VÀO VỊ THẾ ĐỐI TRỌNG CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Bản phúc trình của bộ Quốc Phòng Mỹ đưa Quốc Hội ngày 16/08/10, về: “Các diễn biến quốc phòng và an ninh của Trungquốc”.Cho rằng: “Việc bí mật nâng cao năng lực quốc phòng của Trungquốc là điều nguy hiểm, vì có thể gây ra hiểu lầm và tăng cường nguy cơ xung đột”. “Hiện nay Trungquốc đã có khả năng tấn công trên một diện rộng cho tới đảo Okinawa của Nhật và quần đảo Trườngsa của Việtnam”. Bản phúc trình của Ngũ Gìác Đài đánh gía: “Trungquốc sẽ tăng cường tuần tiễu tại Biển Đông. Một điểm nóng trong khu vực”. “Trungquốc đang nâng cấp hệ thống hỏa tiễn, mở rộng các căn cứ tàu ngầm và hiện đại hóa hạt nhân”. “Bắckinh hiện có trong tay 1.150 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, và một số lượng không xác định tên lửa tầm trung. Bộ Quốc Phòng Mỹ còn cảnh giác: “Trungquốc chi ra hàng tỷ Mỹkim để nâng cấp quân đội mà không cho thế giới biết”. “Việc thiếu minh bạch trong lãnh vực quốc phòng của Trungquốc đang làm gia tăng sự không rõ ràng, gây nguy cơ hiểu lầm và tính toán lầm”.
Ngũ Giác Đài cảnh báo:“Biển Đông nằm trong tầm ngắm của quân đội Trungquốc”. Điều làm cho Mỹ quan ngại bậc nhất là dự án của Trungcộng nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở Thái Bình Dương. Việc xây dựng hệ thống hải quân tác chiến xa bờ, thể hiện học thuyết quân sự mới của Trungcộng. Bản phúc trình ghi nhận “Quân đội Trungquốc đang phát triển cơ sở và phương tiện cho phép họ tung lực lượng đến vùng biển Hoa Đông -Biển Nhậtbản- và biển Hoa Nam - tức Biển Đông Việtnam, còn có thể qua cả Ấn Độ Dương và vượt quá dãy đảo thứ 2 tại Tây Thái Bình Dương”. Theo Ngũ Giác Đài: “Tình hình Biển Đông đã bắt đầu căng thẳng trở lại kể từ năm 2007, bởi các cuộc tranh chấp chủ quyền”. Trungquốc muốn bảo đảm các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp Biển Đông, hành xử việc khai thác tài nguyên của khu vực mà họ nhận chủ quyền. Ngoài ra, một sự hiện diện quân sự hùng hậu sẽ cho phép Trungquốc tung lực lượng phong toả hay kiểm soát các tuyến hàng hải trọng yếu trong vùng, vốn là nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu”.
Rõ ràng là Bộ Quốc Phòng Hoakỳ đã công khai, chính thức đặt Trungcộng vào vị thế ‘Đối Trọng Chiến Lược Quân Sự’ với Mỹ. Mà nưóc Mỹ lại vẫn duy trì Trungquốc trong thế ‘Đối Tác Chiến Lược Kinh Tế’ của mình. Chính nhờ thế mà Trungcộng không dám đánh liều hất đổ chén cơm của mình đi trong lúc này, như kiểu Phát Xít Nhật vào ngày 07/12/1941, bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, mở đầu cuộc Đệ Nhị Thế Chiến tại Á châu. Bởi vậy, trong 50 năm trở lại đây, cuộc chiến tranh nóng giữa Mỹ và Tầu khó có thể xẩy ra. Trừ khi, nền kinh tế Trunghoa không còn cần tới thị trường Mỹ và thế giới Tự do Dân Chủ nữa. Cho nên đây chỉ có thể là hình thái chiến tranh ‘hâm hấp’ không nóng, chẳng lạnh, mà vừa đủ có tác dụng để cho các nước láng giềng Hoalục phải mua vũ khí, tăng cường phòng thủ dưới chiếc dù chiến lược toàn cầu của Mỹ thôi. Cụ thể là ngày 17/08/2010, bộ Quốc Phòng Đàiloan một lần nữa kêu gọi Hoakỳ nhanh chóng cung cấp máy bay F16 CD đời mới, tàu ngầm và trang thiết bị quân sự. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đàiloan cho biết: “Chính phủ theo dõi chặt chẽ động thái gia tăng vũ trang của Hoalục”. Các nước Đông Nam Á cũng đổ xô đi trang bị vũ khí, gia tăng quân lực và thiết lập quan hệ quốc phòng với Hoakỳ.
Về phía Nhậtbản thì hầu như tất cả đã quên việc họ muốn quân đội Mỹ phải rời khỏi Okinawa, sau khi thủ tướng Nhật, Hatoyama phải từ chức. Kỷ niệm 65 năm ngày VJ Day, kết thúc chiến tranh thế giới 15/08//1945, lần đầu tiên toàn thể nội các chính phủ cánh tả Nhậtbản đã không tham gia nghi lễ tại đền Yasukuni, tôn thờ tử sỹ Nhậtbản, trong đó có thờ một số tướng lãnh Quân Phiệt. Thủ tướng Naoto Kan đã tới thăm nghĩa trang quốc gia Tokyo, trước khi tham gia lễ tưởng niệm cùng với Nhật Hoàng Akihito, con trai của Hoàng Đế Hirohito của thời chiến tranh Nhật-Mỹ. Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố: “Chúng tôi cảm thấy hết sức hối tiếc và bày tỏ sự cảm thông chân thành tới những người bị thiệt hại và gia đình của họ”. Hành động không đến lễ tại đền Yasukuni của nội các, và lời xin lỗi của thủ tướng Nhật đã làm cho Nam Hàn và các nước bị Phátxít Nhật chiếm đóng có thiện cảm, trừ Trungcộng chưa có biểu lộ thái độ.
Trước đây, thường thì những hành động ngang ngược không ai lường trước được của Hàncộng, với một số nhỏ bom nguyên tử, và hỏa tiễn làm cho Nam Hàn, Nhậtbản và Hoakỳ phải lo đề phòng, nhưng cho đến nay, sau những cuộc tập trận đại quy mô của Mỹ và Nam Hàn ngay bên hông Bắc Hàn. Hiện nay với 56 ngàn lính Nam Hàn và 30 ngàn lính Mỹ tập trận từ ngày 16/08/10, nhằm cải thiện hợp tác giữa 2 quân đội Nam Hàn và Mỹ, mà Hàncộng và Trungcộng cũng phải nhắm mắt cho qua, thì sự hù doạ của Bắc Hàn đã hết hiệu lực. Nhất là thái độ của giới chức quân sự Nam Hàn đã tuyên bố: “Sẵn sàng đáp trả, nếu Bắc Triều Tiên thực hiện lời đe dọa tấn công trong các cuộc diễn tập quân sự”. Với chủ trương tái thống nhất Triều Tiên của tổng thống Nam Hàn, Lee Myung-bak đưa ra trong bài diển văn kỷ niệm 65 năm bán đảo này được giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhậtbản, cho thấy Nam Hàn đã sẵn sàng thống thất Triều Tiên. Từ trước tới nay Nam Hàn thuờng tỏ ra không muốn thống nhất với Miền Bắc nghèo đói lạc hậu này, để cho đàn anh Trungcộng của Hàncộng phải đeo cái bao phục rách mướp đó. Chính vì vậy mà vai trò của Bắc Hàn không còn gía trị trong mặt trận Á châu nữa, mà chính Trungcộng giờ đây đã trở thành đối trọng chiến lược quân sự của Hoakỳ và cũng là mối đe dọa an ninh hòa bình của Nam Hàn, Nhậtbản, Asean, kể cả Ấnđộ.
Khi Trungcộng trở thành đối trọng quân sự của Hoakỳ, thì việc Hoakỳ trở lại Á châu. Coi sự tự do lưu thông trên biển Đông và việc giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoakỳ. Chủ trương của Mỹ được các nước Asean tán thành. Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington vào biển Việtnam, cho khu trục hạm USS John S. McCain viếng Đànẵng cùng diễn tập phi tác chiến với quân Việtnam. Hạm đội 7 Hoakỳ tuyên bố hợp tác với hải quân Việtnam là chuyện đương nhiên. Ngày 17/08/2010, Hoakỳ và Việtnam mở ra các cuộc hội thảo đầu tiên về quốc phòng ở cấp thứ trưởng quốc phòng. Phía Mỹ, cầm đầu bởi ông Robert Scher phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách khu vực Đông và Đông Nam Á. Phía Việtcộng là thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nhân vật này được dư luận cho là cật ruột của Trungcộng từ trước nay. Đối với Mỹ đó không là vấn đề, dù Nguyễn Chí Vịnh có vẫn còn là tay sai thân tín hàng đầu của Trungcộng ở Việtnam thì việc Mỹ gắn bó quốc phòng với Việtnam cũng cần để cho Trungcộng phải được biết, nên Hoakỳ: “Hoan nghênh cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việtnam, như là dấu hiệu của một quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh”. Thực sự, những hành động xâm lăng, tham lam, hung bạo của Trungcộng đối với Việtnam, và toàn vùng Biển Đông đã đẩy quân, dân Việtnam và các nước Áchâu về phía Hoakỳ, giới cầm đầu Việtcộng nếu kẻ nào còn ngu si đi ngược lại chiều hướng đó thì sớm, muộn đều không tránh khỏi bị trả giá, nặng, nhẹ tùy hành vi của mỗi cá nhân. Little Saigon ngày 17/08/2010.
No comments:
Post a Comment