UNHRC vừa cho ra đời Ủy ban đặc biệt về Tự do Hội họp và Lập hội vào cuối tháng Chín vừa qua. Khoa Diễm tìm hiểu và tường trình về bước tiến mới nhất này cho nền nhân quyền thế giới.
Những người biểu tình đòi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến TQ bên ngoài Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 08/10/2010.
Cải tiến nhân quyền
Article 19 là một tổ chức được thành lập vào năm 1987 nhằm theo dõi, nghiên cứu, xuất bản, vận động, cung cấp các chuyên môn về tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế vừa ra thông cáo yêu cầu Ủy ban Nhân quyền Quốc tế thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban Đặc biệt về Tự do Hội họp và Lập hội.
Nghị quyết này được đệ trình lên Ủy ban Nhân Quyền Quốc Tế nhằm xác định rõ các nhóm người hoặc từng cá nhân đều có quyền tự do hội họp và lập hội và quyền này cần được tôn trọng cũng như được bảo vệ bởi tất cả các quốc gia trên thế giới. Tất cà những cá nhân hay nhóm người trong phạm vi của bất cứ tổ chức nào bất kể thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số, bảo vệ cho nhân quyền, hay công đoàn và những người khác, kể cả người nhập cư.
Tổ chức Article 19 cũng nêu ra bốn lý do chính tại sao họ hỗ trợ việc thông qua nghị quyết trên.
Trước hết họ cho rằng hiện tại vẫn đang có một khoảng cách trong các phương pháp bảo vệ nhân quyền hiện được Liên Hiệp Quốc cung cấp. Thêm nữa, khoảng cách này rõ ràng là thế giới đang có nhu cầu hiển nhiên cần Liên Hiệp Quốc giải quyết các vi phạm quyền tự do hội họp và lập hội. Lý do thứ ba là nghị quyết này đã được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và cuối cùng, nếu bản nghị quyết này được thông qua, sẽ củng cố cho sự tranh đấu của quyền tự do ngôn luận của cả thế giới.
Nghị quyết này đã được đồng đệ trình từ 7 quốc gia và đã được thông qua vào ngày 30/9 vừa qua.
Sự ra đời của Ủy ban đặc biệt về Tự do Hội họp và Lập hội đã nhận được rất nhiều lời tán dương cũng như ý kiến đồng thuận, nổi bật nhất là bản thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bà Bộ trưởng Hillary Clinton cho biết bà đánh giá cao và hy vọng với tổ chức này, vấn đề nhân quyền của những nước đang được thế giới quan tâm sẽ cải tiến thêm một bước nữa. Bà cũng ủng hộ công việc của Hội đồng Nhân quyền và Mỹ sẽ luôn củng cố cũng như đứng đầu trong trong chiến dịch nhân quyền cho cả thế giới.
Bà Amy Sim nói rằng tuy trễ nhưng đây là một việc đáng mừng cho nền nhân quyền của thế giới:
“Dù trễ còn hơn không. Tôi biết là tất cả các tổ chức quốc tế đều cần thời gian để thiết lập và phải trải qua rất nhiều giai đoạn để hoàn thành chương trình mà họ được giao cho trách nhiệm phải tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc tìm cách giải quyết và cuối cùng ra đưa ra những gì họ biết được cho Hội đồng Nhân quyền Quốc tế.”
Nhân quyền Đông Nam Á
LS Lê Thị Công Nhân ăn cơm tại nhà lúc 8 giờ tối ngày 6-3-2010, khi cô vừa ra tù do bất đồng chính kiến. Photo courtesy of Vietnam Exodus Việt Nam hiện không phải là một đất nước được đặc biệt quan tâm của Ủy ban này, nhưng bà Janice Beanlan, thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết đây là một nhắc nhở cần thiết cho sự quan trọng của việc hội họp hay thành lập hội một cách tự do, mà không dẫn đến việc bị bắt bớ nếu các cuộc họp này được tổ chức trong tinh thần bất bạo động.
Bà Beanlan cho rằng Việt Nam nên cho phép thành viên của Ủy ban này đến thăm và tìm hiểu tình trạng nhân quyền của Việt nam, để họ có thể có những đánh giá thiết thực nhất. Bà cũng nhấn mạnh chính phủ Việt Nam nên tham khảo với những tư vấn từ tổ chức này để người dân của họ được sống trong một môi trường tự do và dân chủ hơn.
Dù không có văn phòng tại Việt Nam nhưng Tổ chức Ân xá Thế giới luôn theo dõi tình hình nhân quyền trong khu vực Đông Nam Á.
Bà Beanlan nói: “Quyền tự do hội họp và lập hội nói riêng và quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa một cách trầm trọng tại một số nước châu Á như Lào, Miến Điện và Singapore cũng như Việt Nam. Chúng ta có rất nhiều việc để làm tại khu vực này. Sự có mặt của Ủy ban Đặc biệt về Tự do Hội họp và Lập hội sẽ giúp một số các quốc gia này làm việc và hợp tác với các tổ chức nhân quyền thế giới một cách chặt chẽ hơn.
“Quyền tự do hội họp và lập hội nói riêng và quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa một cách trầm trọng tại một số nước châu Á như Lào, Miến Điện và Singapore cũng như Việt Nam.
Bà Janice Beanlan
Nếu như các chính quyền không hơp tác thì sự ra đời của Ủy ban đặc biệt này cũng phần nào giúp cộng đồng thế giới thấy được tình hình nhân quyền hiện tại của các quốc gia đó.”
Hiện chưa có những thông tin chính thức nào khác về cách thức cũng như phương pháp làm việc và các thành phần chuyên gia cho Ủy ban Đặc biệt về Tự do Hội họp và Lập hội.
Người dân tại các nước còn thiếu quyền tự do lập hội và hội họp hy vọng rằng với những cố gắng của thế giới, nhà nước của họ sẽ quan tâm hơn đến người dân và tạo cho họ một cuộc sống không phải chỉ cơm no, áo ấm mà còn được tự do chia sẻ những suy nghĩ của mình như là một phần trong cuộc sống hàng ngày.
No comments:
Post a Comment