VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Thursday, September 30, 2010

Lá thơ Mỹ Quốc tháng 9 (có âm thanh)
Nguyên Thảo
September 29, 2010


Nghe
Tải xuống để lưu giữ



Những tài năng nước Mỹ


Hôm nay, đế bắt đầu cho lá thơ Mỹ quốc, Nguyên Thảo xin gởi đến quý độc giả 1 bản tin vui vui. Đó là chương trình truyền hình "America’s got Talent” (tạm dịch những tài năng nước Mỹ) đã chấm dứt vào ngày 14 tháng 9 vừa qua sau hơn 4 tháng với hàng ngàn người tranh tài trên nhiều thành phố lớn ở nước Mỹ.

America's Got Talent là một chương trình truyền hình thực tế của nước Mỹ trên mạng truyền hình NBC. Đó là một cuộc thi tài năng rộng rãi cho tất cả quần chúng mà trong đó các ca sĩ, vũ công, ảo thuật gia, diễn viên hài và biểu diễn khác của tất cả các lứa tuổi thi đấu cho các giải thưởng được quảng cáo của Hoa Kỳ là $1 triệu dollar và các show hàng đầu trên Las Vegas Strip.

Chương trình America's Got Talent năm nay đã có 2 người Việt Nam tham dự, 1 là diễn hài và 1 thiếu niên tên Maestro Alexander Bui trình diễn piano nhạc cổ điển đã được chọn vào vòng bán kết. Có thể nói kỹ thuật trình diễn của thiếu niên này khá điêu luyện, nếu em dự thi giải piano thì nhiều phần sẽ được giải nhất nhưng rất tiếc đây là buổi tranh tài có tính cách đại chúng nên nhiều khán giả cũng là những người được quyền bầu chọn đã không chọn em.

Buổi trình diễn cuối cùng để công bố người đoạt giải 1 triệu dollar đã vô cùng hào hứng và ngoạn mục. Cuối cùng giải nhất đã về tay Michael Grimm, 1 thanh niên đã được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại và đã dự thi để tỏ lòng tri ân đến ông bà người đã vừa bị mất tất cả trong trận bão Katrina vừa qua. Một màn trình diễn của những người loser là những người đã bị cho "về vườn" ngay từ vòng đầu khá vui nhộn nhờ tài đạo diễn của Hollywood . Đến đây người viết thấy rằng người Việt Nam chúng ta vốn cần cù và chịu khó. Nếu được huấn luyện và hướng dẫn đàng hoàng thì sẽ có nhiều cơ hội thành công. Ước mơ sao đất nước VN mau chóng khỏi ách độc tài đảng trị, để thế hệ chúng ta và con cháu có cơ hội làm rạng rỡ đất nước. Mong lắm thay.

http://www.nbc.com/americas-got-talent/video/the-finals-michael-grimm/1249084/

http://video.tvguide.com/Americas+Got+Talent/Americas+Got+Talent/6385847?autoplay=true
Chấm dứt cuộc suy trầm kinh tế? Nói vậy mà không phải vậy?



Tình trạng kinh tế suy trầm chấm dứt từ một năm qua. Đó là nhận định của Nhóm sưu tầm kinh tế quốc gia (The National Bureau of Economic Research), một nhóm gồm các kinh tế gia độc lập. Nhóm nghiên cứu căn cứ vào quá trình các cuộc suy trầm kinh tế từ khi bắt đầu cho tới khi chấm dứt. Tuy nhiên tin về cuộc suy trầm kinh tế đã chấm dứt không làm cho người dân Mỹ hài lòng khi trong tình trạng hàng triệu người đang tìm kiếm việc làm một cách vô vọng. Theo một thông báo của Nhóm sưu tầm kinh tế quốc gia vừa công bố hôm 20 tháng 9 này thì rõ ràng là tình trạng kinh tế đã bắt đầu gia tăng so với cùng thời kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy là 18 tháng kinh tế suy trầm bắt đầu từ cuối năm 2007, cuộc suy trầm sâu đậm nhất, dài và trầm trọng kể từ kỳ Đại Suy Thoái.

Lên tiếng trong một cuộc hội họp tại Hoa Thịnh Đốn, trước sự loan báo của Nhóm sưu tầm, Tổng Thống Obama cho hay là sự loan báo về tình trạng kinh tế suy trầm kết thúc đã chứng tỏ những bước giải quyết tình trạng kinh tế do chính quyền của ông thực hiện, gồm cả gói kích hoạt nền kinh tế, đã đi đúng đường. Tổng Thống Obama thận trọng rào đón rằng nói như vậy không có nghĩa là nền kinh tế đã hồi phục. Tổng Thống Obama xác nhận tiếp là hiển nhiên hàng triệu người còn đang trong tình trạng thất nghiệp, dân chúng đã chứng kiến giá trị nhà cửa của họ đang sút giảm, hàng ngày người người đang vật lộn để trả mọi chi phí hàng tháng, “sự suy trầm” vẫn đang là một thực tế đối với mọi người.

Từ vài tháng qua, số người thất nghiệp gia tăng, số bán lẻ giảm sút làm người ta liên tưởng tới một thời kỳ suy trầm khác tiếp nối. Thông thường kinh tế được mường tượng sẽ sút giảm tới lúc gọi là đụng đáy rồi sẽ tiến lên trở lại. Tuy nhiên vì lo ngại về một cuộc suy trầm kế tiếp nên tất cả đều lâm vào tình trạng không giảm sút được nữa, giảm sút hết mức, lãi xuất hầu như đứng ở số 0, cho nên không còn gọi là đụng đáy được nữa mà thủng luôn đáy hết đường gia tăng trở lại. Sự tiên đoán của các kinh tế gia hàng đầu mới được chương trình truyền hình CNN thực hiện cho hay hiện nay có 25% rủi ro lâm vào tình trạng suy trầm lần nữa, 6 tháng trước thì mức độ rủi ro là 15%.
Tiếp theo Nam California, Bắc Clifornia với đêm thắp nến yểm trợ giáo xứ Cồn Dầu.


Từ 4 giờ chiều Chủ nhật 19 tháng 9, đồng bào Việt nam tại Bắc Cali đã tập hợp thực hiện đêm thắp nến yễm trợ giáo xứ Cồn Dầu và cầu nguyện cho 36 đồng bào Cồn Dầu trốn thoát sự đàn áp của Công an nhà nước Cộng sản Việt Nam tại Đà Nẵng, hiện đang tá túc tại Thái Lan, vận động xin hưởng quyền tỵ nạn Cộng sản.

Việc nhà nước Việt Cộng đàn áp đồng bào giáo xứ Cồn Dầu xẩy ra từ tháng 5, khi đám tang của bà cụ Đặng thị Tân được đưa tới nghĩa trang Cồ Dầu, nơi an nghĩ của dân địa phương từ nhiều đời nay. Tuy nhiên đám tang của bà cụ Đặng thị Tân đã bị Công an ngăn cản, với lý do thuộc phạm vi dự án khai triển khu đô thị sinh thái, nơi đây chính là vị trí thực hiện cây cầu Hòa Xuân, cho kịp kỷ niệm 65 năm cách mạng tháng Tám. Công an đã cướp quan tài người chết để người thôn Cồn Dầu không sữ dụng được nghĩa trang chôn cất, với lý do là người dân giáo xứ Cồn Dầu đã bị các thế lực thù địch ngoài nước và trong nước xúi dục, chống lại chủ trương của thành phố. Người khiêng quan tài cụ Đặng thị Tân là Nguyễn Thành Năm đã bị Công an gọi làm việc, cho rằng phạm tội gây rối trật tự công cộng chống người thi hành công vụ. Khi Nguyễn Thành Năm được trở về nhà thì người mang đầy thương tích và đã chết vì không chịu nổi nhựng vết thương tích do Công an đánh đập. Sau đó Công an Đà Nẵng đã vây giáo xứ Cồn Dầu khủng bố dân chúng nơi đây khiến nhiều người đã phải trốn khỏi nơi cư ngụ. Những người dân này đã tìm đường ra khõi nước và tới được Thái Lan để tránh sự trả thù khũng bố và đàn áp của nhà nước Việt Cộng tại Đà Nẵng.

Hiện nay có trên 30 người dân giáo xứ Cồn Dầu đang tạm trú tại Thái Lan, những người này không có phương tiện sinh sống và bị nhà cầm quyền Thái Lan xua đuổi.

Tham dự trong buổi cầu nguyện cho giáo dân Cồn Dầu có sự hiện diện của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng. Ba chục năm trước Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã đóng góp nhiều công sức hỗ trợ cho người Việt vượt biển trốn thoát chế độ Cộng sản định cư tại các quốc gia tự do trên thế giới. Nay việc định cư tỵ nạn Cộng Sản là vấn đề khó khăn vì đối với các quốc gia đệ tam thì vấn đề người Việt tỵ nạn tưởng như đã chấm dứt, song dân Việt Nam vẫn còn sống dưới một chế độ chính trị hà khắc, các quyền căn bản của con người đều bị chế độ Cộng sản tước đoạt cho nên tới nay có cơ hội là người dân Việt Nam tìm cách vượt thoát chế độ độc tài bỏ nước ra đi.



Đến đây phần tường trình tin tức xin tạm ngưng, hẹn gặp lại quý độc giả trong Lá thơ Mỹ Quốc tháng tới.



Thân ái,



Nguyên Thảo
Giấc Mộng Đại Hán, Đại Á

Vi Anh
Mỗi lần thống nhứt được, thấy nước Tàu mạnh lên; hay thấy dân chúng Trung Hoa bất mãn, đất đai nước Tàu chia rẽ, nền cai trị suy yếu; thì triểu đại thường làm sống là tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán. Nhà cầm quyền đem binh đi lấn chiếm nước ngoài, mong lấy chiến thắng xoá mờ những bất ổn trong nội địa. Qua lối mòn rất Đại Hán đó trong lịch sử Trung Hoa, người ta không lấy gì làm lạ khi thấy mấy năm gần đây,sau nhiều năm tăng gia kinh tế, hiện đại hoá quân đội, nhứt là Hải Quân, Trung Cộng lộng hành ở Á châu Thái bình Dương, thực hiện giấc mộng Đại Á cố hữu và hằng cữu của người Tàu. Nhưng ở đầu thiên kỷ thứ ba và thế kỷ 21 này, lối mòn thực hiện giấc nộng Đại Hán và Đại Á đó của TC e khó thành.
Một, TC xung đột với VNCS và một số nước Đông Nam Á về biển và đảo ở Nam Thái bình Dương. TC đã lấy Hoàng sa, Trường Sa của VN làm huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của TC. TC đã vẽ bàn đồ hình lưỡi bò liếm gần 80% Biển Đông của VN.
Mỹ đã phản ứng, trở lại Biển Đông qua con đường của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á gọi là ASEAN bằng ngoại giao, quân sự như cho hàng không mẫu hạm viếng thăm, hải hạm thao dượt với Hải Quân VNCS, và nhứt là hiệp ước nguyên tử dành cho VN đặc quyền làm giàu uranium. Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc họp an ninh vùng của ASEAN ở Hà nội tuyên bố việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông là ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.’ Bà mạnh dạn phủ nhận chủ quyền của TC trên toàn bộ 1,3 triệu dặm vuông của Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò như đã nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì quá tức giận, tuyên bố Mỹ “tấn công” TQ, phản đồi bỏ phòng họp ra ngoài cả tiếng đồng hồ. Khi quay lại, ông Dương Khiết Trì lên án Mỹ xúi giục các nước chống lại Trung Quốc, chế diễu «chế độ xã hội chủ nghĩa» của Việt Nam, và nói thẳng vào mặt Ngoại Trưởng Singapore nên nhớ «Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đây là một thực tế».
Ông dằn giọng nói Mỹ chẳng ăn nhập gì với Biển Đông, vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết «giữa những người châu Á với nhau». Từ ngữ này theo báo Le Figaro của Pháp làm người ta nhớ lại trong thập niên 30 người Nhật cũng đã từng hùng biện là người da trắng chẳng nên can dự vào châu Á, rồi sau đó cái gì xảy ra, cả thế giới đều biết, đó là xảy ra Thế Giới Đại Chiến lần thứ hai 2.
Hai, TC xung đột với Nhựt về lãnh hải và đảo ở Bắc Thái bình Dương. TC biến vụ tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào hai tàu tuần duyên của Nhật hôm 7 tháng 9, thành một căng thẳng ngoại giao và hành động lấn chiếm đất đai biển đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhựt. TC triệu Đại sứ Nhật đến sáu lần để nghe phiền trách hoặc vào lúc gần nửa đêm hoặc lúc trời chưa sáng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo từ chối gặp thủ tướng Nhật Naoto Kan bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và đe dọa đưa ra thêm "nhiều biện pháp trả đũa mới".
Ba, TC xung đột với Ấn độ về biên giới và trợ trưởng cho đối thủ của Ấn độ là Pakistan, ớ Nam Á châu. Theo lời của Thủ tướng Ấn, Manmohan Singh tuyên bố ngày 7-9 “Trung Quốc muốn lấn sân tại Nam Á. .. Thật khó mà nói điều này sẽ dẫn đến đâu. . .». Theo cựu giám đốc văn phòng Nam Á của Washington Post hồi cuối tháng 8, khẳng định TC có khoảng 11 ngàn binh sĩ có mặt tại vùng bắc Gilgit-Balistan do Pakistan quản lý, mà Ấn Độ đang đòi hỏi chủ quyền.
Bốn và sau cùng, liệu cái mộng Đại Hán, Đại Á đó của TC có thành hay không. Nhiều ngừơi nói thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu và 10 năm nữa TC sẽ là siêu cường thế giới. Bình tâm xét thì thấy cái gì chớ việc bành trướng, xâm thực lãnh thổ các nước là điều thế giới không thể chấp nhận, các nước lớn trên thế giới không để TC yên khi TC “ lấy thịt đè người” đâu.
Và còn Mỹ nữa. Mỹ dù muốn hay không cũng là một siêu cường lâu đời nằm trên bờ Thái bình Dương, một tiểu bang và nhiều căn cứ chiến lược trên biển này. Mỹ đã giữ thế hải thượng khắp thế giới. Tất cả hải quân TC cộng lại chưa chắc địch nổi một Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ trên Thái Bình Dương. Phương chi để thủ TC, có tin từ vụ TC khuấy nhiễu tàu thăm dò Impeccable của Mỹ ở gần đảo Hải Nam, hải quân Mỹ đã đưa nhiều tàu lặn nguyên tử, chiến đấu cơ tân kỳ về thủ Thái bình Dương.
Trong khi TC chưa có một hàng không mẫu hạm nào, chiếc cũ mua của Ukraine, chưa tân trang xong, chưa đưa vào hoạt động đựơc. Mỹ không có lý do gì để cho TC biến Á châu Thái bình Dương thành cái ao nhà của TC. Mỹ có quân đội trú đóng ở Nhựt, Nam Hàn, và cần con đường hàng hải qua Eo Biển Mã Lai nơi chuyên chở 50 khối lượng hàng hoá của thề giới và 90% nhiên liệu cho Bắc Thái bình Dương.
Nhiều người ca ngợi kinh tế TC. Nhưng thuần túy kỹ thuật mà xét, kinh tế TC “tăng gia” chớ không “phát triễn”, nhà cầm quyền giàu mạnh, chớ dân chẳng được hưởng gì. CIA World Fact Book năm 2008 ghi rõ lợi tức đồng niên trên đầu người của TC là 6,000 USD, trong khi Mỹ 47,000 USD, Thái Lan 8,500, Việt Nam 2,800, Lào 2,100. Trung Cộng còn thua Thái Lan, chỉ hơn được Việt Nam và Lào thôi.
Nhiểu bất toàn, bất ổn nội tại ở TC. Đường lối tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào, ép giá nhơn công, bòn vét tài nguyên nội địa, làm hàng rẻ để xuất cảng lấy ngoại tệ làm môi sinh TQ bị tàn phá, xã hội chia rẽ nghèo giàu, thành thị và nông thôn, bờ biển và sâu trong lục địa. Dân chúng ta thán, các nhà phân tích cho TC là một chế độ mạnh ngoài, yếu trong, là người khổng lồ chân đất sét.
Như thế trừ khi Quân Đội TC soán đoạt quyền hành, trở thành quân phiệt như Miến Điện, hỏi làm sao TC dám đụng Mỹ thực sự, chớ đừng nói đánh bạt Mỹ ra khỏi Thái bình Dương và Á châu. Huống hồ dù thương hay ghét Mỹ, cả thế giới đã thấy Mỹ cương quyết trở lại Á châu.
Riêng với VN, Mỹ trở lại Đông Nam Á, cụ thể là vào Biển Đông tức là trở lại VN, là cơ hội bằng vàng để ngăn cản đà TC xâm thực đất, biển, đảo của VN. Nếu đân chủ được cải tiến ở VN thì Mỹ dễ cộng tác hơn và nội lực dân tộc VN dễ phát huy thành sức mạnh tổng hợp để chống quân Tàu./. (Vi Anh)


Tro ve dau trang
===================================
=================================================
Ngàn năm Thăng Long để phô diễn hay nhìn lại lịch sử?
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-09-30

Cả nước Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang trong không khí đón mừng lễ hội ‘1000 Năm Thăng Long’ theo tổ chức của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương.


AFP photo/Hoang Dinh Nam

Một địa điểm của Lễ hội 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội với bức tượng Lý Công Uẩn hôm 30/9/2010, mọi người dân đều quay lại nhìn.

Trong các chương trình trước, chúng tôi đã gửi đến quí vị ý kiến của một vị trí thức có tiếng trong nước là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu qua bức thư gửi cho chủ tịch nước về những điều bất cập trong tổ chức đại lễ ‘Ngàn năm Thăng Long’.

Nay chúng tôi tiếp tục gửi đến quí vị trăn trở của một số trí thức và cả người dân trước sự kiện lịch sử trong đại đó.

Một trong những nội dung quan trọng của dịp mà cả một ngàn năm mới có như lúc này là thông qua các sinh hoạt lễ hội nêu bật lại những bài học giá trị của lịch sử suốt 1000 năm qua. Mục tiêu nhằm khơi gợi lại lòng tự hào dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay về tinh thần quật cường chống ngoại xâm của cha ông.

Tuy nhiên mong mỏi đó dường như chưa được đáp ứng. Theo một người dân Hà Nội, dường như vẻ bề ngoài hào nhoáng đang lấn át đến nội dung quan trọng cần phải có:

“Tôi nghĩ nhân dịp ‘Ngàn Năm Thăng Long’ phải nhìn lại cho cặn kẽ. Có điều tôi thấy không vui – hoặc người ta dè dặt hay e ngại điều gì đó- là không nhìn cho rõ những gì ông cha đã để lại. Người ta sợ hay không dám nhắc, theo tôi đó là điều không hay.

Nhà văn Hoàng Lại Giang

"Nói chung ngoài đường phố đèn hoa nhiều quá. Người Hà Nội thấy bình thường, chỉ có kẹt xe nhiều. Mong đợi làm sao đừng tiêu nhiều tiền quá vào những việc đó. Làm thế nào cải thiện được đời sống của nhân dân, mà hiện thiếu thốn đủ thứ: bệnh viện quá thiếu, trường học cũng thiếu, tất cả những cái cơ bản đều thiếu… Mong sao sau dịp này, nhiều người dân hiểu được cuộc sống ở đây thế nào! Lịch sử của Việt Nam học sinh học kém lắm. Người dân chỉ nói chuyện với nhau, lo bị ảnh hưởng… nhiều quá.

Dù có những hoạt động hướng về truyền thống, nhưng em có cảm giác thấy bị hiện đại nhiều quá. Còn hoạt động giúp người dân hiểu sâu hơn về lịch sử thì không có mấy, chỉ đi sâu vào phần ‘bề ngoài’ thôi."

Một công nhân đang treo băng-rôn chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long bên cạnh biểu tượng Cụ rùa hồ Hoàn Kiếm hôm 30/9/2010. AFP photo/Hoang Dinh Nam

Nhà văn Hoàng Lại Giang từ thành phố Hồ Chí Minh, người từng có bài viết với nội dung kêu gọi phải ‘nhìn lại’ nhân dịp ‘1000 Năm Thăng Long’, tỏ ra khá bi quan khi điểm lạn những hoạt động được thực hiện để chào mừng thủ đô ngàn năm tuổi:

"Tôi nghĩ nhân dịp ‘Ngàn Năm Thăng Long’ phải nhìn lại cho cặn kẽ. Có điều tôi thấy không vui – hoặc người ta dè dặt hay e ngại điều gì đó- là không nhìn cho rõ những gì ông cha đã để lại; ví dụ như đánh Tống, đánh Nguyên, đánh Minh, đánh Thanh. Những bài học lịch sử ấy không được nhắc mấy trong ‘Nghìn Năm Thăng Long’. Thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ không bỏ sót điều gì cả; trong khi ấy lại quên đi rất nhiều điều của suốt thời kỳ 1000 năm Thăng Long. Người ta sợ hay không dám nhắc, theo tôi đó là điều không hay.Thế hệ trẻ bây giờ dường như không quan tâm nhiều lắm về việc đó.

Thế hệ trên chúng tôi và chúng tôi nghĩ nhiều về giặc Phương Bắc. Chúng ta phải rút ra bài học cho sự tồn vong của đất nước, của dân tộc hôm nay.

Nhân dịp ‘Nghìn năm Thăng Long’ phải nhìn cho thật kỹ kẻ thù, nhìn thật chính xác kẻ thù của chúng ta. Kẻ thù luôn ở bên nách chúng ta mà ta gọi là ‘đồng chí, anh em, 16 chữ vàng’; thực ra đó là kẻ thù mang tính chất truyền thống. Nếu không nhận ra, mà rụt rè, run sợ trước kẻ thù ấy, đó là một hiểm hoạ. Hình như người ta cố né tránh việc đó.

===================================
==================================================

Wednesday, September 29, 2010





Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Tại DFW
Quân Linh
http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=1480


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Tại DFW

“Trang trọng, cảm động, trật tự, ấm cúng, có tính cách gia đình …” Đó là những nhận xét chung của người tham dự buổi Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, được tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant, vào ngày thứ Bảy, 25 tháng 9 năm 2010, lúc 12 giờ trưa. Dù trời mưa rất lớn gây trở ngại lưu thông, có khoảng 300 đồng hương gồm đại diện Cộng Đồng, hội đoàn, đoàn thể địa phương, các cựu tướng lãnh, các vị Tổng Thứ Trưởng thuộc Hội Đồng Nội Các của nền Đệ Nhị Cộng Hoà do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo và quan khách, đặc biệt có sự hiện diện của bà Nguyễn Thị Mai Anh, cựu Tổng Thống Phu Nhân và gia đình tham dự Lễ Huý Nhật Thứ 9 của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Được biết buổi lễ tưởng niệm do các cựu sĩ quan cao cấp và có uy tín trong vùng DFW thực hiện chỉ trong vòng bốn tuần lễ. Đó là Đại Tá Lê Đình Luân (Đơn Vị 101), Đại Tá Đinh Thạch On (Không Quân) và Trung Tá Nguyễn Văn Nhựt (Hải Quân). Trưởng Ban Điều Hợp là chiến hữu Võ Tấn Y (Nha Kỹ Thuật).

Trong phần quan khách tham dự từ xa về có Phu Nhân Tổng thống VNCH, bà Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình; Bác sĩ Trần Quang Minh, nguyên Thứ Trưởng Canh Nông và nguyên Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Thực Phẩm Quốc Gia; Ông Nguyễn Đình Cường, nguyên Tổng Trưởng Kinh Tế; Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Bí Thư Tổng Thống và nguyên Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi; Thiếu Tướng Văn Thành Cao (Houston); Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn (Houston); Chuẩn Tướng Trần Văn Cẫm (Austin); Đại Tá Liêu Quang Nghĩa ( Houston ); Đại Tá Nguyễn Hữu Hiền (Houston); phái đoàn Houston; phái đoàn Washington DC do chiến hữu Đoàn Hữu Định, Tổng Hội Trưởng Nha Kỹ Thuật kiêm Liên Hội Trưởng Liên Hội Chiến Sĩ VNCH/ Washington DC hướng dẫn; và phái đoàn Oklahoma do chiến hữu Nguyễn Văn Gừng, Liên Hội Trưởng Liên Hội Chiến Sĩ VNCH/OK City hướng dẫn.

Quan khách địa phương có Đại Diện Đạo Cao Đài tại Mountainview, Đại Diên Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo tại Fort Worth, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai ( Dallas ); Đại tá Lê Sơn Thanh (Dallas); Đại tá Nguyễn Đăng Trọng (Dallas); Đại tá Đỗ Trang Phúc (Grand Prairie); Đại tá Ngô Xuân Nghị (Grand Prairie); Thiếu Tá Nguyễn Xuân Dục, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải; Ông Nguyễn Xuân Hùng, cựu CT/CĐNVQG Hạt Tarrant và là Ứng Cử Viên Tarrant County Commissioner, Distrcit 2; bà Lê Lam Ngọc, CT/CĐNVQG Dallas; ông Nguyễn Kinh Luân, CT/CĐNVQG Hạt Tarrant và đại diện các hội đoàn cựu quân nhân trong vùng. Các cơ quan truyền thông hiện diện có Đài Phát Thanh VietNamDallas, Báo Trẻ Đẹp Online Daily News và Thế Giới Mới.

Bắt đầu chương trình lễ, di ảnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được chiến hữu Võ Tấn Y và hai cựu Sinh Viên Sĩ Quan rước đến bàn thờ, trước hàng quân danh dự gồm các quân binh chủng của QLVNCH. Ông Hoàng Đức Nhã, đại diện gia đình cố Tổng Thống đặt di ảnh lên bàn thờ trước khi lễ tưởng niệm chính thức khai mạc. MC Trần Phi Hùng điều hành nghi thức Chào Quốc Kỳ với đầy đủ lễ nghi quân cách dành cho các buổi đại lễ. Kế đến, Thiếu Tướng Văn Thành Cao, Đại Tá Lê Đình Luân, Đại Tá Đinh Thạch On và Trung Tá Nguyễn Văn Nhựt đặt vòng hoa trước Đài Tử Sĩ để tưởng nhớ đến các anh linh của những chiến sĩ quốc gia đã hy sinh vì Tổ Quốc. Chiến hữu Võ Tấn Y, đại diện Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng quan khách và nói lên lòng tưởng nhớ đến vị lãnh đạo tối cao của nên Đệ Nhị Cộng Hoà của các cựu quân nhân tại DFW. Đồng thời chiến hữu Võ Tấn Y cũng nhắc nhở các thế hệ sau này về hình ảnh một vị Tổng Thống có công rất lớn trong việc bảo vệ và kiến thiết một miền Nam Việt Nam trong nghich cảnh chiến tranh. Ông vừa phải lo đối phó với sự phá hoại của giặc Cộng vừa phải lo đối phó với sức ép của đồng minh và phải lo các vấn đề an sinh xã hội cho dân.

Sau phần niệm hương trước bàn thờ Tổng Thống, Ban Tổ Chức đã cho chiếu lại một đoạn phim trong Ngày Quân Lực 19-6-1973 với bài diễn văn hùng hồn do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiêu đọc. Cả hội trường bùi ngùi xúc động khi nghe lại giọng nói của vị lãnh đạo tối cao của QLVNCH. Tiếp theo, chiến hữu Lưu Xuân Phước tuyên đọc tiểu sử của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1924, tại Thanh Hải, Ninh Thuận. Sau trung học, ông vào trường Hàng Hải tháng 12 năm 1948 và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia, Khoá 1, tháng 6 năm 1949. Ra trường với cấp bậc Thiếu Uý và từ đó ông đã trãi qua các chức vụ trong quân đội từ Trung Đội Trưởng, Đai, Đội Trưởng v.v. và sau cùng là Tổng Thống VNCH (đắc cử 2 lần). Ông mất vào ngày 29 tháng 9 năm 2001, lúc 19 giờ tối tại thành phố Boston, MA, để lại phu nhân là bà Nguyễn Thị Mai Anh, 4 người con, 2 cháu nội và 2 cháu ngoại.

Nối tiếp chương trình là phần tế lễ với ba vị cao niên và bà Mai Thi diễn ngâm bài văn tế. Sau đó Phu Nhân Tổng Thống, các Tổng Thứ Trưởng, các tướng lãnh, đại diện cộng đồng, hội đoàn, cơ sở tôn giáo lên thắp hương trước bàn thờ. Đại Tá Đinh Thạch On, đại diện Ban Tổ Chức phát biểu cảm tưởng về vị lãnh đạo tối cao của Miền Nam trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng nhưng vẫn cố gắng kiện toàn nền dân chủ, lo dân sinh và tổ chức một quân đội hùng mạnh nhất vùng Đông Nam Á dư sức đảm nhận trọng trách bảo quốc an dân. Tiếc thay vì sự phản bội của đồng minh mà quân đội bị bức tử, chế độ bị sụp đổ và biết bao quân dân cán chính miền Nam Việt Nam phải bị tù đày, bỏ mình trong các trại tù cải tạo, trên biển cả và trong rừng sâu nước độc vì hai chữ tự do.

Đại diện hai tổ chức CĐNVQG Dallas và Tarrant, ông Nguyễn Kinh Luân, thuộc thế hệ 1.5 cho biết DFW rất hãnh diện khi được chọn là địa điểm tổ chức lễ giỗ lần thứ 9 của TT Nguyễn Văn Thiệu. Ông cũng tâm sự từ nhỏ không biết nhiều về chiến tranh VN, nhưng vẫn nhớ câu nói bất hủ của TT Thiệu, đó là “Đừng nghe những gì Cộng Sản Nói. Hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.” Câu nói này đã đúng trong 35 năm về trước, vẫn đúng trong thời điểm hiện tại và 100 năm sau vẫn đúng khi nói về Cộng Sản. Đây là chân lý và cũng là lời cảnh tỉnh cho các đảng phái chính trị, các tổ chức phe nhóm nào có ý đồ muốn thoả hiệp với chế độ CSVN.

“Hôm nay, trước anh linh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, chúng tôi xin tuyên hứa sẽ tiếp tục con đường đấu tranh lật đổ chế độ độc tài CS cho đến ngày thành công.” Ông tuyên bố.

Tiếp theo, là phần phát biểu cảm tưởng của các vị khác. Bác Sĩ Nguyễn Quang Minh, nguyên Thứ Trưởng Canh Nông nói về chương trình “Người Cày Có Ruộng”, một trong những chương trình thành công nhất của nền Đệ Nhị Cộng Hoà. Trong vòng 3 năm, chính quyền đã thu mua lại đất đai của các điền chủ và giao cho nông dân làm sở hữu chủ. Ông so sánh chương trình đầy nhân đạo này với những chương trình cải cách ruộng đất do các nước cộng sản như Liên Sộ Trung Cộng và Bắc Việt với hàng triệu người chết, tài sản bị chiếm đoạt qua các buổi đấu tố.

Và dù trong hoàn cảnh chiến tranh, Nam VN đã xuất cảng gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Bí Thư Tổng Thống và nguyên Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi trình bày những khía cạnh khác mà chỉ có người thân cận với Tổng Thống biết được. Qua lời trình bày của ông, một số chi tiết bên trong được hé lộ khiến cho cử toạ hiểu thêm về những ưu tư trăn trở của Tổng Thống Thiệu trước áp lực của đồng minh, của giặc Cộng, của cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, của những thế lực chính trị, tôn giáo v.v. Theo lời của ông, Tổng Thống rất cô đơn khi một mình phải đối phó với nhiều sức ép và cuối cùng phải bỏ nước ra đi vì sự phản bội của đồng minh.

Kết thúc chương trình lễ tưởng niệm, Phu Nhân Tổng Thống, bà Nguyễn Thị Mai Anh ngỏ lời cảm tạ Ban Tổ Chức và đồng hương tham dự. Cũng nhân dịp này bà xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của chiến sĩ quốc gia đã vì nước hy sinh, xin gởi lời thăm hỏi và biết ơn đến các anh em thương phế binh, xin gởi lời phân ưu đến cô nhi quả phụ QLVNCH và nguyện cầu cho quê hương sớm thoát khỏi sự độc tài toàn trị của CSVN.

Sau cùng, MC tổng quát chương trình lễ tưởng niệm, chiến hữu Ngô Văn Lâm tuyên bố chấm dứt phần nghi lễ và kính mời mọi người tham dự bữa cơm trưa thân mật cùng gia đình cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và chụp hình lưu niệm.
Chương trình chấm dứt lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

Quân Linh – Thế Giới Mới; Photo by CV




" Có trung hiếu nên ðứng trong trời ðất" NCT

Tro ve dau trang

===================================

====================================================



MỸ ỦNG HỘ ASEAN TRONG VAI TRÒ TRUNG TÂM
VÀ CHỦ ĐẠO CÁC DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KHU VỰC
LÝ ĐẠI NGUYÊN

Trong cuộc họp Thượng Đỉnh lần thứ 2 giữa Hoakỳ và ASEAN vào chiều ngày 24/09/2010 tại New York, tổng thống Mỹ, Barack Obama long trọng tuyên bố: “Chúng tôi cần hợp tác với các nước châu Á để đáp ứng các thách thức của tình hình kinh tế ngày càng tăng trưởng của chúng tôi, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề khí hậu biến đổi. Với tư cách là tổng thống, tôi muốn nói rõ rằng, Hoakỳ có ý định đóng vai trò quan trọng tại châu Á. Do đó chúng tôi đã tăng cường các liên minh cũ, chúng tôi hợp tác sâu đậm với các đối tác mới, như chúng tôi đang làm với Trungquốc, và chúng tôi đã giao tiếp trở lại với các tổ chức khu vực, kể cả ASEAN”. Tổng thống Obama khẳng định: “Hoakỳ mong muốn tăng cường quan hệ toàn diện với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực và các diễn đàn hợp tác khu vực do ASEAN nắm vai trò chủ đạo.”



ASEAN đánh giá cao tuyên bố của Mỹ sẵn sàng tham vấn với ASEAN về việc hướng tới tham gia Nghị Định Thư Hiệp Ước Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân; hoan nghênh Mỹ ủng hộ các hoạt động của Ủy Ban Liên Chính Phủ ASEAN về Nhân Quyền và Ủy Ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em. Phát biểu tại Hội Nghị ở cương vị chủ tịch ASEAN, đồng chủ tọa Hội Nghị với tổng thống Mỹ, Nguyễn Minh Triết nói: “Việtnam và ASEAN luôn luôn ủng hộ thắt chặt thêm quan hệ giữa ASEAN và Hoakỳ trên cơ sở song phương và đa phương. Chúng tôi muốn nâng quan hệ lên một tầm mới, tiến tới chỗ toàn diện hơn và có thực chất hơn cho hoà bình, ổn định và phát triển khu vực chúng tôi.” Nguyễn Minh Triết đề nghị: “Hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác theo hướng toàn diện và thực chất hơn trên cơ sở cùng có lợi trên các lãnh vực từ chính trị - an ninh, kể cả an ninh phi truyền thống, đến kinh tế - thương mại và văn hóa – xã hội, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại cần được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên”.

Điều cần ghi nhận ở đây là, Nguyễn Minh Triết xem như đã vượt mặt Trungcộng để thể hiện khuynh hướng liên kết toàn diện giữa ASEAN với Hoakỳ, nhất là về mặt chính trị - an ninh, kể cả an ninh phi truyền thống, mà trong Bản Thông Cáo Chung Mỹ - ASEAN, vì không muốn làm cho Trungcộng nổi khùng, đã không đề cập tới an ninh biển Đông, mà chỉ khái quát nói tới “ý tưởng nâng cao quan hệ đối tác tới một tầm chiến lược và coi đây là là lãnh vực tập trung ưu tiên của ASEAN và Mỹ”. Có lẽ chính vì để cho đảng Việtcộng dễ chạy tội, và bản thân không bị quan thầy Trungcộng đe dọa hạ bệ, nên trước khi bước vào hội nghị, Nguyễn Minh Triết đã hé lộ cho báo chí quốc tế biết, sẽ không giữ chức vụ gì nữa sau Đại Hội Đảng XI này. Quả thật Việtcộng đã bị lạnh cẳng, mới cho Nguyễn Chí Vịnh vội vàng tuyên bố trong cuộc phỏng vấn bởi báo Akahata của đảng Cộngsản Nhậtbản rằng: “Chúng tôi khẳng định là Việtnam không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để chống Trungquốc, và Việtnam không có ý định chống Trungquốc”. “Tuy Việtnam và Trungquốc có tranh chấp trên biển Đông, nhưng chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình trên cơ sơ luật pháp quốc tế”.
Ngược lại, tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, một ngày trước cuộc họp ASEAN và Hoakỳ, đã tuyên bố: “Asean sẽ hợp thành một khối, nếu Trungquốc dùng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Ông thêm rằng: “Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ ‘Biển Nam Trung Hoa’ với hàm ý là biển của Trungquốc”. Trong khi đó Ôn Gia Bảo thủ tướng Trungcộng tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc rằng: “Trungquốc không đe dọa nước khác, nhưng sẽ không bao giờ nhượng bộ trong tranh chấp về các chủ đề có tính quan tâm quốc gia”. Vì Trungcộng đã dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm Hoàngsa và một phần Trườngsa của Việtnam, nên mới nhận là vùng ‘Biển Nam Trung Hoa’ và cho đó là “một trong những quan tâm chủ đạo về chủ quyền của Trungquốc bên cạnh Tâytạng và Đàiloan”. Rồi tiếp tục dùng sức mạnh quân sự quyết giữ lấy trên 80% diện tích vùng Biển Đông Nam Á này làm của riêng mình. Vậy kẻ chủ chiến trong vùng châu Á, Thái Bình Dương hiện nay chính là Trungcộng chứ không phải ai khác.

Dù cho Việtnam có nhân nhượng Trungcộng đến mấy, Việtcộng có cúc cung vâng lời Trungcộng đến đâu, mà ngư dân Việtnam vô tình đi lạc vào vùng Trungcộng nghiêm cấm, vốn trước kia thuộc lãnh hải Việtnam thì Trungcộng cũng đuổi, đánh, bắt giết. Như vậy ổn định, hòa bình trên Biển Đông không thể có. Chính vì thế trong Thông Cáo Chung Mỹ-Asean ở Điều 18 đã ghi rõ: “Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hoà bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công Ước LHQ về Luật Biển – UNCLOS – và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp”.

Rõ ràng là việc Hoakỳ toàn diện hợp tác về chiến lược với Asean để đa phương giải quyết hòa bình các tranh chấp Biển Đông, mới đủ sức làm cho Trungcộng không còn hung hăng bành trướng sức mạnh quân sự ra toàn vùng. Nhờ đó chiến tranh cục bộ ở nơi đây mới không thể xẩy ra. Nếu giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên cơ sở ‘song phương’ kiểu Trungcộng thì: Một là Trungcộng sẽ nuốt trửng như đối với Việtnam. Hai là sẽ có đụng độ vũ lực như đối với Philippines, Malaysia… Trước đây trong chiến tranh lạnh, khi một nước đi theo thế giới cộng sản là chống lại với Mỹ, hoăc ngược lại. Nhưng trong thời đại Toàn Cầu Hóa này, thì các nước dù còn đối nghịch với nhau về mặt nào đó. Nhưng họ vẫn là đối tác, hợp tác, liên hệ với nhau về nhiều mặt. Nhất là Hoakỳ và Trungcộng hiện nay. Đừng nói là về sức mạnh quân sự Trungcộng chưa phải là đối thủ ngang tay với Mỹ, mà về mặt chính trị, kinh tế, tài chánh, kỹ thuật… 2 nước cũng còn phải nương nhau đề tồn tại, phát triển. Nhất là nền kinh tế của Trungquốc chưa phải là nền Kinh Tế Quốc Dân Tự Chủ, vẫn phải dựa vào vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ quốc tế, mà Mỹ là chính. Thế nên khi Mỹ đã dứt khoát giữ vai trò lãnh đạo tại Á châu, thì Trungcộng buộc phải lùi bước. Việc Việtnam và Khối Asean chủ động hội nhập chiến lược toàn cầu của Mỹ trong lúc này là con đường duy nhất giải quyết ổn định, hoà bình và phát triển của toàn vùng. Còn về lâu về dài thì phải thực sự Dân Chủ Hóa Chế Độ ở mỗi nước, thì ASEAN mới thành một Khối Thịnh Vượng làm cùn nhụt tham vọng bành trướng của Bắckinh và đưa nước Trung Hoa vào tiến trình Dân Chủ Hoá Toàn Cầu để cho nhân loại hưởng cảnh Đại Thái Hoà.
Little Saigon ngày 28/09/2010.


Tro ve dau trang
=============================
=========================================

Wed, September 29, 2010 9:40:49 AMFW: MỘT CÁI TÁT NẢY LỬA VÀO GIỮA MẶT NGUYỄN CAO KỲ

RẤT TRÂN TRỌNG CÁC NT ĐÃ CHUYỂN EMAIL NÀY LÊN CÁC DIỄN ĐÀN .
LP
--- On Mon, 16/8/10, Hoan Le wrote:
Dù có lấy hết nước của sông Hồng kể cả sông Cửu Long cũng không thể rửa hết cái ô nhục , ti tiện , hèn hạ , xảo trá , phản bội này của tên NCK !!!!
Subject: Fw: MỘT CÁI TÁT NẢY LỬA VÀO GIỮA MẶT NGUYỄN CAO KỲ.


MỘT CÁI TÁT NẢY LỬA VÀO GIỮA MẶT NGUYỄN CAO KỲ

Thưa các bạn,

Trong các email sáng nay, Lê Thy nhận được 1 email với chủ đề : MỘT CÁI TÁT NẢY LỬA VÀO GIỮA MẶT NGUYỄN CAO KỲ và lời chú thích: Xin chuyển tiếp để đọc những lời tâm huyết giây phút cuối cùng của những chiến sĩ anh dũng trong ngày 30 tháng 4 1975.

Bài do chính Phu Nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng viết với những tình tiết xúc động nhân dịp 30 tháng 4, 2010 gửi cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên
Date: Tue, 4 May 2010 00:10:43 -0400
Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010.
Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô, TT Nguyễn cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng :
“Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết”.
Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá.
Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi. Cám ơn cô.
o O o
Tiếc, Thương, Cảm Phục, Yêu Kính…
Tưởng Niệm Những Anh Hùng trọng Tiết Tháo Chiến Sĩ …
(Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)
Từ chàng ra đi lưng khoác chiến y,
và hồn nương bóng quốc kỳ
Nàng ngừng con thoi có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu! Lệ thắm tơ vàng.
Chàng ngồi trên yên mơ bóng dáng em
mịt mù sau đám khói tên.
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm.
Không sao dấu đôi lệ hiền….
(Chinh phụ ca – Phạm Duy)
Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:
- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:
- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?”
Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
- “Tại sao Tướng Nam , Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”
Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng . Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.
Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.
Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:
- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.
6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.
7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:
- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.
Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam , không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.
- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đây, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam :
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.
7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:
- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.
Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc


Tro ve dau trang

======================================

=====================================================


VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ HƯỚNG ĐI

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Bài tham luận : VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ HƯỚNG ĐI, được viết rất công phu và xúc tích,
cuả một Cựu Tù Nhân Chính Trị,
đã bị đọa đày hơn 10 năm trong ngục tù cộng sản: Ông Nguyễn Cao Quyền.

Được biết Ông Nguyễn Cao Quyền là một Cụu Đại Tá Quân Pháp, Thẩm phán Toà Án Quân Sự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa...

Tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ từ năm 1990. Hiện đã hưu trí, Ông tiếp tục viết sách, báo và tích cực tham gia những sinh hoạt tranh đấu dân chủ cho quê hương.

Xin mời Quý Vị đọc bài tham luận và thẩm định...



BMH
Washington, D.C

============================================
VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ HƯỚNG ĐI

NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 9 năm 2010


Nhìn vào lịch sử từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay ta thấy Việt Nam đã bị cai trị bởi hai nền đô hộ chồng chéo. Nền đô hộ thứ nhất của thực dân Pháp kéo dài tử Hòa Ước Patenôtre (1884) đến Hiệp Định Genève (1954). Nền đô hộ thứ hai của các đế quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, bắt đầu từ khi Việt Minh cướp chính quyền từ năm 1945, đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Trong giai đoạn này, dân tộc ta đã có nhiều cơ hội để giành lại độc lập nhưng những cơ hội đó đã bị bỏ lỡ mặc dầu lòng yêu nước và tinh thần hy sinh lúc nào cũng sôi sục trong tâm khảm của tất cả những người con dân đất Việt.

Giờ đây một cơ hội khác lại mở ra, khiến chúng ta phải kiểm điểm lại dĩ vãng để tránh lầm lẫn thêm lần nữa và sáng suốt lựa chọn một lối đi vào một tương lai tươi sáng cho dân tộc và tổ quốc.

Lòng yêu nước của người Việt dưới thời thực dân Pháp.

Nhà Nguyễn truyền ngôi đến hết đời vua Tự Đức thì mất quyền tự chủ. Năm 1885 khi vua Hàm nghi bất hợp tác với Pháp, rời kinh đô Huế và bỏ trốn đến một vùng hẻo lánh tỉnh Quảng Trị thì Phong Trào Cần Vương (Phò Vua) nổi lên.

Đinh Công Tráng lập chiến khu Ba Đình (Quảng Trị), Phan Đình Phùng lập chiến khu Ngàn Truồi (Hà Tĩnh), Nguyễn Thiện Thuật lập chiến khu Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hoàng Hoa Thám lập chiến khu Yên Thế (Bắc Giang). Quan trọng nhất là chiến khu Ngàn Truồi của Cụ Phan Đình Phùng. Cụ tự đúc súng đạn đánh Pháp trong nhiều năm. Sau khi Cụ mất (1896) thì Phong Trào Cần Vương coi như chấm dứt. Tuy nhiên cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việi Nam vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tiếp theo là Phong Trào Duy Tân của Cụ Phan Chu Trinh. Cụ bị thực dân Pháp đầy ra Côn Đảo, rồi cho sang Paris nhờ sự can thiệp của Hội Nhân Quyền. Từ Paris Cụ truyền bá tư tưởng dân chủ vào trong nước. Đây là điểm khởi phát của cuộc cách mạng dân chủ trường kỳ của dân tộc. Cụ về nước và mất năm 1926.

Rồi đến Phong Trào Đông Du. Đầu thế kỷ 20, cách mạng dân chủ tại Trung Quốc và tin Nhật Bản chiến thắng Nga đã đem lại cho giới nho sĩ Việt Nam sự tin tưởng dân tộc có thể tự giải phóng. Mang nặng hoài bão này các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền. Nguyễn Quyền, dấy lên Phong Trào Đông Du, gửi thanh niên sang du học bên Nhật. Phong trào phát triển mạnh. Thực dân Pháp ký kết với Nhật một hiệp ước đuổi sinh viên Việt Nam ra khỏi nước.

Bị trục xuất khỏi Nhật, cụ Phan Bội Châu và các thanh niên du học chạy qua Thái Lan mở nông trại ở Ban Thầm, huấn luyện cán bộ và nuôi chí phục quốc. Ít lâu sau, cụ và các đồng chí sang Tầu. Sau khi Cách Mạng Tân Hợi thành công (1911), cụ Phan giải tán Duy Tân Hội và lập ra Việt Nam Quang Phục Hội (VNQPH, 1912) với tôn chỉ đánh Pháp và thiết lập Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Tư tưởng và hoạt động chống Pháp của cụ được người trong nước hưởng ứng nồng nhiệt.

Năm 1914 cụ Phan thành lập Tâm Tâm Xã làm hạt nhân vận động cách mạng, trong đó có Nguyễn Hải Thần, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu…Năm 1923, ở Hàng Châu Cụ chuyển hóa VNQPH thành Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng vẫn giữ Tâm Tâm Xã (TTX) ở Quảng Châu.

Hành động đầu tiên của TTX là “Tiếng bom Sa Diện” của chiến sĩ quyết tử Phạm Hồng Thái, làm cả thế giới rung động. Ngày 19/6/1924 Phạm Hồng Thái tung lưu đạn ám sát hụt vợ chồng toàn quyền Đông Dương Merlin, rồi nhảy xuống sông Châu Giang tự tử. Xác ông được chính quyền Tôn Dật Tiên an táng tại Hoàng Hoa Cương cạnh mộ của 72 liệt sĩ Trung Hoa hy sinh trong Cách Mạng Tân Hợi.

Giữa lúc VNQDĐ đang hoạt động có kết quả thì cụ Phan Bội Châu bị Hồ Chí Minh và Lâm Đức Thụ lập mưu bán cho Pháp. VNQDĐ phải ngưng hoạt động. Trong nước, sinh viên bãi khóa năm 1925 khi cụ Phan bị bắt. Sau một thời gian lắng dịu để tránh bị thực dân đàn áp, phong trào yêu nước lại trỗi dậy và phát trỉển thành Việt Nam Quốc Dân Đảng (quốc nội).

Người thủ xướng và lãnh đạo VNQDĐ quốc nội là Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường sư phạm. Năm 1929 đảng của ông có tới 1500 đảng viên, trong số này hơn 100 người là binh lính của chính quyền thực dân tình nguyện theo cách mạng. Ngày 10/2/1930 VNQDĐ phát động khởi nghĩa bị thất bại. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị thực dân đưa lên máy chém. Ngày 17/7/1930 mười ba chiếc đầu cách mạng rơi tại Yên Bái sau khi hô to “ Việt Nam Muôn Năm”. Cô Giang, đồng chí và ý trung nhân của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng tự kết liễu đời mình bằng súng lục.

Sau ngày tang Yên Bái, một số đảng viên trốn sang Tầu. Năm 1941 Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội được thành lập tại Liễu Châu Trung Quốc với các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Trương Bội Công, Nghiêm Kế Tổ, Nông Kinh Dầu. Sau này, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh trong Thế Chiến II, họ lại về nước chiến đấu chống Việt Minh cộng sản để tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ.

Trong nước, vào khoảng thời gian từ 1931 đến 1945, một số đảng phái quốc gia mới thi nhau thành lập: Đại Việt Quốc Dân Đảng củaTrương Tử Anh; Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng của Lý Đông A; Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam; Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn Xuân Tiếu; Việt Nam Phục Quốc Hội của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; Đảng Việt Nam Quốc Gia của Hồ Văn Ngà. v..v. Bên cạnh đó nhiều nhóm chính trị cũng xuất hiện dưới hình thức tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hào.

Tất cả những đảng và đoàn thể tôn giáo nói trên đều có mặt trong nước khi chính phủ Trần Trọng Kim thâu hồi nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ từ tay người Nhật.

Lòng yêu nước nói trên đã bị Hồ Chí Minh sang đoạt.

Sau khi cướp được chính quyền tại Nga năm 1917, Lenin nghĩ ngay đến việc đánh phá các cường quốc tư bản tại thuộc địa của họ qua sự thành lập Quốc Tế Cộng Sản. Hồ Chí Minh được tên gián điệp Nga Mannuilsky tuyển dụng và huấn luyện rất sớm để đưa về họat động tại Đông Dương và vùng Đông Nam Á.

Ngày 29/9/1924 Hồ nhận lệnh của Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng Sản QTCS đi Quảng Châu (Trung Quốc) dưới danh nghĩa là thông ngôn của phái bộ Borodin. Đây là chuyến công tác đầu tiên của gián điệp Vương Sơn Nhi, tên giả của Hồ chí Minh lúc bấy giờ.

Đến Quảng Châu Hồ được Cục Viễn Đông QTCS trao cho danh sách đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng của cụ Phan Bội Châu. Sau đó Hồ được giới thiệu với Lâm Đức Thụ, (mật thám của Pháp), rồi qua Thụ làm quen với nhóm Tâm Tâm Xã. Nhóm này gồm có Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt, Vương Thúc Oánh, Lương Quốc Long, Trương Văn Lềnh và Lâm đức Thụ. Những người này được Hồ tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, hướng dẫn làm cách mạng vô sản, tổ chức đảng và lãnh đạo quần chúng công nông.

Các đảng phái quốc gia lúc đó, đều lâm vào cảnh túng thiếu, nên đã nhìn tổ chức cộng sản như một môi trường có nhiều phương tiện hơn để hoạt động. Hồ sang đoạt TTX và VNQDĐ của cụ Phan Bội Châu một cách dễ dàng vì được QTCS yểm trợ tài chính. Sau khi thâu tóm TTX và VNQDĐ trong tay, Hồ và Lâm Đức Thụ lên phương án bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, lấy tiền lập đảng. Loại xong cụ Phan, Hồ tổ chức “Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” với Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ. Tổ chức này là hạt nhân cộng sản và tuyệt đối tuân theo cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế.
*
Năm 1935 áp lực của Quốc Xã Đức và Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan Nhật bắt đầu đè nặng lên Đế Quốc Liên xô. Để giảm nhẹ áp lực này, QTCS lại phái Hồ Chí Minh sang công tác lần thứ hai tại Hoa Nam.

Tháng 9/1938 Hồ sang Trung Quốc. Khi tới biên giới, Hồ tìm đến căn cứ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Diên An và ở lại làm việc cho Diệp Kiếm Anh đến hết năm 1939. Sau đó Hồ xuống Quế Lâm để lãnh đạo Ban Hải Ngoại của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lúc này, Ban Hải Ngoại, ngoài Hoàng Văn Hoan, Vũ Ánh và Phùng Chí Kiên còn được tăng cường thêm Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và hơn 20 người khác.

Trong thời gian ở Quế Lâm, thi hành lệnh của QTCS, Hồ thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” gọi tắt là Việt Minh. Thật ra cái tên này là của một tổ chức đã có sẵn do cụ Hồ Học Lãm dựng lên. Cụ Lãm là một đoàn viên cũ trong tổ chức của cụ Phan bội Châu. Hồ Chí Minh sang đoạt VNĐLĐMH nhưng lại mời Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để dựa vào đó mà hoạt động.

Hoạt động ở Quế Lâm đến 1940 thì Hồ Chí Minh và các đồng chí về Tĩnh Tây. Đầu năm 1941 Phùng Chí Kiên, Vũ Ánh, Lê Quảng Ba được phái về Cao Bằng tổ chức cơ sở hạ tầng. Tháng 2/1941 sau khi căn cứ Pác Bó hoàn tất Hồ Chí Minh mới chịu rời Trung Quốc về nước. Tại đây trong phiên họp 19-19/5/1941 của Đại Hội 8 Ủy Ban Trung Ương ĐCSĐD,“Mặt Trận Việt Minh” chính thức ra đời. Hồ chủ trì đại hội này với tư cách đại diện của QTCS.

Khu vực hoạt động của Việt Minh trải dài tại vùng biên giới Bắc Việt theo các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn. Phương cách hoạt động rập theo khuôn mẫu của cộng sản Trung Quốc. Nguồn kinh tế của họ là do các phân đội thu góp cung cấp. Trung ương Việt Minh ra lệnh mỗi hộ dân phải nộp 50 Đồng và 50 ký gạo mỗi tháng , đó là chưa kể các tài sản ăn cướp của những người bị họ tùy tiện buộc tội là “Việt gian”.

Việt Minh cướp chính quyền và phá hỏng nền độc lập thu hồi từ tay Nhật.

Năm 1945 là thời gian kết thúc Thế Chiến II. Để đề phòng cuộc tổng phản công của Đồng Minh tại Á Châu, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9/3/1945. Sau cuộc đảo chính này, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam và để vua Bảo Đại tại vị.

Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim được thành lập. Đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Tuy chỉ tại chức có 4 tháng nhưng nội các của thủ tướng họ Trần đã lảm được nhiều công việc trọng đại cho đất nước. Thành tích quan trọng hơn cả là việc thu hồi độc lập cho tổ quốc. Ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihashi đồng ý trả lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Ngày 8/8/1945 người Nhật trao trả nốt Nam Bộ cho chính quyền trung ương.

Lịch sử ghi công thủ tướng Trần Trọng Kim trong việc thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay người Nhật mà không tốn một giọt máu. Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá hỏng và hậu quả là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, giết chóc và thù hận. Điều không may này đã xảy ra là vì hồi đó, từ vua quan cho đến thờng dân, không một ai biết thế nào là cộng sản.

Ngày 17/8/1945 Tổng Hội Công Chức Hà Nội , theo lệnh của thủ tướng, tổ chức một cuộc biểu tình để ủng hộ nhà vua. Trong cuộc biểu tình, vài cán bộ cộng sản dùng súng lục chiếm diễn đàn và biến cuộc biểu tình thành một cuộc tuần hành trên đường phố ủng hộ Việt Minh. Ngày 19/8/1945 cờ đỏ sao vàng của Việt cộng bay khắp mọi nơi. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới Việt Nam là một nước độc lập với quốc hiệu là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.

Sau khi quân đội Trung Quốc rút khỏi miền Bắc, ngày 6/3/1946 Việt Minh ký với thực dân Pháp Hiệp Định Sơ Bộ cho phép lực lượng viễn chinh Pháp lên bờ tiến vào Hà Nội. Hiệp định này công nhậnViệt Nam là một quốc gia có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong Liên Hiệp Pháp.

Mặc dầu quy chế chính trị do Hiệp Định Sơ Bộ mang lại, thua kém xa nền độc lập mà thủ tướng Trần Trong Kim đã đạt được cho tổ quốc, nhưng Hồ Chí Minh vẫn ký vỉ ba lý do: lý do tứ nhất là để lấy uy danh chính nghĩa với quốc tế; thứ hai là để “dụ địch vào sâu trong nội địa” rồi phá địch bằng chiến tranh tiêu hao theo kiểu của cộng sản; thứ ba là để có thời gian tiêu diệt các lực lượng quốc gia yêu nước, nhằm mục đích nắm độc quyền cai trị sau này. Đây là một tiêu lệnh căn bản mà bất cứ một cán bộ QTCS nào cũng phải thuộc nằm lòng và áp dụng khi được giao phó công tác.

Chiến dịch diệt trừ đối lập do Võ Nguyên Giáp chỉ huy bắt đầu ngay sau khi Hồ Chí Minh sang Paris ngày 31/5/1946. Các trụ sở của VNQDĐ và VNCMĐMH bị triệt hạ. Các chiến khu của hai đảng này ở trên 20 tỉnh miền Bắc và miền Trung bị tiêu diệt. Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải bỏ chạy sang Tầu. Các lãnh tụ khác như Trương Tử Anh (ĐVQDĐ), Lý Đông A (ĐVDD), Khái Hưng (VNQDĐ) mất tích.

Tại miền Nam các thủ lãnh Đệ Tứ Quốc Tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Hiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch bị thủ tiêu. Nhiều lãnh tụ khác như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Văn Ký cũng bị giết. Bùi Quang Chiêu bị bắt với bốn người con mang đi mất tích. Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ bị giết cùng với 20.000 người. Phối thượng sư Trần Quang Vinh tư lệnh quân đội Cao Đài cũng bị bắt nhưng trốn thoái.

Hiện nay đang có sự tranh cãi về công lao của các chiến thắng Cao Bằng (1950) Nghĩa Lộ (1952), Sầm Nứa (1953) và Điện Biên Phủ (1954) trong cuộc chiến “chín năm”, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc cho rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh sở dĩ đạt thắng lợi là nhờ công lao của Trung Quốc, không những về viện trợ vũ khí mà còn về chiến lược và chiến thuật. Bắc Kinh kể công của các tướng Tàu, Vi Quốc Thanh, Trần Canh và Lã Quý Ba , trong khi Hà Nội lại muốn dành công lao cho Võ Nguyên Giáp.

Trung Quốc có lý do để nhận một phần công lao nhưng không phải là công lao lớn nhất. Yếu tố quyết định thắng lợi tại các trận đánh nói trên (đặc biệt đối với trận Điện Biên Phủ) là lòng yêu nước của người Việt lúc đó chỉ biết chiến đấu và hy sinh vì dân tộc và tổ quốc. Trong bối cảnh một cuộc chiến hoàn toàn do ngoại nhân cung cấp vũ khí và điều khiển về các mặt chiến thuật và chiến lược, thực tế này cho chúng ta thấy đây là một sự sang đoạt lòng yêu nước của nhân dân nhằm phục vụ lợi ích của ngoại bang. Và thủ phạm của sự sang đoạt này là Hồ Chi Minh và đồng đảng.

Những cơ hội bị bỏ lỡ

Nếu Hồ Chí Minh không phải là cấp thừa hành của QTCS thì Việt Nam đã tránh được những cảnh cốt nhục tương tàn đầy máu và nước mắt, gây nên hận thù truyền kiếp giữa lòng dân tộc. Trong thời kỳ có quyền sinh sát trong tay, ông Hồ đã bỏ qua hai cơ hội khả dĩ tránh cho dân tộc những thảm cảnh chiến tranh hoàn toàn vô ích.

Cơ hội thứ nhất xảy ra vào giai đoạn kết thúc Thế Chiến II. Đúng lúc Nhật Bản sắp đầu hàng thì tại Hội Nghị Yalta (tháng 2/1945), tổng thống Hoa Kỳ F.D Roosevelt đưa ra chính sách ủy trị (trusteeship) đối với các nước Đông Dương. Phong trào giải thực như vậy là do ý muốn và sáng kiến của Hoa Kỳ chứ không phải bắt nguồn từ cuộc chiến chống Pháp như Việt Minh vẫn xảo trá tuyên truyền.

Những người Mỹ (OSS) sang giúp Việt Minh vào thời gian này có lần đã đề nghị bỏ cờ đỏ sao vàng nhưng bị Hồ Chí Minh từ khước. Sư kiện này đã khiến Hoa Kỳ quay lưng lại với họ Hồ. Nếu Hồ chấp thuận thì một Ủy Ban Ủy Trị LHQ đã tạm thời quản lý đất nước để giúp Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ và Pháp đã không thể nào quay lại Đông Dương. Chiến tranh tất yếu đã không thể xảy ra.

Cơ hội thứ hai xảy ra năm 1956. Đang lúc Đảng Lao Động miền Bắc chuẩn bị tấn công ,miền Nam thì Đại Hội 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô họp vào tháng 2/1956. Trong ngày bế mạc đại hội này Nikita Khruschev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin và đưa ra chính sách “sống chung hòa bình”. Theo chủ trương này, đầu năm 1957 Liên Xô đề nghị hai miền Nam Bắc Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc. Hồ Chí Minh, một lần nữa, quyết liệt phản đối. Nếu họ Hồ chấp thuận thì hai miền đất nước đã có cơ hội thi đua phát triển trong hòa bình để đi đến thống nhất.

Hai thập niên sau khi Hồ Chí Minh qua đời, một cơ hội thứ ba lại xuất hiện nhưng cũng vẫn bị những kẻ kế nghiệp họ Hồ bỏ lỡ. Những ngày cuối năm 1989 là thời gian đánh dấu sự tan rã của hệ thống đế quốc cộng sản tại Đông Âu. Honecker bị bắt, Ceaucescu bị xử tử khiến các lãnh tụ cộng sản Việt Nam lo sợ và tranh cãi gay gắt trong Bộ Chính Trị.

Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch cho rằng sự sụp đổ ở Đông Âu là do nguyên nhân tự phát. Nhóm bảo thủ, như Nguyễn Văn Linh, thì lý luận ích kỷ và thiển cận như sau: “Trung Quốc dù bành trướng hay bá quyền vẫn là một nước XHCN và Việt Nam cần hàn gắn lại tình đoàn kết với Trung Quốc thì mới có hy vọng khôi phục lại phong trào cộng sản thế giới”.

Với nhãn quan thiển cận và đầy ảo vọng này, tháng 5/1990 Hà Nội cho thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm sang Hoa Lục để đánh tiếng việc trở lại với Bắc Kinh. Để khảo nghiệm mức độ quy phục của CSVN Bắc Kinh cho mời Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng vào ngày 3/9/1990 .

Năm 1991 Đế Quốc Liên Xô sụp đổ. Giữa năm 1991, Đại Hội Đảng lần thứ 7 của CSVN họp khẩn cấp để tìm biện pháp đối phó với sự thay đổi nhanh chóng trước mặt. Tất cả các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị nhận thấy phải bằng mọi cách cầu hòa với Trung Quốc để làm nơi nương tựa. Hai tuần lễ sau Đại Hội Đảng, tổng bí thư Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngỏ ý muốn cử “đặc phái viên” sang Bắc Kinh để thông báo diễn tiến về kết qủa của Đại Hội 7, một hành động quy phục tương tự như đi sứ cầu phong. Điều này khiến Bắc Kinh hài lòng và chấp thuận.

“Đoàn đại diện đặc biệt” của Việt Nam gồm có Lê Đức Anh, chủ tịch nước, Hồng Hà, bí thư trung ương đặc trách đối ngoại và Trịnh Ngọc Thái, phó ban đối ngoại đảng. Khi được nghe báo cáo Giang Trạch Dân và Lý Bằng đồng ý ngay, và rất hoan hỷ về tin Nguyễn Cơ Thạch bị loại bỏ. Ngày 5/11/1991 Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt được mời sang Bắc Kinh ký thông cáo chung chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Bước quy phục Bắc triều năm 1990 tại Thành Đô ngoải mục đích chính yếu là để cứu vớt sinh mạng của Đảng còn nhằm mục đích nuôi dưỡng hy vọng vào sự “hồi sinh” của phong trào cộng sản thế giới do Trung Quốc lãnh đạo. Nhưng hy vọng đó chỉ có thể là ảo vọng. Ngày nay không còn ai nghĩ chiến tranh là phương thức được ưa chuộng để giải quyết sự thù nghịch và thực hiện ý đồ bành trướng. Mà dù cái hiện tượng “hồi sinh” đó là có thật thì cũng chỉ là một trạm nghỉ chân trên con đường độc đạo đưa nhân loại đến nền văn minh hiện đại mà bản chất của nền văn minh mới này là TỰ DO và DÂN CHỦ.

Chọn một hướng đi

Thập niên cuối cùng của Thiên Niên Kỷ thứ hai cần được nhân loại ghi nhận như một dấu mốc lịch sử quan trọng. Dấu mốc này nhắc nhở thời điểm chủ nghĩa xã hội “không tưởng” của Marx đã hoàn toàn thất bại trong lịch sử văn minh của loài người.

Xu thế tiến hóa của loài người không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng không phải là chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, do tiếp thu một số ưu điểm của chủ nghĩa xã hội đã tự điều chỉnh để đi tới nền kinh tế hỗn hợp về chế độ sở hữu. Chủ nghĩa xã hội rút tỉa những bài học cần thiết từ chủ nghĩa tư bản cũng đã chuyển chế độ công hữu sang nền kinh tế hỗ hợp.

Mô hình kinh tế hỗn hợp của “chủ nghĩa tư bản mới”, mệnh danh là “Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội” (DCXH), phát sinh từ trong lòng chủ nghĩa tư bản. Quan hệ giữa hai chủ nghĩa này là quan hệ kế thừa và phát triển chứ không phải lật đổ và tiêu diệt.

Chủ Nghĩa Dân Chủ Xà Hội đã bước ra vũ đài lịch sử với bộ mặt mới, thành tựu mới, thực tiễn mới và lý luận mới. Cho nên Chủ Nghĩa DCXH đang được loài người ưa chuộng và đang đưa loài người vào người một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng.

Cuối thế kỷ 20, các chính đảng DCXH đã cầm quyền qua tranh cử, phần lớn tại các quốc gia Âu Châu. Trong 15 nước Liên Âu hiện tại, có 13 nước do các đảng DCXH hoặc công đảng cầm quyền. Ở Mỹ nhóm DSA (Democratic Socialist of America) gồm 61 nghị sĩ. Những nhà DCXH chủ trương theo đuổi một con đường dựa trên bốn kinh nghiệm qúy báu của nền văn minh nhân loại: nền dân chủ nghị viện, nền kinh tế theo chế độ sở hữu hỗn hợp, cơ chế thị trường xã hội và định chế phúc lợi toàn dân.

Dưới con mắt của thế giới hiện nay, nền DCXH của Thụy Điển là mô hình thành công nhất. Với mô hình này Thụy Điển từ một nước nông nghiệp nghèo nàn đã trở thành một nước giàu có, công bằng nhất, liêm khiết nhất và ổn định nhất thế giới.

Chủ nghĩa DCXH là con đường hòa bình, đầy lý tính, không áp đặt, không tuyên truyền quảng cáo, chỉ có sức hấp dẫn nêu gương. Con đường này không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp nào, tầng lớp nào, không đe dọa an ninh của bất cứ quốc gia, khu vực nào nên đang được thế giới quan tâm. Lịch sứ đang phát triển như vậy. Chủ nghĩa DCXH đang trở thành con đường loài người cùng chấp nhận, và rất đáng được Việt Nam nghiên cứu để noi theo.
*

Vào lúc này, một cơ hội mới lại mở ra. Hoa Kỳ đang có nhu cầu hợp tác với Việt Nan như một đồng minh chiến lược tại vùng Đông Nam Á để kiểm soát và ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Cộng.

Hoa Thịnh Đốn đã chính thức công bố là Mỹ sẽ trở lại vùng này và trở lại vào thời điểm này, thì chỉ giản dị là trở lại Việt Nam. Trở lại Việt Nam là một nhu cầu chiến lược vì Hoa kỳ không thể để cho Trung Quốc ức hiếp Việt Nam. Làm như vậy Hoa Thịnh Đốn đang mở ra cho Hà Nội một cơ hội để thoát khỏi bàn tay của Bắc kinh.

Đồng minh với Hoa Kỳ sẽ có lợi cho Việt Nam về mọi mặt, kể cả để có thể sống chung hoà bình với Trung Quốc. Điều này ai cũng trông thấy, Tuy nhiên, vấn đề là quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ lại mâu thuẫn với chế độ độc tài đảng trị. Ban lãnh đạo Đảng vẫn ngoan cố chống lại nhu cầu hợp tác này nhưng nhân dân và mọi cấp lãnh đạo khác trong hệ thống chính quyền đều đã trở thành chống Trung Cộng.

Cách đây hai thập kỷ, để kéo dài mạng sống của Đảng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã lặn lội sang Thành Đô để quy phục Bắc Triều. Ngày nay sự sống còn của Đảng, một lần nữa lại được đặt ra. Lần này sự lựa chọn bắt buộc phải đi theo một hướng khác nếu đảng CSVN không muốn sụp đổ ngay tức khắc do sự phát nổ từ trong nội bộ đảng.


CHÚ THÍCH

Bài tham luận này được viết với một số chi tiết lấy ra từ cuốn biên khảo :

VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH TƯ HỮU
của tác giả Nguyễn Cao Quyền
sẽ được ra mắt ngày Thứ Bẩy 16/10/2010 từ 1:00 PM đến 4;00 PM
tại James Lee Community Center
2855-A Annandale Road, Falls Church, VA 22042
Tác giả trân trọng thông báo.

======================================
======================================================
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 28 tháng 9 năm 2010


V/v: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - HOA KỲ ở Nữu Ước và cuộc vận động đổi tên "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á"

Kính thưa quý đồng bào trên toàn thế giới:

Ngày 24 tháng 9 vừa qua, cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa các nhà lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ đã diễn ra ở thành phố Nữu Ước, Hoa Kỳ. Một trong những lý do chính của cuộc hội nghị là nhằm đối phó với âm mưu xâm chiếm biển Đông Nam Á (biển Đông) của Trung Hoa. Sau đây là một số dữ kiện liên quan đến cuộc họp này:

1. Trong tuyên bố chung, hai bên đã đồng thuận rằng họ sẽ áp dụng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và Luật Hàng hải Quốc tế đối với các tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á.

2. Tổng Thống Phi Luật Tân, ông Benigno Aquino III, với tư cách thành viên điều hợp hội nghị, đã đại diện các nước Đông Nam Á tuyên bố với thế giới, đại ý như sau:

"Các quốc gia Đông Nam Á sẽ hợp nhất thành một khối trong việc tranh chấp chủ quyền biển Nam Trung Hoa với Trung Hoa."

Qua một phát biểu khác, Tổng Thống của Phi Luật Tân cũng ngụ ý rằng 600 triệu dân Đông Nam Á sẽ thay tên biển Nam Trung Hoa bằng một tên khác thích hợp hơn:

"Hy vọng chúng ta sẽ không phải gọi nó là biển Nam Trung Hoa vì đó không phải chỉ là biển của họ."

Chắc chắn tên mới đó sẽ là cái tên mang nhiều ý nghĩa về mọi phương diện: "Biển Đông Nam Á" (Southeast Asia Sea).

3. Trung Hoa đã dồn hết nổ lực ngoại giao trong suốt thời gian qua để khống chế một vài nước Đông Nam Á trong việc soạn thảo bản tuyên bố chung giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Ngoài việc nhằm bịt miệng các quốc gia Đông Nam Á trên diễn đàn quốc tế đồng thời phá vỡ sự đoàn kết của các quốc gia này trong âm mưu xâm chiếm toàn bộ biển Đông Nam Á - quan trọng nhất là việc thực hiện chiến lược ngăn cản sự phát triển và trỗi dậy của hơn 600 triệu dân thuộc khu vực này - Trung Hoa đã sử dụng mọi phương tiện và thủ đoạn, kể cả việc cướp bóc, tàn sát ngư dân các nước, và khuyến khích hàng vạn bloggers và websites tuyên truyền sai lạc, nhằm binh vực cho tội ác và dã tâm xâm lăng của họ.

Vì vậy,

- Nhằm vun xới, thắt chặc sự đoàn kết giữa các quốc gia của chúng ta cho một Đông Nam Á phồn thịnh, đạo đức, hòa bình lâu dài, và hoàn toàn độc lập với Trung Hoa - một quốc gia láng giềng vô cùng nguy hiểm và xấu xa.

- Nhằm tố cáo Trung Hoa trước dư luận thế giới về âm mưu bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán vô đạo đức và những hành động vô nhân đạo của họ đối với dân các nước Đông Nam Á.

Hỡi 600 triệu dân Đông Nam Á hãy đứng dậy!

Hỡi 85 triệu đồng bào Việt trên khắp thế giới hãy đứng dậy!

Hỡi các anh em Bách Việt ở Quảng Đông và Quảng Tây hãy đứng dậy!

Hãy tham gia cuộc vận động đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á. Đây là bước khởi đầu cho sự trỗi dậy vững chắc, hùng mạnh, và ôn hòa của vùng Đông Nam Á trong thế kỷ 21.

Cuộc vận động này không phải trách nhiệm riêng của Nguyễn Thái Học Foundation mà là trách nhiệm chung của tất cả. Chiến dịch đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á không phải là chiến dịch riêng của Nguyễn Thái Học Foundation. Đó là chiến dịch của quý vị.

Hỡi các bloggers, các websites, và các cơ quan truyền thông! Hãy hỗ trợ cuộc vận động đổi tên biển bằng cách đặt khẩu hiệu "Hãy ký tên đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á" trên các phương tiện Internet của quý vị và nối kết đến trang ký kiến nghị thư đổi tên biển:


Kiến Nghị Thư

đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á

Quý vị đang góp phần vào việc thắt chặc sự đoàn kết và nhất là sự trỗi dậy hùng mạnh của các quốc gia Đông Nam Á trong thế kỷ 21. Hơn 600 triệu dân của chúng ta đang cần sự hỗ trợ của quý vị. Thế giới cũng đang chờ đợi lời kêu gọi từ chính chúng ta để cùng đứng lên với chúng ta.

Trân trọng kính chào và cám ơn quý vị,

Nguyễn Hoài Nhã Trân

Trưởng Ban Báo Chí

Nguyễn Thái Học Foundation
www.nguyenthaihocfoundation.org

NTHFoundation@yahoo.com



Tro ve dau trang

==============================

====================================================




Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================