THỬ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI CỦA TTK ETCETERA DÀNH CHO GS TRẦN VĂN ÂN THEO CÁCH NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT MỚI QUA HOA KỲ.MAI NGUYỄN
(Phần chữ nghiêng màu đen hiển thị trong ngoặc là của Phù Đổng, hình ảnh minh họa trích từ Phố Rùm Việt Báo)
Hỏi: Xin ông cho một số ý kiến về chuyến đi vừa qua.
Đáp:
Chuyến đi VN tham dự hội thảo của VW , PBTV, và KBCHN là một sinh hoạt
báo chí bình thường. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm thú vị mà chính
mình cũng nên nêu ra ở đây.
Thứ nhất chủ đề của chuyến đi là tham dự
“Hội thảo giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng hải ngoại”- Tôi không nghĩ
nó là mục đích chính của các nhà tổ chức và cả những người tham gia.
Đặc biệt là VW, bằng chứng là những gì VW thu hoạch được không phải là
vấn đề ngôn ngữ hay giữ gìn và đó cũng là ý đồ và sự sắp xếp của ban tổ
chức. Hội thảo chỉ là một cái vỏ bọc ngụy trang, một cách làm quen thuộc
của những người cộng sản (CS). Còn mục đích tối thượng thì ai cũng biết
cả. VW biết về VN để làm gì và bên chính quyền cũng biết là khi VW về
thì sẽ cho VW thấy cái gì. Tuy nhiên, điều nầy cũng không quan trọng lắm
dù cũng cần phải được nhắc đến cho nó trọn vẹn. Về kết quả VW mang về
sau chuyến đi hoàn toàn không có gì mới, vẫn là những cuộc phỏng vấn với
các quan chức với những câu hỏi nhẹ nhàng. Vẫn là nơi thoải mái để các
quan chức VN khẳng định tiếng nói của họ. Điều mà độc giả trông chờ là
VW sẽ mang phong cách làm việc “kiểu VW”, đưa ra nhiều câu hỏi trực diện
vào những vấn đề còn tồn tại trong nước về tự do ngôn luận, chính trị,
việc xử án những nhân vật đối lập , nhân quyền, thì không thấy. Ai cũng
biết rằng điều nầy là rất khó nhưng nhiều người vẫn hy vọng VW sẽ thể
hiện sự cố gắng của mình. Một khía cạnh nữa mà độc giả của VW cũng trông
đợi là VW có thể phỏng vấn nhiều người có quan điểm chính trị khác nhau
tại VN trong đó có các nhà bất đồng chính kiến, các nhân sĩ trí thức…
nhưng cũng không thấy. Nếu chỉ làm được bấy nhiêu việc mà VW đã làm thì VW không cần phải lặn lội xa xôi tới tận VN nữa.
Những trông chờ của đoàn nhà báo VW cho chuyến đi lần nầy rất lớn và có
thể dễ dàng cảm nhận được. Không biết VW có thấy điều đó hay không.
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về việc gặp gở các cơ quan truyền thông ở VN?
Đáp:
Tôi cho rằng những cuộc gặp gỡ đó mang tính cách biểu tượng là chính.
Việc gặp gỡ trong sự dàn xếp và trình diễn như vậy rất khó cho anh có
những cái nhìn và đánh giá chính xác . Hệ thống báo chí của NV rất đặc
thù. Ai cũng biết là tất cả đều nằm dưới sự quản lý của đảng CS. Cho nên
việc tiếp xúc nầy nói chuyện chính thức trong hoàn cảnh nầy chỉ có ý
nghĩa trên phương diện xả giao hơn là hiểu. Nhìn ở khía cạnh khác, những
cuộc tiếp xúc như vậy coi như là những mối liên hệ đầu tiên cho việc
hợp tác sau nầy dù rằng vấn đề đó hãy còn khác xa bởi vì tôi không nghĩ
rằng hệ thống báo chí trong và ngoài nước có cùng chia sẽ về những vấn
đề chính trị của VN. hiện nay.
Nếu
tôi là VW tôi sẽ đi thêm một bước nữa là ngoài gặp gỡ một cách chính
thức với các cơ quan báo chí cũng nên tạo cơ hội cho mình có những cuộc
nói chuyện một cách không chính thức, thân tình, và tin tưởng với một số
phóng viên có tiếng tại VN, anh sẽ có một bức tranh toàn cảnh về môi
trường báo chí và cách làm báo tại VN. Anh cần phải thấy những điều ở
phía sau, những điều chính quyền không muốn cho anh thấy cũng như không
muốn cho anh hiểu. Đó là giá trị thực sự cho những chuyến đi thực tế.
Có
một thí dụ sinh động những nhà báo phương Tây xin được tới Bắc Triều
Tiên làm phóng sự. Dỉ nhiên là một khi chính quyền đồng ý, họ giám sát
rất chặt chẽ chuyến đi nầy và hầu như chỉ dẫn tới những nơi tươi đẹp,
hoành tráng, nói chuyện với những người đã dược sắp xếp sẵn. Nhưng qua
đó họ luôn cố tìm hiểu những gì mà chính quyền Bắc Triều Tiên không
muốn cho họ thấy. Họ đưa tin cái mà chính quyền muốn họ thấy và những
cái mà chính quyền không muốn cho họ thấy. Đó mới thực sự là giá trị của
một chuyến đi Bắc Triều Tiên. Đó mới là sự thật. Nếu mà họ chỉ nói đúng
theo quan điểm của chính quyền Bắc Triều Tiên thì độc giả có thể tìm
báo Triều Tiên mà đọc không cần một chuyến đi nhiêu khê như thế.
Hỏi:
Báo chí là một công việc cần có sự rõ ràng và công khai, nhiều cơ quan ở
đây về VN với tính cách không được công khai lắm?.
Đáp: Tôi không phải là một người làm báo, nhưng tôi thấy rằng cái định nghĩa “làm báo là một công việc cần rõ ràng và công khai” thì e rằng không hợp nhĩ cho lắm,
chắc là anh mới nghĩ ra. Điều quan trọng không phải là công khai hay
không, mà là anh muốn lấy hay muốn có thông tin gì . Ví dụ như anh muốn
tìm hiểu cuộc sống trong tù, hay một tổ chức nào đó, có khi là anh phải
âm thầm đóng giả một vai hay tiến hành thu thập thông tin một cách lặng
lẽ.
Là nhà báo, có khi anh là
một người đưa tin cũng có khi anh là một nhà điều tra. Vậy thì chọn cách
hoạt động như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như yêu cầu làm
việc của anh mà thôi. Như tôi đã đề cập, xả hội VN hiện tại rất đặc thù.
Những việc anh nói, những điều anh viết một cách chính thức sẽ có những
khoảng cách nhất định với những suy nghĩ thật lòng của mình trong những
chốn thân tình. Sự công khai có giúp anh lấy được những thông tin chính
xác hay không hay là ngược lại thì nó còn tùy. Các cơ quan báo chí ở
đây muốn có thông tin gì ở VN và sau những chuyến đi họ có đạt được
những điều đó hay không đó là điều quan trọng nhất chứ không phải vấn
đề công khai hay không của họ.
Tôi cũng hiểu một phần câu hỏi của anh
là có thể các cơ quan báo chí ở đây có thể về tiếp xúc chính thức với
các cơ quan nhà nước VN nhưng âm thầm và cũng có thể có những thỏa hiệp
nào đó. Nếu có chuyện nầy thì tôi cho rằng đó là một điều không trong
sáng và không có gì khác hơn là một kiểu tự sát. Bởi vì sau khi đã có
thỏa hiệp rồi, nếu anh muốn tiếp tục yên ổn để phát triển thì phải nghe
lời, còn nếu anh tỏ ra khó bảo thì người CS sẽ quăng những cái bằng
chứng thỏa hiệp với CS đó cho các chân rết của họ ở đây để xóa sổ, hay
ít nhất là làm cho anh điên đảo hay khó khăn ngay. Đi đêm với CS là một
con dao giết người tôi nghĩ giờ nầy cũng khó có ai ngây thơ để tự rước
nó về mình.
Hỏi: Trong khi có
những ý kiến ủng hộ tự do ngôn luận ủng hộ việc làm báo về VN thu nhận
tin tức, thì cũng có dư luận cho rằng công việc nầy là tiếp tay cho
CSVN. Lại có những ngôn ngữ như là bưng bô, Việt gian nầy nọ, ông nghĩ
những ý kiến đó như thế nào?.
Đáp: Tôi cho rằng nên
tách biệt giữa việc đi về VN làm tin tức và tự do ngôn luận. Việc anh
đi về VN làm tin tức không chắc rằng anh tôn trọng tự do ngôn luận. Và
ngược lại việc phản đối những hiện tượng tiếp tay cho CSVN không có
nghĩa là chống lại công việc về VN thu nhận tin tức. Công việc
làm báo của các anh có thể đi bất cứ đâu và gặp bất cứ ai. Nhưng điều
quan trọng nhất là cách anh đưa những tin tức đó, nó có phản ảnh đúng
bản chất của vấn đề không? Nó có nói lên sự thật ở nhiều khía cạnh
không? Nó có đáp ứng những mong đợi của độc giả hay không?. Không cần
anh phải về VN anh mới bưng bô cho CS, và việc bưng bô cho CS có thể làm
ở bất cứ đâu, anh có thể làm Việt gian ở bất cứ đâu.
Những
người phản đối VW không phải là việc VW về VN mà là những tin tức VW
đưa tin sau chuyến đi. Theo cách nhìn của họ VW đã không chất vấn những
điều mà họ quan tâm mà ngược lại mở cửa cho họ tuyên truyền những điều
không thực tế của tình trạng chính trị và xả hội ở VN. Với một tờ báo đã
có một lịch sử đầy “thành kiến” như VW thì điều nầy là một sự thách
thức mạnh mẽ đối với những người phản đối. Đi VN hay phỏng vấn quan chức
chỉ là một thủ tục làm việc của những người làm báo, không ai phản đối
những thủ tục đó cả, họ chỉ phản đối những thông tin đi ngược lại niềm tin của họ.
Họ muốn rằng chính quyền CSVN phải đối diện với một áp lực thay đổỉ,
phải thấy nhu cầu mở rộng tự do, dân chủ, họ phải thấy những điều họ
đang làm về đàn áp chính trị là sai với những qui tắc dân chủ thông
thường. Nhưng dường như VW có vẻ đang làm cho họ tự tin hơn trong những
công việc trấn áp đó. Cái nầy thì vô cùng hại cho hoàn cảnh đất nước
hiện tại. Và cũng gây bức xúc cho nhiều người ở hảỉ ngoại.
Hỏi:
Có nhiều người nhất là những đảng phái chống cộng ở ngoài nầy, đặc biệt
là đảng VT, họ đặt vấn đề nhân quyền và dân chủ hầu như là vấn đề quan
tâm hàng đầu ở VN và họ cho rằng nếu không có hai vấn đề trên tại VN
thì không thể nào đối thoại được. Là người thường xuyên về VN ông có
nghĩ người VN món ăn dân chủ và nhân quyền là quan tâm hàng đầu của họ
không?
Đáp: Tôi đồng ý với ông
Ân tùy vào vị trí của người dân thì nhu cầu về dân chủ và nhân quyền
khác nhau. Nếu là một người có quyền trong chế độ, người trong các nhóm
lợi ích đang hưởng lợi thì họ không quan tâm. Còn hầu hết những người
khác họ đều cần, vì đó là tiền đề cho sự công bằng xã hội, qua đó tạo ra
sự công khai minh bạch, được sống và làm việc trong môi trường rõ ràng,
tiếng nói của mọi tầng lớp được tôn trọng, có quyền chọn lựa hay loại
bỏ người lãnh đạo thông qua bầu cử. Khi có chuyện thì được xét xử công
bằng, tham nhũng thì không được bao che. Ai không muốn điều đó. Cũng
nó thêm về câu hỏi của anh. Nếu đối thoại với VN bây giờ không phải là vấn đề dân chủ và nhân quyền thì đối thoại về vấn đề gì ?.
Nó là mấu chốt cho mọi vấn đề khác. Có dân chủ thì các khía cạnh khác
về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục đều có thể được giải quyết dễ
dàng. Ở VN, người dân họ kinh sợ cái từ “Cơ chế” thay đổỉ cái gì cũng
vướng “Cơ chế”, mà cơ chế có thể hiểu một cách khái quát là mô hình tập
trung quyền lực kiểu cộng sản, là sự thiếu hụt những tiêu chuẩn cơ bản
của dân chủ và nhân quyền.
Hỏi: Đối với những người quan tâm đến
chính trị, họ đặt cho báo chí hoặc những nhà báo khi về VN phải tìm
hiểu về vấn đề biểu tình, các nhà đối lập, cũng như vấn đề Trung quốc…
Theo ông thì đó có phải là tất cả những gì quan tâm của người dân
Little-Saigon hay là trách nhiệm của báo chí hay không?
Đáp:
Trong câu hỏi của anh cũng bác bỏ cái quan điểm những người biểu tình
phản đối VW là do VW về VN, nếu phản đối việc anh về thì sẽ không có
yêu cầu khi anh về phải làm cái gì cả. Quay lại câu hỏi. Cái nầy thì
phải đặt trên hệ qui chiếu là bảo anh viết cái gì, độc giả của anh là
ai. Như anh đã đề cập ở phần đầu câu hỏi là :” đối với những người quan
tâm đến chính trị”.
Tôi cũng
phải nói báo VW là một tờ báo chính trị. VW nói chuyện về chính trị dầy
dặc không thua, thậm chí còn hơn hầu hết những tờ báo khác ở
Little-Saigon. Những đề tài như anh vừa nói phía trên thực sự là những
đề tài “hot” cho VW khai thác và tận dụng trong chuyến về VN tôi nghĩ
các anh cũng thấy điều đó.
Hơn là các anh đi phỏng vấn các quan chức, hết năm nầy đến tháng nọ
hoàn toàn không có điều gì khác, họ chưa mở miệng là biết họ nói cái gì
rồi. Hơn nữa, một tờ báo có nhiều thành kiến thân cộng như VW
vẫn cái kiểu phỏng vấn nhẹ nhàng bao nhiêu năm vẫn thế không cần thiết
phải làm một chuyến về VN, ở tại Little-Saigon VW đã sản xuất hằng loạt
những cuộc phỏng vấn như thế rồi. Chuyến đi về VN lần nầy nhiều độc giả
hy vọng VW sẽ chứng tỏ bản lĩnh là một cơ quan truyền thông đến từ Mỹ,
cũng như một lần nữa khẳng định cam kết đưa thông tin đa chiều của mình.
Nhiều người mong đợi thông qua một chuyến đi chính thức và công khai,
VW có thể dàn xếp được những cuộc phỏng vấn đối với các nhân vật đa
dạng trong bức tranh chính trị tại VN. Nếu làm được điều nầy VW sẽ vả
vào mồm những luận điệu cho rằng VW chỉ là một cái loa cho nhà cầm
quyền CS. Hay VW về VN cũng sẽ bị chính quyền VN xỏ mũi dắt đi lòng vòng
trình diễn thôi và khi về lại Mỹ chỉ làm công việc ca ngợi cho họ.
Tiếc rằng VW đã không đáp ứng được mong đợi nầy.
Người dân
Little-Saigon có nhiều cái quan tâm khác, nếu họ muốn biết VN tốt như
thế nào, hay các quan chức nói sao thì họ có thể đọc các báo mạng trong
nước. Dỉ nhiên họ không trông đợi chuyến đi về VN của VW để làm cái công
việc của các phóng viên nhà nước. Những đòi hỏi đối với VW liên quan
mật thiết đến đường hướng và cam kết của VW đang làm. Không ai yêu cầu
các phóng viên của tạp chí Thúy Kiều về nước phỏng vấn các nhân vật bất
đồng chính kiến cà.
Hỏi: Ông có nghĩ là những người đại diện
cho chính phủ phát ngôn sẽ giải quyết tất cả những nguyện vọng mà ta
mong muốn hay không?
Đáp:
Ta chỉ cần hỏi những điều mà ta muốn hỏi, hỏi những điều mà độc giả của
chúng ta quan tâm và làm sao cho họ trả lời tường tận và đúng trọng tâm
câu hỏi là được, và có thể hỏi thêm nếu câu trả lời của họ chưa chính
xác, hay nó có điều gì đó mâu thuẫn. Họ phải trả lời như thế nào là
chuyện của họ. Tất nhiên họ phải bảo vệ cho quan điểm của họ, tuy vậy ta
có thể hiểu được bản chất vấn đề hơn thông qua cách trả lời của họ, bất
kể nội dung họ trả lời như thế nào.
Ví
dụ: Ông Hữu Ước khi nói về Cù Huy Hà Vũ thì cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ
cướp nhà cha ruột. Mình có thể hỏi:” Nhưng hình như toà án VN không xử
ông CHHV tội cướp nhà cha ruột mà vì những bài viết , phỏng vấn của ông
Vũ. Trong khi báo chính thống VN lại không trực tiếp tranh luận hay mổ
xẻ những những luận điểm của ông Vũ trong những bài viết đó” Hỏi rất
hợp lý , đồng thời cho người trả lời thấy rằng họ phát biểu vậy thì
không mang tính duy lý.
Hay một
ví dụ khác khi ông Hữu Ưóc nói rằng : những bài báo mạ lỵ những nhân
vật chống cộng ở hảỉ ngoại là do …bị “chửỉ trước”. Như vậy việc xuất
hiện các bài báo như thế dựa trên những điều cần được thông tin, cần
được lên tiếng hay chỉ đề …”chửi lại” thưa ông? Vì không thấy ông nói
đến những nguyên nhân khác.”
Nói
thêm một tí về những điều thường thấy trong những cuộc phỏng vấn các
quan chức CSVN. Cơ cấu tổ chức của đảng CS là không ai trong đảng dù là
cao cấp nhất có thể đáp ứng nguyện vọng của ai cả mà phải thông qua tập
thể, cụ thể là bộ Chính trị. Những nhân vật dưới BCT thì chỉ có nói theo
quan điểm của BCT mà thôi. Ta cần hiểu điều đó để để linh động cách hỏi
của mình nhằm thu lượm được những thông tin mà ta muốn có.
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về việc gặp gở các cơ quan truyền thông ở VN?
Đáp: Tôi
cho rằng những cuộc gặp gỡ đó mang tính cách biểu tượng là chính. Việc
gặp gỡ trong sự dàn xếp và trình diễn như vậy rất khó cho anh có những
cái nhìn và đánh giá chính xác . Hệ thống báo chí của NV rất đặc thù. Ai
cũng biết là tất cả đều nằm dưới sự quản lý của đảng CS. Cho nên việc
tiếp xúc nầy nói chuyện chính thức trong hoàn cảnh nầy chỉ có ý nghĩa
trên phương diện xả giao hơn là hiểu. Nhìn ở khía cạnh khác, những cuộc
tiếp xúc như vậy coi như là những mối liên hệ đầu tiên cho việc hợp tác
sau nầy dù rằng vấn đề đó hãy còn khác xa bởi vì tôi không nghĩ rằng hệ
thống báo chí trong và ngoài nước có cùng chia sẽ về những vấn đề chính
trị của VN. hiện nay.
Nếu tôi là
VW tôi sẽ đi thêm một bước nữa là ngoài gặp gỡ một cách chính thức với
các cơ quan báo chí cũng nên tạo cơ hội cho mình có những cuộc nói
chuyện một cách không chính thức, thân tình, và tin tưởng với một số
phóng viên có tiếng tại VN, anh sẽ có một bức tranh toàn cảnh về môi
trường báo chí và cách làm báo tại VN. Anh cần phải thấy những điều ở
phía sau, những điều chính quyền không muốn cho anh thấy cũng như không
muốn cho anh hiểu. Đó là giá trị thực sự cho những chuyến đi thực tế.
Có
một thí dụ sinh động những nhà báo phương Tây xin được tới Bắc Triều
Tiên làm phóng sự. Dỉ nhiên là một khi chính quyền đồng ý, họ giám sát
rất chặt chẽ chuyến đi nầy và hầu như chỉ dẫn tới những nơi tươi đẹp,
hoành tráng, nói chuyện với những người đã dược sắp xếp sẵn. Nhưng qua
đó họ luôn cố tìm hiểu những gì mà chính quyền Bắc
Triều Tiên không muốn cho họ thấy. Họ đưa tin cái mà chính quyền muốn
họ thấy và những cái mà chính quyền không muốn cho họ thấy. Đó mới thực
sự là giá trị của một chuyến đi Bắc Triều Tiên. Đó mới là sự thật. Nếu
mà họ chỉ nói đúng theo quan điểm của chính quyền Bắc Triều Tiên thì độc
giả có thể tìm báo Triều Tiên mà đọc không cần một chuyến đi nhiêu khê
như thế.
Hỏi: Báo chí là một công việc cần có sự rõ ràng và công khai, nhiều cơ quan ở đây về VN với tính cách không được công khai lắm?.
Đáp: Tôi không phải là một người làm báo, nhưng tôi thấy rằng cái định nghĩa “làm báo là một công việc cần rõ ràng và công khai” thì e rằng không hợp nhĩ cho lắm, chắc là anh mới
nghĩ ra. Điều quan trọng không phải là công khai hay không, mà là anh
muốn lấy hay muốn có thông tin gì . Ví dụ như anh muốn tìm hiểu cuộc
sống trong tù, hay một tổ chức nào đó, có khi là anh phải âm thầm đóng
giả một vai hay tiến hành thu thập thông tin một cách lặng lẽ.
Là nhà báo, có khi anh là một người đưa tin cũng có khi anh là một nhà điều tra. Vậy thì chọncách hoạt động như thế nào
tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như yêu cầu làm việc của anh mà thôi. Như
tôi đã đề cập, xả hội VN hiện tại rất đặc thù. Những việc anh nói, những
điều anh viết một cách chính thức sẽ có những khoảng cách nhất định với
những suy nghĩ thật lòng của mình trong những chốn thân tình. Sự công
khai có giúp anh lấy được những thông tin chính xác hay không hay là
ngược lại thì nó còn tùy. Các
cơ quan báo chí ở đây muốn có thông tin gì ở VN và sau những chuyến đi
họ có đạt được những điều đó hay không đó là điều quan trọng nhất chứ không phải vấn đề công khai hay không của họ.
Tôi
cũng hiểu một phần câu hỏi của anh là có thể các cơ quan báo chí ở đây
có thể về tiếp xúc chính thức với các cơ quan nhà nước VN nhưng âm thầm
và cũng có thể có những thỏa hiệp nào đó. Nếu có chuyện nầy thì tôi cho
rằng đó là một điều không trong sáng và không có gì khác hơn là một kiểu
tự sát. Bởi vì sau khi đã có thỏa hiệp rồi, nếu anh muốn tiếp tục yên
ổn để phát triển thì phải nghe lời, còn nếu anh tỏ ra khó bảo thì người
CS sẽ quăng những cái bằng chứng thỏa hiệp với CS
đó cho các chân rết của họ ở đây để xóa sổ, hay ít nhất là làm cho anh
điên đảo hay khó khăn ngay. Đi đêm với CS là một con dao giết người tôi nghĩ giờ nầy cũng khó có ai ngây thơ để tự rước nó về mình.
(Điển hình rõ ràng nhứt là báo Người Việt. Đỗ Ngọc Yến)
Hỏi: Trong
khi có những ý kiến ủng hộ tự do ngôn luận ủng hộ việc làm báo về VN
thu nhận tin tức, thì cũng có dư luận cho rằng công việc nầy là tiếp tay
cho CSVN. Lại có những ngôn ngữ như là bưng bô, Việt gian nầy nọ, ông
nghĩ những ý kiến đó như thế nào?.
Đáp: Tôi cho rằng nên tách biệt giữa việc đi về VN làm tin tức và tự do ngôn luận. Việc
anh đi về VN làm tin tức không chắc rằng anh tôn trọng tự do ngôn luận.
Và ngược lại việc phản đối những hiện tượng tiếp tay cho CSVN không có
nghĩa là chống lại công việc về VN thu nhận tin tức. Công
việc làm báo của các anh có thể đi bất cứ đâu và gặp bất cứ ai. Nhưng
điều quan trọng nhất là cách anh đưa những tin tức đó, nó có phản ảnh
đúng bản chất của vấn đề không? Nó có nói lên sự thật ở nhiều khía cạnh
không? Nó có đáp ứng những mong đợi của độc giả hay không?. Không
cần anh phải về VN anh mới bưng bô cho CS, và việc bưng bô cho CS có
thể làm ở bất cứ đâu, anh có thể làm Việt gian ở bất cứ đâu.
Việt Gian ngay tại Mỹ :)
Những
người phản đối VW không phải là việc VW về VN mà là những tin tức VW
đưa tin sau chuyến đi. Theo cách nhìn của họ VW đã không chất vấn những
điều mà họ quan tâm mà ngược lại mở cửa cho họ tuyên truyền những điều
không thực tế của tình trạng chính trị và xả hội ở VN. Với một tờ báo đã
có một lịch sử đầy “thành kiến” như VW thì điều nầy là một sự thách
thức mạnh mẽ đối với những người phản đối. Đi VN hay phỏng vấn quan chức
chỉ là một thủ tục làm việc của những người làm báo, không ai phản đối
những thủ tục đó cả, họ chỉ phản đối những thông tin đi ngược lại niềm
tin của họ. Họ muốn rằng chính quyền CSVN phải đối diện với một áp lực
thay đổỉ, phải thấy nhu cầu mở rộng tự do, dân chủ, họ phải thấy những
điều họ đang làm về đàn áp chính trị là sai với những qui tắc dân chủ
thông thường. Nhưng dường như VW có vẻ đang làm cho họ tự tin hơn trong
những công việc trấn áp đó. Cái nầy thì vô cùng hại cho hoàn cảnh đất
nước hiện tại. Và cũng gây bức xúc cho nhiều người ở hảỉ ngoại.
Hỏi: Có nhiều người nhất là những đảng phái chống cộng ở ngoài nầy, đặc biệt là đảng VT, họ đặt vấn đề nhân quyền và
dân chủ hầu như là vấn đề quan tâm hàng đầu ở VN và họ cho rằng nếu
không có hai vấn đề trên tại VN thì không thể nào đối thoại được. Là
người thường xuyên về VN ông có nghĩ người VN món ăn dân chủ và nhân quyền là quan tâm hàng đầu của họ không?
Đáp: Tôi đồng ý với ông Ân tùy vào vị trí của người dân thì
nhu cầu về dân chủ và nhân quyền khác nhau. Nếu là một người có quyền
trong chế độ, người trong các nhóm lợi ích đang hưởng lợi thì
họ không quan tâm. Còn hầu hết những người khác họ đều cần, vì đó là
tiền đề cho sự công bằng xã hội, qua đó tạo ra sự công khai minh bạch,
được sống và làm việc trong môi trường rõ ràng, tiếng nói của mọi tầng
lớp được tôn trọng, có quyền chọn lựa hay loại bỏ người lãnh đạo thông
qua bầu cử. Khi có chuyện thì được xét xử công bằng, tham nhũng thì
không được bao che. Ai không muốn điều đó. Cũng nó thêm về câu hỏi của anh. Nếu đối thoại với VN bây giờ không phải là vấn đề dân chủ và nhân quyền thì đối thoại về vấn đề gì ?.
Nó là mấu chốt cho mọi vấn đề khác. Có dân chủ thì các khía cạnh khác
về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục đều có thể được giải quyết dễ
dàng. Ở VN, người dân họ kinh sợ cái từ “Cơ chế” thay đổỉ cái gì cũng
vướng “Cơ chế”, mà cơ chế có thể hiểu một cách khái quát là mô hình tập
trung quyền lực kiểu cộng sản, là sự thiếu hụt những tiêu chuẩn cơ bản của dân chủ và nhân quyền.
Hỏi: Đối
với những người quan tâm đến chính trị, họ đặt cho báo chí hoặc những
nhà báo khi về VN phải tìm hiểu về vấn đề biểu tình, các nhà đối lập,
cũng như vấn đề Trung quốc… Theo ông thì đó có phải là tất cả những gì quan tâm của người dân Little-Saigon hay là trách nhiệm của báo chí hay không?
Đáp: Trong câu hỏi của anh cũng bác bỏ cái quan điểm những người biểu tình phản đối VW là do VW về VN, nếu phản đối việc anh về thì sẽ không có yêu cầu khi anh về phải làm cái
gì cả. Quay lại câu hỏi. Cái nầy thì phải đặt trên hệ qui chiếu là bảo
anh viết cái gì, độc giả của anh là ai. Như anh đã đề cập ở phần đầu câu hỏi là :” đối với những người quan tâm đến chính trị”.
Tôi
cũng phải nói báo VW là một tờ báo chính trị. VW nói chuyện về chính
trị dầy dặc không thua, thậm chí còn hơn hầu hết những tờ báo khác ở
Little-Saigon. Những đề tài như anh vừa nói phía trên thực sự là những
đề tài “hot” cho VW khai thác và tận dụng trong chuyến về VN tôi nghĩ
các anh cũng thấy điều đó. Hơn là các
anh đi phỏng vấn các quan chức, hết năm nầy đến tháng nọ hoàn toàn không
có điều gì khác, họ chưa mở miệng là biết họ nói cái gì rồi. Hơn nữa, một tờ báo có nhiều thành kiến thân cộng như VW vẫn cái kiểu phỏng vấn nhẹ nhàng bao nhiêu năm vẫn thế không cần thiết phải làm một chuyến về VN, ở tại Little-Saigon VW đã
sản xuất hằng loạt những cuộc phỏng vấn như thế rồi. Chuyến đi về VN
lần nầy nhiều độc giả hy vọng VW sẽ chứng tỏ bản lĩnh là một cơ quan
truyền thông đến từ Mỹ, cũng như một lần nữa khẳng định cam kết đưa
thông tin đa chiều của mình. Nhiều người mong đợi thông qua một chuyến
đi chính thức và công khai, VW có thể dàn xếp được những cuộc phỏng vấn đối với các nhân vật đa dạng trong bức tranh chính trị tại VN. Nếu làm được điều nầy VW sẽ vả vào mồm những
luận điệu cho rằng VW chỉ là một cái loa cho nhà cầm quyền CS. Hay VW
về VN cũng sẽ bị chính quyền VN xỏ mũi dắt đi lòng vòng trình diễn thôi
và khi về lại Mỹ chỉ làm công việc ca ngợi cho họ. Tiếc rằng VW đã không đáp ứng được mong đợi nầy.
Người
dân Little-Saigon có nhiều cái quan tâm khác, nếu họ muốn biết VN tốt
như thế nào, hay các quan chức nói sao thì họ có thể đọc các báo mạng
trong nước. Dỉ nhiên họ không trông đợi chuyến đi về VN của VW để làm
cái công việc của các phóng viên nhà nước. Những đòi hỏi đối với VW liên
quan mật thiết đến đường hướng và cam kết của VW đang làm. Không ai yêu
cầu các phóng viên của tạp chí Thúy Kiều về nước phỏng vấn các nhân vật
bất đồng chính kiến cả.
Hỏi:
Ông có nghĩ là những người đại diện cho chính phủ phát ngôn sẽ giải
quyết tất cả những nguyện vọng mà ta mong muốn hay không?
Đáp:
Ta chỉ cần hỏi những điều mà ta muốn hỏi, hỏi những điều mà độc giả của
chúng ta quan tâm và làm sao cho họ trả lời tường tận và đúng trọng tâm
câu hỏi là được, và có thể hỏi thêm nếu câu trả lời của họ chưa chính
xác, hay nó có điều gì đó mâu thuẫn. Họ phải trả lời như thế nào là
chuyện của họ. Tất nhiên họ phải bảo vệ cho quan điểm của họ, tuy vậy ta
có thể hiểu được bản chất vấn đề hơn thông qua cách trả lời của họ, bất
kể nội dung họ trả lời như thế nào.
Ví dụ:
Ông Hữu Ước khi nói về Cù Huy Hà Vũ thì cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ cướp
nhà cha ruột. Mình có thể hỏi:” Nhưng hình như toà án VN không xử ông
CHHV tội cướp nhà cha ruột mà vì những bài viết ,
phỏng vấn của ông Vũ. Trong khi báo chính thống VN lại không trực tiếp
tranh luận hay mổ xẻ những những luận điểm của ông Vũ trong những bài
viết đó” Hỏi rất hợp lý , đồng thời cho người trả lời thấy rằng họ phát biểu vậy thì không mang tính duy lý.
Hay một ví dụ khác khi ông Hữu Ưóc nói rằng : những
bài báo mạ lỵ những nhân vật chống cộng ở hảỉ ngoại là do …bị “chửỉ
trước”. Như vậy việc xuất hiện các bài báo như thế dựa trên những điều
cần được thông tin, cần được lên tiếng hay chỉ đề …”chửi lại” thưa
ông? Vì không thấy ông nói đến những nguyên nhân khác.”
Một số hình ảnh đồng bào Nam California biểu tìnhtẩy chay báo Việt Weekly ngay trước toà soạn trong năm 2007.
No comments:
Post a Comment