quan hệ với Đông Nam Á để hạn chế sức ép
từ Trung Quốc
Trọng Nghĩa,RFI
Bài đăng ngày 27/07/2009 Cập nhật lần cuối ngày 28/07/2009 18:23 TU
Trong bối cảnh Việt Nam càng lúc càng phải chịu sức ép của Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông, giới phân tích thẩm định : Việt Nam cần nắm lấy cơ hội Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề an ninh chung tại vùng biển Đông Nam Á, để đối phó với sức uy hiếp đến từ Bắc Kinh.
Trong vòng không đầy 10 ngày vào trung tuần tháng 07/2009, Hoa Kỳ liên tiếp tung ra ba tín hiệu hướng về phiá các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, theo một kịch bản càng lúc càng cụ thể.
Thoạt đầu là cuộc điều trần hôm 15/07/2009 tại Thượng Viện Mỹ về tranh chấp hải phận và vấn đề chủ quyền tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó hai phó trợ lý bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Hoa kỳ đã xác định chủ trương củng cố trở lại sự hiện diện của Mỹ trong vùng Đông Nam Á.
Chủ trương chung này đã được cụ thể hoá một tuần sau đó bằng sự kiện Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Thái Lan ký kết Hiệp định "bất tương xâm" với khối các nước Đông Nam Á Asean hôm 22/07.
''Chính sách Đông Nam Á'' mới của Hoa Kỳ cùng một lúc đã được cụ thể hoá hơn nữa với Hội nghị đầu tiên giữa Hoa Kỳ và 4 nước Hạ nguồn sông Mêkông là Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan, bên lề Hội nghị Diễn đàn An ninh Khu vực Asean (ARF). Nhân cuộc họp đầu tiên này, phiá Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch hợp tác, trị giá hơn 160 triệu đô la riêng cho năm 2009, để chi viện cho các chương trình môi trường, y tế và giáo dục trong vùng Hạ lưu sông Mêkông.
Theo các nhà quan sát, căn bản chính sách Đông Nam Á của chính quyền Barack Obama đã bộc lộ rõ trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Mỹ ngày 15/07, trong đó hai đại diện cao cấp bộ Ngoại Giao và bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cùng với ba chuyên gia đã nêu bật xu hướng bành trướng thế lực đáng quan ngại của Trung Quốc trong vùng châu Á Thái Bình Dương, từ việc tăng cường tiềm lực hải quân, cho đến những hành động lấn chiếm hay uy hiếp cụ thể nhằm xác lập chủ quyền của họ trên những hòn đảo hay vùng biển đang tranh chấp với các láng giềng, không kể đến những hành vi xách nhiễu liên tiếp nhắm vào tàu hải quân Mỹ tại vùng Biển Đông.
Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đe dọa quyền tự do thông thương
Trong cuộc điều trần, các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm chèn ép Việt Nam như hù dọa các tập đoàn dầu khí quốc tế không cho họ kinh doanh với Việt Nam hay việc chận bắt ngư dân Việt Nam, đã được các diễn giả nêu bật thành những thí dụ cho thấy là những hành động của Bắc Kinh đe dọa đến quyền tự do thông thương trong vùng, qua đó đụng chạm đến quyền lợi nước Mỹ.
Chính là xuất phát từ tình hình đó mà đại diện bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ đã xác định rõ ràng là chính quyền Mỹ rất quan ngại trước chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Dù chủ trương không can thiệp vào hồ sơ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như các nước khác, nhưng phiá Hoa Kỳ cho rằng các đòi hỏi của Bắc Kinh về lãnh hải chẳng hạn không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á, và cả đối với Hải quân Mỹ, đe dọa an ninh chung của khu vực và quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ là quyền tự do lưu thông trên biển. Tình hình đó đòi hỏi Hoa Kỳ phải duy trì một lực lượng hải quân hùng mạnh trong vùng để bảo đảm quyền tự do đi lại, củng cố quan hệ với các đối tác từ Indonesia, Philippines, cho đến Malaysia, Việt Nam, và lẽ dĩ nhiên đối thoại với Trung Quốc để ngăn ngừa bất trắc.
Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các động thái ngoại giao gần đây của Hoa Kỳ hướng về Đông Nam Á, Ban Việt Ngữ RFI đã phỏng vấn giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Đại Học George Mason ở tiểu bang Virginia, và giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên gia về Trung Quốc và châu Á tại Đại Học Maine, Hoa Kỳ.
"Cần nắm lấy thời cơ Hoa Kỳ lưu tâm đến an ninh khu vực''
Đối với cả hai giáo sư, trong bối cảnh Việt Nam càng lúc càng phải chịu sức ép của Trung Quốc, đặc biệt trong vần đề tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông, Việt Nam cần nắm lấy thời cơ Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề an ninh chung tại vùng Đông Nam Á, để đối phó với sức uy hiếp đến từ Bắc Kinh.
Trả lời câu hỏi của RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt ghi nhận mối quan tâm đặc biệt mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam trong hàng loạt những động thái hướng về Đông Nam Á trong thời gian gần đây mà rõ ràng nhất là cuộc họp giữa bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton với bốn đồng nhiệm Việt Nam Lào Cam Bốt và Thái Lan bên lề Hội nghị Asean ngày 23/07 vừa qua. Bên cạnh đó, công cuộc hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt vẫn tiến triển dù chậm chạp, mà dấu hiệu mới nhất là các cuộc thảo luận vào cuối tuần trước giữa không quân hai nước.
Trong tình hình Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng củng cố lực lượng trong vùng, thắt chặt thêm quan hệ với các nước đối tác trong khu vực Đông Nam Á, để bảo đảm quyền tự do thông thương, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để hạn chế sức ép đến từ Bắc Kinh.
Sau đây là bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason, Virginia.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại Hoa Kỳ
http://www.rfi.fr/player/telecharger.aspx?ancien=False&fichier=http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actuvi/R115/PV_NMH_27_07_2009.mp3
27/07/2009 Trọng Nghĩa
Cùng quan điểm với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã ghi nhận tính chất quan trọng của các chuyển đổi mới đây trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với vùng Đông Nam Á, nhất là khi cuộc điều trần ở Thượng Viện Mỹ hôm 15/07 đã nêu bật những hành động ''quá trớn" của Trung Quốc không chỉ với các nước làng giềng, mà cả với Hải quân Mỹ.
Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, tín hiệu mà Hoa Kỳ bắn đi, không chỉ đơn thuần nhắm vào Trung Quốc để nước này giảm bớt các hành động quá đáng, mà còn nhắm tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để các nước này biết rõ là Hoa Kỳ sẽ không từ nhiệm trong vai trò cường quốc duy nhất có khả năng tạo thế cân bằng với uy lực đang lên của Trung Quốc tại Châu Á.
Theo giáo sư Long, Việt Nam trong thế đang bị Trung Quốc ''ức hiếp'' cần phải nắm lấy thời cơ này để có chính sách thỏa đáng nhằm giải tỏa được sức ép từ phiá Bắc Kinh, bảo vệ được tư thế độc lập của mình.
Sau đây là bài phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại Học Maine.
http://www.rfi.%20fr/player/%20telecharger.%20aspx?ancien=
Thanh Quang, phóng viên RFA
Trung Quốc ngày càng lấn lướt từ cao nguyên
cho tới biển xanh là nguồn sống của con cháu giồng giống Lạc Long Quân.
Liên tục bị phía Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc, gây tai nạn trong Biển Đông, nhiều ngư dân Việt Nam lo lắng vì mất kế sinh nhai.
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 #yiv807796010 #yiv807796010 #yiv807796010 #yiv807796010 #yiv807796010 #yiv807796010 !--
_filtered #yiv807796010 {font-family:"Cambria Math";panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4;}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 _filtered #yiv807796010 {font-family:Calibri;panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4;}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010
#yiv807796010 p.MsoNormal, #yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 li.MsoNormal, #yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 div.MsoNormal
{margin-top:0in;margin-right:0in;margin-bottom:10.0pt;margin-left:0in;line-height:115%;font-size:11.0pt;font-family:"Calibri", "sans-serif";}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 .MsoChpDefault
{}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 .MsoPapDefault
{margin-bottom:10.0pt;line-height:115%;}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 _filtered #yiv807796010 {margin:1.0in 1.0in 1.0in 1.0in;}
#yiv112934592 #yiv1108327868 #yiv1710257328 #yiv1272181745 #yiv807796010 div.Section1
{}
#yiv112934592
Mộng đế quốc
Trung Quốc gây sự với tàu Mỹ thăm dò đại dương, đe doạ công ty Mỹ làm ăn trong lãnh hải Việt Nam, bắt giã ngư dân Việt đòi tiền chuộc, rồi lại có "tàu lạ" đâm bể nát tàu đánh cá Việt Nam chẳng khác gì quân hải tặc.
Trong tình huống bị áp bức này, những người lãnh đạo Việt Nam phải làm gì? Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan nêu ý kiến với thanh Quang của Đài Á Châu Tự Do.
GS Trần Văn Đòan: Tôi nghĩ vấn đề có nhiều lối giải thích, mà giải thích chúng ta thường thấy trong chính trị là tư tưởng đế quốc của người Trung Quốc. Và tôi xin đặt lại vấn đề này - vấn đề đế quốc của người Trung Quốc - có phải họ học theo loại đế quốc của bên Âu-Mỹ hay không?
Không phải vậy! Tư tưởng đế quốc đó nằm sẵn trong máu của người Trung Quốc ngay từ mấy ngàn năm trước, thành ra chúng ta có thể giải thích 3 vấn đề:
Văn hoá người Trung Quốc là văn hoá chiếm đất, là văn hoá đế quốc. Đế quốc Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề chiếm đất, thành thử ra khi thế lực họ đủ mạnh như hiện nay thì họ sẽ bắt đầu chiếm đất.
GS Trần Văn Đoàn
Thứ nhất, mọi người để ý năm ngoái ở Thế Vận Hội Bắc Kinh, họ đưa ra một danh từ rất mỹ mãn như người ta thấy đó "Một thế giới - một Trung Quốc". Quan niệm đó trên nguyên tắc đúng là chỉ Trung Quốc mà thôi. Trung Quốc là gì? Tức là nước trung tâm của thế giới, nước đứng giữa trong thế giới.
Rồi họ đưa ra câu thứ hai : "Một thế giới - một giấc mơ". Cái mơ của họ là trở lại thế trung tâm của thế giới. Chúng ta quên để ý là quan niệm của họ, tư tưởng của họ luôn luôn là "cái rốn của vũ trụ". Đó là một dấu hiệu biểu lộ cái tâm linh của họ cả mấy ngàn năm.
Thứ hai, người Trung Quốc có tâm lý bá chủ và tâm lý lo sợ, lo sợ người ta chiếm đất của mình, lo sợ người ta đàn áp mình, thành thử họ theo một phương thế là "để khỏi bị người ta đàn áp mình thì mình đàn áp người ta trước".
Chúng ta nghiên cứu lịch sử Trung Quốc từ thời Nhà Tần với Tần Thuỷ Hoàng về sau, tất cả mỗi triều đại bao giờ đất nước họ cũng rộng hơn, càng ngày càng xuống miền Namỏa tới miền Bắc.
Thứ ba, tất cả những chiến tranh do Trung Quốc gây ra đều do đất và nước hết, tức là do chiếm đất chứ không phải là vì vấn đề sắc tộc hay là vấn đề gì cả.
Vấn đề Tân Cương hôm nay, người Tân Cương họ nổi lên chống người Trung Quốc là gì?. Là vì người Trung Quốc trên nguyên tắc đã chiếm hết đất của Tân Cương và biến người Tân Cương thành người Trung Quốc.
Và chúng ta hiểu văn hoá người Trung Quốc là văn hoá chiếm đất, là văn hoá đế quốc. Đế quốc Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề chiếm đất, thành thử ra khi thế lực họ đủ mạnh như hiện nay họ có thể đối đầu với nước Mỹ rổi, họ bắt các nước Âu Châu phải nghe lời họ rồi, thì họ sẽ bắt đầu chiếm đất.
Và trong tất cả những chuyện ở Việt Nam hôm nay chẳng hạn chuyện đâm tàu Việt Nam cho đến Hoàng Sa - Trường Sa, cho tới vấn đề biên giới, đó chỉ là một cách thế của người Trung Quốc để lấn đất và nói chung là để củng cố sức mạnh của người Trung Quốc mà thôi.
Việt Nam phải làm gì?
Thanh Quang : Theo Giáo Sư nhận xét thì phản ứng của giới cầm quyền Việt Nam ra sao trước những hành động này của Trung Quốc?
GS Trần Văn Đoàn: Tôi có đọc nhiều bài báo và thấy rất nhiều người phê bình nhà nước Việt Nam trong việc bị Trung Quốc áp bức mà hình như nhà nước VN phản ứng quá nhẹ. Tôi nghĩ vấn đề đó, những phê bình đó không đúng lắm.
Một trăm năm sau tất cả người Hoa họ đến ở hết, rồi họ công bố đấy là đất của người Hoa thì lúc bầy giờ mình sẽ làm cái gì? Lúc bấy giờ tất cả Miền Bắc có lẽ gần tới Hà Nội sẽ mất hết.
GS Trần Văn Đoàn
Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam nhưng thực tế, chúng ta đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam trước cả thời Vua Quang Trung. Vua Quang Trung chỉ đánh đuổi Nhà Thanh ra khỏi đất nước Việt Nam, nhưng mà đuổi được Nhà Thanh ra rồi thì cũng lại mất đất, tức là tất cả những vùng biên giới đó thì cũng lại mất đất.
Trong lịch sử mình biết là Vua Quang Trung đã có một thời muốn chiếm lại Quảng Đông và Quảng Tây, nhưng mà quên rằng đất Quảng Đông và Quảng Tây đó là đất vốn của Việt Nam trước kia, mà rồi Quang Trung chỉ nói hoặc là chỉ nghĩ đến nhưng mà không bao giờ làm.
Thì đấy là cái thế của chính phủ Việt Nam ngày hôm nay. Nghĩa là như thế này:
Chúng ta không có đủ lực để đối đầu. Chúng ta đối đầu một lần thì năm 1979 Trung Quốc đánh sang, mặc dù nó không công bố gì, nhưng nếu anh em về vùng Lạng Sơn thì biết là bị tàn phá cả mấy chục năm vẫn chưa gượng đầu lên được.
Thành thử bây giờ mình vẫn phải tỏ ra mình độc lập nhưng cũng một lúc mình vẫn tỏ ra "chúng tôi chỉ là đàn em thôi, chúng tôi không chiếm đất của các anh thì các anh đừng có lấn đất của chúng tôi, hay là các anh đừng có làm gì". Đấy là cái kiểu nhà nước Việt Nam bây giờ đương trong một cái thế rất hoà hoãn.
Cái thế thứ ba tôi nghĩ là làm như vậy thì cũng không hay lắm, tại vì làm như vậy có thể là làm cho người Trung Quốc cảm tưởng là "tao đã nắm được đầu mày rồi, tao muốn làm gì mày thì tao làm, mày chẳng có được cái gì, mày phải nghe lời tao suốt." Nó biến mình thành một cái chế độ của một ngàn năm đô hộ trước, nhưng mà trong cái thể chế mới mà thôi.
Thành thử tôi nghĩ rất có thể Việt Nam hay nhất là cái họ đương làm: chính sách của nhà nước là cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được, giống như những anh đứng bên cạnh anh Trung Quốc đã mất rồi thì đòi lại được rất khó.
Người Trung Quốc đã đọc thấy chiến lược của người Việt Nam chúng ta thành ra họ chận đánh trước. Thí dụ bây giờ họ cảnh cáo nước Mỹ hay cảnh cáo người Nhật...
GS Trần Văn Đoàn
Chỉ có mỗi cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi. Nghĩa là bây giờ làm cách nào để cắm cọc tất cả biên giới và đưa vào luật quốc tế và tất cả các nước công nhận thì lúc bấy giờ có thể bảo vệ được nước Việt Nam trong tương lai.
Còn nếu không, theo đúng chính sách của người trung Quốc, họ chẳng nói gì mà họ cứ làm, nghĩa là họ cứ lấn chiếm đất, một trăm năm sau tất cả người Hoa họ đến ở hết, rồi họ công bố đấy là đất của người Hoa thì lúc bầy giờ mình sẽ làm cái gì? Lúc bấy giờ tất cả Miền Bắc có lẽ gần tới Hà Nội sẽ mất hết.
Thanh Quang : Theo Giáo Sư, Việt Nam có nên khẩn cấp hợp tác ra sao với khu vực và thế giới, nhất là với Hoa Kỳ và Khối ASEAN, để mưu tìm một giải pháp quốc tế như thế nào?
GS Trần Văn Đoàn : Vâng. Tôi nghĩ là Việt Nam đang đi vào hướng đó. Thí dụ bây giờ họ đương công tác rất mật thiết với các nước ở vùng Đông Nam Á, tức với khối ASEAN, và họ đương nối lại quan hệ rất tốt với Hoa Kỳ cũng như cả với nước Nhật và tất cả vùng đó.
Nhưng mà người Trung Quốc đã đọc thấy chiến lược của người Việt Nam chúng ta thành ra họ chận đánh trước. Thí dụ bây giờ họ cảnh cáo nước Mỹ hay cảnh cáo người Nhật, hay họ cố ý nhắm mắt để cho Bắc Hàn làm tới.
Đó là cái gì? Đó là một cái để cảnh cáo những nước kia không được đi vào, và như vậy họ đã chặn con đường của Việt Nam đi trực tiếp hoặc càng thân mật hơn với các nước khác.
Tôi thấy người Trung Quốc họ đã nhìn thấy trước cái đường chúng mình đi. Đường chúng mình đi bắt buộc phải như vậy, bây giờ nó chặn đường thì chúng ta phải làm thế nào để mở con đường cho được, thành ra cái đó là con đường mình phải đi.
Thành Quang :
No comments:
Post a Comment