*** Cú xịt thế kỷ XXI vượt đại dương loan toả khắp thế giới !!!
Xịt hơi cay vào Mặt Chủ nghĩa Cộng sản
Charlie Mintz – Phan Tường Vi lược dịch
Hôm 19 tháng Bảy, trong lần trình diễn ở Santa Clara Convention Center, danh ca Việt Nam Đàm Vĩnh Hưng cúi người xuống nhận đóa hoa từ một người phụ nữ lớn tuổi. Thay vì đóa hoa, anh ta bị xịt hơi cay đầy mặt. Người phụ nữ lớn tuổi kia thực ra là một cư dân ở thành phố San Jose, tên Lý Tống, một người chống cộng khích động, nổi tiếng từ Quận Cam, Hoa Kỳ cho đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vì những màn biểu diễn táo bạo của ông trong quá khứ. Đã một lần bị gọi là “tên khủng bố quốc tế nguy hiểm” bởi nhà nước Việt Nam, ông Tống đã trở thành một người hùng đối với một thế hệ người Việt Nam vẫn còn đắng cay về việc Cộng sản lấy đi đất nước của họ. Nhưng trong lúc Việt Nam đang tách xa khỏi cái quá khứ Cộng sản, sự thích hợp trong những hành động của ông Lý Tống đối với thế hệ người Mỹ gốc Việt mới ngày càng trở nên đáng hoài nghi, không chắc chắn. Từ San Jose, trung tâm của cộng đồng người Việt ở Bắc Cali, ký giả Charlie Mintz của đài KALW tường thuật.
KALW 91.7 FM San Francisco, a local public radio. Nguồn: KALWNews.org
--------------------------------------------------------------------------------
Charlie Mintz: Bên trong văn phòng luật sư Nguyễn Tâm ở thành phố San Jose, tôi gặp ông Lý Tống. Ông Tống trông bảnh bao trong đôi giày ống màu đen bóng lộn, với mũ nồi của phi công và bộ đồ bay. Ông trông giống như người chuẩn bị để được lên TV, hay để chụp hình cho một tờ báo nào đó -- giống như người hiểu được cái giá trị của chủ nghĩa biểu tượng. Ông nên như thế. Tự ông Tống là một biểu tượng. Thế nhưng, biểu tượng cho một cái gì đây cho chính xác – đó là điều tùy thuộc vào cuộc tranh luận nào đó.
Lý Tống: Ùm, tên tôi là Lý Tống. L-Y T-O-N-G. Và tôi là một người đấu tranh cho tự do.
Một người đấu tranh cho tự do. Đó là một danh từ nặng nề, dao to búa lớn, một chiến lược mang tính vẽ vời hoa mỹ nhằm tạo hình cho cái cuộc chiến đấu của ông ta theo cái nghĩa cao quý, đáng khâm phục nhất. Nhưng để hiểu thế nào là “người đấu tranh cho tự do” hiện có ý nghĩa gì với ông Tống, bạn cần phải hiểu điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với ông ta 45 năm về trước.
Lý Tống là một phi công của quân đội miền Nam Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng ngay cả viên phi công siêu tuyệt nhất cũng không thể đánh lừa cái định mệnh muôn đời được, và cái số đến với ông vào ngày 5 tháng Tư năm 1975. Đó là ngày máy bay ông bị bắn rơi bởi hỏa tiển Việt Cộng, ông thoát ra khỏi phi cơ đúng lúc để đánh lừa cái chết và trở thành một tù nhân chiến tranh.
Sáu năm sau, ông trốn trại tù với một kế hoạch tinh vi. Suốt 17 tháng sau đó, ông Tống lẫn tránh người săn lùng ông và trải qua một cuộc hành trình dài hơn 1.600 dặm qua năm nước, cuối cùng ông đến được nơi trú ẩn an toàn ở Mã Lai Á.
Từ Mã Lai Á, ông đến Hoa Kỳ, vùng đất của câu chuyện thích đề cập đến con người. Chuyện của ông ta được kể lại trên Wall Street Journal; báo Reader’s Digest đăng một bài ca ngợi cuộc hành trình của ông Tống là “một trong những chuyện đào thoát vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta.” Nhưng người chiến sĩ Lý Tống không ngừng ở đó. Ông ghi danh vào trường Đại học New Orleans và bắt đầu lên kế hoạch cho những sứ mệnh mới làm ông nổi tiếng, làm ông vô tù và gần như cướp đi cái sinh mạng của chính ông.
Lý Tống: Khi anh chống cộng, anh phải biết Chủ nghĩa Cộng sản là gì. Tôi bỏ chín năm trời chỉ để làm giàu kiến thức của tôi như thế tôi có thể đấu tranh. Không có việc làm và có tiền để sinh sống. Đó là mục đích của tôi, thấy không. (2)
Vào năm 1992, ông Tống đã chuẩn bị đâu vào đó. Và thời điểm dường như thuận lợi.
Lý Tống: Bắc Âu đã sụp đổ, như thế người dân trong nước tôi ở thời điểm đó có niềm hy vọng tự giải phóng họ, vì thế tôi nắm bắt thời cơ tốt đẹp đó để bay về rải truyền đơn, như thế tôi có thể kêu gọi họ đứng lên lật đổ chế độ Cộng sản, thấy không.
Với tiền bạc được một người chống cộng giúp đỡ cho, ông Tống bay về Băng Cốc. Ở đó, ông lên máy bay khác, mang theo hai xách tay với ông. Trong một túi xách tay này là 50 ngàn tờ truyền đơn bằng tiếng Việt Nam, kêu gọi dân chúng lật đổ nhà nước của họ. Trong túi xách tay kia là một cái dù. Ông Tống chờ cho đến lúc chiếc máy bay vào trong không phận Việt Nam. Lúc đó, ông cướp chiếc máy bay.
Lý Tống: Tôi không có vũ khí, không có gì cả, nên tôi lừa họ, thấy không. Tôi tháu cáy họ khi tôi nói rằng tôi có bom, thấy không.
Trái bom kia chẳng là cái gì hơn ngoài cái ống nhòm quấn quanh chân, và trong quần ông ta, nhưng hữu hiệu. Viên phi công trút truyền đơn ra khỏi cửa phi cơ trong lúc ông Tống ngồi nhìn. Rồi ông Tống đứng lên trên ghế phi công và để cho cả người ông, cũng như chiếc dù, bị hút ra ngoài cửa máy bay.
Ông Lý Tống tuyệt thực trước tòa thị chính San Jose. Nguồn hình: Tường Linh, www.viettribune.com
--------------------------------------------------------------------------------
Ông Tống bị công an Việt Nam bắt và bỏ tù sáu năm. Một sự thỏa thuận nhân đạo năm 1998 đã cho phép ông về lại Mỹ, nơi ông bắt đầu lên kế hoạch cho sứ mệnh mới: rải truyền đơn ở nước Cuba cộng sản vào ngày Tết Dương lịch năm 2000.
Đài Truyền thanh: Một viên phi công bị bắt sau khi bay một chuyến bay nguy hiểm vào không phận Cuba. Viên phi công này muốn mang đến cho người dân Cuba một thông điệp, nhưng ông ta đã bay vào vùng có phòng không nguy hiểm và hoá ra, viên phi công này chẳng lạ lùng gì với sự nguy hiểm…
Đài Truyền thanh: Ông ta còn hơn cả một người anh em. Ông ta là một vị anh hùng.
Và ông ta không chấm dứt ở đó. Tháng Mười Một cùng năm, ông trở về Thái Lan để rải truyền đơn thêm lần nữa. Một lần nữa, ông bị bắt. Một lần nữa, ông đi tù.
Lý Tống: Tôi quen sống trong tù, nên khi ra khỏi tù, tôi cảm nhận tốt hơn chút đỉnh nhưng không vui lắm như người khác. Cái khác biệt giữa nhà tù và xã hội bên ngoài, (ở chỗ) bên ngoài chúng ta có thể có bạn gái, có thể có tiệc tùng, nhưng bên ngoài chúng ta không thể có điều đó. Nhưng đó là cái khác biệt duy nhất, thấy không.
Ông Tống trải qua thêm sáu năm tù ở Thái Lan, không có tiệc tùng, không có bạn gái, trước khi thay đổi chính trị một lần nữa đưa ông ra khỏi tù.
Điều này đưa chúng ta hầu như về lại với hiện tại, nơi luật sư của ông Tống đang bấm máy hình chụp người lính già và ông khách nhà báo sau cùng nhất của ông luật sư. Nhưng có một sự việc xứng đáng để nhắc đến -- việc này, xảy ra ngay trong thành phố của ông Tống.
Đài Truyền thanh: Ủy ban ủng hộ Little Saigon tuần hành mỗi một thứ Ba bên ngoài hội đồng thành phố San Jose. Họ phản đối quyết định của hội đồng thành phố đặt tên khu thương mãi có một số thương gia Việt Nam làm chủ là Khu Thương mãi Little Saigon. Họ muốn đặt tên khu vực này là “Little Saigon”…
Dân số người Việt Nam ở thành phố San Jose là một trong những nơi đông nhất Hoa Kỳ, gần 100.000 cư dân ở đây, và hằng ngàn người trong số họ đã tham gia vào cái quyết định đặt tên này. Tên Little Saigon quan trọng một cách biểu tượng cho người Việt Nam. Cái tên này cho những người yêu nước (ex-patriots) trên toàn quốc một sự nối kết với cái quê hương mà họ đã giã từ, trước khi Sài Gòn mang tên Hồ Chí Minh trong năm 1975. Thế nên, một lần nữa, ai là người nên nắm lấy vai trò trọng tâm trong cuộc tranh chấp này ngoài Lý Tống, người đã tuyệt thực gần như cả tháng trời.
Lý Tống, từ Đài Truyền thanh: Tôi sắp hy sinh đời mình như người bảo vệ công lý để phục hồi dân chủ thật sự cho San Jose.
Những cuộc biểu tình này đưa đến một kết quả hoà vốn, qua đó thành phố đồng ý cho phép các biểu ngữ tư nhân mang tên “Little Saigon” dọc theo đường Story Road ở thành phố San Jose. Có lẽ quan trọng hơn, những chuyện này hé lộ một điều là -- mối quan hệ của thế hệ người lớn tuổi hơn với một Việt Nam đã qua -- không còn hiện hữu một cách cần thiết nữa.
Andrew Lam: Tôi nghĩ đó là vấn đề cho thế hệ lớn tuổi hơn và tất cả những cuộc biểu tình kia, không còn có một tác động trực tiếp lên chính Việt Nam.
Bởi, cho người Việt Nam đến định cư ở Hoa Kỳ -- lịch sử của chính họ không được hiểu. Người cộng sản đã thắng, người Nam Việt Nam thua và bị người Cộng sản kiểm soát. Rất nhiều người thuộc thành phần trung lưu bị mất nhà, mất mạng, tù cải tạo, kinh tế mới. Và giờ đây Việt Nam trở nên rất thịnh vượng, nhưng rất nhiều nạn nhân của chính cái ý thức hệ này không bao giờ được bồi thường, và tất cả những tâm trạng thất vọng đến tận cùng này cũng không được giới truyền thông Hoa Kỳ quan tâm, ghi nhận. Và những gì Lý Tống tượng trưng cho, chính là nỗi tức giận này, và ông ta phần nào trở thành một biểu tượng cho sự tức giận đó.
Lý Tống, James Bond Việt Nam? Nguồn: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------
Vì vậy, Lý Tống đã bay nhiều phi vụ nhằm kêu gọi sự phản kháng mang tính tự tình nước non, dân tộc. Ông đã tuyệt thực để yêu cầu một sự thay đổi dân quyền. Những hành động này tuồng như thích hợp đủ cho một người thích gọi mình là “James Bond Việt Nam.” Nhưng mặc trang phục phụ nữ hoá trang thành một bà già và xịt hơi cay vào một danh ca – một hành động của James Bond, giải thích sao để nghe cho lọt lỗ tai?
Lý Tống: Như thế, chuyện tôi tấn công anh ta, tôi xịt hơi cay vào anh ta chỉ vì anh ta là một người đại diện cho Việt Nam Cộng sản, của đảng Cộng sản, vì vậy tôi tát tai anh ta, tôi xịt (hơi cay) vào đảng Cộng sản, (vào) nhà nước Cộng sản.
Nhưng người mà ông Lý Tống tấn công – Đàm Vĩnh Hưng -- chỉ là một ca sĩ hát nhạc nhẹ. Anh ta hát tình ca. Đây phải chăng là tiếng nói hay giọng hát đại diện cho Chủ nghĩa Cộng sản?
Andrew Lâm: Phải nói là anh ta (ĐVH) nổi tiếng ở Việt Nam. Anh ta là một trong một số ít các ca sĩ trẻ, đang lên và có thính giả ái mộ khắp nơi trên thế giới, và nhiều người trong số họ kiếm được rất nhiều tiền khi đi ra nước ngoài. Nhưng nói về chuyện Cộng sản, tôi thực sự không biết anh ta có mối quan hệ nào với chế độ cộng sản hay không. Những điều này đã làm cho hành động (xịt hơi cay) phản đối mới đây nhất của ông Tống thành một hành động gây bất hoà, không ai đồng ý nhau trong cộng đồng người Việt.
Bên ngoài toà án thượng thẩm Santa Clara nằm ở trung tâm thành phố San Jose trong ngày ông Lý Tống ra toà, những người ủng hộ ông Tống đang tụ tập lại để ủng hộ ông ta. Những người này lớn tuổi giống nhau, đa phần ngoài 50 hay 60 tuổi. Tôi thấy một người đội nón cựu chiến binh Việt Nam. Nhiều người trong số họ vẫy cờ Nam Việt Nam. Chỉ bước xuống đường phố không xa, công tố viện ông Kevin Cogbill, đang nghĩ cách làm thế nào để đưa ông Tống vào tù.
Kevin Cogbill: Đã đành là mọi người đều có quyền có quan điểm riêng, và ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm của mình, thế nhưng không ai có quyền hành hung người khác chỉ bởi người đó không đồng ý quan điểm với anh. Anh không thể xịt hơi cay vào một người nào đó bởi vì anh không đồng ý với quan điểm chính trị của họ.
Không biết phiên toà sẽ xảy ra theo hướng nào, nhưng ông Tống có lẽ đang thua ở phiên tòa công luận, tối thiểu là giữa những người thuộc thế hệ trẻ hơn. Tôi nói chuyện với một số người Việt Nam thuộc giới trẻ ở San Jose. Không có ai chịu cho tôi nói đến tên họ trên đài truyền thanh, nhưng họ sẵn lòng chia sẻ quan điểm của họ về ông Lý Tống.
Thính giả nam: Từ những gì tôi biết về ông ta, thì ông ta không là một anh hùng… Tôi cũng không biết đến một ai đồng ý với với ông ta.
Thính giả nữ: Cha mẹ tôi không quan tâm đến vấn đề chính trị nhiều lắm, họ thật sự không để ý đến. Cha mẹ nói với tôi, “Đó là quá khứ, đã chấm dứt rồi, tại sao mình không để cho điều đó qua đi, và rồi nhìn về tương lai, làm cho nó tốt đẹp lên, làm cho cộng đồng Việt Nam tốt hơn.” Ông biết không?
Điều có lẽ mỉa mai nhất trong chuyện này, là mục tiêu của Lý Tống, một ca sĩ thành danh, đang tượng trưng cho một Việt Nam đang thay đổi.
Andrew Lam: Không còn người cộng sản đúng nghĩa ở Việt Nam nữa, chứ đừng nói đến Mỹ. Tôi không lấy làm chắc người cộng sản trong thời đại ngày nay là cái gì vì Việt Nam đã viết lại hiến pháp cho làm ăn theo kiểu tư nhân, kinh tế thị trường và điều này chẳng là chủ nghĩa cộng sản tí nào. Đó là độc đảng. Đó là độc tài. Nhưng nói cộng sản là tôi thấy kỳ kỳ.
Ông Lý Tống sẽ phải chờ phiên toà của ông trong hai tháng tới. Trong lúc chờ đợi, ông đang làm cái điều mà ông luôn làm rất hay – đóng vai trò lãnh đạo trong một cuộc biểu diễn chống đối ngoạn mục, lạ mắt. Nếu bị kết án tất cả mọi tội danh, ông Lý Tống sẽ đóng vai trò đó đằng sau song sắt nhà tù. Sáu năm, tám tháng là án tối đa. Nhưng ông Tống chẳng lo lắng gì.
Lý Tống: Tôi không bao giờ sợ điều gì. Nên tôi có thái độ bình thản cho mọi cái, ngay cả lúc tôi là một tù binh chiến tranh, tôi gây lộn với một số lính canh và họ chĩa súng vào mặt tôi, nhưng tôi chỉ mĩm cười… Tôi sinh ra để học làm thế nào để vẫn giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống. Vì thế, tôi vượt qua tất cả. Anh không thể kiểm soát chính anh; anh không thể làm một vài sứ mệnh bất khả như tôi, thấy không.
Xịt hơi cay vào Mặt Chủ nghĩa Cộng sản? Ông sẽ phải cần thuyết phục cả một thế hệ người Việt Nam trẻ rằng cuộc chiến đấu mà ông theo đuổi, xứng đáng để được tiếp tục, theo ký giả Charlie Mintz. Nguồn: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ sắp tới của Lý Tống sẽ là thuyết phục một quan toà hay bồi thẩm đoàn rằng việc xịt hơi cay vào một ca sĩ là một hành động tự bảo vệ. Ngay cả nếu ông làm được điều này, ông sẽ phải cần thuyết phục cả một thế hệ người Việt Nam trẻ rằng cuộc chiến đấu mà ông theo đuổi, xứng đáng để được tiếp tục. Và e rằng, đây thực sự sẽ là cái sứ mệnh bất khả thi, bất khả toàn (cho ông) - the real mission impossible.
No comments:
Post a Comment