hai, đêm thứ ba, địch trở lại tấn công nhưng cường độ nhẹ hơn, dường như hôm đầu địch tổn thất nặng. Qua ba đêm bị tấn công mà nặng nhất là đêm đầu, số thương vong của quân trú phòng không đáng kể, đạn dược lương thực căn cứ đã chuẩn bị cho gần một tháng bao vây mà không cần tiếp tế. Các binh sĩ bị thương được điều trị tại chỗ vì không thể tản thương về Tổng Y Viện Duy Tân hay Bệnh viện Quảng Ngãi.
Đêm thứ tư, đúng như dự đoán của Trung Tâm Hành Quân và chi khu Ba Tơ, địch tăng cường thêm một số không rõ về hỏa lực và quân số để dứt điểm Ba Tơ. Mới khoảng 6 giờ tối, các toán tiền sát đã báo cáo về các dấu hiệu chuyển quân đông đảo của địch.
Cũng như mọi hôm, đêm nay, chị Bẩy mang mền và áo giáp ra ngủ bên chồng. Chị ráp băng đạn vô cây M16, chị chuẩn bị đạn sẵn sàng cho cây M79, chị khui nắp mấy thùng đạn đại liên để sẵn cho chồng rồi chị lăn ra quấn mền ngủ dưới chân anh Bẩy. Lúc này chị mang bầu cũng gần hai tháng, cái bầu làm chị mỏi mệt, thêm ba đêm chiến đấu bên chồng, bị mất ngủ làm người chị như rã rời không mang nổi một thùng đạn, thế mà khi địch bắt đầu khai hỏa, những tràng thượng liên đầu tiên tua tủa những lằn lửa như điện xẹt cắm vào bao cát bên cạnh anh Bẩy cùng với tiếng pháo của địch trút vào căn cứ, chị bung mền chụp súng bắn tiếp chồng một cách tỉnh queo.
Gần đến 4 giờ sáng, súng các mặt nổ dữ hơn, pháo trên các đồi xung quanh rót đạn ào ạt hơn, kinh nghiệm chiến trường cho anh Bẩy biết là địch chuẩn bị biển người. Và quả như vậy, tiếng hô xung phong dậy vang rừng núi nghe rõ len lách trong tiếng đạn nổ như mưa, như pháo Tết.
Lúc này chị Bẩy không trở lại hầm mang đạn ra, chị dựa vách bao cát bên chồng bắn chính xác vào các mục tiêu đang tràn vào các mảng hàng rào bị cắt, chị bắn có lúc hàng loạt cả băng đạn, có lúc chị bắn từng ba hay bốn viên một.
Còn cu Thành?
Nhóc nhỏ đêm nay không núp trong hầm mà ra hẳn giao thông hào. Anh Bẩy gọi con:
-Đêm nay hao đạn quá trời!
Mấy khẩu đại liên mà hết đạn thì M72 có thánh cũng không thay nổi. Trong hầm còn nhiều đạn không con?
-Còn Ba! Con thấy còn một đống lận! Nãy giờ con mang đạn ra cho Ba và chú Bình mà Ba mê bắn Ba đâu có hay!…
Trên đây là hai trong số hàng trăm câu chuyện kể về vợ con lính VNCH cùng sống chết với chồng trên các chiến tuyến tiền đồn.
Những chiến công và sự hy sinh của những vợ con lính VNCH phải được ghi chép trong sử sách.
Các Cô Nhi và Quả Phụ VNCH phải được vinh danh và nhớ ơn suốt đời.
IV- Từ Thứ Qui Tào, bài học cho những ai đầu hàng và làm tay sai cho VC
Từ Thứ là họ tên của một nhân vật đời Tam quốc bên Tàu, làm Quân sư cho Lưu Bị trước khi Lưu Bị gặp Khổng Minh. Từ Thứ bị mắc kế của Trình Dục, đành vì chữ hiếu trở về đầu Tào Tháo, rồi giới thiệu Khổng Minh với Lưu Bị.
Từ Thứ, tự là Nguyên Trực, quê ở Dĩnh Châu, thuở nhỏ thích nghề cung kiếm, lớn lên ẩn tích lo học hành và trở nên rất tài giỏi, lấy tên giả là Đan Phúc, ra làm Quân sư cho Lưu Bị, lúc Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã. Đan Phúc bày kế cho Lưu Bị đánh tan đạo quân của Tào Nhơn ở Phàn Thành. Tào Tháo lo sợ, cho điều tra lý lịch của Đan Phúc, Trình Dục liền thưa rằng:
-Đan Phúc, tên thật là Từ Thứ, tự Nguyên Trực, tài học rất giỏi, mồ côi cha từ nhỏ, thờ mẹ chí hiếu. Nay mẹ hắn đang ở đây, sống với em của Từ Thứ là Từ Khang, nhưng vừa rồi, Từ Khang chết, bỏ lại bà lão một mình, không ai nuôi dưỡng. Vậy Thừa Tướng nên mời bà lão ấy đến hiểu dụ, rồi bảo viết thư gọi Từ Thứ về Hứa Đô, thế nào Từ Thứ cũng phải nghe theo.
Tào Tháo mừng rỡ làm y theo kế của Trình Dục. Tào Tháo nói với Từ mẫu, mẹ của Từ Thứ:
-Tôi nghe lệng lang Từ Nguyên Trực, một bậc kỳ tài trong thiên hạ, đang giúp cho tên nghịch thần Lưu Bị ở Tân Dã phản lại triều đình. Tôi muốn bà lão viết thơ gọi Nguyên Trực về đây để cùng nhau phò vua giúp nước. Tôi sẽ tâu với Thiên Tử phong chức cho Nguyên Trực.
Từ mẫu đáp:
-Từ lâu, ta đã nghe Lưu Bị là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu của vua Hiến Cảnh Hoàng Đế, nhún mình trọng kẻ sĩ, cung kính đãi người hiền, nổi tiếng nhơn đức. Con ta theo giúp Lưu Bị là thờ đúng chúa rồi. Còn như ông, tuy là tôi nhà Hán chớ kỳ thật là thằng giặc của nhà Hán, nay ông muốn bắt con ta bỏ sáng tìm tối hay sao?
Nói rồi, Từ mẫu chụp bình mực liệng Tào Tháo. Tào Tháo giận dữ, sai quân lôi bà lão đem chém. Trình Dục vội can rằng:
-Bà lão xúc phạm Thừa Tướng là bà lão có ý muốn chết đó. Nếu Thừa Tướng giết bà lão thì Thừa Tướng mang tiếng bất nghĩa, còn bà lão lại được tiếng tiết liệt. Bà lão bị giết rồi thì Từ Thứ càng thù hận Thừa Tướng, càng nỗ lực giúp Lưu Bị. Chi bằng cứ để bà lão sống ở đây, Từ Thứ thân ở một nơi, bụng ở một nẻo, có giúp Lưu Bị cũng không dám hết lòng. Vả tôi có một kế đánh lừa để gạt Từ Thứ về đây.
Tào Tháo nghe có lý, bỏ ý giết Từ mẫu, sai dọn một ngôi nhà khang trang và cho người ở nuôi dưỡng săn sóc Từ mẫu. Trình Dục tới lui thăm viếng, thường đem quà tới biếu. Mỗi lần như vậy thì Từ mẫu viết thiệp cảm ơn.
Nhờ vậy, Trình Dục học được nét chữ của Từ mẫu, rồi Trình Dục nháy theo nét bút của Từ mẫu, viết một bức thư giả là của Từ mẫu, gọi Từ Thứ trở về, sai người đem qua Tân Dã trao cho Từ Thứ.
Từ Thứ mở thư ra xem, thấy rõ là nét chữ của mẹ mình. Bức thơ đại khái như sau:
“Em con là Từ Khang đã mất. Mẹ nhìn trước trông sau, không còn ai thân thích, bơ vơ một mình một bóng. Đang khi sầu thảm, lại bị Tào Thừa Tướng lừa đến Hứa Xương, bắt tội con phản triều đình, đem mẹ giam vào ngục. May nhờ có Trình Dục sớm tối chăm sóc mới được an thân. Nay chỉ có cách là con về hàng thì mẹ mới khỏi chết. Con hãy nghĩ đến ơn dưỡng dục, bắt được thư nầy, phải về ngay để trọn niềm hiếu đạo, rồi mẹ con ta sẽ lui về thôn dã, sống với ruộng vườn cho yên thân. Hiện giờ, tánh mạng của mẹ như chỉ mành treo chuông, rất nóng lòng mong con về cứu mẹ.”
Từ Thứ đọc xong thư, hai hàng nước mắt tuôn sa nhớ mẹ, quyết đi tìm Lưu Bị kể hết sự tình và xin Lưu Bị cho quay trở về Tào để lo cho mẹ già, và cam kết với Lưu Bị rằng:
-Tôi, tài hèn trí mọn, được Lưu Sứ Quân trọng dụng, không ngờ giữa đường chia cách vì nạn mẹ già. Nay tôi về Tào, dù Tào Tháo có bức bách đến đâu, tôi quyết trọn đời không giúp một kế. Nay tôi nhớ lại, tại vùng nầy, cách thành Tương Dương chừng 20 dặm, có một ẩn sĩ họ Gia Cát, tên Lượng, tự là Khổng Minh, người ấy tài giỏi hơn tôi gấp bội, Sứ Quân nên đến cầu người ấy thì lo gì việc lớn không thành.
Từ Thứ gạt nước mắt từ giã Lưu Bị, giục ngựa ra đi. Từ Thứ trở về thăm mẹ, gặp mẹ thì sụp lạy dưới thềm.
Từ mẫu trông thấy mặt con thì giật mình kinh hãi nói:
-Sao con lại về đây?
Từ Thứ thưa rằng:
-Con đang ở Tân Dã giúp Lưu Huyền Đức, vì được thư mẹ gọi nên vội trở về đây.
Từ mẫu nổi giận mắng rằng:
-”Mày đi phiêu lưu giang hồ từ nhỏ đến lớn, ta tưởng mày học hành khá để lập công nghiệp, ngờ đâu mày lại ngu dốt hơn trước, mày học sách phải biết trung hiếu không thể vẹn toàn cả hai bề. Mày không biết Tào Tháo là thằng giặc khi quân sao? Lưu Huyền Đức nổi tiếng nhân nghĩa, lại là dòng dõi nhà Hán, mày thờ Huyền Đức là gặp chơn chúa, cớ sao lại tin vào một tờ giấy giả mạo, không chịu suy xét kỹ càng, bỏ chỗ sáng về chỗ tối, làm điếm nhục tổ tông. Mày thật là một đứa ngu phu, ta không còn mặt mũi nào trông thấy mày nữa."
Từ Thứ cúi rạp đầu xuống đất, không dám ngẩng mặt nhìn mẹ. Bà lão đứng dậy đi vào trong.
Qua một lúc lâu, Từ Thứ vẫn còn quì đó như pho tượng, bỗng phía sau có người la:
-Lão phu nhân đã treo cổ tự tử ở xà nhà.
Từ Thứ thất kinh, sợ hãi chạy vào cứu mẹ, gỡ dây đem xuống nhưng Từ mẫu đã chết rồi.
Từ Thứ tưởng đâu bỏ nghĩa để đặng hiếu, nào ngờ hiếu cũng mất. Từ Thứ trở thành người thất chí, lỡ một kiếp sanh.
------------ --------- ------
Tài liệu tham khảo:
- www.thegioinguoivie t.net/showthread .php?p=14733 - 6 timer siden
- www.freewebs. com/csvsqthuduc/ vodaiton/ nghivenguoivolin h.html
- www.canhthep. com/ ;
____________ _________ _________ _________ _
»NHÂN QUỐC HẬN 30.4.1975 – 30.4.2008 Xin Đừng Quên Cầu Nguyện Cho Hơn 5 Ngàn Nạn Nhân Bị Việt Cộng Tàn Sát Ở Huế Tết Mậu Thân năm 1968
--------------------------------------------------------------------------------
__._,_.___
BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG
Vinh danh Thương phế binh, Cô nhi và Quả phụ Việt Nam Cộng Hòa
34 năm đã qua đi; nhưng vết hằn của ngày 30.4.1975 vẫn còn in đậm trên thân thể các cựu thương phế binh và trong tâm hồn Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau 34 năm, cái chết bất đắc kỳ tử của Việt Nam Cộng Hòa vẫn không phôi pha trong lòng dân Việt tỵ nạn Cộng sản.
Có những người đặt câu hỏi là:
-Tại sao sau 34 năm vết hằn vẫn còn?
-Tại sao không quên quá khứ và về xây dựng quê hương?
Câu trả lời không có gì khó đối với người Quốc Gia chân chính.
-Sau hàng chục, hàng trăm năm, sự hy sinh tính mạng của ông, cha, chú bác, anh chị em…cho chính nghĩa Quốc Gia làm sao con cháu quên được? Chả lẽ quên chính nghĩa để phục vụ vô chính nghĩa?
-Sau 34 năm Chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn là mẫu mực xét đoán người dân yêu nước hay không yêu nước và đảng Cộng sản vẫn độc quyền cai trị đất nước bằng chính sách đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ, và những ai dám đòi lại quyền sở hữu đất đai và tài sản của mình, thì làm sao quên quá khứ được?
-Sau 34 năm Việt Cộng vẫn ngang nhiên cắt đất, đặc biệt khu vực Ải Nam Quan, Hoàng Sa và Trường Sa; vẫn cúi đầu nhượng biển cho Tầu Cộng … thì làm sao người Quốc Gia có thể tha thứ hành động “cõng rắn cắn gà nhà" của Việt Cộng được?
-VC mệnh danh đánh giặc Mỹ xâm lược mà Hoa Kỳ không chiếm một tấc đất nào của miền Nam. Ngược lại Tầu Cộng luôn được đề cao là nước anh em, lại xâm chiếm Việt Nam cả trên đất liền và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ mà VC lại cấm dân, học sinh và sinh viên biểu tình chống đối!
-VC hô hào đoàn kết dân tộc, nhưng Nghĩa trang Quân đội VNCH bị phá phách và coi thường, còn quân Tầu Cộng xâm chiếm đất đai của Việt Nam lại được VC chôn cất đàng hoàng, tôn thờ và làm bia đời đời nhớ ơn! (xin xem hình đính kèm)
-Toàn bộ Đế quốc Liên-sô và các nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ Cộng sản, một chế độ vô thần, tàn ác, phi nhân và bất nghĩa, để xây dựng đất nước theo chế độ tự do, dân chủ; mà Việt Cộng vẫn tiếp tục áp đặt cái chủ nghĩa quái gở lên dân tộc Việt Nam thì người Quốc Gia chân chính làm sao có thể trở về xây dựng quê hương?
-Nếu hùa theo chính sách chiêu hồi của Việt Cộng thì người Quốc Gia còn gì để tự hào về cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa của toàn dân miền Nam và nói được gì trước thế giới về nguyên nhân quá khứ tỵ nạn Cộng sản?
Thực tế chứng minh rằng VC nhuộm đỏ Việt Nam và cai trị đất nước càng lâu bao nhiêu thì chính nghĩa Quốc Gia càng sáng ngời bấy nhiêu.
-Người Quốc Gia chân chính không chống lại Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.
-Người Quốc Gia chân chính chỉ chống Chủ nghĩa Cộng sản, nay được nguỵ trang dưới danh xưng Xã hội Chủ nghĩa, và những ai còn tôn thờ chủ nghĩa man rợ và tàn ác này.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4.1975 - 30.4.2009, chúng tôi muốn viết đôi hàng để Vinh Danh các Thương Phế Binh, Cô Nhi và Quả Phụ của các Anh hùng Tử sĩ VNCH đã bỏ mình vì Chính nghĩa Quốc Gia.
I- Số lượng dân và quân bị chết trong chiến tranh Việt Nam
Cuộc chiến mà VC mệnh danh là giải phóng miền Nam là do Cộng sản Quốc tế Sô-viết và Tầu Cộng hậu thuẫn với mục tiêu nhuộm đỏ các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Cao Miên và Lào. Miền Nam là mục tiêu hàng đầu cần phải xâm chiếm bằng bất cứ giá nào. Chiến công oanh liệt đưa tới chiến thắng chiếm trọn miền Nam mà hàng năm VC vẫn ăn mừng là mâm cỗ hàng trăm ngàn xác chết con dân Việt của cả hai miền Nam-Bắc đã phơi thây trên chiến trường hay tại các thành phố và miền quê hẻo lánh.
Một lãnh tụ vang danh không chỉ đối với Ấn Độ mà toàn thế giới, Thánh Ghandi, đã tranh đấu dành lại độc lập cho đất nước không bằng vũ khí giết người, không bằng nướng hàng trăm ngàn xác dân, mà bằng phương pháp biểu tình bất bạo động. Sức mạnh của Thực dân Anh quốc trong thế kỷ 18-19 được coi là Đế quốc không có mặt trời lặn đã phải đầu hàng cao trào đòi độc lập của toàn dân Ấn Độ. Một cuộc tranh đấu không tốn máu đã vang danh lịch sử.
Cũng cuộc chiến dành độc lập, ông Hồ và đảng Cộng sản VN đã nướng hàng trăm ngàn dân trong lửa đạn chiến tranh chống Pháp, thanh toán hàng ngàn người thuộc các đảng phái Quốc Gia và dồn hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ vào chỗ chết trên khắp chiến trường miền Nam; sát hại hàng ngàn dân vô tội trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam. Có thể nói máu dân Việt đã nhuộm đỏ non sông nước Việt do súng đạn, dao găm và mã tấu của VC.
Để có cái nhìn thiết thực về số lượng Cô Nhi và Quả Phụ của Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta thử nhìn lại tổn thất trong toàn cuộc chiến xâm lăng miền Nam do Việt Cộng gây ra theo ghi chú của các tác giả ngoại quốc như sau:
-Edward Doyle trong tác phẩm "Kinh nghiệm Việt Nam" (The Vietnam Experience) ghi nhận số tử thương của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QĐVNCH) là 220.357 người; Việt Cộng và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN): 444.000. Dân hai miền Nam-Bắc chết: 587.000 người.
-Harry G. Summers trong tác phẩm "Niên giám Chiến tranh Việt Nam" (The Vietnam War Almanac) ghi nhận: QĐVNCH chết: 243.748 người; VC và MTGPMN: 666.000. Dân miền Bắc chết: 65.000 người; dân miền Nam: 300.000.
-Marc Leepson trong tác phẩm "Webster" Tân Tự điển Thế giới về Chiến tranh Việt Nam ghi QĐVNCH chết: 224.000; số tổn thất dân sự miền Nam 300.000 người, miền Bắc: 65.000.
Một số tác giả khác ghi nhận:
Số tử thương của QĐVNCH:
-Lewy, Ency. Americana: 220.357 -Kutler & Olson: 224.000 -Clodfelter, Grenville: 250.000 -Wallechinsky 254.257 -Britannica: 185.000 - 225.000.
Số tử thương của VC & MTGPMN:
-Ency. Americana: 444,000
-S&S: 500.000 -Olson: 660,000
-(COWP 1965-75]: 700,000;
-Wallechinsky: 700.000 – 1.000.000
-Britannica: 900.000 -Clodfelter: 1.000.000;
Số tử thương của dân miền Nam:
Theo ghi nhận của các tác giả:
-Gilbert: 50.000 người -Olson: 250.000 -Clodfelter 287.000 (247.600 chết vì chiến tranh + 38.954 bị ám sát bởi MTGPMN) -Kutler; Summers: 300.000 -Lewy, Olson trong Ủy ban của Thượng Nghị sĩ Edward Kennedy: 430.000 -Wallechinsky: 522.000 -Tucker, theo tin của Việt Nam (N&S, 1954-75): 2.000.000 -Giới truyền thông ước tính khoảng: 1.500.000 người chết, sai biệt 300.000 người.
Số tử thương của Dân miền Bắc: Theo các tác giả Kutler, Lewy, Olson, Summers, Wallechinsky có 65.000 người chết vì các cuộc bỏ bom miền Bắc do Không quân Mỹ gây ra.
II- Vinh danh Thương Phế Binh VNCH
Tính từ sau khi Sài Gòn bị VC chiếm đóng, theo Bộ Cựu Chiến Binh VNCH có khoảng 300.000 binh sĩ bị thương với mức độ tàn phế trên dưới 30%, và khoảng 3.000-4.000 người bị mù hoặc bị cụt tay, cụt chân với mức độ tàn phế 100%. Những người thương phế binh VNCH phải sống cơ cực, lang thang bên lề cuộc đời, rách nát và bơ vơ như một khách lạ trên quê hương mình. Họ bị VC hất hủi, hạ thấp danh dự và xua đuổi ra khỏi sinh hoạt xã hội bình thường.
Tại sao vậy?
Thưa chỉ vì họ là Thương Phế Binh của QLVNCH; những người bị VC kết án “có nợ máu với nhân dân”.
34 năm lạnh lùng trôi qua với bao nhiêu đau thương của cuộc đời, người TPB /VNCH và gia đình họ vẫn tiếp tục lẻ loi chịu đựng, mưu sinh thoát hiểm trong bao nỗi đắng cay, nghèo đói và tủi nhục. Thỉnh thoảng có một vài tổ chức từ thiện từ hải ngoại giúp đỡ xe lăn, tay chân giả, thuốc men và tiền bạc. Nhưng phần lớn những tặng phẩm này đã không lọt qua nổi con mắt cú vọ và hệ thống tham nhũng khủng khiếp và trắng trợn nhất lịch sử dân tộc, tức tập đoàn VC.
Những ai còn tấm lòng biết ơn các Thương Phế Binh, Cô nhi và Quả phụ VNCH, những người đã dâng hiến một phần thân thể mình cho Tổ Quốc và sự an ninh của đồng bào miền Nam và những người đã dâng hiến cha, chồng mình cho Tổ Quốc, hãy giúp đỡ cho những người xấu số này qua các hội yểm trợ TPB và CNQP/VNCH tại địa phương hoặc các văn phòng ở Hoa Kỳ.
Xin liên lạc các địa chỉ:
-Mr. Ngo The Linh,
20009 Stevens Creek Blvd,
CUPERTINO, CA 95014
Tel: (408)255-5110.
Fax: (408)255-5111
-Ms Hoang Minh Thuy VN Republic Disabled Veterans Support Organization PO Box 1585 HOUSTON,
TX 77251-1585
Tel: (713) 697-1882
-Ms Hoang Mong Thu, Tel: (510) 228-6230 (H) (510) 680-2845 (W)
-The Handicapped and Orphans Fund
- C/o: Dung Nguyen
P. O Box 524 San Gabriel,
CA 91776 USA
III- Vinh Danh Cô Nhi và Quả Phụ VNCH
Vì mỗi tác giả đưa ra một con số khác nhau, nên chúng tôi tính trung bình dân chúng miền Nam bị tử thương khoảng: 548.429 người và QĐVNCH: 233.808 chiến sĩ.
-548.429 thường dân bị chết oan trong cuộc chiến gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em. Mặc dù họ không trực tiếp cầm súng chống VC; nhưng đa số có tinh thần Quốc Gia. Tinh thần này được thể hiện qua sự kiện "nơi nào VC đến thì dân bỏ chạy vào vùng Quốc Gia".
-233.808 tử sĩ đã trực tiếp hay gián tiếp chiến đấu tại hậu phương và trên khắp các chiến trường của bốn Vùng Chiến thuật, phần lớn là chiến sĩ trong cơ cấu chính quyền VNCH và trong QLVNCH. Họ là những anh hùng đã chiến đấu bên cạnh cách chiến hữu của mình, cũng có khi bên cạnh người vợ thân yêu tại các tiền đồn hẻo lánh.
Trong số 233.808 chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc, chúng tôi tạm chia làm hai; một nửa còn độc thân và một nửa đã có gia đình. Như vậy có 116.804 Quả Phụ và nếu tính trung bình một gia đình chiến sĩ có 3 con thì sẽ có 116.804 x 3 = 350.412 Cô Nhi.
Trước cuộc chiến xâm lược miền Nam của Cộng sản Bắc Việt, các chiến sĩ VNCH đã ngày đêm chiến đấu tại khắp bốn Quân Khu và trên bốn Vùng Chiến Thuật để bảo vệ an ninh cho dân chúng và bảo toàn mảnh đất thân yêu miền Nam, một vùng đất trù phú, thanh bình và tiến bộ. Hàng trăm ngàn Dân, Quân, Cán, Chính của VNCH đã trực tiếp hay gián tiếp chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Sự ra đi về lòng đất mẹ của hàng trăm ngàn chiến sĩ đã để lại hàng trăm ngàn Cô Nhi và Quả Phụ; những người không trực tiếp chiến đấu, nhưng đã cống hiến những người chồng, người cha thân yêu nhất của mình cho Tổ Quốc.
Trong toàn cuộc chiến, những người vợ lính, vì lý do an ninh của đơn vị, phần lớn không được sống chung với chồng tại các tiền đồn hẻo lánh hay theo sát trong các cuộc hành quân diệt địch. Trừ một vài trường hợp vợ con của các chiến sĩ người dân tộc thiểu số thuộc Lực luợng Đặc biệt, Biên phòng. Vì cuộc sống du mục, họ không có đất đai hay không nhà cửa cố định; nên được phép theo chồng và sống trong các trại gia binh hay trong đồn bót.
Một số Sư đoàn chủ lực và Binh chủng cũng có trại gia binh tại hậu cứ. Tuy không cầm súng chiến đấu, nhưng vợ con lính sống trong các trại gia binh cũng có nhiều người chết vì đạn pháo kích của VC hay bị tàn sát trong các cuộc tấn công vào đồn và trại gia binh. Trong một vài trường hợp, tại các đồn bót, có những người vợ đã ráp đạn vào băng đạn hay khuân các két lựu đạn thay cho chồng, khi các anh đang phải cầm cự một sống một còn với định quân. Những hình ảnh hào hùng vợ chồng cùng chiến đấu mấy ai chụp được và mấy ai biết để vinh danh?
Chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp điển hình:
1-Vợ một nghĩa quân đã chiến đấu và cùng chết với chồng
Tại Đồn Giồng Riềng tỉnh Tiền Giang trong mấy vòng kẽm gai hoen rỉ và mười sáu quả lựu đạn cuối cùng, Nghĩa Quân Lê Văn Hùng và người vợ Phạm Thị Thàng đã cùng chiến đấu. Nghe anh phó đồn cụt chân kể lại: sau khi chồng bị tử thương, chị Thàng ẵm hai con nhỏ núp sau ụ đất với một thùng lựu đạn 16 quả. Cánh tay của người vợ lính vung lên, từng tiếng nổ ầm, át cả tiếng khóc trẻ thơ. Mười lăm quả lựu đạn vút đi, ngăn chân biển địch. Hết đạn, chị Thàng đã tự sát cùng hai con để đi theo chồng là Nghĩa Quân Lê Văn Hùng vào cõi vĩnh hằng, cô đơn, côi cút và âm thầm trong cuộc chiến. Người vợ lính đã từng nuôi con bằng gạo Quân Tiếp Vụ, hạnh phúc bình thường qua bữa cơm với cua đồng cá nội. Ảnh của chị đã được treo lên tại góc đường Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt ở Saigon một thuở nào giữa dòng người thờ ơ qua lại.
Người phụ nữ miền Nam với nụ cười đơn sơ chất phát, e ấp qua mảnh khăn rằn. Từ Bến Hải đến Cà Mau, bước chân của người vợ lính ẵm con đã đi theo chồng khắp bốn vùng chiến thuật. Không có những móng chân đỏ hồng, những người vợ lính đã sống chết cùng chồng trên tuyến lửa đạn. Ôi! Những cái chết hào hùng của các phụ nữ đã hiểu được nghĩa vụ của chồng, của dân miền Nam.
2-Người Vợ Lính và đứa con nhỏ giúp chồng tử thủ tuyến thép Ba Tơ
Tác giả Bắc Phong Sài Gòn kể:
Mùa Hè Quảng Ngãi 1972, Bắc quân muốn đánh gục Quảng Ngãi bằng mọi giá, muốn xé xác miền Trung ra làm hai bằng mọi giá... trong âm mưu nhuộm đỏ miền Nam. Chỉ trong vòng một tháng, quận Mộ Đức đã hy sinh hai sĩ quan quận trưởng, chi khu Quế Sơn thất thủ và lọt vào tay Bắc quân thuộc Sư Đoàn chính quy 711. Chi khu Ba Tơ là cái nút chặn chiến lược nằm sát biên giới Lào Việt sẽ là mục tiêu sinh tử cần phải nhổ của địch, và cần phải giữ bằng mọi giá của ta. Ba Tơ mất là Quảng Ngãi lâm nguy. Mất Quảng Ngải là miền Trung bị địch cắt làm hai, nhưng chúng ta sẽ bẻ gẫy ý đồ địch!
Chi khu Ba Tơ nằm giữa một vùng đồi núi chập chùng liếp liếp rừng xanh tiếp cận biên giới Lào Việt. Ba Tơ dân số khoảng 16 ngàn người với một căn cứ quân sự được Tiểu đoàn 69 Biệt Động Quân Biên Phòng và 2 đại đội Địa Phương Quân khoảng 160 người trấn giữ. Ba Tơ như một con mắt, một cái ống nhòm bám theo các hoạt động địch, dòm ngó chân địch. Bắc quân xẻ núi vượt sông vô tận Kampuchea được mà không bứng nỗi Ba Tơ để mở đường chiếm Quảng Ngãi, cắt miền Trung ra làm hai được là một nỗi bực tức của Hà Nội.
Cũng như đa số anh em Địa Phương Quân khác, anh Bẩy Địa Phương Quân, 4 năm lính, một con 9 tuổi, cu Thành; một vợ vừa cấn thai... sống với anh trong trại từ ngày cưới nhau.
Mùa hè năm nay, Ba Tơ bị cộng quân đe dọa nghiêm trọng hơn, anh Bẩy nghe Trung đội trưởng đi họp về, họp trung đội và anh biết tình hình vô cùng nguy hiểm trong những ngày tới, hay có thể cả trong đêm nay. Anh lo cho an nguy của vợ con, anh muốn chị Bẩy đem cu Thành về phố ở nhà ngoại chờ tình hình sáng sủa mẹ con hãy trở lại. Anh gọi vợ:
-Sáng mai có chuyến trực thăng tiếp tế và máy bay sẽ về lại Tiểu Khu, anh xin phép ông thẩm quyền cho mình và con theo máy bay về ở dưới ít hôm! Trên này bây giờ căng và nguy hiểm lắm!
-Không! Em và cu Thành ở lại với anh. Em mà về dưới đó, nghe Việt Cộng đánh đồn là em bỏ ngủ, bỏ ăn. Em đâu sợ chết! Em không về!
-Còn cu Thành! Con có muốn về ngoại ít hôm không?
-Không! Con ở lại với Ba!
Cạnh bìa rừng như có tiếng con chim giật mình hốt hoảng xé kẽ lá bay vụt vào đêm đen. Một loạt trái sáng và claymore tự động nổ vang, chiếu tỏa rực một góc rừng phía Tây Bắc. Đại liên, M16 và phóng lựu từ bên trong dập ra đơn vị địch như mưa. Nhiều bóng đem quỵ xuống và những bóng đen khác giạt ra hai bên và tiến quân ào ạt vào hàng rào phòng thủ. B40. AK và các loại pháo địch tác xạ tập trung vào ổ đại liên của anh Bẩy dọn đường cho toán đặc công cắt hàng rào kẽm gai mở đường tiếp cận kháng tuyến để tránh phi kích và pháo binh.
Cùng lúc, các tuyến phòng thủ bên Biệt Động Quân cũng bị tấn công đồng loạt, song dường như Bắc quân có kế hoạch áp lực nặng hơn bên tuyến Địa Phương Quân với hy vọng chọc thủng hàng rào mặt này. Các loại thượng liên và pháo địch cày tung tóe những mô bao cát trước mặt anh Bẩy. Anh Bẩy tay siết cò, vai đưa bá súng xoa qua lại, lưới lửa đan cheo chéo vào các toán địch quân đông như kiến. Khẩu đại liên của hạ sĩ Bình bên cạnh và khẩu của anh nổ không biết bao nhiêu thùng đạn anh không nhớ. Anh không quay lại, mắt chong về phía trước, miệng gọi chị Bẩy:
-Em chuyển gấp thêm mấy thùng đạn đến sắp sẳn cho anh! Nhanh lên! Cạy nắp kéo sẵn mấy giây đạn ra cho anh!
-Chỉ còn có 4 thùng anh ơi!
-Trời ơi! Tụi nó xã láng suốt đêm nay, 4 thùng sao đủ! Em theo giao thông hào vô hầm gọi Cu Thành phụ đem đạn ra cho anh, tiếp tế thêm vài thùng cho ổ bên phải của hạ sĩ Bình. Nhanh lên đi em!
Từ hôm đến giờ, khẩu đại liên của anh Bẩy bắn không ngừng nghỉ. Khi chị Bẩy trở ra với hai thùng đạn, cu Thành khệ nệ cong lưng mang theo ra một thùng.
Anh Bẩy bảo con:
-Con mang thùng đạn qua cho chú Bình! Nhiệm vụ của con là tiếp thêm đạn.
Đêm thứ hai, đêm thứ ba, địch trở lại tấn công nhưng cường độ nhẹ hơn, dường như hôm đầu địch tổn thất nặng. Qua ba đêm bị tấn công mà nặng nhất là đêm đầu, số thương vong của quân trú phòng không đáng kể, đạn dược lương thực căn cứ đã chuẩn bị cho gần một tháng bao vây mà không cần tiếp tế. Các binh sĩ bị thương được điều trị tại chỗ vì không thể tản thương về Tổng Y Viện Duy Tân hay Bệnh viện Quảng Ngãi.
Đêm thứ tư, đúng như dự đoán của Trung Tâm Hành Quân và chi khu Ba Tơ, địch tăng cường thêm một số không rõ về hỏa lực và quân số để dứt điểm Ba Tơ. Mới khoảng 6 giờ tối, các toán tiền sát đã báo cáo về các dấu hiệu chuyển quân đông đảo của địch.
Cũng như mọi hôm, đêm nay, chị Bẩy mang mền và áo giáp ra ngủ bên chồng. Chị ráp băng đạn vô cây M16, chị chuẩn bị đạn sẵn sàng cho cây M79, chị khui nắp mấy thùng đạn đại liên để sẵn cho chồng rồi chị lăn ra quấn mền ngủ dưới chân anh Bẩy. Lúc này chị mang bầu cũng gần hai tháng, cái bầu làm chị mỏi mệt, thêm ba đêm chiến đấu bên chồng, bị mất ngủ làm người chị như rã rời không mang nổi một thùng đạn, thế mà khi địch bắt đầu khai hỏa, những tràng thượng liên đầu tiên tua tủa những lằn lửa như điện xẹt cắm vào bao cát bên cạnh anh Bẩy cùng với tiếng pháo của địch trút vào căn cứ, chị bung mền chụp súng bắn tiếp chồng một cách tỉnh queo.
Gần đến 4 giờ sáng, súng các mặt nổ dữ hơn, pháo trên các đồi xung quanh rót đạn ào ạt hơn, kinh nghiệm chiến trường cho anh Bẩy biết là địch chuẩn bị biển người. Và quả như vậy, tiếng hô xung phong dậy vang rừng núi nghe rõ len lách trong tiếng đạn nổ như mưa, như pháo Tết.
Lúc này chị Bẩy không trở lại hầm mang đạn ra, chị dựa vách bao cát bên chồng bắn chính xác vào các mục tiêu đang tràn vào các mảng hàng rào bị cắt, chị bắn có lúc hàng loạt cả băng đạn, có lúc chị bắn từng ba hay bốn viên một.
Còn cu Thành?
Nhóc nhỏ đêm nay không núp trong hầm mà ra hẳn giao thông hào. Anh Bẩy gọi con:
-Đêm nay hao đạn quá trời!
Mấy khẩu đại liên mà hết đạn thì M72 có thánh cũng không thay nổi. Trong hầm còn nhiều đạn không con?
-Còn Ba! Con thấy còn một đống lận! Nãy giờ con mang đạn ra cho Ba và chú Bình mà Ba mê bắn Ba đâu có hay!…
Trên đây là hai trong số hàng trăm câu chuyện kể về vợ con lính VNCH cùng sống chết với chồng trên các chiến tuyến tiền đồn.
Những chiến công và sự hy sinh của những vợ con lính VNCH phải được ghi chép trong sử sách.
Các Cô Nhi và Quả Phụ VNCH phải được vinh danh và nhớ ơn suốt đời.
IV- Từ Thứ Qui Tào, bài học cho những ai đầu hàng và làm tay sai cho VC
Từ Thứ là họ tên của một nhân vật đời Tam quốc bên Tàu, làm Quân sư cho Lưu Bị trước khi Lưu Bị gặp Khổng Minh. Từ Thứ bị mắc kế của Trình Dục, đành vì chữ hiếu trở về đầu Tào Tháo, rồi giới thiệu Khổng Minh với Lưu Bị.
Từ Thứ, tự là Nguyên Trực, quê ở Dĩnh Châu, thuở nhỏ thích nghề cung kiếm, lớn lên ẩn tích lo học hành và trở nên rất tài giỏi, lấy tên giả là Đan Phúc, ra làm Quân sư cho Lưu Bị, lúc Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã. Đan Phúc bày kế cho Lưu Bị đánh tan đạo quân của Tào Nhơn ở Phàn Thành. Tào Tháo lo sợ, cho điều tra lý lịch của Đan Phúc, Trình Dục liền thưa rằng:
-Đan Phúc, tên thật là Từ Thứ, tự Nguyên Trực, tài học rất giỏi, mồ côi cha từ nhỏ, thờ mẹ chí hiếu. Nay mẹ hắn đang ở đây, sống với em của Từ Thứ là Từ Khang, nhưng vừa rồi, Từ Khang chết, bỏ lại bà lão một mình, không ai nuôi dưỡng. Vậy Thừa Tướng nên mời bà lão ấy đến hiểu dụ, rồi bảo viết thư gọi Từ Thứ về Hứa Đô, thế nào Từ Thứ cũng phải nghe theo.
Tào Tháo mừng rỡ làm y theo kế của Trình Dục. Tào Tháo nói với Từ mẫu, mẹ của Từ Thứ:
-Tôi nghe lệng lang Từ Nguyên Trực, một bậc kỳ tài trong thiên hạ, đang giúp cho tên nghịch thần Lưu Bị ở Tân Dã phản lại triều đình. Tôi muốn bà lão viết thơ gọi Nguyên Trực về đây để cùng nhau phò vua giúp nước. Tôi sẽ tâu với Thiên Tử phong chức cho Nguyên Trực.
Từ mẫu đáp:
-Từ lâu, ta đã nghe Lưu Bị là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu của vua Hiến Cảnh Hoàng Đế, nhún mình trọng kẻ sĩ, cung kính đãi người hiền, nổi tiếng nhơn đức. Con ta theo giúp Lưu Bị là thờ đúng chúa rồi. Còn như ông, tuy là tôi nhà Hán chớ kỳ thật là thằng giặc của nhà Hán, nay ông muốn bắt con ta bỏ sáng tìm tối hay sao?
Nói rồi, Từ mẫu chụp bình mực liệng Tào Tháo. Tào Tháo giận dữ, sai quân lôi bà lão đem chém. Trình Dục vội can rằng:
-Bà lão xúc phạm Thừa Tướng là bà lão có ý muốn chết đó. Nếu Thừa Tướng giết bà lão thì Thừa Tướng mang tiếng bất nghĩa, còn bà lão lại được tiếng tiết liệt. Bà lão bị giết rồi thì Từ Thứ càng thù hận Thừa Tướng, càng nỗ lực giúp Lưu Bị. Chi bằng cứ để bà lão sống ở đây, Từ Thứ thân ở một nơi, bụng ở một nẻo, có giúp Lưu Bị cũng không dám hết lòng. Vả tôi có một kế đánh lừa để gạt Từ Thứ về đây.
Tào Tháo nghe có lý, bỏ ý giết Từ mẫu, sai dọn một ngôi nhà khang trang và cho người ở nuôi dưỡng săn sóc Từ mẫu. Trình Dục tới lui thăm viếng, thường đem quà tới biếu. Mỗi lần như vậy thì Từ mẫu viết thiệp cảm ơn.
Nhờ vậy, Trình Dục học được nét chữ của Từ mẫu, rồi Trình Dục nháy theo nét bút của Từ mẫu, viết một bức thư giả là của Từ mẫu, gọi Từ Thứ trở về, sai người đem qua Tân Dã trao cho Từ Thứ.
Từ Thứ mở thư ra xem, thấy rõ là nét chữ của mẹ mình. Bức thơ đại khái như sau:
“Em con là Từ Khang đã mất. Mẹ nhìn trước trông sau, không còn ai thân thích, bơ vơ một mình một bóng. Đang khi sầu thảm, lại bị Tào Thừa Tướng lừa đến Hứa Xương, bắt tội con phản triều đình, đem mẹ giam vào ngục. May nhờ có Trình Dục sớm tối chăm sóc mới được an thân. Nay chỉ có cách là con về hàng thì mẹ mới khỏi chết. Con hãy nghĩ đến ơn dưỡng dục, bắt được thư nầy, phải về ngay để trọn niềm hiếu đạo, rồi mẹ con ta sẽ lui về thôn dã, sống với ruộng vườn cho yên thân. Hiện giờ, tánh mạng của mẹ như chỉ mành treo chuông, rất nóng lòng mong con về cứu mẹ.”
Từ Thứ đọc xong thư, hai hàng nước mắt tuôn sa nhớ mẹ, quyết đi tìm Lưu Bị kể hết sự tình và xin Lưu Bị cho quay trở về Tào để lo cho mẹ già, và cam kết với Lưu Bị rằng:
-Tôi, tài hèn trí mọn, được Lưu Sứ Quân trọng dụng, không ngờ giữa đường chia cách vì nạn mẹ già. Nay tôi về Tào, dù Tào Tháo có bức bách đến đâu, tôi quyết trọn đời không giúp một kế. Nay tôi nhớ lại, tại vùng nầy, cách thành Tương Dương chừng 20 dặm, có một ẩn sĩ họ Gia Cát, tên Lượng, tự là Khổng Minh, người ấy tài giỏi hơn tôi gấp bội, Sứ Quân nên đến cầu người ấy thì lo gì việc lớn không thành.
Từ Thứ gạt nước mắt từ giã Lưu Bị, giục ngựa ra đi. Từ Thứ trở về thăm mẹ, gặp mẹ thì sụp lạy dưới thềm.
Từ mẫu trông thấy mặt con thì giật mình kinh hãi nói:
-Sao con lại về đây?
Từ Thứ thưa rằng:
-Con đang ở Tân Dã giúp Lưu Huyền Đức, vì được thư mẹ gọi nên vội trở về đây.
Từ mẫu nổi giận mắng rằng:
-”Mày đi phiêu lưu giang hồ từ nhỏ đến lớn, ta tưởng mày học hành khá để lập công nghiệp, ngờ đâu mày lại ngu dốt hơn trước, mày học sách phải biết trung hiếu không thể vẹn toàn cả hai bề. Mày không biết Tào Tháo là thằng giặc khi quân sao? Lưu Huyền Đức nổi tiếng nhân nghĩa, lại là dòng dõi nhà Hán, mày thờ Huyền Đức là gặp chơn chúa, cớ sao lại tin vào một tờ giấy giả mạo, không chịu suy xét kỹ càng, bỏ chỗ sáng về chỗ tối, làm điếm nhục tổ tông. Mày thật là một đứa ngu phu, ta không còn mặt mũi nào trông thấy mày nữa."
Từ Thứ cúi rạp đầu xuống đất, không dám ngẩng mặt nhìn mẹ. Bà lão đứng dậy đi vào trong.
Qua một lúc lâu, Từ Thứ vẫn còn quì đó như pho tượng, bỗng phía sau có người la:
-Lão phu nhân đã treo cổ tự tử ở xà nhà.
Từ Thứ thất kinh, sợ hãi chạy vào cứu mẹ, gỡ dây đem xuống nhưng Từ mẫu đã chết rồi.
Từ Thứ tưởng đâu bỏ nghĩa để đặng hiếu, nào ngờ hiếu cũng mất. Từ Thứ trở thành người thất chí, lỡ một kiếp sanh.
------------ --------- ------
Tài liệu tham khảo:
- www.thegioinguoivie t.net/showthread .php?p=14733 - 6 timer siden
- www.freewebs. com/csvsqthuduc/ vodaiton/ nghivenguoivolin h.html
- www.canhthep. com/ ;
____________ _________ _________ _________ _
»NHÂN QUỐC HẬN 30.4.1975 – 30.4.2008 Xin Đừng Quên Cầu Nguyện Cho Hơn 5 Ngàn Nạn Nhân Bị Việt Cộng Tàn Sát Ở Huế Tết Mậu Thân năm 1968
--------------------------------------------------------------------------------
__._,_.___==================================================================
Của Uỷ Ban Phản Kháng Sự Hiện Diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn
Trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản
Trong phiên họp công tác của Uỷ Ban Phản Kháng Sự Hiện Diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn Trong Cộng Đồng Tị Nạn Cộng Sản ngày 25 tháng 3 năm 2010 lúc 7PM tại phòng Sinh Hoạt Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, các tham dự viên, sau khi nghe tường trình và trao đổi ý kiến đã đồng thanh chấp thuận bản Thông Báo sau:
Uỷ Ban Phản Kháng Sự Hiện Diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong Cộng Đồng Tị Nạn Cộng Sản hoan hỉ thông báo cùng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí và tất cả Quý Vị đã trực tiếp hay gián tiếp vận động, tranh đấu để HY Mẫn không xuất hiện trong Công Đồng Tị Nạn Cộng Sản, cách riêng tại Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót tại Long Beach ngày 11 tháng 4 năm 2010, tin vui sau dây:
Một Thông Báo của Ban Tổ Chức Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa tại Đại Học Long Beach, gồm có Radio Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, TV Ánh Sáng Tin Mừng, Hiệp Hội Thánh Luca Y Sĩ và Hội Tông Đồ Cầu Nguyện Magnificat, được đọc trong giờ phát thanh Radio Mẹ Hằng Cứu Giúp các ngày 22 và 23 tháng 3 năm 2010 và còn lưu lại trên Mạng Lưới Toàn Cầu cho thấy: HY. Phạm Minh Mẫn không còn là vị chủ tế Thánh Lễ Đại Trào (như đã đươc ghi trongThiệp mời) và được thay thế bởi GM, Solis A. Osca, GM phụ tá Tổng Giáo Phận Los Angeles và GM. Alexander đồng tế.
Thông báo này của Ban Tổ Chức Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa tại Đại Học Long Beach gián tiếp xác nhận sự hiện diện của HY Mẫn tại Đại Hội đã được huỷ bỏ.
Uỷ Ban xin chân thành ghi ơn tất cả quý Cơ Quan, Đoàn Thể, Nhân Sĩ và cá nhân đã cầu nguyện, tiếp xúc, vận động, lưu tâm theo dõi và nhất là các cơ quan Truyền Thông Báo Chí đã tận tình quảng bá cho công cuộc Phản Kháng này đạt được kết quả tốt đẹp, Sự vắng mặt của HY Mẫn trong Đại Hội Lòng Thương Xót Chúa tại Long Beach bảo đảm sự an bình cho Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản và trong các Cộng Đoàn Dân Chúa.
Làm tại Westminster ngày 25 tháng 3 năm 2010
TM Uỷ Ban Phản Kháng Sự Hiện Diện của Hồng Y Phạm Minh Mẫn Trong Cộng Đồng Ngườ Việt Tị Nạn Cộng Sản
Trần Trọng An Sơn.
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment