cố tổng thống Ngô đình Diệm với những bài học lịch sử
trần quí thiện
Có
những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, vì đời
sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội này nhiều quá. Sự nghiệp họ được truyền
tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng không bao giờ bớt phần vinh
quang rực rỡ. Tư tưởng và hành động của họ vẫn được người đời coi như
khuôn vàng thước ngọc để noi theo bắt chước. Họ là ai? Xin thưa đó là
các vị Anh Hùng của Dân Tộc.
Trong dòng lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt, trải qua
các triều đại Ngô Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn, người ta thấy trên giang
sơn gấm vóc thân yêu của chúng ta đã phát sinh nhiều vị Anh Hùng Dân
Tộc, mà ngày nay chúng ta là con cháu luôn ngưỡng mộ và tri ân. Mỗi thời
đại đều xuất hiện những vị Anh Hùng khác nhau để Kiến Quốc và Cứu Quốc.
Nếu sau thời đại các vị Vua Hùng, chúng ta thấy có Bà Trưng, Bà Triệu,
Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh thì trong thời đại kế tiếp, chúng ta có Lê Lợi,
Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và trong thời cận
đại, chúng ta có Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn
Trường Tộ v.v...
Trong lịch sử Việt Nam cận đại, các sử gia đã đặc biệt quan tâm đến
một con người, một nhà ái quốc, đúng hơn là một nhà cách mạng mà cụ
Phan Bội Châu đã hết lời ca tụng nghĩa cử dũng lược từ quan, lúc Người
mới hơn 30 tuổi đã dám thách thức quyền lực của cả nước Pháp: Đó là Chí
Sĩ Ngô Đình Diệm.
Hôm nay nhân kỷ niệm 50 năm, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thiết lập
thể chế Tự Do Dân Chủ lần đầu tiên tại Việt Nam, qua biến cố lịch sử
Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, Hội Ái Hữu Người Việt Quốc
Gia tổ chức Thánh Lễ Giỗ Năm Thứ 42 cầu nguyện cho Cố Tổng Thống và các
Quân Dân Cán Chính đã hy sinh vì Tổ Quốc và tất cả đồng bào đã bỏ mình
trên đường đi tìm Tự Do trong hai biến cố lịch sử năm 1954 và 1975, với
tư cách là một người Việt quốc gia, chúng tôi xin được trình bày vài nét
về Chân Dung Cố Tổng Thống với những Bài Học Lịch Sử mà Người đã để lại
cho chúng ta.
Theo thiển ý của chúng tôi, sau nửa thế kỷ Thể Chế Tự Do Dân Chủ
được thiết lập trên quê hương, đàng khác chúng ta còn là những người
đang chứng kiến những đổi thay khốc liệt đang nhận chìm đất nước trong
đói nghèo, khổ đau, lạc hậu, nhân quyền bị chà đạp, thì đây chính là
thời điểm quyết định để chúng ta đối diện với Lịch Sử Việt Nam, đối diện
với vai trò đặc biệt của người Việt Hải Ngoại trong sứ mệnh định hướng
dòng lịch sử đó. - Hiện nay, chủ nghĩa cộng sản đã thất bại, đã bị loại
bỏ trên chính trường thế giới, đã đến lúc chín muồi để chúng ta thẩm
định Nhân Vật Chống Cộng cương quyết này, trên bình diện đời sống cũng
như bình diện tư tuởng. Điều gì chúng ta có thể học được từ cuộc sống
của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi chúng ta nghĩ về thảm trạng đau
buồn của Quê Hương và hướng nhìn về tương lai của đất nước thân yêu này.
VÀI NÉT CHÂN DUNG NGÔ TỔNG THỐNG
Theo các tài liệu lịch sử đã được công bố, Tổng Thống Ngô Đình Diệm
sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh
vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và
thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam . Cụ Ngô Đình Khả là Thượng
Thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là Cố Vấn của vua Thành
Thái.
Gia đình ông bà cụ cố Ngô Đình Khả có tất cả 9 người con: 6 người
con trai và 3 người con gái. - Trưởng nam là Tổng Đốc Ngô Đình Khôi đã
bị cộng sản giết năm 1945 cùng với người con trai là Ngô Đình Huân; Tổng
Giám Mục Ngô Đình Thục; Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người con trai thứ
ba; ba người con gái là bà Ngô Đình Thị Giao, tức bà Thừa Tùng; bà Ngô
Đình Thị Hiệp, tức bà Cả Ấm, thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và bà Ngô
Đình Thị Hoàng, tức bà Cả Lễ, nhạc mẫu nghị sĩ Trần Trung Dung, tiếp
theo là ba người con trai: Cố vấn Ngô Đình Nhu, Cố vấn Ngô Đình Cẩn và
đại sứ Ngô Đình Luyện, người con út trong gia đình.
Cụ Cố Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời
đó, tại Việt Nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông
và Tây như Cụ. Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện
học chương trình Pháp, rồi được gửi sang đại chủng viện Penang để học
Triết học và Thần học Tây Phương bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cụ là
một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh
mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục. - Cụ Cố Ngô Đình Khả còn nổi
tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc
chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như cụ
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. - Thành tích đáng
kể nhất của
cụ cố Ngô Đình Khả là nỗ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một
trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây
tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai
chống lại thực dân Pháp phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống
lưu vong, sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.
Lúc thiếu thời, cậu Diệm còn đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của một
vị cha tinh thần khác, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và
lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư dưới triều vua
Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham
lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Vì thế dân
chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích ngưỡng mộ nên đã có phương
ngôn: "Đày vua không Khả. Đào mả không Bài". - Ngoài việc hấp thụ những
đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ,
cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên
Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con
người thanh liêm,
tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông
Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.
Về giáo dục học đường, từ nhỏ cậu Diệm theo học trường Trung Học
Pellerin. Năm 12 tuổi (1913), ông thi vào trường Quốc Học Huế dạy theo
chương trình tổng hợp bằng Việt Ngữ và Pháp Ngữ. Đến năm 1917, lúc 16
tuổi, ông đỗ hạng nhì kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. - Vì số tuổi qúa trẻ
lại đạt thành tích xuất sắc, chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học
bổng sang Pháp du học nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, lúc 17 tuổi, ông
được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con
cháu các quan triều đình. Đến năm 1919, lúc 18 tuổi, ông đủ tuổi để vào
học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như trường Quốc Gia Hành Chánh
sau này. Suốt ba năm học, ông luôn luôn chứng tỏ là một sinh viên xuất
sắc trong các ngành hành
chánh, chính trị, luật pháp, do đó ông đã tốt nghiệp thủ khoa. Năm
1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên rồi Tri Phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1930, lúc 29 tuổi, với
thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh
Bình Thuận, Phan Thiết.
Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp đã trở
về nước lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ
sâu rộng, nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang
làm Tuần Vũ Phan Thiết đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại. Với chức vụ
quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở,
nhưng Toàn Quyền Pasquier đã bác bỏ. Vì không muốn Pháp lợi dụng danh
nghiã và uy tín của mình để lừa phỉnh dân chúng, ông đã nhất quyết từ bỏ
chức vụ ra đi ngày 1 tháng 9 năm 1933. Sau khi dứt khoát từ bỏ quan
trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường và đi dạy học truờng Thiên
Hựu ( Providence ). Việc từ quan của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn
động Triều Đình Huế và
Chính Phủ Pháp thời đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo
chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo
Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á. Đối phó với tình
hình mới, nhà vua lại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng nhưng vì
không muốn làm vật hy sinh, ông đã từ chối và nhà vua đã mời cụ Trần
Trọng Kim lúc đó 62 tuổi thành lập nội các. - Ngày 15 tháng 8 năm 1945,
khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt Minh khai thác sự đột biến hoang
mang của quần chúng, đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu
tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Cựu Hoàng cũng tuyên
bố thoái vị. Còn ông Diệm trên đường từ Sàigòn về Huế đã bị Việt Minh
bắt tại Tuy Hoà và biệt giam tại
Quảng Ngãi. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với
chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối. Khi bị giam tại Tuyên Quang,
ông bị bệnh nặng được đưa về điều trị tại bệnh viện Saint Paul Hà Nội,
nhưng ông đã được ông Nhu lúc đó đang làm việc tại Thư Viện Trung ương
Hà Nội tìm cách cứu thoát. Đến năm 1948, một lần nữa ông Ngô Đình Diệm
từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hiệp Pháp.
Từ đó ông xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ và được Đức Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến tại
La Mã.
Vì tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện
Biên Phủ, Chính Quyền Pháp muốn rút lui trong danh dự nên đồng ý trao
trả độc lập thực sự cho Việt Nam. Trước tình thế rất bi đát, đất nước có
thể bị cắt làm đôi, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách
nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, đã yêu cầu ông Diệm nhận lãnh sứ
mạng. Vì nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng, ông có thể đứng ra lập chính
phủ để cứu nước nên ông đã nhận lời, bất chấp sự can ngăn của các chính
khách thân hữu. Sự kiện lịch sử này xảy ra ngày 19. 06. 1954, trước khi
Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải
ngày 20. 07. 1954 đúng sau 31 ngày. Ngày 24 tháng 06 năm 1954 Thủ Tướng
Diệm dời Ba Lê về
nước thành lập chính phủ. Sau đó cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức ngày
23 tháng 10 năm 1955 và Đệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập ngày 26 tháng
10 năm 1955 khởi đầu cho Thể Chế Tự Do Dân Chủ đầu tiên trên quê hương
Việt Nam.
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ VỚI CHÚNG TA
Trên đây chúng tôi đã ghi lại vài nét đại cương về Chân Dung Cố
Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhiều sách báo và sử liệu cũng đã nói về cuộc
đời chính trị cũng như đời sống riêng tư của ông, một lãnh tụ cương
trực, khí khái và chống cộng quyết liệt. Ông cũng là một nhà lãnh đạo
bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ. Tuy nhiên Tổng Thống
có cái uy riêng phát xuất từ một khuôn mặt phúc hậu, một tác phong cương
nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại.
Phong cách của ông khiến cho những ai có dịp tiếp xúc với ông đều phải
kính nể.
Tổng Thống Diệm dáng người thấp, mái tóc đen, chân đi hai hàng
nhưng mau lẹ. Ông ăn uống thanh đạm, thường dùng bữa ngay tại phòng ngủ,
do ông già Ân hoặc đại úy Bằng phục dịch. Thực đơn ít khi thay đổi gồm
cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Ông thích làm việc trong phòng ngủ,
trang trí sơ sài với một cái giường gỗ nhỏ, một bàn tròn và ba ghế da.
Tổng Thống là một người công giáo rất sùng đạo, dâng thánh lễ mỗi buổi
sáng tại nhà nguyện trong dinh Độc Lập hay nguyện đường Dòng Chúa Cứu
Thế. Tổng Thống sống rất nặng về Lý Tưởng. Con người Khổng Giáo nghiêm
khắc và một giáo dân khổ hạnh. Ông thích cưỡi ngựa, sưu tập máy ảnh,
thích chụp hình. Tiền bạc riêng thì giao trọn cho Chánh Văn Phòng Võ Văn
Hải, vì không có nhu cầu tiêu xài
riêng. - Tổng Thống sống độc thân và theo bà Ngô Đình Thị Hiệp, thân
mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, ông đã tự nguyện khấn theo nếp sống của một
tu sĩ công giáo trong thời gian lưu trú tại tu viện Maryknoll ở
Lakewood , tiểu bang New Jersey . Phải chăng những đức tính trên đây của
vị Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà là một bài học lịch sử đáng cho
ta suy nghĩ, ngưỡng mộ và bắt chước.
Bài học lịch sử quan trọng và thiết thân nhất mà Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ
Chủ Quyền Quốc Gia. Tổng Thống Diệm là con người đã hy sinh cả cuộc đời
để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những
thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác
với bất cứ điều gì. Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt
Nam , thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu
chống cộng cũng mất. - Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9
tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội
Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam . Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm
chính phủ
Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc
gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói: "Nếu Quý
Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với
dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn
Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ
làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản.
Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem
lại sự bất lợi cho Việt Nam , vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất
chính nghiã ". Và như chúng ta đã biết thái độ cương quyết từ chối này
đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963
của một
nhóm tướng lãnh phản loạn và cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Bài học lịch sử thật đắt giá, dã
man và tàn bạo!!
Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu
xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng
Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: "Người Mỹ có
trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một
đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một
lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được
một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy". - Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống
Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật
mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng
với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến
các lãnh tụ Á Châu
chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật
nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa
khi là kẻ thù của Hoa Kỳ".
Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm khi cầm
quyền. Điều này lịch sử sẽ phê phán công hay tội. Nhưng bất cứ người
nào, dù là đồng minh như Hoa Kỳ hoặc đối thủ như Hồ Chí Minh, cũng phải
công nhận rằng Tổng Thống Diệm là một nhà lãnh tụ nhiệt tình yêu nước,
thương dân, trong sạch, khí phách và không làm cho người dân Việt phải
hổ thẹn, vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và uy quyền quốc gia.
Không một gia đình Việt Nam nào đã phải hy sinh quá nặng nề như thế cho
Dân Tộc, mất một lần bốn người con ưu tú: một vì tay cộng sản và ba vì
tay quốc gia!! Trên 42 năm qua, hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và
ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang giáo xứ Lái Thiêu, tỉnh Bình
Dương là một bài học lịch sử
qúy giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc. Nhưng
chắc chắn mãi mãi vẫn là của lễ vô giá dâng trên bàn thờ Thiên Chúa và
Tổ Quốc.
2011/11/24 Thuy Huong <thuyhuongt52@yahoo.com>
Nhìn lại ngày Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát 48 năm trước
Ngày
22 /11/1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas,
tiểu bang Texas vào đúng 12h30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng
tiểu bang này.
Lee Harvey Oswald bị
buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng
thống). Chỉ hai ngày sau, Oswald bị Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh
sát Dallas.
Năm
ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập
Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren,
tiến hành điều tra vụ ám sát.
Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm và hành động một mình.
Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald hoặc không hành động một
mình hoặc không dính líu gì hết vào vụ ám sát, Oswald là nạn nhân của
một vụ dàn xếp, và vụ ám sát xảy ra theo những âm mưu trái ngược với
những kết luận chính thức.
Công
chúng Mỹ mới đầu tin vào kết luận của Ủy hội Warren, song các cuộc khảo
sát sau đó từ năm 1966 tới 2004 cho thấy có tới 80% người Mỹ nghi ngờ
có âm mưu hoặc có sự che đậy đối với vụ việc.
Mặc dù
thời gian của John F. Kennedy tại Nhà Trắng ngắn ngủi, và dù trong
nhiệm kỳ tổng thống của ông không có đạo luật quan trọng nào được thông
qua, Kennedy vẫn được xem là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của
Hoa Kỳ.
Tổng
thống Kennedy bị bắn chết khi đang đi cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline,
thống đốc Texas John Connally và vợ ông trên xe của Tổng thống. Ảnh
chụp Tổng thống Kennedy ít giây trước khi bị bắn.
Tổng thống Kennedy và phu nhân bước xuống chiếc Không lực 1, hạ cánh ở Love Field, Dallas, chưa đầy 1 giờ trước khi bị ám sát.
Tổng thống Kennedy và phu nhân được đón chào khi đặt chân xuống Love Field.
Đoàn xe hộ tống chở Tổng thống Kennedy diễu hành qua các con phố của Dallas, vài phút trước khi Kennedy bị ám sát.
Trước đó nhiều giờ, Tổng thống Kennedy và phu nhân đã dự bữa sáng tại Fort Worth, Texas cùng với Phó Tổng thống Lyndon Johnson.
Tổng thống Kennedy vẫy chào đám đông ở Fort Worth, Texas
Ông đã có bài phát biểu ở Fort Worth, Texas
Tổng thống Kennedy và phu nhân vài giây trước khi ông bị bắn.
Phó
Tổng thống Lyndon Baines Johnson đọc lời tuyên thệ nhậm chức, trong lễ
nhậm chức do thẩm phán Sarah T. Hughes tiến hành, trên chiếc Không lực 1
tại Love Field, Dallas, chỉ hai giờ sau khi Kennedy bị ám sát. Đứng
cạnh ông là đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy.
Thi
thể của Tổng thống Kennedy được đưa lên chiếc Không lực 1 tại Love
Field, Dallas, để đưa về Washington, trong khi đệ nhất phu nhân đứng
nhìn theo.
Thi hài Tổng thống Kennedy được quàn tại Phòng Đông của Nhà Trắng, sau khi được đưa từ Dallas trở về vào ngày 23/11.
Đội danh dự bên linh cữu Tổng thống Kennedy, được đưa từ Nhà Trắng tới Tòa nhà Quốc hội vào ngày 24/11.
Đệ nhất phu nhân Kennedy và hai con nhỏ nhìn theo linh cữu của Tổng thống Kennedy rời Nhà Trắng tới Tòa nhà Quốc hội.
Linh
cữu của Tổng thống Kennedy được đưa qua bậc tam cấp của Tòa nhà Quốc
hội, theo sau là đệ nhất phu nhân Kennedy và 2 con John F. Kennedy Jr.
và Caroline Kennedy.
Linh cữu của Tổng thống Kennedy được quàn tại Tòa nhà Quốc hội.
Vợ con và anh em của Tổng thống Kennedy rời Tòa nhà quốc hội sau khi đưa linh cữu của Tổng thống Kennedy tới đây.
Người thân của Tổng thống Kennedy rời Nhà Trắng tới lễ tang, tổ chức vào ngày 25/11.
Vũ Quý
Theo Reuters
No comments:
Post a Comment