Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-18
Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng.
Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2
Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này...
Đại Tướng Lê Đức Anh. photo courtesy Wikipedia
Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2.
Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”.
Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”:
Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể:
Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”.
Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: "Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.
Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt - Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.
"Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.
Ô.Hồng Hà, Bí thư Trung ương
Một thái độ ươn hèn, yếu đuối
Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!...
Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định: Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc.
Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức.
Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!...
Ông Trần Quang Cơ
Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này.
Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2.
Sư lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động”
Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94.
Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn?
Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”.
“Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng.
Copyright © 1998-2009
No comments:
Post a Comment