Monday, August 31, 2009 11:42 PM.
Trong bài viết gần đây hồi tháng Bảy, nhìn lại Hội nghị Geneva 1954, Đoan Trang dẫn các nguồn tư liệu nước ngoài, cho rằng lợi ích của Việt Nam đã bị hy sinh vì "cuộc đàm phán của các nước lớn".
Tác giả cũng nhìn nhận có sự "phân biệt đối xử" với người Việt đã ra nước ngoài vì hệ quả của chiến tranh.
Nữ phóng viên trẻ này cũng từng viết về tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đây.- bbc
Chủ quyền biển Đông : Báo chí Việt Nam phải được mạnh dạn lên tiếng
Thanh Phương,RFI
Bài đăng ngày 31/08/2009 Cập nhật lần cuối ngày 31/08/2009 12:23 TU
Vào đầu tháng 8 vừa qua, độc giả đã rất ngạc nhiên khi thấy tờ Công an Nhân dân Online đăng một bài bình luận của phụ trang An ninh thế giới, tựa đề '' Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông''. Bài báo lên án rất mạnh mẽ việc Trung Quốc tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi sau đó bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam. Ấy là chưa kể những vụ '' tàu lạ'', mà ai cũng biết là tàu Trung Quốc, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
In bài
Gửi bài
Bình luận bài
Bản đồ tranh chấp lãnh hải tại biển ĐôngNguồn: eia.doe.gov
Bài bình luận nói thẳng : Đây là những hành động nằm trong mưu đồ chính trị thâm hiểm, muốn biến biển Đông thành ''ao nhà'' của Trung Quốc. Tác giả bài báo kết luận '' Cách hành xử không hữu hảo của phía Trung Quốc trên biển Đông, dẫu là ''tiểu cục'' như họ thường nói, không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn làm '' ám khói '' hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Trung Quốc''.
Thật ra thì nội dung bài báo này cũng chẳng có gì là mới mẻ bởi lẽ, Việt Nam, qua lời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên án, tuy là nhẹ nhàng, các hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Nhưng hiếm khi nào báo chí Việt Nam, mà lại là một tờ báo của công an, dám lên tiếng như thế. Có điều, chỉ vài giờ sau, bài báo của Anh Ninh Thế Giới đã bị xóa khỏi trang Web, nhưng ta vẫn có thể tìm lại được bài báo trên net.
Đến ngày 18/8, hai tờ báo có đông độc giả là Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đồng loạt đăng bài '' Trung Quốc yêu sách 80% diện tích biển Đông : Không chấp nhận đường lưỡi bò'' của tác giả Quốc Pháp. Bài báo nhắc lại sự kiện ngày 7/5 vừa qua, khi gởi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục điạ, Trung Quốc đã kèm theo một sơ đồ thể hiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên 80% diện tích vùng biển Đông, mà người ta gọi là '' đường lưỡi bò '' do hình dạng của đường ranh giới mà Trung Quốc tư tiện vẻ ra.
Theo tác giả bài báo, đây là một yêu sách '' khó hiểu'', vì nó '' không có giá trị pháp lý'' và hành động của Trung Quốc '' không phù hợp với xu thế của khu vực''. Khác với bài báo của tờ An Ninh Thế giới, bài báo này hiện vẫn còn nằm trên trang Web của Tuổi Trẻ và Thanh Niên.
Cũng trong cùng thời gian đó, ngày 19/8, Tuần Việt Nam, phụ trang của Vietnamnet, cũng đăng trên mạng một bài có tình chất nghiên cứu của ba tác giả Dương Danh Huy, Trần Vĩnh Dự và Lê Vĩnh Trương, cũng để nhằm chứng minh tính chất phi lý của '' đường lưỡi bò ''.
Các tác giả bài viết đi đến kết luận rằng, việc Trung Quốc muốn chiếm 80% lãnh thổ biển Đông, khiến cho ''khả năng giải quyết các bất đồng ở biển Đông một cách hoà bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần''.
Một số tờ báo cũng nhân kỷ niệm những sự kiện lịch sử để ngầm khích động tinh thần yêu nước trước thái độ bá quyền của Trung Quốc hiện nay. Chẳng hạn như nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Tuổi trẻ online ngày 24/8 vừa qua đã đăng bài viết của tác giả Nguyễn Thế Thanh với nhan đề ''Tháng tám và xúc cảm chủ quyền''. Tác giả viết rằng :
"Máu đã đổ để bảo vệ chủ quyền đất đai của Tổ quốc. Như thế đó, đối với những kẻ ngoại bang có thói quen nhòm ngó và tìm cách biến những gì thuộc về người khác trở thành của mình, mỗi trận chiến đấu trên đất đai trời biển của Tổ quốc là một bài học, một lời nhắc nhở chúng ta “hãy cảnh giác, đừng để cho lòng hòa hiếu vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc khỏa lấp một giây phút nào ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia”.
Nhưng nhìn chung thì báo chí Việt Nam vẫn chưa thật sự được tự do đề cập đến vấn đề chủ quyền biển Đông, một chủ đề coi như là '' độc quyền'' của phát ngôn viên Bộ ngoại giao hoặc của Thông tấn xã Việt Nam.
Trong khi đó, đối với giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt Nam, báo chí cần phải được sử dụng như là một phương tiện để huy động lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trước những hành động mà ông xem là ''ngang ngược'' của Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn với giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn:
Việt Nam trong Dòng Thời sự : chủ quyền biển Đông