===========================================
Đối đầu giữa hai cường quốc Trung - Mỹ (phần 1)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-08-20
Căng thẳng giữa hai nước Trung - Mỹ ngày càng gia tăng kể từ đầu năm nay. Các hành động được cho là nhắm vào nhau như các cuộc diễn tập quân sự trên biển mà hai nước thực hiện trong thời gian gần đây, cũng như các phượng tiện truyền thông Trung Quốc có các bài viết nhắm vào Hoa Kỳ, hay các lời nói giữa các quan chức hai nước trong các cuộc họp cũng như xuất hiện trên báo chí, cho thấy, có một sự đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc.
Screen capture
Hỏa tiễn Trident được phóng từ tàu ngầm nguyên tử Ohio của Mỹ từ dưới độ sâu cả cây số
Căng thẳng giữa hai nước hiện đang diễn ra như thế nào? Liệu sự đối đầu hiện nay có dẫn đến sự đụng độ quân sự giữa hai cường quốc hay không? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.
Tập trận quân sự nhắm vào nhau
Ngay sau khi hải quân Mỹ và Nam Hàn lên kế hoạch tập trận chung ở bán đảo Triều Tiên với sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington để phản đối Bắc Hàn đánh chìm tàu chiến của Nam Hàn, cuối tháng 6 vừa qua, Hải quân Trung Quốc cũng đã trả đũa lại bằng một cuộc tập trận có bắn đạn thật ở ngoài khơi biển Nhật Bản, trong sáu ngày, kể từ ngày 30 tháng 6.
Cùng thời điểm với cuộc tập trận chung bốn ngày của Mỹ và Nam Hàn diễn ra hôm 26 tháng 7, vào ngày hôm đó, Hải quân Trung Quốc cũng đã thực hiện một cuộc tập trận có trận bắn đạn thật, với quy mô lớn trên Biển Đông, cùng với sự tham gia của nhiều nhóm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay.
“Các cuộc tập trận quân sự hàng năm thường được diễn ra trong vòng bí mật và báo chí không được đưa tin, trong khi lần này quân đội Trung Quốc đã để cho các cơ quan truyền thông đưa tin, nhằm mục đích phô trương sức mạnh, để trả đũa cuộc tập trận chung giữa Mỹ - Nam Hàn.
Đầu tháng 8, Không quân Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tập trận trên không, kéo dài 5 ngày, kể từ ngày 3 tháng 8. Cuộc tập trận này có bắn đạn thật, mang tên "Tiền vệ 2010" (Vanguard-2010), được cho là có quy mô lớn nhất, với khoảng 12.000 binh sĩ tham gia, cùng 100 máy bay các loại.
Mặc dù phía Trung Quốc cho rằng, cuộc tập trận này là một phần trong các cuộc tập trận quân sự hàng năm, thế nhưng báo giới nước ngoài cho rằng, các hoạt động như thế thường được diễn ra trong vòng bí mật và báo chí không được đưa tin, trong khi lần này quân đội Trung Quốc đã để cho các cơ quan truyền thông đưa
Chiến hạm Nam Hàn tập trận chung với Hoa Kỳ tháng 8, 2010. Korea-web tin, nhằm mục đích phô trương sức mạnh, để trả đũa cuộc tập trận chung giữa Mỹ - Nam Hàn.
“Ngay sau cuộc tập trận “Tiền vệ 2010” của TQ kết thúc, hôm 8 tháng 8 vừa qua, tàu USS George Washington đã có mặt ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, và cũng đã đón tiếp một phái đoàn, gồm các viên chức chính phủ và quân đội Việt Nam.
Ngay sau cuộc tập trận “Tiền vệ 2010” kết thúc, hôm 8 tháng 8 vừa qua, tàu USS George Washington đã có mặt ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, và cũng đã đón tiếp một phái đoàn, gồm các viên chức chính phủ và quân đội Việt Nam. Hai ngày sau, tàu USS John McCain cũng đã đến thăm Việt Nam, nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ hai nước, và hải quân Việt - Mỹ cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập chung, mặc dù không mang tính tác chiến, mà chỉ đơn thuần là các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ trên biển, thế nhưng Bắc Kinh cho rằng, các hoạt động chung này nhằm mục đích chống lại Trung Quốc.
Mới đây, tin tức Quân đội Trung Quốc cho biết, đêm 11 tháng 8, các phi cơ chiến đấu của Trung Quốc đã tham gia một cuộc tập trận ban đêm chưa từng có, ở vùng biển Hoàng Hải.
Tham gia cuộc tập trận này gồm các phi cơ chiến đấu của Trung Quốc, thuộc hạm đội Bắc Hải, cất cánh từ bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông. Giới chuyên gia cho rằng qua cuộc tập trận này, Trung Quốc muốn cho Mỹ thấy rằng, họ có khả năng đáp trả các cuộc không kích ban đêm, như các cuộc tấn công của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh và Kosovo.
“Mỹ cũng đang tiến hành một cuộc tập trận quân sự mới nhất, kéo dài khoảng mười ngày giữa hai đồng minh Mỹ - Nam Hàn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 8 được cho là lớn nhất, với khoảng 56.000 quân Nam Hàn và 30.000 quân Mỹ tham gia.
Phía Mỹ cũng đang tiến hành một cuộc tập trận quân sự mới nhất, kéo dài khoảng mười ngày giữa hai đồng minh Mỹ - Nam Hàn, bắt đầu từ ngày 16 tháng 8 được cho là lớn nhất, với khoảng 56.000 quân Nam Hàn và 30.000 quân Mỹ tham gia. Cuộc tập trận có tên gọi, “Người bảo vệ Tự do Ulchi” (Ulchi Freedom Guardian 2010), được cho là lớn nhất, theo tướng Walter Sharp, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Hàn (USFK) và cũng
Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc xuất hiện trên biển Đông. AFP là người chỉ huy cuộc tập trận chung này, cho biết, đây là một trong các cuộc tập trận quân sự hỗn hợp lớn nhất thế giới.
NATO ở châu Á?
Ngoài các cuộc tập trận của hai nước Trung - Mỹ diễn ra trong khu vực, phía Hoa Kỳ cũng đang củng cố các mối quan hệ với các nước khác ở châu Á. Ở khu vực Đông Nam Á, tháng 7 vừa qua, Mỹ đã khôi phục quan hệ với lực lượng đặc biệt của Indonesia sau 12 năm gián đoạn. Và hôm 17 tháng 8 vừa qua, hai nước Việt - Mỹ từng là kẻ thù trước đây, cũng đã có một cuộc hội đàm quốc phòng đầu tiên, kể từ khi kết thúc chiến tranh cách nay 35 năm.
“Ở khu vực Đông Nam Á, tháng 7 vừa qua, Mỹ đã khôi phục quan hệ với lực lượng đặc biệt của Indonesia sau 12 năm gián đoạn. Và hôm 17 tháng 8 vừa qua, hai nước Việt - Mỹ từng là kẻ thù trước đây, cũng đã có một cuộc hội đàm quốc phòng đầu tiênNgoài khu vực Đông Nam Á, Mỹ cũng đã có các hoạt động quân sự với các nước khác mà các chuyên gia cho rằng với mục đích chống lại thái độ hiếu chiến của Trung Quốc. Hôm 16 tháng 8 vừa qua, ngay khi cuộc tập trận chung giữa Mỹ - Nam Hàn bắt đầu ở vùng biển Đông Á, thì ở Kazakhstan, quân lính hai nước Anh - Mỹ cũng đã bắt đầu mười ngày tập trận quân sự có tên “Steppe Eagle 2010”. Cuộc tập trận này diễn ra ở biên giới Kazakhstan, gần biên giới Trung Quốc, phía Tây Bắc.
Mặc dù tin tức cho biết, cuộc tập trận này là một phần trong chương trình hòa bình của khối NATO, thế nhưng chuyên gia nhận định rằng, cuộc tập trận nói trên nằm trong kế hoạch của Washington về một NATO ở châu Á, được thiết kế để bao vây và vô hiệu hóa Trung Quốc, và kế hoạch của Mỹ không chỉ giới hạn ở Đông Nam Á và khối ASEAN.
Riêng ở phía nam Trung Quốc, một viên chức cấp cao thuộc Không quân Ấn Độ, gần đây đã tiết lộ rằng, chính phủ Ấn Độ đang nâng cấp một căn cứ không quân gần biên giới Trung Quốc cho các máy bay chiến đấu. Theo tin từ trang web US Defense News cho biết, những hành động này là một phần của nỗ lực tăng cường sự phòng thủ của Ấn Độ để chống lại Trung Quốc.
“Ở Kazakhstan, quân lính hai nước Anh - Mỹ cũng đã bắt đầu mười ngày tập trận quân sự có tên “Steppe Eagle 2010”. Cuộc tập trận này diễn ra ở biên giới Kazakhstan, gần biên giới Trung Quốc, phía Tây Bắc.
Hồi tháng 6 vừa qua, Ấn Độ cũng đã thông qua một hợp đồng trị giá $3,3 tỉ đô la để mua thêm 42 máy bay chiến đấu, đất đối không và không đối không, loại Su-30, để thực hiện kế hoạch mà Ấn Độ muốn có 272 máy bay vào năm 2018. Viên chức Ấn Độ nói trên cũng cho biết thêm về máy bay chiến đấu Su-30 như sau: “Máy
bay có trang bị hạt nhân Su-30MKI có thể bay vào sâu bên trong Trung Quốc nếu được tiếp nhiên liệu từ trên không”.
Ở phía tây Trung Quốc, theo tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hôm 11 tháng 8, ngoài 30.000 quân Mỹ, lực lượng Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế do khối NATO dẫn đầu ở Afghanistan hiện có gần 120.000 quân từ 47 nước, gồm các lực lượng đến từ các nước châu Á-Thái Bình Dương như Nam Hàn, Mông Cổ, Malaysia, Úc và New Zealand.
Ngoài các hành động diễn tập quân sự của hai cường quốc được cho là nhắm vào nhau, cũng như việc Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ với các nước khác để chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc, sự đối đầu giữa hai nước Trung - Mỹ còn thể hiện qua các hành động nào khác? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
No comments:
Post a Comment