tka23 post
Ngày 17/4/2009, bộ phận phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Hanjuan Jin, một phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc về tội sở hữu hàng ngàn dữ liệu liên quan đến an ninh mạng của một công ty phần mềm tại thành phố Chicago, Mỹ. Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì số tài liệu vô cùng quan trọng này sẽ được Jin chuyển giao về lại Trung Quốc...
Nếu như Mata Hari, nữ điệp viên nổi tiếng của thế kỷ XX, nói thông thạo cả tiếng Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, bị tử hình vào ngày 15/10/1917 về tội làm gián điệp nhị trùng cho cả Pháp và Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì đến thế kỷ XXI đã xuất hiện tại nhiều quốc gia phương Tây làn sóng các nữ điệp viên người Trung Quốc ngày đêm len lỏi vào nội bộ các tập đoàn kinh tế, các phòng nghiên cứu khoa học và cả các cơ quan an ninh, tình báo để thu thập vô số thông tin về kinh tế, khoa học và quốc phòng chuyển giao về lại Trung Quốc.
Ngày 17/4/2009, bộ phận phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Hanjuan Jin, một phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc về tội sở hữu hàng ngàn dữ liệu liên quan đến an ninh mạng của một công ty phần mềm tại thành phố Chicago, Mỹ. Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì số tài liệu vô cùng quan trọng này sẽ được Jin chuyển giao về lại Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 8/3/2009, một phụ nữ Trung Quốc khác tên Yaming Nina Qi Hanson cũng bị FBI bắt giữ tại bang Maryland, Mỹ, về tội sở hữu bất hợp pháp các tài liệu về thiết kế điện tử hệ thống điều khiển tự động của máy bay không người lái của một công ty điện tử hàng không ở thành phố Columbia.
Còn tại Canada, vào ngày 20/12/2008, một phụ nữ Trung Quốc tên Yu Xin Kiang đã bị bắt giữ tại thành phố Vancouver về tội đánh cắp thông tin kỹ thuật liên quan đến an ninh mạng của Hải quân Canada để chuyển giao về Trung Quốc.
Cả ba trường hợp này đều nằm trong một kế hoạch sử dụng tình báo kinh tế và tình báo công nghiệp như là các biện pháp hữu hiệu để giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới. Trong hơn hai thập niên qua, mạng lưới điệp viên đông đến hàng ngàn người, cả nam lẫn nữ, hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các quốc gia phương Tây, Trung Quốc đã làm được một việc quan trọng: đó là tổ chức thu thập và đánh cắp các kỹ thuật của phương Tây và sử dụng chúng để đối phó với các quốc gia này.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy cố gắng nhiều, nhưng Liên Xô cũng không thu thập được bao nhiêu về những bí mật công nghệ của các quốc gia phương Tây. Hậu quả là nhiều kỹ thuật của Liên Xô đã tụt hậu so với các kỹ thuật ngày càng hiện đại của các quốc gia phương Tây.
Trong khi đó Trung Quốc tin rằng có thể tránh được những sai lầm mà Liên Xô đã mắc phải bằng hai biện pháp.
Biện pháp thứ nhất là mở cửa kêu gọi các quốc gia phương Tây đầu tư xây dựng các nhà máy tại Trung Quốc để các nhà quản lý, các kỹ sư và cả công nhân Trung Quốc có thể học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách hợp pháp.
Biện pháp thứ hai là cho phép hàng trăm ngàn sinh viên, chuyên viên đến học, tu nghiệp tại các quốc gia phương Tây, trong đó có không ít người là điệp viên nội gián. Những người này trong thời gian học tập và sinh sống tại nước ngoài đều phấn đấu tìm được việc làm tại nhiều đơn vị kinh tế và khoa học mũi nhọn rồi sau đó tìm cách thu thập và cả đánh cắp những bí mật về công nghệ chuyển giao về lại Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu của tạp chí Global Security có trụ sở chính đặt tại thủ đô London của Anh, hiện có khoảng 10.000 điệp viên Trung Quốc đội lốt sinh viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên công nghệ đang hoạt động tại các quốc gia phương Tây, trong đó có đến 2/3 là nữ giới. Hầu hết những điệp viên này đều được tuyển dụng thông qua kế hoạch bí mật của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc có tên gọi Kế hoạch 863.
Kế hoạch 863 gồm hai phần:
Phần thứ nhất là tuyển dụng điệp viên trong giới sinh viên, trí thức tại Trung Quốc, huấn luyện nghiệp vụ tình báo trước khi gửi họ đến học tập tại các quốc gia phương Tây.
Phần thứ hai là sử dụng những nhà ngoại giao, đại diện thương mại người Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia phương Tây để tuyển dụng điệp viên nội gián trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại các quốc gia này. Những người này không chỉ chấp thuận làm việc cho tình báo Trung Quốc vì lòng yêu quê hương mà còn được hứa hẹn sẽ được trả công xứng đáng.
Trường hợp 2 nữ điệp viên người Trung Quốc là Yaming Nina Qi Hanson và Hanjuan Jin bị bắt giữ tại Mỹ vào tháng 3 và tháng 4/2009 rơi vào phần hai của Kế hoạch 863, còn trường hợp của điệp viên Yu Xin Kiang bị bắt giữ tại Canada vào cuối năm 2008 lại rơi vào phần một của Kế hoạch 863.
Thế nhưng, chính vụ FBI bắt giữ được một nữ điệp viên người Trung Quốc tên Katrina Leung vào tháng 4/2003 mới gây chấn động dư luận. Leung là một phụ nữ xinh đẹp được Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc tuyển dụng tại Quảng Châu và được cử đến hoạt động tại Mỹ với giấy thông hành Đài Loan.
Tại Mỹ, Leung theo học tại Đại học Cornell và Đại học Chicago . Sau khi tốt nghiệp đại học, Leung trở thành chuyên viên công nghệ của một công ty điện tử tại thành phố Los Angeles đồng thời được FBI tuyển dụng làm cộng tác viên để thu thập thông tin trong cộng đồng người Hoa sinh sống tại đây. Tận dụng vỏ bọc này, Leung đã thu thập nhiều thông tin quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế của Mỹ chuyển giao về Trung Quốc.
Năm 1991, FBI bắt đầu nghi ngờ về hành tung của Leung nhưng phải đợi đến tháng 4/2003 mới thu thập được đầy đủ chứng cứ để buộc tội Leung làm điệp viên nội gián. Các phương tiện thông tin đại chúng đều nhận định rằng Leung mới đích thực là một Mata Hari thời hiện đại. Thế nhưng, trong khi Mata Hari thật bị tử hình vào ngày 15/10/1917 thì những Mata Hari thời hiện đại như Leung, Yaming Nina Qi Hanson, Hanjuan Jin hay Yu Xin Kiang chỉ phải lãnh án tù giam
tổng hợp
__._,_.___
No comments:
Post a Comment