(TẠI XHCN VIỆT NAM)
Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47)
LTS. Tòa soạn Người Việt nhận được bài viết dưới đây từ văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez, xin được trình bày nguyên văn cùng quý độc giả. Hình và chú thích hình do tòa soạn thêm vào.
Chúng ta đang bước vào cuối Tháng Ba và cũng vừa đón chào một năm mới, mong sẽ có nhiều may mắn và thuận lợi đến với mọi người. Tháng Ba, cũng là tháng Vinh Danh Phụ Nữ để cộng đồng quốc tế chính thức công nhận những đóng góp của người phụ nữ trong mọi lãnh vực từ kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, dưới các chế độ độc tài như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, họ vẫn tiếp tục giam giữ các nhà dân chủ yêu nước. Trong số các nhà dân chủ tại Việt Nam là những người phụ nữ can đảm đang đối đầu với phong trào đấu tranh cho công lý.
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy hiện đang bị án 3 năm rưỡi tù
Khi chúng ta vinh danh những thành tựu của phụ nữ, chúng ta không quên nhìn về phía trước để nhận thức và tiếp tục tranh đấu cho các vấn đề mà phụ nữ vẫn phải đối đầu trong hiện tại. Ba vị nữ lưu đáng kính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật Sư Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thanh Nghiên đã bỏ quên đời sống cá nhân để dấn thân vào công cuộc tranh đấu cho nhân phẩm và nhân quyền của con người. Tiếng nói của họ đã phải đổi bằng những hy sinh về sự nghiệp, sức khỏe, và những đe dọa trong cuộc sống. Họ là những tấm gương soi sáng cho phong trào dân chủ và xứng đáng đề chúng ta hết lòng hỗ trợ.
Là nữ dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi là cải thiện đời sống, tranh đấu cho quyền bình đẳng và tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ. Một điều mang đến cho tôi nhiều cảm xúc là lá thư từ Ðại Lão Hòa Thượng, Thượng Tọa Thích Quảng Ðộ, gửi cho tôi nhân dịp chúng ta vinh danh những người phụ nữ trong đó có Luật Sư Lê Thị Công Nhân. Trong thư, Ðại Lão Hòa Thượng nhắc nhở và khích lệ tôi phải tiếp tục tranh đấu để mở một con đường cho hy vọng và nhân bản trong lúc chúng ta tôn vinh những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam.
Luật Sư Lê Thị Công Nhân hiện đang bị quản chế tại địa phương sau khi ở tù 3 năm.
Cũng nhân dịp Tháng Vinh Danh Phụ Nữ, tôi hân hạnh được cùng với Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đề cử Luật Sư Lê Thị Công Nhân cho Giải Thưởng Nhân Quyền Gwangju năm 2010, dựa vào lòng can đảm, quyết tâm, và chủ trương đối đầu bất bạo động đòi nhân quyền tại Việt Nam. Tôi sẽ tiếp tục cùng cộng đồng Việt Nam hải ngoại kêu gọi Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ buộc nhà cầm quyền Việt Nam chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nhân quyền, một điều kiện cần thiết trước khi bàn về quan hệ giao thương giữa hai quốc gia.
Theo Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị được Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua, biểu đạt ý kiến chống tham nhũng, chỉ trích chính sách của nhà nước và xin tổ chức làm một cuộc biểu tình ôn hòa đều là những quyền căn bản của công dân quốc tế. Không có một cá nhân nào có thể xét xử hoặc buộc tội người khác vì đã thực hiện quyền căn bản của con người. Những người phụ nữ tại Việt Nam đã, đang và vẫn luôn hy sinh quyền lợi của mình cho hai chữ yêu thương và tự do.
Cô Phạm Thanh Nghiên bị tù 4 năm vì viết bài bênh vực ngư dân Thanh Hóa
bị hải quân Trung Quốc bắn chết.
Tháng Ba đi, Tháng Tư sẽ về, và cộng đồng Việt Nam hải ngoại khắp nơi lại cùng nhau đoàn kết để tưởng niệm 35 năm ngày Sài Gòn sụp đổ. Sự kiện này đánh dấu một thời điểm đau thương đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Chúng ta không quên vinh danh các vị anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống bảo vệ nhân quyền. Ðồng bào Việt Nam phải bỏ lại sau lưng quê hương vì lý tưởng tự do dân chủ cho thế hệ sau. Tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục vinh danh những sự hy sinh của người đi trước bằng cách lên tiếng đòi tự do cho những vị nữ lưu như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật Sư Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thanh Nghiên. Tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục vinh danh những sự hy sinh của người đi trước bằng cách lên tiếng đòi tự do cho những vị nữ lưu như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật Sư Lê Thị Công Nhân và cô Phạm Thanh Nghiên
===========================================
======================================================
No comments:
Post a Comment