.
Lê Nguyên Hồng
.
Xin quý vị độc giả đừng ngạc nhiên vì tựa đề của bài viết này ! Nó tuy ngắn, nhưng tác giả quả quyết rằng nó sẽ nói lên được ít nhiều. Những ai muốn phê bình, trách móc, hay thậm chí lên án thì xin hãy kiên nhẫn đọc hết toàn bài rồi hãy kết luận vấn đề cũng chưa muộn! Tàu, ở đây muốn nói đến là người Tàu, tên gọi khác là Khách, Hán vv...
.
.Rất nhiều người cho rằng gọi người Hán là Tàu, nghĩa là có ý kỳ thị, khinh miệt người Hán, giống như người Đức (thời Thế Chiến 2) gọi người Nga là I -Van, người Thái gọi người Cam Bốt là Miên, người Cam Bốt gọi người Việt là Juôn vv...
.
Đây là một suy nghĩ không đúng! Trước đây, khi người Phương Bắc (chủ yếu là người Hán) sang giao lưu buôn bán tại nước ta. Vì đi dường bộ rất khó khăn hiểm trở và thường bị giặc cỏ cướp bóc, cho nên các thương nhân người Hán thường dùng phương tiện tàu thuyền đi bằng đường thủy, vừa chuyên chở được nhỉều hàng hóa, vừa an toàn.
.
Vì người Việt ta rất kỵ nói đến từ Hán, nhằm tránh nhắc đến việc người Hán sang đô hộ nước ta từ đời Hán Vũ Đế đến đời Ngũ Qúy của Trung Quốc (khoảng 1000 năm), cho nên mới gọi là Tàu. Nghĩa là “người buôn ở dưới tàu (thuyền) lên bờ. Cũng có giả thuyết cho rằng chữ “Tàu” là chỉ người nước Ngụy (thời Tào Tháo, đọc chệch chữ Tào), nhưng không có cơ sở.
.
Như vậy từ “Tàu” dùng để chỉ người Trung Quốc xuất xứ từ dân dã và thân mật, có ý nghĩa lịch sử và lý do cụ thể, mà hoàn toàn không phải là một sự kỳ thị nào! Từ “Hán” dùng để chỉ người dân tộc đa số ở Trung Quốc, sống tập trung ở những vùng đất có điều kiện sống thuận lợi, giao thông dễ dàng, chiếm khoảng 92% dân số nước này. “Hán” là từ xuất phát của triều đại Nhà Hán, bất đầu từ đời Hán Cao Tổ. Riêng từ “Khách” cũng được người Việt cổ dùng để chỉ người Hán, từ này xuất phát từ mối lo của người dân Việt xưa với nạn xâm lược, thôn tính của người Hán đối với nước ta. Người Việt xưa không bao giờ nhìn nhận người Hán là người chủ của nước Việt nên dân gian mới dùng từ “Khách” để gọi người Hán.
.
Cách nay khoảng vài trăm năm người ta còn ghép từ “chệc” (tiếng Tiều là chú) thành “chú Tàu”vv… Người Tàu là từ dân gian của người Việt gọi chung cho người Trung Quốc, kỳ thực ở Trung Quốc có tới 56 dân tộc khác nhau (Triều Tiên, Mông Cổ, Mãn, Tạng, Mèo, Choang, Động…), trong đó có cả dân tộc Kinh (Việt). Dân tộc Kinh sinh sống và định cư tại Trung Quốc do những biến động về lịch sử đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Giống như người Khơ Me của Cam Bốt đang sinh sống tại Nam Bộ Việt Nam vậy. Người Kinh của Việt Nam hiện đang sống chủ yếu ở Kinh Đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu) thuộc Đông Hưng, Quảng Tây của Trung Quốc với số lượng khoảng trên 22000 người.
.
Vì bắt buộc phải đồng hóa theo người Hán hàng ngàn năm, cho nên người Việt Nam bị pha trộn huyết thống của người Hán là điều đương nhiên. Từ tiếng nói, từ dùng của người Việt hiện nay còn có nhiều thanh âm vẫn in đậm tiếng Hán. Tên các địa danh của Việt Nam cũng vay mượn địa danh (hiện còn đang sử dụng ở Trung Quốc) rất nhiều như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Hà Giang, Hoàng Sa và Trường Sa vv...
.
Ngay cả đến cái tên “Việt” cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Xuân Thu với vị trí là “Các Hậu” nghĩa là một nước chư hầu trong khối “vạn bang”. Chúng ta đời đời ghi nhớ công ơn của Cha Ông đã có công giải thoát nước Việt ra khỏi vị trí chư hầu của nước Tàu, để trở thành một nước độc lập như ngày nay.
.
Người Tàu sống ở Việt Nam thì xuất xứ lại hoàn toàn khác hẳn người Kinh (Việt) ở Trung Quốc. Người Tàu đến Việt Nam định cư từ rất sớm (khoảng vài trăm năm trước Công Nguyên) bằng các con đường xâm lược (phần nhiều là cựu binh), các tội phạm sợ bị nhà Hán đàn áp giết hại nên bỏ trốn, và các thương nhân. Tiêu biểu là năm 1679 hai tổng binh của Quảng Đông Và Quảng Tây phò nhà Minh, bị nhà Thanh tàn sát phải bỏ chạy bằng tàu vào Đà Nẵng – Việt Nam.
.
Sau đó được nhà Nguyễn cho đến định cư ở Định Tường (Mỹ Tho), Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định). Lúc này tại Hội An – Đà Nẵng và Phố Hiến – Hưng Yên cũng đã hình thành những khu vực người Tàu sống bằng nghề thủ công và buôn bán. Từ đó người Tàu không ngừng sinh sôi và phát triển đến ngày nay. Theo ước tính thì hiện nay người Tàu sống ở Việt Nam có khỏang trên dưới 1 triệu người (tài liệu của nhà cầm quyền CSVN).
.
Người Tàu ở Nam Bộ - Việt Nam có tài buôn bán và sản xuất hàng thủ công xuất sắc. Chính vì vậy nên họ nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trên địa bàn buôn bán (điển hình là chợ Lớn ở Sài Gòn), cùng với nhiều ngành sản xuất như da giày, vải vóc, phụ tùng máy móc, đồ nhựa, đồ nhôm vv…
.
Thế nhưng chế độ của CSVN luôn coi người Tàu là những công dân hạng hai của Việt Nam, cho dù đại bộ phận người Tàu ở Việt Nam đều đã nhập quốc tịch Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN lo lắng có lý do, vì nghi ngờ lòng trung thành của người Tàu. Tương truyền, vào đời nhà Tây Sơn (thế kỷ 18) người Tàu ở Cù Lao Phố đã bị tàn sát hàng chục ngàn nhân mạng vì lý do phản loạn (?). Người Tàu thời CSVN không phải đi bộ đội (vì CS sợ họ sẽ quay súng bắn lại mình), mặc dù Trung Quốc lại hết sức hậu thuẫn cho Miền Bắc trong cuộc chiến kết thúc năm 1975, kể cả họ đã đưa quân đội của họ vào Việt Nam.
.
Không giống những nước văn minh tiến bộ như Hoa Kỳ, Châu Âu và một số nước khác, vốn có lịch sử dân tộc “tứ hải quần cư”. Họ không phân biệt đối xử đối với xuất xứ khác nhau của các chủng người đang là công dân của nước họ. Những nước độc tài luôn đặt lợi ích của phe đảng của mình lên hàng đầu, trên cả lợi ích dân tộc. Việt Nam ngày nay cũng vậy, chính sách phân biệt đối xử đã vô tình tạo nên một hố sâu ngăn cách giữa người Việt và người Tàu quốc tịch Việt Nam. Một bên, người Tàu cố sức giữ gìn văn hóa và các lễ hội của họ, họ dạy con cái nói tiếng Tàu, học viết chữ Phổ Thông.
.
Một bên là nhà cầm quyền cố tình ngầm ngăn chặn ảnh hưởng của người Tàu bằng cách không cho họ gia nhập ĐCSVN. Vì vậy người Tàu hiện nay không thể có chân trong guồng máy lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương, vì phương châm “đảng lãnh đạo”là trên hết (!?). Như vậy có thể thấy, ĐCSVN không hề “thích” người Tàu. Tất nhiên là đồng nghĩa với việc không ưa gì ĐCS Trung Quốc. Đằng sau những cái bắt tay ngoại giao “láng giềng hữu nghị”, “mười sáu chữ vàng”. Cả hai đảng CSVN và CSTQ đều đề phòng nhau, và vì vậy không thể có lý do gì để kết luận là quan hệ giữa hai nước Việt – Trung ngày nay là hoàn toàn tốt đẹp!
.
Vậy thì tại sao ĐCSVN, kẻ đứng đầu chỉ huy lãnh đạo và cầm quyền tại Việt Nam lại cam chịu nhượng bộ “người anh” Trung Quốc hết lần này đến lần khác, mà rõ ràng là không tự nguyện? Thứ nhất, về công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ngày 14/09/1958. Tình hình lúc đó chiến sự giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam đang có dấu hiệu căng thẳng thêm. Phía Trung Quốc nhân cơ hội đó muốn chiếm Hoàng Sa để mở rộng vùng đánh cá của mình, họ có đủ kinh nghiệm về ngành hàng hải và nhận rõ tầm quan trọng của Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông.
.
Vì vậy mới có “tuyên bố vùng lãnh hải năm 1958” của Trung Quốc. Tính toán theo kiểu thiển cận ngu dốt, và không nhận thức được tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên nhà cầm quyền CSVN đứng đầu là Hồ Chí Minh đã không ngần ngại ký công hàm ngày 14/09/1958. Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính Trị ủy quyền cho Phạm Văn Đồng ký văn bản này theo kiểu khôn vặt, nhằm tranh thủ sự tiếp vận về lương thực và khí tài quân dụng từ “người anh” Trung Quốc cho cuộc chiến tranh với Miền Nam Việt Nam.
.
Trong lúc đó họ không nhận thức được đầy đủ rằng, Trung Quốc cũng rất lo sợ Hà Nội thất thủ hoặc quay lại làm đồng minh của Mỹ. Hai kẻ khôn lỏi gặp nhau và cùng cần nhau, vậy là hoàn tất “phi vụ bán biển”, mà một bên là Việt Nam lẽ ra không mất, và một bên là Trung Quốc lẽ ra không được!
.
Tuy “ngậm bồ hòn làm ngọt” nhưng hiện nay Việt Nam vẫn còn cơ hội pháp lý để giành lại Hoàng Sa (tất nhiên là kèm lãnh hải), vậy thì tại sao ĐCSVN lại nhắm mắt làm ngơ khi ngư dân của ta bị tấn công, bắt bớ? Và tại sao các nhà thầu Trung Quốc lại trúng thầu hết công trình này đến dự án khác, nhất là dự án khai thác Bô Xít – Tây Nguyên tại Việt Nam một cách bất thường? Nghi vấn lại chồng thêm nghi vấn! Đã có hàng trăm lời giải thích, nhưng người ta vẫn đi tìm câu trả lời thuyết phục nhất.
.
Đôi khi, lời giải thích cho những vấn đề khó khăn tưởng như bế tắc, lại là những lời giải thích đơn giản nhất! Đó là, trước đây CSVN bán đất bán biển vì ngu ngốc, chẳng được lợi lộc gì cho cá nhân. Thì nay bọn chúng bán vì tiền, lấy tiền thật bằng USD, bằng các tài khoản kếch xù tại các ngân hàng quốc tế. Tấm gương “hạ cánh an toàn” của tất cả các “đồng chí” lãnh tụ mắc “khuyết điểm” như Trường Chinh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và hàng loạt các vị trí khác trong Bộ Chính Trị trung ương ĐCSVN từ bao năm nay, đã như một tấm lá chắn bất khả xâm phạm nhằm che giấu tội lỗi của các nguyên thủ vì lý do “giữ gìn uy tín cho đảng”.
.
Những bài học đó nghiễm nhiên công nhận các “đồng chí” lãnh tụ của ĐCSVN, dù trong tình trạng phạm tội ác nào cũng không thể bị coi là tội phạm (!). Mặc tấm áo giáp này các “đồng chí” cứ việc ký bất cứ cái gì, mà không sợ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật, miễn là càng được “lại quả” nhiều thì càng tốt (!).
.
Những kẻ tham nhũng trong ĐCSVN đã quá giàu vì ăn cắp, vì tham nhũng. Nhưng bởi “lòng tham vô đáy” của loài người, cho nên nếu “gặp” những khoản tiền hàng triệu, hàng chục triệu hoặc hàng trăm triệu USD “lại qủa” thì chúng sẽ không thể bỏ qua, dù là phải bán nước, bán dân hay thậm chí họ sẽ bán luôn cả tính mạng của mình.
.
Vậy giả thuyết về việc có một vài kẻ chóp bu của ĐCSVN “đi đêm” bất chấp lợi ích của đất nước, bất chấp tính mạng của nhân dân để nhận những khoản tiền thù lao khổng lồ bất chính là hoàn toàn có cơ sở. Như vậy, ĐCS Trung Quốc chẳng cần mất thì giờ để đào tạo gián điệp rồi cài vào ĐCSVN, hòng chui sâu vào Bộ Chính Trị. Sẽ phải mất hàng chục năm chưa chắc gì đã đạt được ý muốn. Vì cách nay hàng chục năm, việc gia nhập ĐCSVN không hề đơn giản, nhất là về lý lịch (điểm khó khăn lớn nhất để tạo vỏ bọc của một kẻ nội gián).
.
ĐCS Trung Quốc chỉ việc bỏ ra một khoản tiền lớn hàng trăm triệu USD sẽ mua chuộc dễ dàng một vài kẻ vốn đã quá quen thói tham nhũng. Sau đó ĐCSTQ được bù đắp lại bội phần về kinh tế, chưa kể đến kèm theo là đạt được những ý định lâu dài nhằm thôn tính hoàn toàn Việt Nam theo đường lối chư hầu hóa nước ta trong thời hiện đại.
.
Như vậy những kẻ nào đã bán đứng đất nước Việt Nam, bán đứng dân tộc Việt Nam? Đó phải là những kẻ có thực quyền trong Bộ Chính Trị trung ương ĐCSVN. Chính trong lúc này, vấn đề người Tàu đang cư ngụ tại Việt Nam sẽ không còn chỉ là một mối lo (như cách nghĩ của nhà cầm quyền CSVN) nữa. Cộng với hàng chục ngàn người Tàu mới vào Việt Nam dưới đủ mọi hình thức, hàng triệu người Việt gốc Tàu sẽ là cả một mối nguy hiểm cận kề, vì chính sự phân biệt đối xử bất công (đặc biệt là bất công về đời sống chính trị) của nhà cầm quyền CSVN áp đặt đối với họ bao năm qua đã tạo nên một sự uất ức chưa thể nói ra...
.
Chúng ta cần nhấn mạnh rằng, người Tàu hay là nói chung nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam đều sống thân thiện, bình đẳng, không thù oán. Tội lỗi là do ĐCSVN đã chia rẽ và tạo nên sự phân biệt sắc tộc từ bao năm qua. Người Tàu ở Việt Nam có quyền đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, trong khi họ đã góp của góp công rất nhiều cho đất nước mà họ cư ngụ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm qua. Sự lo ngại của nhà cầm quyền CSVN về lực lượng người Việt gốc Tàu sẽ chống phá nước ta là một suy nghĩ ấu trĩ, thể hiện trình độ tâm lý lãnh đạo non kém, thủ cựu! Có thể lấy ví dụ như ở Thái Lan, người gốc Trung Quốc chiếm đến trên 70% dân số, nhưng họ có cướp nước Thái đâu.
.
Người Tàu ở Thái Lan từ lâu đã là vị trí quan trọng nhất, để hình thành một đất nước Thái văn minh và phát triển thịnh vượng như ngày nay. Nước Thái chính là tổ quốc của họ! Trong lịch sử hiện đại nước Thái đã có hai vị thủ tướng người Thái gốc Tàu, đó là ông Samak (gốc Tàu 227 năm) và ông Thaksin (gốc Tàu 70 năm). Nhưng cả hai vị thủ tướng này đều không dâng nước Thái Lan cho ĐCS Trung Quốc!
.
Trước năm 1975 người Tàu ở Miền Nam được sống trong xã hội dân chủ tự do của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, họ kiểm soát đến trên 80% các ngành sản xuất như : Điện, Dệt May, Hóa Chất, Luyện Kim vv… Người Tàu kiểm soát hoàn toàn hệ thống bán sỉ, hơn 50% hệ thống bán lẻ và 90% xuất khẩu, nói chung người Tàu đã từng điều phối gần như hoàn toàn thị trường Miền Nam. Vì bị phân biệt đối xử trong chế độ của CSVN cho nên từ sau năm 1975, một bộ phận lớn người Tàu đã phải hồi hương (nhiều nhất là năm 1978), số còn lại thì đi vượt biên, chạy trốn ra nước ngoài.
.
Hiện nay số người Tàu còn lại ở Việt Nam đều là những người không thể tự thay đổi môi trường sống. Trong lòng họ tất nhiên là không ưa gì chế độ hiện nay của CSVN, những người này nếu bị kích động thì sẽ là một tai họa khôn lường cho sự an nguy của đất nước Việt Nam. Để sửa chữa sai lầm và cả những tội ác của ĐCSVN trong lịch sử.
.
Chỉ còn một lối thoát duy nhất cho đất nước, cho dân tộc, đó là ĐCSVN phải thực hiện xóa bỏ điều 4 hiến pháp năm 1992, thực hiện xã hội dân sự đa nguyên đa đảng, bình đẳng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các dân tộc đang sống trên đất nước Việt Nam, nhất là với người Việt gốc Tàu. Chỉ có con đường đó mới mong xóa bỏ sự hoài nghi và những bất đồng ngấm ngầm sâu sắc trong quan hệ hai nước Việt Trung.
.
Đối đầu với một nước lớn là một sự ngu ngốc, nhưng thay vì quỳ gối khom lưng sợ hãi trước thế lực của Trung Quốc thì ĐCSVN hãy mở rộng các cánh cửa còn đang đóng kín giữa hai dân tộc Việt- Trung. Qùy gối khom lưng không làm giảm nguy cơ mất nước, ngược lại nó còn có thể là nguyên nhân càng thúc đẩy nhanh chóng cho việc mất chủ quyền. Hơn nữa, nguyên nhân của mọi vấn đề chính là rào cản bởi sự cai trị độc tài, độc đoán của ĐCSVN.
.
Chỉ khi thực hiện đa nguyên đa đảng trên đất nước ta, mọi vấn đề của quốc gia đều được đưa ra ánh sáng, thì sẽ không còn cơ hội cho những kẻ móc ngoặc “đi đêm” bán nước, thu lợi bất chính cho cá nhân, bằng việc giày đạp lên lợi ích của đất nước và dân tộc. Đồng thời cũng không có cơ hội cho ngoại bang thôn tính và lũng đoạn đất nước ta một cách dễ dàng.
.
Lịch sử vẫn là lịch sử! Chúng ta không phủ nhận, nhưng cũng không đoán xét nó, mà chỉ có quyền rút kinh nghiệm. Nước nào hùng mạnh mà không có ý định bá quyền về mặt này hay mặt khác? Đó là một sự thật, bởi lòng tham và thói ích kỷ của con người không bao giờ có giới hạn! Người dân Việt Nam không sợ hy sinh vì phải bảo vệ chủ quyền của đất nước, nhưng nếu bằng con đường đàm phán công bằng khôn ngoan “mềm dẻo nhưng kiên quyết” mà tránh được đổ máu thì phải nên làm!
.
Đã đến lúc không thể để ĐCSVN cứ mãi thao túng và “úp úp mở mở”, che giấu hết tội ác này đến sai lầm khác, mà họ đã từng làm với đồng bào trong nước cũng như trong công việc đối ngoại với quốc tế. Chúng ta cũng rất cần cất lên tiếng nói đấu tranh đòi sự công bằng, bình đẳng cho những người Tàu đã trở nên một dân tộc quan trọng trong đời sống kinh tế, cũng như đời sống chính trị xã hội của Việt Nam này hôm nay. * Nếu có ai đó vẫn cho rằng dùng từ “Tàu” là không đúng thì xin nhận ở tôi một lời xin lỗi trước!
No comments:
Post a Comment