“Bức Tượng Nhỏ”
Sơn Tùng
Trong lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (The Victims of Communism Memorial) tại thủ đô Washington sáng ngày 12/6 vừa qua, người Việt đã chiếm gần phân nửa trong khoảng 500 người tham dự, và đặc biệt đã được dành cho ba chỗ trong hàng ghế danh dư thứ hai. Sau đó, hai người Việt đã có mặt trong cuộc thảo luận bàn tròn quốc tế về t9i ác của cộng sản tại The Heritage Foundation. Trong dạ tiệc tại J.W. Marriott Hotel, tổ chức VOCMF (The Victims of Communism Memorial Foundation) cũng dành một bàn danh dự cho tám người Việt Nam với bảng ghi chú “Republic of Vietnam Table”. Ngoài ra, vào buổi tối, Đêm Nguyện Cầu cho nan nhân cộng sản do Ủy Ban Yểm Trợ VOCMF tổ chức đã diễn ra trọng thể tại địa điểm tượng đài mà một nhà báo từ Nam Cali sang đã nhận định là cộng đồng người Việt tại Miền Tây chưa tổ chức được một buổi lễ với tầm cỡ như vậy.
Năm thành viên trong Ủy Ban Yểm Trợ VOCMF có lẽ là những người vui mừng nhất trước các thành quả đã diễn ra trong ngày 12/6/2007 mà 5 năm trước chỉ là một ước mơ.
Thật vậy, ước mơ ấy C4ã khởi đầu vào cuối năm 2002, khi VOCMF tổ chức một cuộc tiếp tân tại JW Marriott Hotel ở Washington DC để trao Giải Thưởng Truman-Reagan hàng năm lần thứ tư và gây quỹ để xây dựng một đài tưởng niệm 100 triệu nạn nhân cộng sản trên thế giới. Biet tin này, tôi đã thảo luận với vài thân hữu về việc nên tham gia vào dự án này vì đây là một cơ hội để nói lên chính nghiã của người Việt tị nạn, một công việc chẳng những nên làm mà còn cần phải làm. Hơn nữa, đay còn là một mệnh lệnh của lương tâm đối với hàng triệu người Việt Nam nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Nếu chúng ta vắng mặt và đứng ngoài sẽ là một thiếu sót rất lớn, về đạo lý cũng như trong cuộc đấu tranh cho chính nghĩa.
Việc trao đổi thảo luận đã kéo dài gần một năm, tới tháng 11/2003 mới lập được một nhóm gồm sáu người: Đinh Hùng Cường, Đoàn Hữu Định, Bùi Dương Liêm, Nguyễn Thị Bé Bảy, Lữ Anh Thư, và tôi. Cô Lữ Anh Thư được giao phó nhiệm vụ liên lạc với VOCMF. Sau khi được biết VOCMF sẽ tổ chức tiếp tân trao Giải Truman-Reagan lần thứ 5 tại Tòa Đại sứ Cộng Hòa Slovak vào tối 20/11/2003, chúng tôi đã tới tham dự và đề nghị tổ chức gây quỹ đong góp vào dự án xây dựng tượng đài. VOCMF đã hoan hỉ đón nhận đề nghị ấy và cho biết nếu đóng góp trước ngày 31/12/2003 thì số tiền sẽ được nhân lên gấp đôi do sự hứa tặng của một nhà hảo tâm.
Ủy Ban Yểm Trợ VOCMF được thành lập ngay và t=C 3ch cực làm việc, kết quả là một bữa cơm gây quỹ đã được tổ chức trong vòng không đầy một tháng tại Nhà Hàng Lucky Three vào tối 26/12/2003, ngay sau ngày Lễ Giáng Sinh! Khoảng 500 người đã đáp ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Yểm Trợ, ngồi chật nhà hàng, và trong hai giờ đã đóng góp được hơn 27,000 Mỹ kim, một việc ít khi xảy ra tại Vùng Hoa Thịnh Đốn. Tuần báo Asian Fortune ngày 14/01/2004 (Volume 12, Number 2) đã đăng một bài tường thuật khá đầy đủ của Jackie Bong-Wright. Bài này sau đó được phổ biến trên web site của VOCMF. Cộng với những số tiền nhận được sau đó, UBYT đã đóng góp cho VOCMF hơn 30,000 Mk trước ngày 31/12/2003 để được nhân đoi thành 60,000Mk.
Sau kết quả đầy khích lệ ấy, UBYT đã tích cực gây quỹ và phổ biB An tin tức về dự án của VOCMF nhưng vì việc xây dựng tượng đài bị đình trệ và kéo dài không như kế hoạch nên việc gây quỹ cũng chậm lại. UBYT chỉ tham dự các cuộc tiếp tân trao Giải Truman-Reagan hàng năm thường được tổ chức tại một tòa đại sứ của các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp... và đóng góp cầm chừng cho VOCMF.
Cuối năm 2005, cô Lữ Anh Thư rút ra khỏi UBYT. Mùa xuân năm 2006, Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch VOCMF, loan báo địa điểm xây dựng tượng đài đã được chính quyền chấp thuận và đã gây quỹ được gần đủ số tiền để thực hiện dự án là 750,000Mk, và ngày làm lễ vỡ đất để khởi công xây dựng được ấn định là 27/9/2006.
UBYT lại quyết 9 1ịnh tiếp tay mạnh mẽ với VOCMF trong việc quảng bá tin tức về tượng đài và dự định sẽ tổ chức một cuộc gây quỹ lớn sau lễ vỡ đất. Ts Lee Edwards đã hơn một lần công khai nhìn nhận “không có sự đóng góp rộng rãi của cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì không thể xây dựng được tượng đài”, và ông đã đặc biệt trọng đãi người Việt trong ngày lễ vỡ đất. Đại diện của UBYT đã được mời cầm xẻng vỡ những miếng đất đầu tiên cùng các quan khách (tấm hình này có đăng trên nhật báo Washington Times ngày 28/9/2006) và sau đó lên tiếng phát biểu trong cuộc tiếp tân tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ cách đó không xa.
Để đáp ứng cử chỉ đẹp ấy của VOCMF, không=2 0phải đối với vài cá nhân trong UBYT mà còn với tập thể người Việt tại Hoa Kỳ, UBYT giữ lời hứa sẽ tổ chức một đại nhạc hội tại Cali để gây quỹ.
Từ cuối năm 2006, mỗi tối Thứ Năm, 5 thành viên của UBYT đều họp để lập kế hoạch và xúc tiến tổ chức một đại nhạc hội tại Orange County, Nam California, được đặt tên là “Ngày Công Lý cho Nan nhân Cộng sản”. Ông Đoàn Hữu Định đã tự nguyện nhận trách nhiệm trực tiếp thi hành kế hoạch của UBYT.
Sau gần 6 tháng chuẩn bị và vượt qua nhiều khó khăn, “Ngày Công Lý” đã diễn ra vào Chủ Nhật 15/4/2007 mà kết quả đã tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và trên thế gi i và đã đóng góp cho VOCMF gần 80,000MK sau khi trừ các khoản chi phí. Đây là một thành công mà khi bắt tay vào tổ chức, ít ai nghĩ sẽ đạt được, và tuy là sáng kiến và kế hoạch của UBYT, những người đã trực tiếp góp công thực hiện không thể không nói tới là Đoàn Hữu Định, Nguyễn Phương Hùng, Nam Lộc, Trúc Hồ, Lư Đạt, đoàn chuyên viên trực tiếp truyền hình và các ca nhạc sĩ. Ông bà Bùi Dương Liêm và nhóm chuyên viên Truyền Hình VN Vùng Hoa Thịnh Đốn, ngoài việc giúp quảng bá tin tức và mọi diễn tiến liên quan đến việc xây dựng Tượng đài còn thực hiện một phim tài liệu khoảng 30 phút được phổ biến trên hệ thống truyền hình SBTN kết quả rất tích cực khiến nhiều người yểm trợ Ngày Công Lý.
Ri êng ông Đoàn Hữu Định, ngoài việc đã dành rất nhiều thì giờ và tâm trí vào việc tổ chức, còn xuất tiền nhà hàng chục ngàn để ưng trước cho các chi phí mà không có gì bảo đảm là có thể chắc chắn lấy lại.
Những chuyện ấy, người bên ngoài không biết nhưng chính điều đó đã làm cho những người trong cuộc cảm thấy tự hào và có niềm vui chính đáng trước những gì diễn ra trong ngày 12/6/2007.
Bây giờ thì Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản đã hiện hữu tại Washington, DC, với ý nghĩa như lời Tổng thống Bush trong buổi lễ khánh thành: “...tại nơi thiêng liêng này, những nan nhân vô danh của cộng sản sẽ được ghi khắc trong lịch sử và sẽ được tưởng nhớ mãi m ãi”. Đây là một “bức tượng nhỏ”, như nhận xét của nhiều người, nếu so sánh với những tượng đài nổi tiếng khác tại thủ đô nước Mỹ, nhất là so sánh với Viện Bảo Tàng dành cho những nạn nhân chết trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã trong Thế Chiến II (U.S. Holocaust Memorial Museum). Thật vậy, viện bảo tàng này là một kiến trúc đồ sộ được khánh thành năm 1993 với kinh phí 168 triệu Mỹ kim để tưởng niệm khoảng 6 triệu nạn nhân của Quốc Xã, và đài tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của Cộng sản chỉ là một bức tượng trị giá khoảng một triệu Mỹ kim cao 10 feet (khoảng 3 mét) tại một vị trí khiêm tốn, nằm bên ngoài chu vi của khu vực đặt các tượng đài lớn của thủ đô nước Mỹ được gọi là “The Mall”.
Nhưng, “bức tượng nhỏ” không làm giảm giá trị lớn của nó. Bằng cớ là Cộng sản Trung Hoa đã lên tiếng phản đối, và chủ tịch đảng Cộng Sản trái mùa ở Nga, Gennady Zyuganov, cũng đã gay gắt tấn công cái tượng đài khiêm tốn ở Washington. Và Bùi Tín, cựu đảng viên Cộng sản Việt Nam lưu vong, trong một bài viết sau khi Nguyễn Minh Triết đến Washington, đã nói rằng đáng lẽ ông ta nên đến Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng sản để nghiêng mình tạ tội.
Những người đã đóng góp vào việc hoàn thành “bức tượng nhỏ” ấy, dù nhiều hay ít, có quyền tự hào. Và “bức tượng nhỏ” sẽ tiếp tục soi sáng chính nghĩa của những người đã và đang đứng lên chiến đE1u chống lại cộng sản, trong lúc những bức tượng vĩ đại của các lãnh tụ cộng sản đã và đang theo nhau đi vào những bãi rác – thực sự và lịch sử.
Sơn Tùng
From: Van, Paul [mailto:Paul. Van@fairfaxcount y.gov] Sent: Friday, August 21, 2009 9:11 AM
No comments:
Post a Comment