Tin ngắn Tỉnh Thức ngày 10.11.2011
Pháp: Tinh thần dân tộc của người Tây Tạng: Hạ cờ Tàu tại đại sứ quán Tàu
Uyên Vũ
Video cho thấy cảnh sát Pháp tuy bất ngờ, nhưng xử sự chừng mực:
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày thứ Sáu – 04/11/2011, một nhóm khoảng 20 nhà hoạt động Tây Tạng, trong đó có 3 người ủng hộ Pháp đã xông vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris,
hạ lá cờ Trung Quốc xuống treo cờ Tây Tạng lên. Nhóm tổ chức và thực
hiện hành động này như là một phần của chiến dịch kêu gọi các nhà lãnh
đạo thế giới gây áp lực đa phương với Hồ Cẩm Đào để giảm bớt tình hình
đàn áp ở Tây Tạng. Nhóm này cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G.20 đôn đốc
sự can thiệp của quốc tế về tình hình vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng.
Video
cho thấy cảnh sát Pháp tuy bất ngờ, nhưng xử sự chừng mực
(Bao giờ tới cờ VC bị hạ...?)
-------------------------------------
Ngải Vị Vị cứng đầu : Bắc Kinh nhức óc
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh. Ảnh chụp hồi tháng 10/2011 (Reuters)
Giới
lãnh đạo Bắc Kinh hiện đang phải đau đầu với Ngải Vị Vị, người nghệ sĩ
Trung Quốc tài ba nhưng nổi tiếng là hay nói thẳng. Để khóa miệng ông,
chính quyền đã dùng biện pháp bắt giam, nhưng không mấy hiệu quả. Gần
đây, họ dùng thủ đoạn tài chánh, truy thuế cực cao, và đòi trả thật
nhanh. Âm mưu này cũng có nguy cơ thất bại vì nghệ sĩ đang được dân
chúng hết lòng ủng hộ.
Báo giới Pháp ngày 09/11/2011,
từ Le Figaro đến Libération, đã theo dõi diễn biến tình hình một cách
lý thú, nhất là trước cảnh hàng chục ngàn người ồ ạt bỏ tiền ra giúp ông
Ngải Vị Vị trả thuế. Phải nói là chính quyền Trung Quốc đã giam giữ ông
Ngải Vị Vị trong hai tháng trời (từ tháng Tư đến tháng Sáu). Hành động
này đã làm dấy lên là sóng phản đối ở ngoài nước, buộc chính quyền phải
thả ông ra.
Không
chịu thua, chế độ đã sử dụng một biện pháp tài chính "chính đáng" để
đánh gục ông : Truy thuế thật cao - 15 triệu yuan (1, 7 triệu euro) – và
phải trả trước ngày 15/11. Thế nhưng chính quyền không ngờ là họ lại
phải đứng trước một tình huống khó xử : người Trung Quốc ồ ạt quyên góp
giúp người nghệ sĩ cứng đầu này trả thuế.
Le
Figaro trong hàng tựa ở bài báo trang quốc tế ghi nhận : « Hàng ngàn
người Trung Quốc đã góp tiền giúp Ngải Vị Vị » và nhìn thấy là ông đang
trở thành mối nhức óc khó xử đối với Bắc Kinh. Việc hàng ngàn người động
viên nhau để giúp Ngải Vị Vị là một thất bại mới trên mặt hình ảnh đối
với chính quyền, bị gậy ông đập lưng ông.
Le
Figaro nhắc lại chỉ trong 4 ngày, hơn 20.000 người đã đóng góp khoảng 6
triệu yuan. Mỗi sáng, ông Ngải Vị Vị đều thấy tiền rải rác trên sân của
nhà của ông, bọc quanh trái cây, hay xếp thành hình máy bay. Tiền cũng
được chuyển qua bưu điện, qua internet. Chính quyền Bắc Kinh không ngờ
là có một phản ứng như thế từ phía người dân.
Không
chỉ góp tiền, nhưng người góp tiền cũng kèm theo những bình luận khó
chịu đối với chính quyền. Một người cho biết đã cho 289,64 yuan, con số
nhắc đến cuộc đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989.
Libération
chạy tựa : « Thất bại của chính quyền vang dội » cho bài phỏng vấn dài
mà ông Ngải Vị Vị dành cho thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh
Philippe Grangereau thực hiện.
Trong
phần mở đầu, Liberation giải thích là đối với người Trung Quốc bây giờ,
nghệ sĩ Ngải vị Vị là người đấu tranh cho tự do của họ. Ông đã không
ngừng lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vi phạm quyền người
dân. Tờ báo trích lời một đạo diễn, cùng với một chục người khác đến tận
nơi hôm qua trao tiền giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Đạo diễn này giải
thích : « Tại vì Trung Quốc không có bầu cử tự do cho nên đối với tôi,
đây là cách để nêu thái độ bất bình của tôi trước đường lối độc đoán
của chính quyền ».
Bên
cạnh nhà đạo diễn, có một doanh nhân mang đến 3 xấp tiền dầy, cũng giải
thích : « Phong trào dân chủ đã bắt đầu với bức tường dân chủ năm 1979
và đấu tranh không ngơi nghỉ từ thời đó. Những gì chúng tôi không đạt
được với phong trào Thiên An Môn 1989, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi bây
giờ ».
Trả
lời câu hỏi Libération, ông Ngải Vị Vị cho biết phần đông những người
gởi tiền cho ông là thanh niên, họ thường sử dụng Internet và biết ông,
họ nói với ông ‘’chúng tôi ủng hộ ông’’, và họ biết là sẽ lấy lại được
tiền của họ một khi ‘’chúng tôi đưọc sống trong tự do’’.Họ cũng nói với
ông là ‘’họ biết những gì ông làm và giúp đỡ ông không khác gì tự giúp
mình’’.
Ông
Ngải Vị Vị cho biết ông còn rất phân vân là có trả thuế bị truy đòi hay
không. Trả thuế truy đòi tức là ông thừa nhận có gian lận thuế, tức là
phạm pháp nhưng không trả thì có thể bị kết án 7 năm tù. Ông chưa biết
sẽ quyết định ra sao.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang gây tranh luận
Cũng
nhìn về Trung Quốc, Le Monde nêu bật ví dụ về một nhân vật khác cũng
đang làm cho Bắc Kinh khó chiụ, và gây ra tranh cãi, nhưng giữa một số
cư dân mạng và báo giới. Tờ báo giới thiệu trong hàng tựa : « Người Mỹ,
đại sứ và anh hùng của người dân Trung Quốc ». Ai cũng đoán được rằng
nhân vật này không ai khác hơn là ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Bắc
Kinh.
Thông
tín viên Le Monde tại thủ đô Trung Quốc mở đầu bài viết với hình ảnh
ông Gary Locke, mặc một chiếc sơ mi, tay áo xắn lên, cắm nhang trước một
ngôi mộ. Cảnh diễn ra ngày 04/11 vừa qua, gần một ngôi làng tỉnh Quảng
Đông, gần thành phố Đài Sơn. Vây quanh ông Locke có khoảng 40 dân làng.
Theo
Le Monde, với cử chỉ thắp nhang trước mộ tổ tiên trên đây, đại sứ Mỹ đã
tô thêm một điểm son nơi gương mặt mới của nước Mỹ, gương mặt khá bất
ngờ mà Gary Locke là đại diện ở Trung Quốc. Sự kiện này cũng làm cho
chính quyền Bắc Kinh bất ngờ và bối rối, khó chiụ, trước cảm tình mà cư
dân mạng dành cho ông vì bị quyến rũ trước thái độ đơn giản, bình dân
của một nhân vật cấp cao như thế và lại là.. người Mỹ, đại diện cho Hoa
Kỳ.
Ông
Gary Locke đã trở nên một gưong mặt rất quen thuộc đối với nguời Trung
Quốc, do nhiệm vụ của ông nhưng cũng đồng thời do gốc gác của ông. Nhưng
theo Le Monde, chính là tư cách đơn giản của ông ở vị trí một đại sứ đã
được cảm tình cư dân mạng Trung Quốc.
Trên các blog, họ đã chuyền nhau hình chụp lén ông Gary Locke ở sân bay Seattle
vào tháng 8, ông đứng trước quầy cà phê Starbucks, một túi đeo lưng
trên tay. Rồi ảnh chụp gia đình ông đến sân bay Bắc Kinh, từ vợ chồng,
con cái, mỗi người tự kéo va li của mình, họ đi máy bay hạng thông
thường.
Ông
Gary Locke đã chinh phục được cảm tình, vì đó là điều rất nhạy cảm ở
Trung Quốc, nơi cư dân mạng thường xuyên chế nhạo cảnh hách dịch của các
quan chức Trung Quốc, mà theo họ, không thể tự tay xách chiếc ô hay
chiếc cặp nhỏ của mình. Tháng 9 vừa qua, thì ông Locke và gia đình lại
thu hút chú ý khi xếp hàng như mọi người để lên toa cáp treo xem Vạn Lý
Trường Thành.
Thái
độ này của Đại sứ Mỹ ngược lại, đã bị tờ báo Quang Minh chỉ trích. Theo
tờ báo, tư cách người gốc Hoa của ông Locke dễ thu hút cảm tình người
dân thường. Đối với tờ báo này, ai có thể khẳng định đấy không phải là ý
đồ của Mỹ, sử dụng một người Trung Hoa để gây xáo trộn chính trị ở
Trung Quốc. Tờ báo tố cáo Gary Locke mang nặng chủ nghiã thực dân mới
của Mỹ.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã trả lời : thực dân mới kiểu đó này thì đáng « mở rộng vòng tay đón chào ».
-----------------------------------
DANH SÁCH NẰM VÙNG & VỀ VN LÀM ĂN VỚI VIỆT CỘNG MỚI NHỨT
GIA NÃ ĐẠI-CANADA
Artist Đỗ Trọng Ngọc- Canada
Bác Sĩ Nguyễn Tăng Trí- Canada
Nguyễn Hoài Bắc- Canada
Ts. Phạm Gia Thụ-Canada-VC vinh danh “Nước Việt”-2006
Ts. Huỳnh Hữu Tuệ-Canada -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
Ph.D Nguyễn Quốc Bình –Canada- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
Phùng Kim Vy-CLB Doanh nhân – Canada .
GSĐH. Lê Quốc Sính- Montreal
Canada .
Phạm Văn Thành- CT/Hội Doanh nhân VK- Canada.
Đỗ Trắc Bằng- CT/Hội Hữu nghị VK Canada.
Giang Tú Bình-CT/Tập đoàn H&H VN- Missisauga Canada .
Hứa Văn Hào – Canada- Công ty Kiến Phát.
Nhâm Tài Phúc- Canada- Công ty Good Luck.
Huỳnh Minh Liang- Canada- Công ty Thủy sản Trường Giang VN.
Trần Thị Lương- Canada- CT Công ty LMD. Phó CT/Hội Doanh nhân VK Toronto.
Nguyễn Thành Mỹ- Canada- Công ty hóa chất Mỹ Lan.
Ts. Nguyễn Hải- Canada- Dự án Asia Link VN.
(còn thiếu một số tại Vancouver Canada)
No comments:
Post a Comment