VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Friday, October 8, 2010

Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa,
người đó làm chủ Biển Đông

* Cuối cùng, Mỹ hùng dũng trở lại tái phối trí Biển Đông
Lý Kiến Trúc

Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí


Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình Ngư
Thủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng

Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản đó.” “...Năm 1974, sau khi Kissinger đã ký hiệp định Paris để rút quân, chính phủ Mỹ coi những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng không dính líu đến họ. Vào năm 1974, chính phủ Mỹ có thể đã nhìn trước thấy trước sau miền Nam sẽ bị cộng sản chiếm. Họ không thể vì bênh vực một quốc gia sắp rơi hoàn toàn vào tay một chính quyền cộng sản mà đi gây thêm rắc rối với Trung Quốc, một nước mà họ đang ve vãn để cùng hợp tác chống Nga Xô!”

“...Ai cũng phải tức giận trước thái độ làm ngơ vô tình của Hạm đội Thứ bẩy của Mỹ khi không cho tầu đi cứu vớt các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam . Không biết họ có lý do kỹ thuật nào để từ chối hay không; nhưng thái độ đó không thể nào tha thứ được.” (1)

Nhưng cuối cùng, không thể làm ngơ được mãi, Ngoại Trưởng Hillary Clinton qua câu tuyên bố lịch sử tại ARF-Hà Nội, Mỹ đã hùng dũng trở lại Biển Đông với tư thế của một cường quốc Thái Bình Dương.

30 năm trước, Quốc Hội Mỹ quá chán nản chiến tranh Việt Nam , lạnh lùng bỏ rơi Đông Dương và Biển Đông. 30 năm sau, Mỹ trở lại vùng đất vùng biển vùng trời đầy kỷ niệm, bức tranh vân cẩu năm xưa liên tục qua tay chủ này sang chủ khác.

Một cách nhìn khác, cơn bệnh khao khát tài nguyên thô của các quốc gia công nghiệp nhất là về dầu khí ngoài khơi đã thi nhau lục lọi đại dương. Biển Đông không thoát khỏi bàn tay của Trung Cộng.

Dù khó có thể dựa trên nguồn thông tin nào về những gì còn đang tiềm ẩn dưới đáy Biển Đông như trữ lượng dầu, khí đốt, khoáng sản đáy biển, hay nguồn cá, hải sản khổng lồ, nhưng quan trọng hơn cả vào thời điểm này là móng vuốt của Trung Cộng đếv nền an ninh khu vục, bao trùm con đường lưu thông vận chuyển hàng hóa từ Ðông Bắc Á xuống Nam Á xuyên qua Biển Đông vòng qua Malacca Ấn Độ Dương thông đến Âu Châu và Trung Đông.

Con đường này Đô Đốc Robert Willard nhận định: “Thương mại của Mỹ tại khu vực này lên tới 1,300 tỷ đôla/năm.” Dưới góc độ phát triển thương mại kinh tế và hiện đại hóa xứ sở, Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tiền đồn canh gác và kiểm soát con đường vận chuyển 80% hàng hóa đổ vào Trung Cộng, nước đông dân nhất thế giới, thứ nhì là Indonesia trong vùng Ðông Nam Á.
Nhiều lãnh đạo đã nhìn thấy vấn đề Biển Đông từ thế kỷ trước. Thời chiến tranh Việt Nam có câu ngạn ngữ: “Ai chiếm được Tây Nguyên, người đó sẽ làm chủ Đông Dương.” Theo tôi, đối với Biển Đông: “Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó sẽ làm chủ Biển Đông.”

Cố TT Nguyễn Văn Thiệu chính là người mất ăn mất ngủ bao nhiêu ngày đêm khi buộc phải từ bỏ “kế hoạch tái chiếm” Hoàng Sa do Đại Tướng Cao Văn Viên thúc đẩy, (sẽ đề cập đến phần sau). Với đầu óc của một nhà quân sự, hẳn ông đã nhìn xa trông rộng rồi đây các nước Brunei, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Trung Cộng và Ðài Loan giành nhau chủ quyền đảo, đá, giành nhau dầu hỏa, giành nhau đặc quyền kinh tế, nổi cộm nhất là ở biển, quần đảo Trường Sa, nên ông phải “nghe lời” bỏ kế hoạch “tái chiếm.”

Các vụ tranh chấp có lúc ngấm ngầm, có lúc công khai vũ lực. Ngoài Brunei là nước duy nhất không có sự hiện diện quân sự trên các hòn đảo, còn lại Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Philippines đều có binh lính đóng quân trên những hòn đảo mà các nước này đều tung ra nguồn gốc lịch sử, đồ bản, thậm chí duy trì quân đội liên tục, biện minh cho chủ quyền của mình.

Nói gì thì nói, với vô số bằng chứng lịch sử và nguồn gốc người Việt hiện diện trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, ngay cả Bạch Long Vỹ, đảo Nga Sơn Thanh Hóa với sự tích Dưa Hấu An Tiêm truyền tụng trong dân gian bị Vua Hùng Vương đời thứ 18 đầy ra đảo hoang, không thể nào chối cãi được dấu vết của người Việt cổ tồn tại trên đó. (2)

Nối liền Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Việt với bãi Bắc Luân, đảo Bạch Long Vỹ vẫn còn được nhắc tới những nhức nhối sâu kín bên trong.

Tháng 11 năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton cùng với phu nhân Hillary đến Việt Nam ăn phở Bắc ở Saigon, ăn tiệc với Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu ở Hà Nội, Bill là tay chơi kèn saxo có hạng, khen saxophonist Trần Mạnh Tuấn thổi tuyệt diệu, Bill cao hứng ngâm Kiều. Kiều rằng:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.”

Ý của Bill như thế nào thì tùy người mà ngẫm.
Đùng một cái, ngày 19 tháng 11 năm 2003, đúng 30 năm sau Hiệp Ðịnh 1973 Paris, chiến hạm USS Vandergrift trang bị đến tận răng trọng pháo tà tà “Sam đến thăm em một chiều mơ Saigon.” Ai mời chú Sam đến với chiến hạm? Ðảng CSVN mời!
Thời đó là thời của TBT Lê Khả Phiêu, (cựu TBT Ðỗ Mười cố vấn), Thủ Tướng Phan Văn Khải, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm, sau là Nguyễn Duy Niên.

Đùng một cái, ngày 14 tháng 11 năm 2007, lần đầu tiên sau chiến tranh VN, hai chiến hạm USS Patriot và USS Guardian từ Thái Bình Dương tiến vào Vịnh Bắc Bộ, neo đậu tại cảng Hải Phòng thăm mấy em Bắc kỳ nho nhỏ. Sau những cái ôm hôn thắm thiết, Đảng CSVN (đánh cho Mỹ cút) đã hân hoan mời chiến hạm Hoa Kỳ trở lại Việt Nam . Đường chiến hạm từ Nam Bắc tiến! (Miền Nam luôn luôn đi trước về sau!)

Suốt từ 2003 đến nay, nối đuôi theo chiến hạm Vandergrift, Patriot và Guardian, hàng hàng lớp lớp chiến hạm đồng minh như Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Ấn Ðộ, Pháp, Anh lũ lượt ra vào biển Ðông như đi chợ để Quốc Tế Hóa Biển Đông. (Thay vì như ngày xưa đưa mấy trăm ngàn bộ quân chiến đấu vì lý tưởng tự do vào chiến trường Việt Nam , đông nhất là thời Tướng Westmoreland, cuộc chiến vì lý tưởng tự do thay mầu da trên xác chết chuyển dần sang giai đoạn Việt Nam Hóa chiến tranh để rồi tàn lụi.)

Không có một cơ sở nào biện chứng cho việc tại sao học thuyết Quốc Tế Hóa Biển Đông lại do Bộ Chính Trị Việt Nam đề xuất đưa ra vào thời điểm này, nó lại được Ngoại Trưởng Hillary hoan nghênh nhiệt liệt, dù biện pháp song phương và đa phương đã được Việt Nam và Trung Cộng sử dụng như một kỹ thuật hội đàm trong các cuộc mật đàm. Chính sách ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ đã gặp nhau từ lúc nào? Tôi cho rằng rõ nét từ thời Phan Văn Khải gặp George W. Bush năm 2005.

Thế nhưng viễn ảnh của học thuyết Quốc Tế Hóa có chủ tâm mang lại hòa bình cho khu vực hay không (trên lý thuyết); Thứ trưởng Quốc Phòng VN Nguyễn Chí Vịnh khẳng định chủ trương 3 không (3), tung ra màn khói chính trị, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Xếp của Nguyễn Chí Vịnh là Ðại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng có vẻ nhũn nhặn hơn: “Giữ nguyên hiện trạng để không làm phức tạp thêm tình hình.”
Thật sự, tình hình không phải bây giờ mới phức tạp, Đông Dương và Biển Đông đã phức tạp nhiều phen, nhất là sau Hiệp Định Paris và Hiệp Ước Thượng Hải.

Liệu Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh có khả năng ngăn chận được sự bùng nổ bất thường một khi các đàn anh chưa gặp nhau trên bàn cờ quốc tế Biển Đông. Liệu Mỹ-Tầu có gây chiến nhau không. Họ diễu võ dương oai, tập trận lớn chuẩn bị cho cuộc hành quân trên chiến trường biển cả đã quá quen thuộc, tới một lúc nào đó họ có thể “choảng” nhau để đòi được cái gì đó ở Biển Đông thì “lợi ích quốc gia” Việt Nam ta sẽ ra sao? Vai trò chính trị của chủ tịch ASEAN luân phiên năm nay sẽ thử thách rất lớn về nhân sự lãnh đạo trong kỳ đại hội đảng sắp tới.

Từ hai cảng mốc Saigon và Hải Phòng, chiến hạm Hoa Kỳ đã đặt những cột mốc quan trọng cho chiến dịch “Hùng dũng trở lại Biển Đông,” (tất nhiên với sự đồng tình của Việt Nam). Việt Nam đã quay ngược chiều kim đồng hồ với đồng chí Chủ Nghĩa Xã Hội khiến Trung Cộng nổi giận phát động rầm rộ về cái gọi là “sự bội phản của Việt Nam,” y như sau 1975, Việt Nam đã quay phắt lại với Trung Cộng để ký hiệp ước an ninh với Liên Xô.
Cốt lõi của “sự bội phản của Việt Nam ” không phải là sự phản bội. Sau khi Đỗ Mười (1993) và Lê Khả Phiêu (1997) thân hành qua Tầu ký với Trung Cộng Hiệp Ước Biên Giới Trên Bộ ngày 30 tháng 12 năm 1999 và Hiệp Ước Phân Định Vùng Đánh Cá Vịnh Bắc Việt ngày 25 tháng 12 năm 2000, Việt Nam đã hớ nhiều quá rồi. Bừng con mắt dậy thấy còn một con. Bút chưa ráo mực lịch sử, muộn còn hơn không, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đả ngược lịch sử mở đường khai thông cho chiến hạm Mỹ hùng dũng trở lại tái phối trí Biển Đông dưới chiêu bài Quốc Tế Hóa.
Đứng về góc độ quốc phòng chính trị của nước ta, khi đặt bút ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Bộ (dù biết đã mất một số điểm cao), quân ta tự an ủi “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,” nhưng đau khổ cho nước nhỏ đối với nước lớn bên cạnh, “Tiệt Nhiên Định Phận tại Bắc Kinh”! Hiệp ước biên giới này có thể là hệ quả của hai cuộc chiến đẫm máu 1979 và 1988, nguyên nhân xa và gần để Đặng Tiểu Bình lớn tiếng “dạy cho Việt Nam một bài học,” nhưng nó chưa hẳn là sự xung đột về đất đai, nguồn gốc chủng tộc hay nguồn gốc lãnh thổ, mà hay chăng còn bàng bạc xung đột về quan hệ chiến lược quốc tế.
Học thuyết quan hệ quốc tế thời cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn ngả sang Liên Xô và Đông Âu nhiều hơn từ thời chiến tranh Việt Nam , dù Trung Cộng có viện trợ dồi dào cho cuộc chiến, quan hệ Việt-Trung vẫn ngấm ngầm va chạm, nhất là ở các vị trí quân sự chiến thuật chiến lược dọc theo biên giới Việt-Trung. Lê Duẩn từng nổi tiếng trong Bộ Chính Trị là nhân vật chống Tầu hăng nhất. Chính Lê Duẩn là người nổ ra phát súng chiến dịch Hồ Chí Minh trong lúc Trung Cộng bảo khoan từ từ cứ giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 17.

Hiệp Ước Phân Định Vùng Đánh Cá Vịnh Bắc Việt tháng 12 năm 2000 thực chất là hiệp ước khoanh vùng Vịnh Bắc Việt để lập “Vành Đai Xanh” phòng thủ cho đảo Hải Nam mà Trung Cộng đang bí mật xây dựng căn cứ hải quân Tam Á, nơi ẩn náu của hạm đội tầu ngầm nguyên tử không chế Biển Đông. Tự hào về lực luợng hải quân, Trung Cộng từng rêu rao anh nào muốn vào hải giới này thì phải “xin phép” tôi!

Thế cho nên mới có chuyện Impeccable!

“Sự bội phản” của Việt Nam càng gặp phải cay đắng hơn nữa khi công luận nhân dân Việt Nam trong ngoài phẫn nộ lên án Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu cúi đầu bán đất, bán nước cho Tầu với một giá rẻ mạt. (Noi gương Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, lãnh đạo các cấp trong bộ máy chính quyền hiện nay thi nhau cho Trung Cộng “đấu thầu” tài nguyên Việt Nam với giá rẻ như bèo và kéo dài tới 50 năm. Tin báo chí Việt Nam trong nước cho biết hiện nay Trung Cộng đã có 743 dự án đầu tư tại 53 trên 63 tỉnh thành Việt Nam . Bao nhiêu phần trăm huê hồng cho các cuộc đấu thầu giả dạng này? Vậy mà cai thầu quân Ngô và quân Tham vẫn chưa hài lòng.)

Cấu trúc an ninh biển Ðông lật sang một trang mới TT Barack Obama đã chán ngấy cái cảnh làm người hùng thời hậu chiến Iraq, Afganistan, Isarel, Pakistan; thực tế, ông đang nỗ lực giải kết cuộc chiến Trung Đông để chứng minh rằng ông là người của giải Nobel Hòa Bình 2009, dù Hoa Kỳ đang trải cơn suy trầm kinh tế, ông vẫn vận dụng công lực của Hoa Kỳ để trở lại Thái Bình Dương. Hạm đội nguyên tử hùng hậu của Hoa Kỳ hành quân ở Bắc Á, kéo xuống Nam Á, vẫy vùng Thái Bình Dương, đóng đô ở Biển Đông. Obama, người hùng thời chiến đang đối diện với đối thủ Hồ Cẩm Đào.

Phác họa ra chiến tranh không thể không nhắc lại chuyện máu đổ ngày xưa; sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận thủy chiến lịch sử giữa Hải Quân VNCH và Trung Cộng diễn ra vỏn vẹn có 30 phút, bất phân thắng bại, nhưng cố TT Nguyễn Văn Thiệu trước khi lưu vong đã để lại cho hậu thế một “bàn cờ quyền lợi Biển Đông,” động lực của bàn cờ này là quần đảo Hoàng Sa (4). Hoàng Sa ví như “cái bánh ngọt pha đường cát vàng,” xơi cái bánh ngọt thì dễ, chứ nuốt cái bánh đá san hô thì như cái gân gà. Diện mạo của Biển Đông thay đổi lớn từ máu chiến sĩ VNCH thấm đỏ Hoàng Sa, lại càng biến đổi nữa khi máu của bộ đội hải quân CHXHCNVN loang trên bãi biển đảo Gạcma Ngày 14 tháng 3, 1988.

Bước chuyển biến mới trong chính sách ngoại giao về an ninh, kinh tế, chính trị của Mỹ đối với Đông Nam Á xuyên qua các động thái hải quân bắt đầu từ các cuộc hành quân Biển Đông, có thể nói, Mỹ trở lại Ðông Nam Á từ Biển Đông. Chính sách này có phải là nhân quả hữu thường vì cái chuyện “Mỹ không thể cứu vớt các chiến sĩ hải quân Việt Nam .” Bản chất người Mỹ đâu có bạc bẽo như vậy. Vậy thì, Mỹ tính gì ở Biển Đông?
Thời gian có xóa nhòa đi mối hận mang xuống tuyền đài chưa tan, nhưng nay dường như ai cũng ít nhiều “mát gan mát ruột.” Hôm 24 tháng 9 năm 2008, Đại Sứ CSVN Lê Công Phụng khẳng định: “Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam ” (5). Hôm 8 tháng 8 năm 2010, hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington neo đậu đúng vào cái chỗ mà cách đây 36 năm, 58 chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh bảo vệ biển đảo quê hương (6). Việt Nam cho xây chùa ở Trường Sa cúng oan hồn bộ đội hải quân hy sinh năm 1978.

Riêng tặng HKMH George Washington câu tục ngữ Việt:

“Thức đêm mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết người nào có nhân!”

“Tài liệu Quốc Phòng Hoa Kỳ cho thấy, tổng cộng lực lượng của ba Hạm Đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải của HQTQ, chỉ bằng một Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích (Carrier Strike Group) của HQHK - và HQHK có ba Hải Đoàn Hạm Đội Xung Kích ở Tây Thái Bình Dương. HQHK cho biết họ không lo ngại khả năng vũ khí của HQTQ trên mặt nước, như chiến đỉnh, hàng không mẫu hạm, pháo hạm, không lực hải quân. ... Hoa Kỳ quan tâm về những vũ khí Trung Quốc đang thử nghiệm và áp dụng dưới mặt nước, như mìn dưới nước, thủy lôi, và tàu ngầm.” (7)

Để cho toàn cảnh bàn cờ Biển Đông sáng sủa hơn, cấu trúc anh ninh và quyền lợi của các phe ở Biển Đông biến chuyển theo thời gian và sự kiện thời sự như sau:

- Tháng 4 năm 1956, Pháp chính thức trao trả Hoàng Sa cho VNCH (Chính phủ Ngô Ðình Diệm) nhưng không thấy nói gì đến quần đảo Trường Sa giao cho ai! (6).

- Mậu Thân 1968, thừa cơ chiến sự Việt Nam đang dồn dập, không có chính phủ nào

dòm ngó đến hải đảo, Trung Cộng xua hải quân chiếm thêm một số đảo lớn có vị trí quan trọng thuộc quần đảo Trường Sa. (8)
- Ngày 19 tháng 1, 1974, Hải Quân VNCH khai hỏa đánh phủ đầu chiến hạm Trung Cộng sản, khiêu khích căng thẳng tại vùng biển Hoàng Sa, VN bắn chìm hai chiến hạm Trung Cộng trong đó là một soái hạm chỉ huy bởi Đề đốc Trung Cộng; nhưng cũng từ trận thủy chiến này, quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn lọt vào tay Trung Cộng. Trận Hoàng Sa mở màn cho các trận thủy chiến khác giữa Hải Quân CSVN và Trung Cộng còn nằm trong vòng bí mật.
- Năm 1978, Hải Quân Trung Cộng khai chiến với Hải Quân CSVN. VN chìm một chiến hạm, hy sinh 64 thủy thủ. Trung Cộng chiếm 51 đảo, chiếm giữ 6 đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, theo thống kê, Việt Nam lần lượt cũng chiếm 51 đảo. (9)

- Năm 1989, tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) bắt đầu vào hoạt động tại bồn trũng Nam Côn Sơn thuộc hải phận và thềm lục địa Việt Nam .

- Tháng 6 năm 2007, tập đoàn BP cuốn gói ra khỏi Côn Sơn do áp lực của Trung Cộng. Thục hư chuyện này chưa rõ.

- Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp Ước Biên Giới Trên Bộ giữa Việt Nam và Trung Cộng ký kết. Thứ Trưởng Ngoại Giao Vũ Dũng ra tận biên giới ăn mừng.

- Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Hiệp Ước Phân Ðịnh Vùng Ðánh Cá Vịnh Bắc Việt Việt Nam và Trung Cộng ký kết. Trung Cộng ăn mừng to.

- Năm 2008, Trung Cộng tiếp tục gây áp lực với Exxon Mobil yêu cầu không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.

- Ngày 12 tháng 9, 2008, tại Hà Nội, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ John Negroponte họp báo phản đối vụ BP và Exxon Mobil.

- Ngày 24 tháng 9 năm 2008, trong cuộc phỏng vấn dài 1 tiếng 10 phút giữa nhà báo Lý Kiến Trúc và Đại Sứ Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn về ba chủ đề: Hiệp Ước Biên Giới Trên Bộ Việt-Trung; Hiệp Ước Phân Định Vùng Đánh Cá ở Vịnh Bắc Việt và Vấn đề Biển Đông. Một trong những kết luận quan trọng trong cuộc phỏng vấn này là đưa Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và tòa án quốc tế. Hoàng Sa đời này chưa đòi được đời sau tiếp tục đòi. (10)

- Ngày 10 tháng 10, 2008, biến cố BP và ExxonMobill không hoàn toàn chỉ là lý do kinh tế, nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc phỏng vấn với Đại Sứ Michael Michalak tại Quận Cam hôm 10 tháng 10, 2008, Đại Sứ Michalak nói rõ: “Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất

kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và cần được thừa nhận quốc tế về tự do giao thương.”

- Ngày 8 tháng 3 năm 2009, Hải dương hạm thám thính USNS Impeccable (T-AGOS 23) tiến vào hải giới biển Hoàng Sa và biển Bắc Bộ phía Nam Đảo Hải Nam khoảng 110km thăm dò các luồng nước bí mật dưới đáy biển.

- Ngày 7 tháng 1, 2010, ĐS Trung Quốc tại VN - Tôn Quốc Tường tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội: “Quan hệ Việt Trung có ba vấn đề lịch sử để lại, phân định biên giới trên đất liền, phân định vịnh Bắc Bộ và giải quyết vấn đề biên giới trên biển, hai bên đã cố gắng giải quyết hai vấn đề trước, chỉ còn lại vấn đề Nam Hải.” Nam Hải là từ của phía Trung Quốc gọi Biển Đông của Việt Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Cách giải quyết, theo đại sứ Trung Quốc, mọi chuyện ra sao cứ để như vậy. “Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở quan hệ hai nước, điều cần phải làm là nên gác lại vấn đề. Đây là cách làm phù hợp nhất.” (11)

- Thứ Sáu 9 tháng 4, 2010, TT Nguyễn Tấn Dũng họp song phương với TT Philippines Gloria Macapagal-Arroyo thống nhất cùng nhau tìm kiếm giải pháp “hai bên cùng có lợi” (win-win solution).

- Thứ Bẩy 17 tháng 7, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF) diễn ra tại Hà Nội tuyên bố thẳng tuồn tuột quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông: “Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi, ra vào vùng biển chung của Châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.”

- Chủ Nhật 8 tháng 8, 2010, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào lãnh hải Đà Nẵng cách 200 hải lý tức là khoảng 320km (chưa rõ kinh độ + vĩ độ, nhưng kể như sát nách Hoàng Sa, là nơi
diễn ra trận thủy chiến giữa VNCH và Trung Cộng sáng ngày 19 tháng 1, 1974) mà không cần phải “xin phép” ai, Trung Cộng tảng lờ đi chuyện phải “xin phép,” lờ đi cả chuyện lưỡi bò lưỡi U đã có lúc tuyên bố hung hăng.

- Thứ Tư 11 tháng 8, 2010, khu trục hạm John McCain tiến vào cảng Tiên Sa Ðà Nẵng “biểu diễn tình đồng minh thắm thiết” với quân dân Ðà Nẵng.

Để minh họa diễn tiến của thời sự chính trị, cập nhật theo thời gian các lời tuyên bố của Hoa Kỳ, Trung Hoa, Việt Nam như sau:

- Ngày 10 tháng 10, 2008, tại Orange County nam California, nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak:

Hỏi: Vào ngày 12 tháng 9, năm 2008 tại Hà Nội, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Negroponte họp báo cho biết giờ đây các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hãng Exxon Mobil chẳng hạn, có quyền khai thác các nguồn lực tự nhiên trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam. Nhưng chính quyền Trung Hoa chống lại. Ngài có ý kiến gì về việc Trung Quốc họ phản đối như vậy?

Trả lời: Những tranh chấp biên giới trên biển, không phải là tranh chấp biên giới nói chung, không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở khắp thế giới. Chúng tôi khuyến khích hai phía sớm đi tới dàn xếp càng nhanh càng tốt. Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và cần được thừa nhận quốc tế về tự do giao thương.

- Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010, Tôn Quốc Tường, đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội họp báo nói: “Quan hệ Việt Trung có ba vấn đề lịch sử để lại, phân định biên giới trên đất liền, phân định vịnh Bắc Bộ và giải quyết vấn đề biên giới trên biển,” “hai bên đã cố gắng giải quyết hai vấn đề trước, chỉ còn lại vấn đề Nam Hải.”

- Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010, Giáo Sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc nói: “Thực ra, tranh chấp giữa các bên đã nảy sinh từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác tại các quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa và Hoàng Sa.” Nhưng sau 30 năm qua, không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á).

- Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates phát biểu tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 2010: “Chúng tôi phản đối bất cứ hành động nào nhằm sách nhiễu các công ty của Mỹ cũng như của các quốc gia khác đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp (tại Biển Đông).” Ông Gates khẳng định quyền lợi kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ gắn chặt với khu vực. “Nước Mỹ đang và sẽ luôn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương.”

- Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010, Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Phùng Quang Thanh tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 2010, đã có bài phát biểu về “Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực” nói rằng Việt Nam “đang đối thoại với các nước có liên quan dựa trên tinh thần bản Tuyên bố cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) là giữ nguyên hiện trạng và không làm phức tạp thêm tình hình.” (Chú thích: Giữ nguyên hiện trạng có nghĩa là ai ở đâu ở đó, 51 đảo trong quần đảo Trường Sa mà VN đã cắm cờ giữ nguyên trạng; tương tự, 51 đảo mà Trung Cộng đã cắm cờ vẫn giữ nguyên trạng, và tại các vùng đặc quyền kinh tế các dàn khoan thăm dò dầu khí vẫn giữ nguyên trạng).

- Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010, Đô Đốc Robert Willard, tư lệnh các Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói tại cuộc họp báo: “Thương mại của Mỹ tại khu vực này lên tới 1,300 tỷ đôla/năm. Hầu hết việc vận chuyển khối hàng hóa đó đều qua hải phận và không phận Biển Đông.” “Chúng tôi phản đối bất cứ bên nào đòi quyền sở hữu toàn bộ khu vực này thông qua các biện pháp không hòa bình và không tuân theo các công ước quốc tế.”

- Thứ Bẩy, 17 tháng 7, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF) diễn ra tại Hà Nội nói rõ: “Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi, ra vào vùng biển chung của Châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.”

- Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đưa ra một thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại Giao, hai ngày sau khi bà Clinton nói giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là điều “tối quan trọng” cho ổn định trong khu vực. Ông Dương và bà Clinton vừa tham gia ARF, 17 tháng 7, 2010 tại Hà Nội. Bắc Kinh nói tuyên bố của Ngoại Trưởng Clinton về Biển Đông là “tấn công” nhằm vào Trung Quốc và cảnh báo không nên quốc tế hóa chủ đề này. Thông cáo của ông Dương có đoạn viết: “Quốc tế hóa chủ đề này thì liệu mang lại được kết quả gì hay chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn mà thôi?” Biển Nam Hải là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc cũng như Tây Tạng và Ðài Loan.

- Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010, GS Carl Thayer trả lời phỏng vấn BBC nói: “Việt Nam có thể không có khả năng mua được những loại vũ khí tối tân, nhưng việc họ có các động thái mua sáu tàu ngầm hạng kilo, rồi đặt mua thêm chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga, v.v... cho thấy Việt Nam đang có các biện pháp tự cứu mình. Họ đang mua các thiết bị để bảo vệ tài sản của mình, và đây là điều quan trọng.”

Tạm kết

Mỹ tung USS Vandergrift, Patriot và Guardian vào cảng điểm Saigon-Hải Phòng để lập đầu cầu cho việc trở lại Biển Đông. Trung Cộng nín thở. Mỹ tung con chốt kinh tế BP và Exxon Mobil vào thăm dò phản ứng của Trung Cộng. Trung Cộng tham ăn hốt hoảng phản đối tìm đủ mọi cách tống khứ BP đi. Mỹ tung con sáo sang sông Impeccable tiến sâu vào căn cứ Tam Á, lại còn chĩa tên lửa thẳng vào Bắc Kinh từ hàng không mẫu hạm George Washington ngoài khơi Hoàng Hải, Trung Cộng nổi điên. Tất cả các động thái đó tờ tợ như vụ chiến hạm Maddox bị tấn kích ngoài khơi Bắc Việt ngày 2 tháng 8, 1964 (12). Việt Nam hiểu nên im thin thít.

Biển Đông bày ra bàn cờ quốc tế với các yếu tố an ninh quốc phòng, năng lượng, hải lộ, chính trị, báo hiệu khu vực Đông Nam Á phải chuyển mình, phải tự cứu mình để nương theo cơn bão trật tự mới. Như một tất yếu diễn tiến của lịch sử, trật tự thế giới bao giờ cũng nằm trong tay kẻ mạnh. Các quốc gia ven bờ Biển Đông mau mau mua sắm, trang bị khí giới để tự bảo vệ chính mình.

Lịch sử Việt Nam còn rành rành bài học hạm đội thủy quân của Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn đã từng đánh bại hạm đội thủy quân của Tầu trên Bạch Đằng Giang. Khi sơn hà nguy biến, triệu con tim yêu nước đứng lên một ý chí, huy động mọi nguồn lực trí tuệ, tài nguyên trong ngoài, (chỉ với 8 tỷ đô la tiền tươi mỗi năm của người Việt Nam hải ngoại “bơm” về trong nước cũng thừa sức mua tầu ngầm hay chiến đấu cơ), lúc ấy “cái bánh Hoàng Sa pha đường cát vàng,” Trường Sa, chẳng cần phải quốc tế hóa, (có thể là giải pháp chính trị trong giai đoạn này, nhìn xa hơn, có thể giải pháp trung lập hóa ba nước Đông Dương và Biển Đông mới là viễn kiến), song phương, đa phương hay 3 không, thật sự chỉ là biện pháp chính trị đi tìm sự đồng thuận tương đối, các bên cùng có lợi, rốt cuộc cũng không thoát được quỹ đạo chiến lược của các cường quốc mà thôi.

Muốn giữ nguyên hiện trạng phải có nội lực quốc phòng, nội lực nhân dân. Mọi kế hoạch phát triển quốc gia đều biến chuyển sáng tạo tùy theo từng thời điểm, sự đồng bộ trong quản lý tránh sự chệnh choạng trong cấu trúc thượng-hạ tầng. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển quốc phòng, phát triển quốc phòng đi đôi với phát triển xã hội, xã hội luôn đòi hỏi nhân quyền, dân chủ, dân quyền và công bằng.

Trước mắt, hai con hổ biển đang khạc lửa ở Biển Đông. Đảng CSVN đứng giữa hai lằn đạn. Họa hay phúc cũng do Ðảng CSVN. Đối với Tầu “vừa là đồng chí vừa là anh em” nhưng cũng vừa là kẻ thù truyền kiếp; đối với Mỹ “lửa gần mà nước xa,” nhưng thiếu nước thì khát nước, nước đây là nước Mỹ. Mỹ đã nhẩy xổ vào Biển Đông rồi. Trước đây là bộ hai cấu kết, ngấm ngầm đánh nhau để chia nhau, hai bên cùng có lợi (win-win solution), bây giờ là bộ ba, bộ bốn phải cùng có lợi mới còn là Biển Ðông, (win + 3 + 4 solution).
Ta cũng đừng quên rằng sự hiện diện của Liên Xô, chủ nhân của hai lò sản xuất nguyên tử ở Bình Thuận và căn cứ tầu ngầm Kilo ở cảng Cam Ranh cũng là nhân tố không kém phần quan trọng trong việc tái phối trí Biển Đông (13), ta cũng đừng quên rằng Việt Nam đã bỏ ra gần chục tỷ đô la để mua vũ khí tối tân của Nga thay vì mua của Mỹ, và ta cũng đừng quên lời nhắn nhủ của Đô Đốc Robert Willard nói với Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Phi Luật Tân Ricardo David rằng hãy mua vũ khí đi để tự bảo vệ.

Thật là:

Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình Ngư
Thủy Chiến Phong Ba Mãn Ðình “Tiền.”

Lý Kiến Trúc

Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí
California Sept 15, 2010



Chú thích:

(1) Ngô Nhân Dụng: Mỹ tính gì ở Biển Đông? Bình luận chính trị trên báo Người Việt Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010.

(2) Lĩnh Nam Chích Quái, Mai An Tiêm là một nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương thứ 18. Mai An Tiêm vốn là nô bộc, được vua tin yêu cho làm quan, trở nên phú quý. Sau vì kiêu ngạo, Vua đày vợ chồng An Tiêm ra đảo hoang, tương truyền nay là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa, Bắc Việt. Tại đây, An Tiêm cùng vợ chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, nhiều người tìm đến trao đổi, tiếng đồn khắp xa gần. Vua xuống chiếu gọi về cho phục chức cũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam .

(3) Đó là “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.”

(4) Một chi tiết mà tôi đọc được 1 bài viết của cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Tý đăng trên đặc san Pháo Binh Nam Cali năm 2010, viết về phản ứng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về trận thủy chiến Hoàng Sa. Bài viết này liên quan đến các nhân chứng như: Ðại Tá Đại Tá Võ Văn Cầm, chánh văn phòng của Tổng Thống Thiệu tại Dinh Độc Lập; Đại Tướng Cao Văn Viên và Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, chánh văn phòng của Đại Tướng Viên; Thiếu Tá Nguyễn Văn Tý, trưởng ban Văn Thư của Văn phòng Tham mưu trưởng Liên Quân VNCH tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Chính Đại Tướng Cao Văn Viên đã lập kế hoạch tái chiến Hoàng Sa trình lên TT Thiệu, nhưng Đại Tá Võ Văn Cẩm, chánh văn phòng của TT Thiệu khi trả lời cho Bộ Tổng Tham Mưu qua điện thoại, yêu cầu Thiếu Tá Nguyễn Văn Tý trình lại cho ĐT Viên, nguyên văn TT Thiệu nói là: “Bạn không đồng ý, anh nghe rõ không!”

So về thiệt hại thì VNCH chìm hộ tống hạm HQ10 Nhật Tảo, hạm trưởng Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà tử trận, HQ16 trọng thương, 58 sĩ quan và thủy thủ hy sinh; ngược lại, Trung Cộng chìm hai chiến hạm trong đó có một soái hạm chỉ huy, viên Hải Quân Đề Đốc Trung Cộng chết chìm theo soái hạm này. Như vậy, quân ta thắng chứ không thua. Bỗng nhiên, lệnh từ đâu đâu dọa dẫm, Mig và hạm đội Tầu nó đang kéo xuống kia kìa! Rút! Ông Thiệu phải bỏ Hoàng Sa. Tại sao ông lại bỏ Hoàng Sa trong khi thủy chiến đang đồng cân sức? Đây là một nghi án của lịch sử chiến tranh Việt Nam .

Ngày 29 tháng 9 này là ngày giỗ cố TT Nguyễn Văn Thiệu, ở dưới suối vàng chắc ông đang mỉm cười: Mấy “chú” đã phụ tình “qua,” rồi mai đây đến cuối cuộc tình, mấy “chú” sẽ rơi vào “bẫy” của “qua” mà thôi. Cái “bẫy” của ông là cái bánh Hoàng Sa chính là cái bánh đá san hô mà Trung Cộng đang nhai.

(5) Lê Công Phụng, đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Hoa Thịnh Đốn tuyên bố với nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 24 tháng 9, 2008: “Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam.”

(6) Tin quốc tế phổ biến trên tất cả các cơ quan truyền thông, phục vụ và làm việc trên George Washington có rất nhiều sĩ quan, thủy thủ người Mỹ gốc Việt.

(7) Nguyễn Kỳ Phong, BBC.

(8) Vũ Quang Việt, “Tranh chấp Biển Đông Nam Á: đi tìm giải pháp hòa bình và công lý dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế.” Tạp chí Thời Đại Mới số 19, tháng 7, 2010. “Sau khi Pháp thua trận ở Điện Biên phủ, Việt Nam Cộng Hòa được Pháp chính thức giao lại Hoàng Sa vào tháng 4 năm 1956. Còn Trường Sa cho đến nay Pháp vẫn chưa chính thức trao trả cho Việt Nam (coi nguồn thông tin ở Phụ Lục). Tuy nhiên Việt Nam Cộng Hòa coi mình có quyền tiếp nối chủ quyền của Pháp nên cùng thời gian trên gửi quân chiếm một số đảo ở Trường Sa. Các nước khác trong vùng ĐNA cũng tuyên bố chủ quyền và ra sức chiếm những nơi không người.” Pháp chỉ ghi có 6 đảo, đá, ở Trường Sa trong tuyên bố chủ quyền năm 1933. Thực chất là Trường Sa có đến khoảng 170 điểm tự nhiên, với 36 đảo, đá nhỏ tí nhô lên mặt nước, và các bãi cát, v.v...

(9) Tài liệu của Bộ Ngoại Giao CSVN: Tháng 9, 1956, Trung Cộng đã xua quân chiếm đảo Thái Bình là đảo lớn nhất Trường Sa, 4 tháng sau khi Philippines tuyên bố chủ quyền. Năm 1968, Trung Cộng thừa thế xua quân chiếm thêm các đảo lớn như đảo Bắc Từ, đảo Trung Nghiệp, đảo Tây Nguyệt, đảo Nam Uy (năm 1974).

(10) Ngay sau cuộc phỏng vấn, phóng viên Trà Mi đài RFA đã phỏng vấn trực tuyến nhà báo Lý Kiến Trúc nội dung cuộc phỏng vấn ông Phụng, đồng thời RFA đã cho phát thanh ngay toàn bộ băng ghi âm cuộc phỏng vấn mà ông Trúc đã trao tặng cho đài. Xem và nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn lưu trữ trên RFA.

(11) Tin BBC Thứ Năm 7 tháng 1, 2010.

(12) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân Việt Nam chống lại hai tầu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Hai cuộc tấn công được cho là đã xảy ra vào các ngày 2 tháng 8 và 4 tháng 8 năm 1964 ở vịnh Bắc Bộ.

Năm 1995, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã thừa nhận sự kiện ngày 2 tháng 8 là có thật, nhưng ông phủ nhận sự tồn tại của vụ tấn công ngày 4 tháng 8. Ông tin rằng hôm đó tầu chiến Mỹ cố khiêu khích một cuộc tấn công để Tổng Thống Johnson có cớ leo thang chiến tranh.

Trong một cuốn băng thu âm được giải mật năm 2001, Tổng Thống Lyndon B. Johnson thừa nhận rằng vụ thứ hai trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa hề xảy ra.

Các nghiên cứu sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của cơ quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ khẳng định cuộc tấn công thứ hai đã không xảy ra. Báo cáo này cũng đã cố gắng xua đi giả thuyết từ lâu rằng các thành viên của nội các Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã cố tình nói dối về bản chất của sự kiện này.

Đầu tháng 1 năm 2008, hiệp hội các nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết cơ quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã giải mật bản báo cáo Spartans in Darkness trong đó khẳng định Hải Quân Việt Nam không hề tấn công tầu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4 tháng 8 năm 1964.

(13) Báo điện tử Vladivostok Online vừa có bài của tác giả Tatyana Grigoryeva với tựa đề: “Hạm đội Thái Bình Dương sẽ quay lại Cam Ranh?” Nga thuê địa điểm này từ 1979 nhưng rút đi hồi tháng 5, 2002 vì giá thuê quá cao, lên tới 300 triệu đôla/năm. Nay, với thỏa thuận thiết lập căn cứ cho sáu chiếc tàu ngầm hạng kilo mà Việt Nam đã đặt hàng, hạm đội Thái Bình Dương Nga một lần nữa sẽ chịu trách nhiệm về quá trình xây dựng cũng như duy trì cơ sở này. (BBC).
Chú thích của nhà báo Lý Kiến Trúc:

Bài viết trên đây tham khảo theo các tư liệu của Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Kỳ Phong, Vũ Hữu San, Vũ Quang Việt, Tâm Việt, Ngô Vĩnh Long, Lê Chí Quang, Trương Nhân Tuấn, Nguyễn Hữu Thống, Dương Danh Dy, Dương Danh Huy, Nguyễn Văn Canh, Tạp chí Thời Đại, Nguyễn Nhã, Ngô Nhân Dụng, Carl Thayer và các nguồn tin + phỏng vấn thời sự chính trị phổ biến trên BBC, VOA, RFA, RFI, đặc san Pháo Binh, Wikipedia, YouTube, Lĩnh Nam Chích Quái, trang nhà Bộ Ngoại Giao VN phổ biến trên Net.

Các phụ bản:

Phụ bản 1: Cập nhật theo thời gian diễn tiến các động thái của hải quân Hoa Kỳ tiến vào Biển Đông.

Phụ bản 2: Cập nhật theo thời gian các lời tuyên bố của các giới chức thẩm quyền.

Phụ bản 3: Lược qua Biển Bắc Bộ hay là Vành Đai Xanh Tam Á.

Phụ bản 4: Lược qua Biển Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Phụ bản 5: Lược qua Biển Trường Sa và quần đảo Trường Sa.

Phụ bản 6: Các ủy ban, tổ chức và các cá nhân độc lập nghiên cứu về Biển Đông.



Tro ve dau trang
====================================
==================================================

No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================