Những đợt sóng ngầm trong làng báo hải ngoại
Vô tình hay hữu ý số báo ra ngày thứ Bẩy 1/8/2009 cả hai tờ Người Việt “cũ” và Người Việt “mới” đề có chung một tấm hình em trai Ngô Thái Hoàng Em được tháp 2 cánh tay giả. Đây là một câu chuyện đầy thương tâm và cảm động nói lên tình nhân đạo của con người vượt qua mọi biên giới chủng tộc, sắc dân. Nội dung câu chuyện có lẽ mọi người ai cũng biết, bài viết hôm nay chúng tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh khác liên quan đến làng báo.
Trong những lúc ngồi Tam Quốc Chí đại tiểu luận dưới mái Đông hiên nhà hàng Zen nay đổi sang Tây của các nhà truyền thông Việt ngữ, dư luận đã có lúc gọi 2 tờ báo trên là Người Việt “Mới” và Người Việt “cũ”. Nhất là từ khi Đỗ Dũng và Vũ Đình Trọng “Sao Đành Bỏ Anh” và sau đó là tái xuất giang hồ của Vũ Ánh thì Việt Herald News đã bị gán ghép rất oan ức cái tên không muốn nhận là Người Việt “mới”. Mặc dù trên thực tế Đỗ Việt Anh tức Đỗ Tăng Bí đã không dấu diếm “hoài bão” muốn nắm quyền tờ Người Việt từ lâu trong quá khứ, ít ra trước khi ông Đỗ Ngọc Yến chết cho đến 2006 và 2008 thì niềm khát vọng càng gia tăng. Việt Herald Times ra đời trong một hoàn cảnh không được sáng sủa của kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và toàn cầu nói chung càng làm cho dư luận tin rằng điều ao ước đó là đúng.
Trở lại tại sao người viết lại so sánh 1 câu chuyện, 2 tấm ảnh và 2 tờ báo. Tại sao không phải là Việt Báo hay Viễn Đông? Thật ra thì không phải nội dung như đã nói ở trên, người viết muốn thay hai chữ “mới” và “cũ” bằng cách khác. Chuyện Hoàng Em có 2 cánh tay giả là sự hiển nhiên. Nhưng khi tung bản tin cùng ngày, hình cùng trên trang nhất, và cùng nơi đã làm cho người viết chợt thấy có những cái hơi “thắc mắc” về vấn đề ai là Người Việt “thiệt” ai là Người Việt “giả”. Hai tấm hình cùng góc cạnh chụp và cùng được đưa vào phía bên trái của trang nhất phần trên của tờ báo? Không lẽ máy in cũng có photocopy? Nếu không thì ai là “nằm vùng” và ai nằm vùng ai? Có phải cùng chụp từ một máy (freelance photographer? )
Khi một tổ hợp báo chí có sự rạn nứt và có người quyết định “tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi” và nhất quyết “Ta thề chết chứ không hề lui” thì ai ngu cũng nhìn thấy cảnh “huynh đệ tương tàn” sắp diễn ra giữa các đại gia Người Việt. Tình hình kinh tế nói chung không khá thì ra báo mới trong hoàn cảnh khó khăn rõ ràng một viễn ảnh “kinh tế cạnh tranh” đang chờ đợi trước mặt. Một Tống Hoằng ra đi và lập tờ Viễn Đông cũng mang ý nghiã tương tự. Nhưng không ai cho Viễn Đông là Người Việt “mới” vì Tống Hoàng có cái đặc tính riêng từ hình thức đến nội dung. Tờ Viễn Đông đứng vững và tờ Người Việt vẫn sống hùng sống mạnh trong cộng đồng người Việt. Bên cạnh tờ Việt Báo vẫn đều chi sản xuất. Nhà ai nấy giữ tiền ai nấy xài. Nhưng công tâm mà nói tờ Người Việt đã trở thành cây cổ thụ trong làng báo hải ngoại, rất khó mà bứng gốc. Người Việt Nam cũng hay có thói quen “làm biếng” đổi mới trừ xe hơi, thời trang và nhà cửa. Món ăn tinh thần quen miệng cứ thế mà ăn, đổi món mới nhiều khi đã khó nuốt lại còn bị dị ứng. Khách hàng quảng cáo cũng vậy chỉ cần một cú điện thoại, nhân viên toà soạn sẽ nhanh nhẹn “dạ vâng y như cũ, chỉ cần thay đổi ngày tháng và giá tiền thôi, vâng ban quảng cáo sẽ thực hiện ngay trong số báo phát hành ngày mai, vâng cám ơn ông/bà.” Nhiều khi làm biếng gọi công ty mới vì ngại lại phải bắt đầu từ đầu: nào là thăm hỏi, thương lượng, giá biểu, nội dung, điện thoại, điạ chỉ, số thẻ tín dụng để quẹt qua quẹt lại (cái quẹt chết người này làm nhiều người táng gia bại sản. Lúc quẹt không thấy gì, cuối tháng nhìn vào bill mới chóng mặt, nhưc đầu. Người ta làm chất nổ bằng plastics, Tây Phương làm thẻ tín dụng bằng plastic tức platic money cũng nguy hiểm không kém. Cái plastic money chỉ có một mloại thuốc trị là thuốc khai phá sản (bankruptcy) .) Đã vậy vẫn chưa xong, giá (báo mới) có rẻ hơn thật, nhưng khách quen thì vẫn đến, còn khách mới thì chẳng thấy ai. Thôi thì “Trở Về Mái Nhà Xưa” (báo cũ) cho yên chuyện.
Nhưng, chữ “nhưng” đôi khi rất ghét. Tuy nhiên ở trường hợp này thì chữ nhưng lại rất dễ thương và được gắn huy chương “can đảm”. Vì dám ra báo mới trong tình hình kinh tế “stimulus” quả thật là một sự mạo hiểm hơn là đi “vượt biên” trốn cộng sản sau ngày 30/4. Kinh tế Hoa Kỳ suy sụp, California có lợi tức đứng hàng thứ 6 nay đang tụt xuống thứ 8. Người dân da trắng, da đen, da vàng hay da cam cũng từ bị chết đến bị thương. Nhu cầu đọc báo cũng vậy, dư giả thì đọc thêm báo khác không thì cứ bổ cũ soạn lại. Báo quen, trang quen, mục quen thường lệ nằm đâu khỏi mất công đi mò index (mục lục) xem nó nằm ở nơi mô? Chính phủ liên bang có chương trình “cash for clunker” để giúp kích thích thị trường xe hơi. Nhưng giúp báo chí thì còn “phia”, ai dại gì đi bơm tiền cho cái đám truyền thông suốt ngày soi mói chuyện chính quyền. Truyền thông Việt thì lại càng không được welcome (Mẽo đâu đọc tiếng Việt). Ra tòa xử, nếu vụ án liên quan đến truyền thông mà dùng bồi thẩm đoàn để xử án thì thường bên bị nắm chắc phần thua. Thí dụ như vụ Người Việt, khi biết Ngô Kỷ chấp nhận xử bằng bồi thẩm đoàn, người viết đã thấy ở cuối đường hầm phiên xử một lỗ tối thui.
Trở lại “chiện” ai giả ai thiệt và tại sao lại giả thiệt? Nhìn vào thành phần hùng hậu chủ lực (không kể những người đứng sau lưng) của cả hai tờ Người Việt “mới” và “cũ” thì cũng từ lò Người Việt ở Santa Ana chui ra. Nói về hình thức thì Việt Heral News có vẻ trình bày trang nhã, giấy tốt và chữ Times New Roman size 12 rõ hơn size 11 của Người Việt. Nhưng cỡ chữ lớn có lợi điểm cho độc giả lớn tuổi dễ đọc (đỡ mỏi mắt) thì cũng có lợi điểm cho tòa soạn đỡ mất công viết thêm bài vì hết chỗ. Về các tiết mục thì “Anh Sao Tôi Vậy”, “Anh Từ Đâu Đến Anh Ơi” thì tôi cũng ở “chỗ ấy” mà ra thôi. Nhưng nội dung thì có vẻ chưa được phong phú như Người Việt cũ. Người viết gọi là cơn sóng ngầm thì ai tinh ý sẽ nhận ra ngay. Từ khi “rũ áo phong sương” Người Việt “cũ” để “khoác áo phong trần” Người Việt mới ông ký giả trẻ Đỗ Dũng đã “hồ hởi, phấn khởi” ngôn rằng “cơ hội để múa bút” (vườn hoang?) và “cần có những người trẻ” để dám ăn dám nói (Mặc dù hơn tháng nay vẫn chưa thấy có cái “dám” mà mới chỉ thấy cái “giám đốc”, “giám xúi”.) Đến khi tờ báo ra đời thì hỡi ôi trong trang 2 của Việt Herald News thì danh sách đầy những người “trẻ” như giáo sư Lâm Lễ Trinh, Bùi Bích Hà, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Tín, Nguyễn Lý Tưởng, Phùng Minh Tiến, Huy Trâm …v…v… thì người viết mới biết hoá ra mình hãy còn “babilac” và cỡ Đỗ Dũng và Vũ Đình trọng thì mới chỉ là “new born” chứ chưa được gọi là kindergarden (mẫu giáo.)
Nhưng dù sao cái gọi là “trẻ trung hóa” của Người Việt “mới” cũng làm các anh “nhớn” tại Người Việt “cũ” chột dạ. Thế là một kế hoạch “tuyển lựa tài năng mới” được cấp tốc thực hiện và “vũ khí” được tân trang cho hiện đại hóa phù hợp với nhu cầu của “chiến tranh” nào là Đinh Quang Anh Thái, Phạm Phú Thiện Giao, Đỗ Tài Thắng. So sánh “vũ khí” trẻ trung hóa này thì Người Việt “cũ” vẫn có phần ăn trội hơn. Lý do “người trẻ” của Người Việt “cũ” có quyền quyết định trong khi người trẻ Người Việt “mới” chỉ làm những phận sự thừa hành. Chưa kể Đỗ Dũng sở trường là săn tin và viết tin nay chỉ làm công việc “lọc tin”. Quyết định đăng hay không vẫn do chủ bút hay chủ nhiệm. Tổng Thư Ký chỉ là người quét dọn tòa soạn (dù lương lao công TTK cao hơn lương chạy vòng vòng.) Do đó, nếu TTK muốn cách mạng thì cũng phải qua nhiều cửa ải nếu không muốn “cắt mạng” (bể nồi cơm). Ông ĐQAT thì nhiều người cho là sở trường báo nói không phải báo đọc. Nhưng Phụ tá Chủ Nhiệm thì báo đọc, báo nói, báo hình và báo mạng cũng gống nhau (trừ báo đời và báo hại thì không.) Phạm Phú Thiện Giao từ RFA cũng là báo nói và Đỗ Tài Thắng tức Khôi Nguyên của Việt Tide (báo tuần), chưa kể Hoàng Mai Đạt đã có chân từ lâu trong Người Việt cũ (Khi viết bài này, người viết nghe đồn HMĐ sẽ ra đi, đi về đâu thì chưa biết? Đồng thời Vũ Quí Hạo Nhiên sẽ trở về Người Việt để làm gì? Chúng tôi sẽ đề cập đến số báo tới.)
Như vậy cơn sóng ngầm trong Người Việt sẽ là một một đợt sóng ngầm của cơn hồng thuỷ. Một bên là Việt Herald News với lực lượng trừ bị VNCR, một bên là Người Việt với hệ thống QMS (Nguyễn Đức Quang, Phạm Phú Minh và Phan Ngọc Sương) sẽ hứa hẹn nhiều sôi nổi. Bên tám lạng bên nửa cân, nhưng con đường Việt Herald News đi có vẻ nhiều chông gai tương lai còn lắm sỏi đá và gai góc. Tờ Người Việt khởi đi từ những người rỗng túi, nên nhu cầu kinh tế đã đưa anh em dễ thông cảm và chia xẻ trong ngọt bùi đắng cay hơn. Hoàn cảnh khó khăn và tình người thời ly loạn là chất keo gắn liền được anh em. Còn tờ Việt Herald News thì ngược lại, có ít nhất 7 nguồn tài chánh đang cùng nhau gánh vác nhưng lại là hoàn cảnh tư bản cộng đồng sau 34 năm. Do đó chất keo hàn vi khó tìm thấy trong tâm hồn những người tư bản. Cha chung không ai khóc là cái sự thật tâm lý làm tan tác những tổ hợp Việt Nam và không ai là không đau xót khi nhìn thấy cảnh tiền đi không thấy tiền về. Đợt đầu tư lần đầu không thấy lời thì có ai dám bỏ thêm vốn cho đợt thứ nhì và những đợt kế tiếp không? (Nghe nói Đỗ Dũng và Vũ Đình Trọng bỏ Người Việt về được bảo đảm lương cho 3 năm?)
Nếu tin dị đoan thì 7 theo Trung Hoa là Thất tức là mất, 8 là Bát (bết bát), 9 là Cẩu (sủa om xòm), 10 là Xập (bankruptcy. ) Nếu đếm ngược thì 6 là Lục (lục súc tranh công hay lục tặc), 5 là ngũ (ngũ tặc, hay “ngủ” luôn an giấc ngàn thu), 4 là tứ (Tứ tài hay tứ tuyệt cũng còn tuỳ), 3 là Tam (tam đa bất phú) chỉ còn lại 2 là Nhị hợp và 1 là Nhất công thành hay đệ nhất thiên hạ (cái này khó lắm trừ phi tiền được bơm vào như bơm xăng.) Nhưng ai bơm thì hậu xét.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Phương Hùng
Bad guys win the war
Câu nói để đời của Thống đốc John Mc Cain tưởng chỉ hiệu nghiệm với quá khứ về chiến tranh Việt Nam. “Kẻ xấu đã chiến thắng” có lẽ không còn ngôn ngữ nào để diễn tả trọn vẹn hình ảnh kết thúc chiến tranh xâm lược của đế quốc cộng sản tại Việt Nam. Cuộc chiến Quốc Cộng khởi sự và kéo dài từ 1954 – 1975, QLVNCH không thua tại chiến trường, quân đội hùng mạnh này vẫn đầy đủ tinh thần dũng khí khi đứng trước cả một tập đoàn “vũ khí” ào ạt được tăng viện bởi khối cộng sản và đổ vào trong những ngày đầu năm 1975, trong khi thì người bạn đồng minh “thế giới tự do” im lặng trước những thế cờ chính trị của phù thuỷ Hoa Kỳ.
34 năm sau, “Bad guys win the war” một lần nữa đến với cộng đồng người Việt, nhưng lần này không phải là chiến tranh Việt Nam mà là một trận chiến “biểu tình tự phát”. “Bad guys” Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên đã chiến thắng trong trận chiến Người Việt qua cuộc biểu tình “tự phát”. Cuộc biểu tình được mệnh danh là tự phát nhưng lại không cho người khác được quyền tự phát. Một cuộc biểu tình tự phát không có người chỉ huy nhưng được điều động bởi “chuyên viên biểu tình” Ngô Kỷ (ký giấy thỏa thuận không biểu tình “người Việt” vì lý do tài chánh). Trong những thời điểm cao độ của “biểu tình tự phát” với những nguồn tài chánh “không tự phát” đoàn biểu tình đã có tiền bạc để tha hồ cho Ngô Kỷ lên các chương trình phát thanh “đuổi” luôn Liên Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ, các Ban Đại Diện Cộng Đồng, các tổ chức đấu tranh, những cá nhân có nhiều sinh hoạt đóng góp trong cộng đồng đều được ưu ái đưa lên làn sóng phát thanh. Thoạt nghe tưởng đoàn biểu tình “kêu gọi tham gia biểu tình” nhưng thực chất chửi xéo, xỏ xiên để họ đừng đến tham gia. Ngay từ những ngày đầu tiên hầu như cộng đồng đều có sự hiện diện của nhiều tổ chức. Kể cả “người hùng” Lý Tống từ San José xuống tăng cường. Tiền Lý Tống ủng hộ Ngô Kỷ nhận, nhưng ý kiến đóng góp của Lý Tống thì Ngô Kỷ đem lên “dũa” te tua trên đài. Sau Lý Tống, Ủy Ban chống VGVC gì đó, Ban Đại Diện Cộng Đồng của bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, cựu Đại tá Phạm Văn Thuần, Hội Cựu Chiến Binh, Việt Tân chính hướng, GSV Janet Nguyễn, NV Andrew Đỗ, “luật sư không state bar” Lê Công Tâm …v…v… và ngay cả những người “tự phát” như Trần Thế Cung và Đoàn Trọng cũng trở thành đoàn biểu tình “tự động” rút lui.
Trở lại chuyện “kẻ xấu thắng trận chiến”, chắc độc giả chưa quên sự kiện “Ôi ta buồn ta đi lang thang” của 2 đại nhà báo Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên. Tờ Người Việt đã hành xử rất nghiêm túc và đúng phương thức văn minh là sa thải 2 người trách nhiệm trong việc cho đăng bức hình vẽ nhục mạ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ trong chậu rửa chân của ngành nail. Ông Vũ Ánh với tư cách là chủ nhiệm đã có một bài viết để biện minh cho việc quyết định đăng bài và bức hình. Bài viết đã bị chính những nhân viện trong tòa soạn Người Việt và đa số dư luận cho là Vũ Ánh làm màn Lê Lai Cứu Chúa. Cứu Chúa thật, sự trở lại của Vũ Ánh với chúa hôm nay là một bằng chứng. Lá cờ biết bao nhiêu người quốc gia đã hi sinh mồ hôi và xương máu, nhuộm thắm bao nhiêu oan hồn tử sĩ và dân-quân-cán-chí nh VNCH; lá cờ biểu tượng của hồn thiêng sông núi, biểu tượng cho một dân tộc, một quốc gia hỏi ai là người yêu nước không đau lòng, không uất hận, không nhục nhã. Nếu vì tranh chấp nội bộ, vì điếm nhục bán rẻ lương tâm để cúi đầu cho đăng thì quả thật những con người này không nên sống trên cõi đời tị nạn này nữa. Những hạng người tán tận lương tâm này có còn xứng đáng được ngvẩng mặt mang danh dạy dỗ truyền thông đến độc giả nữa không? Thưa câu trả lời chắc chắn là không.
Ngày đi (bị Người Việt sa thải) và ngày về (Việt Herald News) ông Vũ Ánh đã có một lời xin lỗi tập thể người Việt tị nạn cộng sản hay chưa? Hay tối thiểu những độc giả người Việt quốc gia đang đọc tờ Người Việt. Sau khi ông Vũ Ánh người viết được đọc bài than vãn tình đời với con chó “đầy ân tình và ơn nghĩa” ở nhà cùng với cây cối trong vườn, người viết quytế định không viết về người ngã ngựa. Tuy nhiên, người viết vẫn kính trọng ông Vũ Ánh và trong sự kính trọng này người viết mong đọc được bài viết sự thật và nguyên nhân về biến cố “Cờ Vàng” này. Đúng ra thì ông Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên nên từ chức thay vì bị sa thải theo cách hành xử của những người văn minh. Từ chức để chứng minh tôi làm sai và tôi chịu trách nhiệm vì tôi là người có liêm sỉ. Nhưng rất tiếc những uẩn khúc nội bộ bên tronmg đã không cho phéo các ông được từ chức, vì từ chức tức là đồng ý có một điều không ổn. Chẳng thà bị làm dê tế thần hơn. Nhưng sự trở lại của ông Vũ Ánh với Việt Herald News là một ngạc nhiên, vì VHN đã can đảm dám mướn một người bị sa thải vì lý do nhục mạ quốc kỳ VNCH. Người viết trong bài trước đã “vẽ đường cho con hưu Ngô Kỷ” cách được biểu tình “Người Việt” hợp pháp là biểu tình phản đối Vũ Ánh. Nhưng có lẽ cái road map của người viết không có 6 chiếc xe hơi đứng tên Ngô Kỷ, hoặc không có 2 nghìn mỹ kim trả tiền cho tấm poster vĩ đại như Ngô Kỷ đã được một “lau65t sư” đã tự phát trả tiền in tấm poster (Không biết dollars có tự phát từ nhà băng vào túi Ngô Kỷ không? Vì khi ra tòa Ngô Kỷ đã khai 6 chiếc xe “Tư phát” cho đoàn biểu tình đã “tự phát” đứng tên Ngô Kỷ.) Người viết còn nhớ trong buổi diễn hành Tết Nguyên Đán 2008, Ngô Kỷ cầm tấm poster lớn có hình Vũ Ánh bị gạch chéo trên mặt và bị gọi là Việt gian. Bây giờ Vũ Ánh về VHN, Ngô Kỷ bị cứng họng không nói lên lời. Ngu gì chống, chống bị lòi tẩy sao? Trong buổi hội thảo với người viết, Ngô Kỷ nói:” Tôi không biểu tình chống Huỳnh Thuỷ Châu (tác giả bức tranh), vì cô ta là cộng sản rõ ràng rồi. Tôi chỉ chống đám Việt gian báo Người Việt. Rõ ràng trước Vũ Ánh bị vẽ hình chửi là Việt gian. Nay Vũ Ánh về VHN thì lại không còn là Việt gian, thật là khó hiểu? Hay Ngô Kỷ chiỏ chống Việt gian báo Người Việt mà không chống Việt gian báo Việt Herald News? Lại càng khó hiểu hơn nữa.
Ngô Kỷ bị chửi là “Đồ Hèn” vì phản bội đoàn biểu tình, nhưng chính nhóm biểu tình cũng lặng lẽ ngồi nhìn Vũ Ánh mạnh dạn đi vào VHN? Tại sao nhất định chống người chết Đỗ Ngọc Yến mà không chống người sống Vũ Ánh? Phải chăng vì sự im lặng và thản nhiên của nhóm biểu tình đã khiến cho ban giám đốc Người Việt quyết định mướn lại Vũ Quí Hạo Nhiên. Chuyện này mới là sự kiện lạ lùng khó hiểu hơn. Phải nói là hết hiểu nổi. Trước hết Người Việt tuyên bố sa thải vì 2 người này đã “tự phát” cho đăng hình lá cờ VNCH trong chậu rửa chân của ngành nail, sau đó để 3 lá cờ tại phòng tiếp thị trong đó có cờ VNCH và xây 3 trụ cờ bên ngoài công ty Người Việt. Những sự biến chuyển này rõ ràng Người Việt đã đấm ngực “lỗi tại tôi mọi đàng” làm ơn cho tôi xin lỗi. Nhưng sự hồi quy tái mã của VQHN thì sao? Không lẽ Người Việt chấp nhận chuyện “xin lỗi” thành ra không còn xin lỗi nữa? Cho dù, lập luận tại sao Vũ Ánh được VHNews mướn mà chúng tôi không được mướn VQHN thì cũng không thể là lý do chính đáng để bị mang tiếng là mướn VQHN tức là xác nhận chuyện đăng lá cờ VNCH trong chậu rửa chân không có gì sai trái. Hay tại vì 3 ông “tự phát” Ngô Kỷ, Đoàn Trọng, Trần Thế Cung đã ký bản án tử hình “treo” (tử hình bằng tiền bồi thường) nên không còn sợ bị biểu tình nữa? Điều này chưa chắc.
Bài học Tử vi Nhân Quang và chậu rửa chân vẫn còn. Chỉ tiếc rằng nhóm “tự phát” bởi Ngô Kỷ đã làm huỷ hoại tinh thần biểu tình, nhưng không có nghĩa là hết người biểu tình hay không ai được biểu tình. Đồng bào không hợp tác vì không chịu nổi cái “tự phát” của Ngô Kỷ chứ chưa chắc tin rằng Người Việt “trong sáng.” Ông Phạm Phú Thiện Giao khen sự hồi cố hương của VQHN là điều tốt đẹp cho Người Việt và còn quả quyết chúng tôi không phải là cộng sản, chúng tôi cũng giống như những người Việt Nam tị nạn cộng sản, chúng tôi làm truyền thông để đòi hỏi và phát huy dân chủ. Nghe thì cũng xuôi tai, nhưng hãy nhìn sự thật thì khác hẳn. Thí dụ trong trang báo điện tử Bolsavicks của VQHN, nhiều lần VQHN đã “dân chủ” đến độ vu cáo người viết là mgười của dân biểu Trần Thái Văn. Thế nào là người này là của người kia? VQHN là 1 luật sư có bằng hành nghề dù bị treo bằng hay hết hiệu lực hay gì không còn hành nghề thì căn bản luật pháp vẫn còn. Người viết tạm hướng dẫn cho ông luật sư VQHN: “Một người được xem là nhân viên chỉ khi nào họ có số thẻ nhân viên, nằm trong hệ thống lương bổng của chủ nhân hay công ty.” Một người cung cấp dịch vụ hay được trả tiền cho một dịch vụ cho một công việc hay một thời gian nào đó không thể gọi họ là nhân viên được. Những người ủng hộ một ứng cử viên cũng không thể gọi những cử tri này là người của phe nhóm ứng cử viên đó. Người thuộc một tổ chức, phe nhóm hoặc thành viên phải là người được tham gia trong các buổi họp khoáng đại hay họp mật của tổ chức. Được tham dự các chương trình nghị sự và kế hoạch của tổ chức phe nhóm đó. Người viết chưa hề có mặt trong bất cứ một phiên họp của phe nhóm Dân biểu Trần Thái Văn. Vậy mà ông VQHN cứ nhất định gắn ghép và vu cáo người viết là người của Trần Thái Văn. Đó là cách làm báo của người trẻ văn minh và tiến bộ? Hay là cách làm báo cục bộ, đầy định kiến và cảm tính cá nhân? Cho đến ngày thứ Sáu 14/8/2009 trong danh bảng tòa soạn báo Người Việt, người viết vẫn chưa thấy tên VQHN sẽ đảm nhận chức vụ gì. Nếu chưa có tại sao lại mướn trở lại? Chọc quê nhóm biểu tình hay xin lỗi VQHN? Nếu là một hành động xin lỗi và vì miếng cơm kinh tế thì VQHN cũng nên trở về vì tuổi còn quá trẻ để được lãnh tiền hưu hoặc tiền già. Nhưng nếu đứng trên phương diện tinh thần tự trọng và đạo đức nghề nghiệp thì không nên trở lại công ty mà đã xúc phạm đến mình. Trừ phi công ty chính thức công khai xin lỗi về sự sa thải (phục hồi danh dự). Người không có danh dự xin miễn bàn. Không lẽ VQHN “thất nghiệp” đến độ không có ai mướn phải chấp nhận tiền lương Người Việt? Ông VQHN à, ông năm trong hệ thống payroll của Người Việt tức là ông thuộc nhóm Người Việt. Nguời viết không nằm trong hệ thống nhân viên của DB Trần Thái Văn nên người viết không thể là nhân viên hoặc phe nhóm Trần Thái Văn được. Cũng có dư luận cho rằng sự trở về của VQHN để Người Việt dùng Bolsaviks của VQHN làm xung kích truyền thông mà báo giấy và online Người Việt không thể viết hoặc không nên viết. Cũng có thể một trận chiến mới sẽ hứa hẹn nhiều chiêu chém giết ngoạn mục giữa Người Việt “cũ” và Người Việt “mới”? Chuyện đời ai học được chữ ngờ.
Tuần qua sau vụ hội luận giữa Ngô Kỷ và người viết, ông Ngô Doãn Tiên muốn được hội luận với BGĐ Người Việt. Phần người viết, muốn được hội luận với 2 ông Vũ Ánh và VQHN với đề tài lá cờ Vàng trong chậu rửa chân của ngành nail. Mong được 2 ông chấp thuận.
N-P-HÙNG
No comments:
Post a Comment