Hai bài dưới đây xin được phổ biến lại, nếu vị nào chưa đọc, xin mời thưởng lãm cho vui.
EO BIỂN BOSPHORUS VÀ NƯỚC NGA.
Thành thật cám ơn bạn Anh Trương,
Bạn
thật là tài ba, tôi đã nói là hầu như tôi không bỏ sót bài nào của bạn.
Và bạn là một trong những người mà tôi qúi mến nhất trên các DĐ. Tôi
vừa nói tới vụ hai cây cầu bắc ngang eo Bosphorus là bạn tìm được và phổ
biến ngay với những hình ảnh minh hoạ tuyệt đẹp.
Trong
một bài trước, nói về chiến hạm của Nga tới bờ biển Syria, bạn đã viết
lầm là phần đất phía bắc eo Bosphorus là thuộc Hy Lạp, phía nam là thuộc
Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã gửi riêng cho bạn một email để nhắc bạn rằng cả hai
bên eo Bosphorus đều thuôc Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bạn đã công bố email của
tôi trên các DĐ và công khai xin lỗi mọi người về sơ sót đó của bạn.
Tôi càng kính phục bạn hơn nữa.
Nhân
đây, xin được đóng góp với bạn và qúi vị những hiểu biết của tôi về vai
trò vô cùng quan trọng của cái eo biển này. Chắc chắn nó sẽ còn xuất
hiện rất nhiều trên các bản tin thế giới. Nếu bạn thấy hay hay, xin bạn
thêm mấy tấm bản đồ vào cho dễ hiểu hơn.
Eo
biển hẹp này nối Hắc Hải và Điạ Trung Hải, phiá gần Địa Trung Hải tên
là eo Dardanelles , phía gần Hắc Hải tên là Bosphorus. Tôi có nói riêng
với bạn rằng hình như Thổ nhĩ Kỳ đã bắc hai cây cầu băng ngang eo biển
này để nối liền Âu châu và Á châu và hôm nay bạn đã tìm ra.
Có
thể nói eo Bosphorus này là cửa ngõ chính của nước Nga để thông thương
với thế giới bên ngoài. Tại vì Nước Nga tuy đất đai rộng lớn mênh mông
vĩ đại như vậy, nhưng lại rất ít hải cảng. Phía bắc toàn là băng tuyết
vạn niên không thể lập hải cảng được, chỉ có một hải cảng duy nhất là Leningrad , nhưng lại nằm sâu trong vịnh Baltic… Phiá đông có hải cảng Vladivostok , giáp giới Bắc Hàn, nhưng mùa đông thì bị đóng băng, không sử dụng được.
Sơ
sơ như vậy là chúng ta thấy cái eo biển Bosphorus này quan trọng sinh
tử với nước Nga bây giờ và với Liên Bang Sô Viết ngày trước như thế nào.
Xin
lưu ý là biển Caspian rất lớn, (nhiều trứng cá Cavia), nhưng rất khó
đào kêng nối với Hắc Hải vì phải băng ngang dẫy núi Ural).
Có
thể nói hầu hết chiến thuyền và thương thuyền của Nga đều phải đi ngang
qua eo Bosphorus này để tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Thế
mà ngày trước, trong thời chiến tranh lạnh, Thổ nhĩ Kỳ lại ở trong Minh
Ước Bắc Đại Tây Dương. Ngoài việc chặn đứng sự di chuyển của chiến hạm
Nga tại eo Bosphorus, lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ lại rất gần với vùng
Caucasus là vùng kỹ nghệ quan trọng nhất của Liên Sô. Dĩ nhiên Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương đã bố trí rất nhiều hỏa tiễn nguyên tử tại Thổ Nhĩ
Kỳ, chỉ cần mươi phút là bay tới các mục tiêu quan trọng, làm sao Liên
sô trở tay cho kịp…
Hiện
nay Thổ nhĩ Kỳ đang xin vào Liên Âu, dĩ nhiên Liên Âu cũng rất muốn,
nhưng chưa thành, một trong các lý do là đại đa số dân Thổ Nhĩ Kỳ theo
Hồi giáo.
Dù
sao thì ngày trước, trong thời gian chiến tranh lạnh hay sau này, dù có
vào được Liên Âu hay không, thì nếu chiến tranh thế giới bùng nổ, nước
Nga sẽ phải chiếm…eo Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức.
Thấy
bạn Trương Nhân đăng mấy cây cầu trên eo Bosphorus, thích qúa, nên ngẫu
hứng mấy hàng như vậy. Có gì sai, xin qúi vị sửa dùm. (Tôi cũng nhớ
mang máng là Nga đã đào được con kênh nối biển Caspian và Hắc Hải, không
biết có đúng hay không)
Vũ Linh Châu
TB: Thế giới có bằng này biển: Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Vàng và… Biển Trắng. Đố qúi vị Biển Trắng ở đâu.
GÓP Ý VỀ TRẬN HẢI CHIẾN ĐỐI MÃ 1905
- Lý do chính yếu khiến cho hạm đội của Nga thảm bại là vì nước Anh không cho hạm đội của Nga đi qua kênh đào Suez,
nên hạm đội của Nga phải đi vòng Phi châu, qua mũi Hảo Vọng (Cape of
good hope) xa xôi gấp bội. Đáng lý hạm đội Nga sẽ đi vòng phiá đông nước
Nhật để tập trung tại hải cảng Vladivostok mà nghỉ ngơi, chỉnh đốn hàng
ngũ rối mới ra quân. Nhưng vì phải đi vòng Phi Châu nên than đốt bị
thiếu, hạm đội
Nga phải đi tắt qua eo Đối Mã, giữa Nhật và Đại Hàn để đến Vladivostok,
nên đã lọt vào ổ phục kích của Nhật.
- Hạm
đội của Nga này đã vào Vịnh Cam Ranh của ta để tránh bão và chờ nhau.
Nhật phản đối và Pháp đã phải đuổi hạm đội Nga đi. Nghe nói cụ Phan Bội
Châu và Phan Chu Trinh đã lên quan sát đoàn chiến hạm này của Nga.
- Khi
thấy Nga thảm bại, cụ Phan Bội Châu đã rất khâm phục Nhật Bản và đã lập
ra phong trào Đông Du, hô hào thanh niên VN trốn sang Nhật du học. (Cụ
Phan Chu Trinh thì chủ trương tự lực tự cường chứ không nhờ Nhật).
- Sau trân hải chiến này, uy danh của Nhật vang lừng thế giới và đã có cụm từ “Hoạ da vàng”.
Lại hứng bất tử nữa, nếu sai xin chỉ bảo.
Vũ Linh Châu
No comments:
Post a Comment