Vi Anh
Bộ Quốc Phòng Mỹ chọn thời điểm nhiều ý nghĩa để công bố bản báo cáo thường niên này về quân đội Trung Quốc. Bản báo cáo này lẽ ra phải công bố trước đây sáu tháng, nhưng đình hoãn đến bây giờ mới công bố vào ngày 16/08/2010. Một thời điểm cả thế giới chú ý về Biển Đông; đó là lúc Ngoại Trưởng Mỹ hội họp Diễn Đàn An Ninh Vùng ở Hà nội, có những lời lẽ cương quyết trở lại Đông Nam Á và giọng điệu cứng rắn đối với TC trong vấn đề Biển Đông khiền ngoại Trưởng TC Dương Khiết Trì cho Mỹ “tấn công TQ”, bỏ ra khỏi phòng họp một tiếng đồng hồ. Và Mỹ còn bồi thêm mấy cú nữa, Cho Hàng Không Mẫu Hạm Washington mới tập trận với Nam Hàn bị TC chỉ trích kịch liệt xuống ghé thăm VN, đậu ngoài khơi và khu trục hạm McCain vào cảng Tiên Sa Đa Nẵng. Hải quân Mỹ và VNCS thao dượt phi tác chiến trên Biển Đông. Còn Đà nẵng là một điểm rất nhậy cảm vốn là căn cứ chiến lược của Hải Quân Mỹ trong Chiến tranh VN và hiện là thành phố toạ lạc huyện đảo Hoàng sa và Trường sa của VN bị TC chiếm lập thành đảo Tam Sa sáp nhập vào tỉnh Hải Nam của TC. Còn phải kề thêm hai sự kiện nữa. Mỹ công bố đã hiệp ước với VN về nguyên tử không cầm VN làm giàu uranium khiến TC hết sức tức giận. Và lần đầu tiên hai thứ trưởng của hai bộ Quốc Phòng của Mỹ và của CS Hà nội họp về quốc phòng,
Trong thời điểm Bắc Kinh và Washington căng thẳng như vậy, giữa lúc cả thế giới hướng về một điểm nóng ở Đông Nam Á. Bộ Quốc phòng Mỹ lại công bố báo cáo thường niên về Quân Đội TC, một tài liệu dài 80 trang. Khi công bố phát ngôn viên Bộ QP Mỹ Bryan Whitman còn nhấn mạnh với báo chí. “Đây là một báo cáo mà lời lẽ đã được lựa chọn một cách hết sức thận trọng. Chúng tôi tin rằng báo cáo này là trung thực. Chúng tôi không muốn diễn giải quá xa, hoặc làm bất cứ điều gì tương tự.”
Lời lẽ trung thực và thận trọng nói về TC như sau đây cho thấy mối lo của Mỹ về TC cũng lớn lắm. Theo phân tích của RFI, về địa lý, TC mở rộng ảnh hưởng quân sự không những ở Đài Loan mà thọc mạnh xuống phía Nam đến tận đảo Guam của Mỹ và Biển Đông của VN.
Về vũ khí, TC đang phát triển hoả tiễn tầm xa, chuẩn bị đưa hàng không mẫu hạm hoạt động vào cuối thập niên này "trong nỗ lực trở thành một thế lực quân sự vượt trội tại châu Á”. TC càng ngày càng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm hiện đại hơn cũng như các tên lửa đủ tầm, đồng thời phát triển năng lực tiến hành “chiến tranh tin học.”
Mỹ rất lo ngại TC đang tăng cường nội lực phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công tàu sân bay của Mỹ ở vùng biển sâu trên Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng quốc phòng đủ sức vươn tới đảo Guam của Mỹ phía Đông Philippines.
Dưới cái nhìn của Bộ Quốc Phòng Mỹ, qua bản báo cáo, TC trước hết muốn giành chủ quyền và quyền lợi của họ tại Biển Đông. Thực hiện ý muốn đó bằng sự hiện diện quân sự hùng hậu. Từ đó sẽ kiểm soát các tuyến hàng hải qua eo biển Mã Lai là hải lộ vô cùng quan trọng của thế giới, nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu.
Kế hoạch sắp hoàn thành, Căn cứ xuất phát và hậu cần TC đã xây dựng gần xong, đó là căn cứ Hải Nam, có thế chứa các tàu ngầm tấn công có khả năng bắn tên lửa đạn đạo, và các loại tàu lớn khác. Từ đây hải quân TC có thể trực tiếp tiếp cận các tuyến hàng hải chính, và nhất là cho phép họ kín đáo tung tầu ngầm xuống Biển Đông.
TC cũng đang tạo năng lực khống chế Biển Đông, đang tân trang một chiếc hàng không mẫu hạm mua lại của Ukraina, và trong năm nay, có thể tiến hành đóng tàu sân bay của riêng mình. Một chương trình đào tạo 50 phi công sử dụng được máy bay trên hàng không mẫu hạm cũng đã được quyết định.
TC cũng đẩy mạnh chương trình chế tạo loại oanh tạc cơ tầm xa B6/Badger có khả năng mang theo tên lửa tuần tiễu không đối địa tầm xa, đủ sức bắn tới rặng đảo thứ hai.
Tóm lại, RFI phân tích, “theo bộ Quốc phòng Mỹ, việc phân tích chương trình phát triển vũ khí của Trung Quốc cùng với các mô thức triển khai cho thấy rõ là Bắc Kinh đã nhìn xa hơn là Đài Loan khi tăng cường lực lượng quân sự của mình. Có thể nói là Biển Đông đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, cũng như lực lượng hải quân của Hoa Kỳ, thế lực duy nhất đang tồn tại trong vùng Thái Bình Dương.”
Nhưng lịch sử thế giới và lịch sử VN đã chỉ rõ, đánh đuổi quân xâm lăng, gìn giữ bờ cõi, không có ngoại bang nào có thể giúp được nếu chánh quyền không có quyết tâm và nhân dân không có sự đồng thuận với chánh quyền. Thiếu hai yếu tố đó là thiếu nội lực dân tộc.
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment