CĂNG THẲNG TIỀN TỆ/
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2010
Web: http://vietTUDAN.net
Từ khi Trung quốc nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (OMC/WTO), tình hình mậu dịch có những căng thẳng vì sự cạnh tranh của Trung quốc có những gian lận. Thương hiệu “Made in China“ đi xuống vì phẩm chất hàng hóa gian lận. Về giá cả cạnh tranh, Trung quốc cũng xử dụng những thủ đoạn hạ giá thành bất chính. Những đối tác Thương mại chính trở thành bất bình. Chứng cớ là Thông Tấn AFP, đánh đi từ Geneva ngày 26.09.2010 viết rằng Trung quốc là nuớc bị khiếu nại nhiều nhất:
«Sur les douze plaintes déposées depuis janvier auprès de l'Organe de règlement des différends de l'Organisation mondiale du commerce, quatre impliquent la Chine dont trois l'accusent notamment de pratiquer des droits de douane prohibitifs restreignant l'accès à son marché aux exportateurs mondiaux. »
(Trên 12 khiếu nại từ tháng giêng gửi tới Cơ quan giải quyết những sai biệt của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, thì có 4 liên hệ đến Trung quốc trong đó có 3 đơn tố cáo Trung quốc thi hành quan thuế nhằm cấm cản những nhà xuất cảng thế giới vào thị trường của nước này.)
Trung quốc đã xử dụng những gian lận nào ?
Có ba thứ gian lận, hay thủ đoạn ác độc sau đây :
=> Xử dụng độc tài bóc lột lao động
Chính Tổ chức Lao Động Quốc tế đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về điểm này. Wei JINGSHENG viết:
“FOXCONN SUICIDES: capitalism and Marxism treat people like animals. The dictatorship of the Communist Party is exactly responsible for creating such an environment of lacking natural enemies. The capitalists are transformed into devils in that dictatorial environment.” (New York (AsiaNews) 05/31/2010)
(NHỮNG VỤ TỰ TỬ TẠI FOXCONN: Tư bản và Mác-xit đối xử con người như súc vật. Sự độc tài của đảng Cộng sản chính là trách nhiệm tạo ra một môi trường như vậy thiếu những kẻ thù tự nhiên. Những người tư bản trở thành những ác quỷ trong môi trường đó.)
Một số những Tập đoàn Sản xuất Tư bản từ những nước tiền tiến đã ích kỷ lợi dụng hai phía để kiếm lợi nhuận lớn: (i) Một mặt, chuyển sản xuất sang Trung quốc để tham gia với độc tài để bóc lột nhân công, sản xuất hàng hóa với giá thành rất rẻ; (ii) Mặt khác, lợi dụng mãi lực cao tại những nước tiền tiến để bán hàng hóa với giá cao.
Tình trạng ích kỷ cấu kết này tự nó sẽ không lâu bền vì Trung quốc cũng như một số Tập đoàn Sản xuất nước ngoài tại Trung quốc chỉ nhằm khai thác mãi lực của những nước khác. Sự chao động lúc này tại những nước tiền tiến là chính những Tập đoàn Sản xuất đã bóc lột mãi lực tại xứ sở họ. Thất nghiệp tại Hoa kỳ và Liên Aâu tăng và mãi lực xuống sẽ làm cho chính việc sản xuất từ Trung quốc phải giảm.
=> Không tạo mãi lực nội địa
Những nước tiền tiến đối tác Kinh tế với Trung quốc đã nhấn mạnh rất nhiều rằng Trung quốc phải phân phối lợi nhuận sản xuất cân bằng cho mọi thành phần sản xuất, như vậy mãi lực dân chúng trong nước mới tăng để đưa đến hai mối lợi: (i) Trung quốc có sự độc lập về Kinh tế và (ii) Những đối tác với Trung quốc mới có thể bán hàng hóa. Trung quốc đã không làm điều này và chỉ dồn lợi tức sản xuất cho một nhóm người. Nền Kinh tế và việc đối tác Thương mại như vậy sẽ không lâu bền.
Thực vậy, phía Sản xuất, nếu muốn sống bền vững và lâu dài, thì chính mình phải tạo mãi lực cho phía Tiêu thụ. Henry FORD đã nói rất rõ trong câu: “Tôi trả lương hậu cho Công nhân để họ mua những xe hơi mà tôi sản xuất “. Oâng Tổ của Marketing KOTLER đã định nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là việc phân phối kết quả quân bình lợi tức cho cả hai phía Sản xuất và Tiêu thụ “.
Ký giả Wei GU viết trong Le Monde 09.09.2010, trang 16: “La Chine doit remettre en cause la trop forte concentration des ressources et laisser une plus grande part du gateau au peuple “ (Trung quốc phải đặt lại việc tập trung quá mạnh những nguồn lợi và để một phần lớn của đồng bánh cho dân chúng)
=> Hạ thấp tỷ giá tiền Yuan để hỗ trợ Xuất cảng và hạn chế Nhập cảng
Đồng Nhân Dân Tệ móc chặt lấy đồng Đo-la, tiền thanh khoản 80% Thương mại Thế giới. Trung quốc đã độc đoán hạ thấp tỷ giá đồng Yuan đối với Đo-la để làm lợi thế cạnh tranh bất chính:
(i) Về xuất cảng, với sự bóc lột nhân công, giá thành đã rẻ, Trung quốc còn hạ tỷ giá đồng Yuan để làm cho giá hàng xuất cảng rẻ thêm nữa;
(ii) (ii) Về nhập cảng, tỷ giá đồng Yuan hạ đối với Đo-la, như vậy hàng nhập cảng trả bằng Đo-la sẽ cao hẳn lên để dân chúng ít tiêu thụ hàng ngoại.
Đây là việc gian lận xử dụng tỷ giá đồng tiền để cạnh tranh, chứ không phải là sự cạnh tranh chính đáng Kinh tế.
Tạo những căng thẳng bất bình của Thế giới
Những gian lận, thủ đoạn Thương mại, Tiền tệ của Trung quốc không phải chỉ gây những xung động tình cảm bất bình, mà đang tác hại thực sự đến quyền lợi thực tế về Kinh tế cho những nước khác đối tác Kinh tế với Trung quốc.
Những nước đối tác này thấy rõ rệt bằng con số cán cân mậu dịch với Trung quốc hạ xuống thất lợi cho mình. Điều quan trọng hơn cả là mức độ thất nghiệp của những nước đối tác, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu mỗi ngày mỗi tăng.
Việc giữ độc đoán tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la , nghĩa là Tiền những nước khác cao khi đối tác Thương mại, đã làm thiệt hại việc xuất cảng hàng hóa của những nước khác, không phải chỉ cho Hoa kỳ và Liên Aâu, mà còn cho Nhật và những nước đang phát triển trong khối G20.
Người ta chứng kiến trong thời gian gần đây một số lớn những nước làm việc cho xuất cảng đã phải xử dụng Ngân Hàng Trung ương để can thiệp vào Thị trường Tiền tệ nhằm hạ giá đồng tiền của mình. Trung quốc là cái cớ đang làm xáo trộn hệ thống Tiền tệ Quốc tế. Nhiều Chuyên viên đã gọi đây là Chiến tranh Tiền tệ và đòi hỏi một cuộc giải quyết chung. Các nước sau đây đã phải xử dụng Ngân Hàng Trung ương can thiệp vào giá cả Tiền tệ của họ: Nhật, Nam Hàn, Uùc, Mã Lai, Tân Gia Ba, Aán Độ, Ba Tây.
Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận Dự Luật Thương mại nhằm áp lực lên Trung quốc về việc phải nâng cao tỷ giá đồng Yuan. Trong cuộc Họp Thượng đỉnh Aâu-Á vừa rồi tại Bruxelles, Liên Aâu cũng đòi hỏi Trung quốc phải tăng tỷ giá đồng Yuan.
Một nước xa xôi với Trung quốc, Ba Tây, cũng nổi xùng. Bộ trưởng Tài chánh Ba Tây, Oâng Guido MANTEGA, đã tức giận tuần vừ rồi:
“Nous assistons à une guerre internationale des monnaies. C’est une vraie menace pour nous, car cela affaiblit notre compétitivité « (Theo Báo Le Temps Thụy sĩ 07.10.2010, page 3)
(Chúng ta phải chứng kiến một cuộc chiến tranh quốc tế về Tiền tệ, Đó là sự đe dọa thực sự cho chúng ta bởi vì nó sẽ làm giảm sự cạnh tranh của chúng ta).
Chỉ cần đọc những đầu đề các bài báo quốc tế chỉ trong hai ngày 06-07.10.2010, chúng ta cũng nhận thấy tầm căng thẳng của vấn đề Tiền tệ này gây ra bởi Trung quốc:
* Le Temps (Suisse) 07.10.2010, p.1:
L’AVENIR DE L’ECONOMIE MONDIALE SE JOUE DANS LE CHOC DES MONNAIES
* The Wall Street Journal 07.10.2010, p.7:
CHIAN, U.S. STEP UP FIGHT OVER CURRENCY
* Financial Times 07.10.2010, p.1:
CHINA HITS OUT ON RENMINBI
* Le Temps (Suisse) 06.10.2010, p. 13:
EN ASIE, LA GRANDE PEUR DE LA CHINE
* The Wall Street Journal 06.10.2010, p.4 :
EU TECH FIRM, UNIONS RAISE CRY OVER CHEAP CHINESE EXPORTS
* The Wall Street Journal 06.10.2010, p.4 :
EU PRESSES BEIJING TO LET YUAN STRENGTHEN
* Financial Times 06.10.2010, p.13:
HOW TO FIGHT THE CURRENCY WARS WITH A STUBBORN CHINA
* Le Monde 06.10.2010, p.1:
L’EUROPE ET LES PAYS D’ASIE S’AFFRONTENT SUR LES MONNAIES
Chúng tôi sẽ viết dài về cuộc « CHIẾN TRANH TIỀN TỆ « này.
Thái độ của Trung quốc như thế nào ?
Từ tháng 6/2010, Trung quốc đã đưa ra một Chương trình tăng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. Nhưng đó lại là một Chương trình mang tính cách đánh lừa gian manh. Trung quốc tuyên bố để đồng Yuan « uyển chuyển « , nhưng lại cho sự uyển chuyển ấy trong một cái ống. Đường kính của cái ống hẹp hay rộng là do sự quyết định độc đoán của Chính trị Trung quốc. Nó giống như Tự do trong một Nhà Tù hay con rắn phải chui vào cái ống và chỉ được cựa quậy trong cái ống.
Người ta nói là Trung quốc ương ngạnh, mặc dầu rất sợ tình trạng Che Chở Kinh tế hay những Biện Pháp Che Chở Thương mại không giá biểu (Mesures non-tarifaires du Protectionnisme) khi mà tính ương ngạnh tiếp tục làm thiệt hại các nước khác.
Thực ra, chưa chắc đã phải là tính ương ngạnh của Trung quốc, mà có những lý do nội tại liên quan đến quyền hành độc tài Chính trị mà những Lãnh đạo cố tình giữ lấy. Ký giả Wei GU nói rất đúng cái sự sợ sệt nội bộ này của đảng CSTQ :
« Au fur et à mesure que le Chinois moyen s’enrichit, il exigera davantage de droits politiques« (Le Monde 09.09.2010, p.16)
(Trong mức độ mà người trung bình Trung quốc giầu có lên, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn những quyền Chính trị)
Đảng CSTQ sợ phân phối sự giầu có cho dân chúng, nghĩa là không cho mãi lực tăng, không cho DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ bởi vì việc dân chủ hóa Kinh tế kéo theo DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ, nghĩa là đảng không còn giữ được độc tài Chính trị nữa để thu tóm Kinh tế vào túi riêng của mình.
Nhân cuộc Họp Thượng Đỉnh Aâu-Á tại Bruxelles tuần này và trước đòi hỏi của Liên Aâu, Oân Gia Bảo đã nói thực ra sự nguy hiểm cho chính nền Kinh tế Trung quốc và cho những xáo trộn Xã hội.
Tờ Financial Times 07.10.2010 viết ở trang nhất như sau, nếu Trung quốc phải tăng mạnh tỷ giá đồng Yuan đối với Đo-la :
« Many of our exporting companies would have to close down, migrant workers would have to return to their villages. If China saw social and economic turbulence, then it would be a disaster for the world”
(Nhiều công ty xuất cảng của chúng tôi có lẽ phải đóng cửa, những thợ thuyền du mục phải trở về làng. Nếu Trung quốc gặp xáo trộn xã hội và kinh tế như vậy, thì đó là việc thảm họa cho cho thế giới).
Oân Gia Bảo nói thảm họa cho thế giới. Thực ra đó là thảm họa cho Trung quốc. Chính việc gian manh cố thủ giữ tỷ giá đồng Yuan thấp mới đang gây thảm họa cho Hoa kỳ, Liên Aâu và những quốc gia đang phát triển như chúng tôi vừa liệt kê ở phần trên.
Thất nghiệp tại Hoa kỳ và Liên Aâu tăng mỗi ngày. Đó là thảm họa. Oâng Gia Bảo không muốn Trung quốc có thảm họa, nhưng đang làm thảm họa cho thế giới vì tỷ giá đồng Yuan.
Thực ra tăng tỷ giá đồng Yuan, tăng mãi lực cho dân chúng, đừng thu tiền vào túi riêng của nhóm đảng, đó là thảm họa cho đảng Cộng sản độc tài bóc lột.
Sự sợ sệt mất quyền Chính trị và Kinh tế này đã được Ký giả LEE phân tích như một lý do chính để CSTQ cố thủ giá đồng Yuan thấp. Theo ông Ký giả LEE, phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới, Bắc Kinh đã ủng hộ các doanh nghiệp quốc doanh. Trong thời gian 2008-2009, từ 80% tới 90% số tiền kích thích kinh tế và vay mượn ngân hàng là được đưa vào các cơ sở kinh tế nhà nước, theo thống kê chính thức được tờ Australian Financial Review phân tích năm 2009. Trong khi đó, mảng kinh tế tư nhân bị thu nhỏ dần. Mà trong khi đó, chính các cơ sở tư nhân mới là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất – hiệu quả gấp đôi các cơ sở nhà nước, theo phân tích của Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc.
Vì vậy, nếu thả nổi đồng tiền, Bắc Kinh sẽ phải bù lại nạn thất nghiệp bằng cách đẩy mạnh kinh tế tư nhân. Điều này sẽ dẫn đến đảng Cộng Sản mất quyền lực kinh tế.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2010
Web: http://vietTUDAN.net
Tro ve dau trang
========================================
========================================================
No comments:
Post a Comment