KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
MUỐN VÀO ĐỊA TRUNG HẢI PHẢI QUA HAI EO BIỂN QUAN TRỌNG
EO GIBRALTAR
VÀ EO HORMUR- ĐỐI VỚI MỸ VÀ TÂY PHƯƠNG- KHÓ KHĂN CHO HỌ LÀ EO BIỂN
HORMUZ VỊ TRÍ SÁT LÃNH ĐỊA IRAN- QUỐC GIA KHÔNG THÂN THIỆN- CHÚNG TA SẼ
NGHIÊN CỨU KỸ VEÊ EO BIỂN NÀY TRONG NHỮNG NGÀY SPẮ TỚI .
EO BIỂN HORMUZ LỐI VÀO VỊNH BATƯ
tka23 post
Eo biển Hormuz (tiếng Ba Tư: تنگه هرمز - Tangeh-ye Hormoz, tiếng Ả Rập: مضيق هرمز - Madīq Hurmuz)
là eo biển chiến lược quan trọng nhưng hẹp, eo biển nằm giữa vịnh Oman phía đông nam và vịnh Ba Tư ở tây nam.
Nằm trên bờ biển phía bắc là Iran và trên bờ biển phía nam là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Musandam, một phần đất tách ra của Oman.
Eo biển tại chỗ hẹp nhất khoảng 34 km, tàu chở hàng đi qua đây đa số là dầu thô , có đến40% lượng dầu mỏ của thế giới được chuyên chở qua con đường này, do đó nó là một vị trí tối quan trọng .
ĐỌC THÊM
Một
ngày đầu năm mới, khi tàu chiến Mỹ đang tuần tra ở eo biển Hormuz thì
"thuyền cao tốc của Iran xuất hiện và lớn tiếng đe dọa". Xung đột suýt
xảy ra...
Xin bắt đầu câu chuyện bằng nguồn tin từ phía Mỹ. Theo Hãng tin
AFP, vào ngày 7.1, Lầu Năm Góc thông báo rằng tàu tuần tra của họ đã bị 5
chiếc thuyền cao tốc của Iran khiêu khích ở eo biển Hormuz trước đó một
ngày. Hormuz là cửa ngõ dẫn vào vịnh Persia, là yết hầu của con đường
hàng hải nối vùng vịnh này với Ấn Độ Dương, với một bên bờ biển là Iran,
bên kia là UAE và vùng Musandam của Oman.
Tiếp đó, vào ngày 8.1, Lầu Năm Góc công bố một đoạn băng hình
về cảnh "chạm trán" giữa tàu tuần tra Mỹ và thuyền Iran. Đoạn băng cho
thấy trong lúc tàu chiến Mỹ đang làm nhiệm vụ thì thuyền Iran, được cho
là của lực lượng Vệ binh Cách mạng, lao
tới. Phần cuối đoạn phim, hình ảnh nhòe đi và tiếng ai đó vang lên:
"Chúng tôi đến đây. Các người sẽ bị nổ tung sau vài phút nữa". Theo
người Mỹ thì đây là lời đe dọa của Iran. Thuyền Iran còn thả những thùng
gì đó xuống biển mà phía Mỹ nghi là mìn. Cũng theo Washington,
trong tình thế nguy hiểm đó, tàu chiến Mỹ đã ra thông điệp rằng nếu
thuyền Iran tiếp tục quấy nhiễu thì "chúng tôi sẽ có hành động tự vệ
thích đáng".
Tiếp theo, vào ngày 11.1, Mỹ lại công bố tiếp một đoạn băng dài
hơn, ghi lại cuộc "gặp gỡ" nói trên. Giới chức quân đội Mỹ còn tiết lộ
nhiều tin về "các cuộc gặp căng thẳng" kiểu này. Theo đó, vào ngày 19.12.2007, khi thấy một chiếc thuyền Iran lao vun vút về phía mình tại eo biển Hormuz, lính Mỹ trên tàu chiến USS Whidbey Island
đã bắn cảnh cáo.
Sau đó 3 ngày, tàu USS Carr của Mỹ cũng gặp 3 chiếc thuyền Iran,
trong đó 2 chiếc có vũ khí. Tàu Mỹ đã phát tín hiệu cảnh cáo để tránh va
chạm.
Sau những chuyện trên, đô đốc William
Fallon, Tư lệnh quân Mỹ tại vùng Vịnh, hôm 11.1 cảnh cáo rằng các vụ
quấy nhiễu của Iran đã khiến nguy cơ xung đột đến gần hơn. Chủ tịch Hội
đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - đô đốc Mike Mullen thì nói đây là
lần đầu tiên ông thấy “một hành động khiêu khích hung hăng đến thế".
“Sự kiện này nhắc nhở chúng ta rằng Iran đang là mối đe dọa lớn và
chúng ta phải sẵn sàng để đối phó với mối đe dọa đó”, Hãng tin AP dẫn
lời ông Mullen.
Sau khi Mỹ công bố
"sự kiện eo biển Hormuz", giới lãnh đạo Iran liền bác bỏ việc thuyền của
họ đã đe dọa tàu Mỹ và cáo buộc Mỹ ngụy tạo bằng chứng. Iran còn công
bố một đoạn băng dài 5 phút cho thấy thuyền của họ đang đi theo lộ trình
của mình và giữ khoảng cách xa tàu chiến Mỹ. Viên chỉ huy trên thuyền
Iran còn liên lạc với phía Mỹ để nhận dạng tàu, một kiểu liên lạc bình
thường khi tàu bè gặp nhau trên biển. Đoạn băng không cho thấy thuyền
Iran tiến lại gần tàu Mỹ cũng như không hề có hành động khiêu khích nào.
IRAN SẼ KIỂM SOÁT EO HORMUR
NẾU CÓ CHIẾN TRANH
Trong trường hợp bị tấn công, Iran sẽ phong tỏa dễ dàng Eo biển
Hormuz, nơi luân chuyển hơn 25% lượng dầu mỏ thế giới. Tuyên bố này đã
được Tư lệnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, tướng Mohammad Ali
Jafari, đưa ra hôm qua (04/8).
“Cân nhắc đến tình hình hiện nay và mức độ trang bị cho lực lượng
vũ trang, chúng ta dễ dàng có thể đóng Eo biển Hormuz”, thông tấn xã
Iran Fars trích lời ông Jafari cho hay.
Tư lệnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, tướng Mohammad Ali Jafari
Ông Jafari cũng cho
biết: “Mới đây, lực lượng Vệ binh cách mạng Iran (IRGC) đã thử nghiệm
một loại vũ khí của hải quân. Trong vòng bán kính 300km, bất cứ tàu nào
của kẻ thù cũng sẽ không được an toàn và sẽ bị đánh chìm”.
Vào đầu
tháng 7, Iran đã tiến hành các cuộc tập trận và thử nghiệm thành công
những loại vũ khí mới. Các chuyên viên đã kết hợp phóng hoả tiển với
việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân, việc làm mà đã bị chỉ trích của Mỹ và Israel.
IRAN VÀ EO BIỂN HORMUZ
Iran
sẽ tổ chức lại hải quân của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran (IRGC),
giúp tổ chức này đủ sức tự vệ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tại
vùng Vịnh, tình báo hải quân Mỹ ra thông báo.
Theo báo cáo này, Iran đang tập trung phát triển các tàu tấn công
tốc độ cao, bố trí thêm hoả tiển hành trình dọc eo biển Hormuz và vùng
vịnh. Khi hoàn thành, hải quân của IRGC sẽ mạnh hơn nữa; cũng như tăng
khả năng phòng ngự.
|
Iran đầu tư mạnh cho hải quân.
|
Cũng theo báo cáo của Mỹ, việc hiện đại hóa của IRGC diễn ra từ lâu
với việc cơ quan này đã đẩy mạnh hợp tác với Trung cộng , Bắc Triều
Tiên, Italy... Qua các hoạt động này, họ mua được nhiều mẫu thiết
kế, kỹ thuật mới và giờ đây, Iran sản xuất được nhiều tàu chiến tốc độ
cao nhất vùng Vịnh. Ngoài ra, Iran còn muốn sở hữu cả tàu chiến không
người lái.Mục đích của những hành động trên là giúp Iran kiểm soát được eo biển Hormuz trong trường hợp xảy ra xung đột. Khi đó, Tehran
có thể sẽ chặn được 30% lượng dầu chảy ra thế giới từ khu vực này,
khiến toàn cầu rơi vào cơn "đói" năng lượng, gây hậu quả nghiêm trọng
với các nước phương Tây.
|
Iran muốn phong tỏa eo biển Hormuz khi cần thiết.
|
Trước
khi tình báo hải quân Mỹ ra báo cáo trên, Iran tuyên bố xây thêm 10 cơ
sở làm giàu uranium và bị phương Tây lên án kịch liệt, đe dọa áp đặt
thêm các biện pháp trừng phạt. Nước Anh khẳng định, tiến trình lập dự
thảo các biện pháp cấm vận mới sẽ hoàn tất trước cuối năm và kêu gọi
Iran đối thoại, giải quyết vấn đề. Thông báo từ London có đoạn: “Ưu tiên hàng đầu vẫn là đối thoại để giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, vẫn có sự lựa chọn khác là trừng phạt”.
Cùng lúc, Ngoại trưởng Đức là
Guido Westerwelle cứng rắn hơn: “Nếu Iran từ chối đề nghị của chúng
tôi, họ sẽ phải đối phó với các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn”.
Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner
thì khẳng định, việc Iran đe dọa xây thêm 10 nhà máy là “tức cười và trẻ con…”
Trong khi đó, theo Telegraph, dù các nước
phương Tây có lên án hay nói gì chăng nữa thì việc tăng cường cấm vận
khó thành hiện thực nếu không có sự hậu thuẫn của Trung cộng và Nga,
những quốc gia thân cận với Iran. Mà tới nay, Trung cộng chưa đưa ra
phản ứng với việc Iran tuyên bố xây thêm 10 nhà máy, còn Nga thì khẳng
định các bên không nên gây thêm căng thẳng trong vấn đề Iran. Do đó,
việc trừng phạt mới vẫn còn bỏ ngỏ.
TỔNG HỢP
__._,_.___
No comments:
Post a Comment