Viện Nghiên Cứu Kinh tế Quốc Gia (Hoa Kỳ), National Bureau of Economic Research (NBER), vừa chính thức tuyên bố cuộc suy trầm kinh tế 2007-2009 đã kế thúc. Cuộc suy trầm kinh tế nầy bắt đầu từ tháng 12 , 2009 và chấm dứt vào tháng Sáu 2009, khi mà chu kỳ kinh tế xuống tới mức tối thiểu (the trough). Điểm tối thiểu nầy đánh dấu sự kết thúc của cuộc suy trầm kinh tế và bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế (xin đọc bài "Thăng Trầm kinh tế " của HSG dưới đây đễ rõ thêm chi tiết). Cuộc suy trần kinh tế nầy kéo dài 18 tháng. Đây là một cuộc suy trầm da`ì nhất kể từ thế chiến IỊ . Hai cuộc suy trầm 1973-75 và 1981-1982 kéo dài 16 tháng.
Huong Saigon
(20 September 2010)
[CAMBRIDGE September 20, 2010 - The Business Cycle Dating Committee of the National Bureau of Economic Research met yesterday by conference call. At its meeting, the committee determined that a trough in business activity occurred in the U.S. economy in June 2009. The trough marks the end of the recession that began in December 2007 and the beginning of an expansion. The recession lasted 18 months, which makes it the longest of any recession since World War II. Previously the longest postwar recessions were those of 1973-75 and 1981-82, both of which lasted 16 months. ]
Recession Ended in June 2009
The National Bureau of Economic Research, the arbiter of the start and end dates of a recession, determined that the recession that began in December 2007 ended in June 2009.
The business-cycle dating committee met by phone on Sunday and came to the determination. “In determining that a trough occurred in June 2009, the committee did not conclude that economic conditions since that month have been favorable or that the economy has returned to operating at normal capacity. Rather, the committee determined only that the recession ended and a recovery began in that month,” the committee said in a statement. The 2007-2009 recession is the longest in the post-WWII period. (Read related article.)
The decision by the NBER means that any future downturn in the economy would be considered a new recession and not a continuation of the recession that began in 2007.
“The committee waited to make its decision until revisions in the National Income and Product Accounts, released on July 30 and August 27, 2010, clarified the 2009 time path of the two broadest measures of economic activity, real Gross Domestic Product (real GDP) and real Gross Domestic Income (real GDI). The committee noted that in the most recent data, for the second quarter of 2010, the average of real GDP and real GDI was 3.1 percent above its low in the second quarter of 2009 but remained 1.3 percent below the previous peak which was reached in the fourth quarter of 2007,” the committee said. (See charts comparing this recession to previous ones.)
2009/10/17 huong Saigon
Thăng Trầm Kinh Tế
Lời nói đầu: Kính thưa qúi vị, thăng trầm kinh tế là hiện tượng cố hữu trong nền kinh tế thị trường tự do, trong đó mức cung và cầu hàng hoá và dịch dụ (supply and demand for products and services) là hai yếu tố quan trọng tạo ra những diễn biến của nền kinh tế. Khi số cầu bằng số cung, nền kinh tế ở trong tình trạng quân bình (equilibrium), ổn đinh. Ngược lại khi số cung và số cầu chênh lệch, nền kinh tế sẽ trở thành bất quân bình (disequilibrium), đưa đến suy thoái kinh tế (RECESSION).
Khi nền kinh tế Hoa kỳ lâm vào tình trạng suy thoái bắt đầu từ tháng 12, 2007, người ta bi quan và lo sợ một cuộc đặi khủng hoảng kinh tế (Great Depression) sẽ xảy ra cho nước Mỹ và toàn cầu. Sự bi quan nầy phần lớn là do các cơ quan truyền thông la hoảng, bi đát hoá nhằm thu hút thính/ độc giả. Đồng thời các chính trị gia đối lập cũng lợi dụng cơ hội để chỉ trích chính phủ nhằm lôi cuốn dân chúng dồn phiếu cho các ứng cử viên của đảng mình. Trước sự bi quan thái qúa và không cần thiết, Hương Saigon có viết một bài ngắn sơ lược với tựa đề là "Suy Trầm Kinh Tế: Nỗi Lo Lắng Quen Thuộc" , hy vọng trấn an đươc một vài đồng hương (xin xem bản đính kèm -- attached file: suytramkinhte-final.doc) .
Đến nay thì cuộc suy trầm kinh tế được đa số các kinh tế gia có uy tín coi như đã chấm dứt. Tuy nhiên, một số nhà báo vẫn còn bi đát hoá hiện tình kinh tế nhằm thu hút đọc giả, cũng như các chính trị gia và một số "thức giả", vì lý do nào đó, vẫn muốn tiếp tục truyền bá viễn ảnh đen tối cho Hoa Kỳ, nói riêng, và cho toàn thế giới, nói chung. Điều nầy đã làm cho một số dân chúng Hoa kỳ cũng như đồng hương người Việt tỵ nạn cs ở hãi ngoại hoang mang. Do đó, Hương SG mạo muội viết bài nầy
Recession Ended in June 2009
The National Bureau of Economic Research, the arbiter of the start and end dates of a recession, determined that the recession that began in December 2007 ended in June 2009.
hy vọng qúi đồng hương được phần nào an tâm. Hương SG cố gắng tránh đi vào chi tiết chuyên môn (technical details) cũng như dùng từ ngữ Việt cộng. Tuy nhiên,, nếu bài viết không được trong sáng, kính xin qúi đồng hương tha thứ và chỉ giáo --- Kính , Hương Saigon.
Cuộc Thăng Trần Kinh Tế Đã Kết Thúc Chưa?
Để trả lời câu hỏi trên ta nên hiểu thế nào là "thăng trầm kinh tế". Nói một cách đơn giản, các nền kinh tế thị trường tự do biến chuyển theo đinh kỳ, có lúc thăng, có lúc trầm, tùy theo thái độ và hành động của người tiêu thụ (consumers) cũng như của các nhà sản xuất (producers). Nếu hàng hoá được sản xuất nhiều quá và bán "không chạy" thì tình trạng ứ động hàng hoá xãy ra. Điều nầy khiến các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất và sa thải bớt nhân công, tạo ra nạn thất nghiệp. Nạn thất nghiệp đưa đến sự sút giảm lợi tức của giới công nhân. Sút giảm lợi tức của giới công nhân đưa đến tình trạng sút giảm số cầu trên thị trường ... Những diễn biến dây chuyền nầy đưa đến suy thoái của nền kinh tế mà ta gọi là RECESSION (Hương Saigòn tạm gọi là "suy trầm kinh tế" trong ý nghĩa của các "chu kỳ thăng trầm kinh tế" (business cycles).
ghi chú:
Economy = nền kinh tế được biểu hiện bằng tổng sản lượng quốc gia (GNP)
Peak = đỉnh (của sự bành trướng kinh tế = economic expansion)
Trough = đáy , điểm thấp nhất của nền kinh tế trong chu kỳ
Contraction = giai đoạn thu hẹp kinh tế mà ta thường gọi là recession hay
suy trầm kinh tế
Expansion = giai đọan tăng triển kinh tế
Recovery = giai đọn phục hồi kinh tế
Prosperity = giai đoan kinh tế thinh vượng
Nguyên nhân của các cuộc suy trầm kinh tế, nếu phân tích kỷ, thì khá phức tạp. Tuy nhiên, ta có thể đơn giản hoá để dể hiểu: các suy thoái kinh tế được tạo ra bởi tình trạng bất quân bình của 2 lực lượng cung cầu trên thị trường, --- không chỉ riêng thị trường hàng hoá và dịch vụ mà còn các thị trường khác như thị trường tài chánh, lao động, đia ốc, nguyên liệu và nhiên liệu ...
Suy trầm kinh tế là gì ?
Theo định nghĩa chính thức của National Bureau Economic Research (Hoa Kỳ):
“A recession is a significant decline in economic activity spread across the economy, lasting more than a few months, normally visible in real GDP, real income, employment, industrial production, and wholesale-retail sales. A recession begins just after the economy reaches a peak of activity and ends as the economy reaches its trough. Between trough and peak, the economy is in an expansion. Expansion is the normal state of the economy; most recessions are brief and they have been rare in recent decades.” (National Bureau of Economic Research)
Tạm dịch:
"Suy trầm kinh tế" là một giai đoạn xuống dốc đáng kể của các hoạt động kinh tế, lang rộng khắp nền kinh tế, kéo dài nhiều tháng, thường được thể hiện qua GDP (gross domestic products -- tổng sản lượng quốc nội), lợi tức thật sự (real income), nhân dụng (employment), sản xuất kỷ nghệ (industrial production), số lượng bán sỉ và lẻ (wholesale -retail sales). Một cuộc suy trầm kinh tế bắt đầu sau khi nền kinh tế đạt đến mức tối đa (maximun- peak ="đỉnh"), và chấm dứt khi nền kinh tế xuống tận điểm tối thiểu = minimun, trough ="đáy"). Trong giai đoạn giữa "đáy" và "đỉnh" (trough to peak), nền kinh tế nằm trong tình trạng tiến triển hay bành trướng (expansion). Tiến triển kinh tế là tình trạng bình thường của nền kinh tế, hầu hết các suy trầm kinh tế thì ngắn và ít khi xảy ra trong các thập niên gần đây" (NBER)
A picture is worth a thousand words. Bản đồ biểu trên đây diễn tả chu kỳ thăng trầm kinh tế. Nhìn vào đồ biểu, ta thấy rằng nền kinh tế bắt đầu xuống dốc sau khi đạt đến điểm tối đa (peak). Khỏang thời gian từ "peak" tới "trough" được gọi là giai đoạn thu hẹp (contraction) hay suy trầm kinh tế (economic recession). Cuộc suy trầm kinh tế chấm dứt khi nền kinh tế xuống tận đáy (trough). Sau đó, là giai đoạn bành trướng (expansion).
Cũng nên để ý rằng gia đoạn bành trướng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ phục hồi (recovery) và thời kỳ thịnh vượng (prosperity). Khi nền kinh tế đạt đến điểm tối đa thứ hai, một cuộc suy trầm khác bắt đầu diễn ra .. vả cứ thế chu kỳ thăng trầm kinh tế tiếp tục.
Bản đồ biểu trên cho thấy rõ là khi một cuộc recession chấm dứt, không có nghĩa là mọi hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường lập tức, mà phải trải qua một thời kỳ phục hồi. Trong giai đọan phục hồi, nền kinh tế vẫn còn thấp,: Số tiêu thụ trên thị trường vẫn còn kém, tình trạng khánh tận nhà cữa vẫn còn tiếp tục, hảng xưởng vẫn còn lỗ lã, thất nghiệp vẫn còn cao. Tuy nhiên, trong giai đọan phục hồi, các hoạt động kinh tế vừa kể từ từ cải thiện, và sau một thời gian, nền kinh tế phục hồi được mức tối đa mà ta đạt được trước thời kỳ suy thoái. Sau đó nền kinh tế tiếp tục đi vào giai đoạn phồn thịnh mới (prosperity) với tổng sản lượng quốc gia vượt qua mức tối đa (peak) đạt được trước khi đi vào cuộc suy trầm vừa qua.
Trong tuần trước Tiến sĩ Bernanke, chủ tịch ngân hàng liên bang Hoa kỳ, tuyên bố rằng cuộc suy trầm kinh tế đã chấm dứt (nghĩa là nền kinh tế đã đến mức tối thiểu -- trough). Liền sau đó, một số ký giã và "chuyên gia" chỉ trích lời tuyên bố của TS Bernanke, cho rằng "cuộc khũng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp tục". Thậm chí, có một vài kinh tế gia cho rằng TS Bernanke tuyên bố như thế để cổ võ tâm lý quần chúng, và cho rằng "thất nghiệp là chỉ dấu của khủng hoảng kinh tế". Sự chỉ trích của thiểu số nầy rõ ràng đi ngược lại căn bản của kinh tế học: thất nghiệp là HẬU QUẢ chứ không phải là nguyên nhân của suy trầm kinh tế. Và do đó, mặc dù cuộc suy thoái đã chấm dứt, nạn thất nghiệp vẫn còn kéo dài cho đến khi nền kinh tế đi vào giai đọn phồn thịnh (prosperity).
Phân tích trên cho thấy rằng lời tuyên bố của TS Bernanke đã dựa vào căn bản kinh tế, chứ không thuần dựa vào yếu tố tâm lý. Vì cuộc suy trầm kinh tế mới vừa chấm dứt và nền kinh tế Hoa kỳ bắt đầu đi vào giai đọn phục hồi, dĩ nhiên là nạn thất nghiệp cũng như nhà cửa khánh tận vẫn còn tiếp diễn cho đến khi cuộc phục hồi hoàn tất và sẳn sàng bước vào giai đoạn thịnh vượng (prosperity). Lấy một thí dụ ví von, nền kinh tế trong giai đoạn suy trầm có thể ví như một bệnh nhân bị bệnh ung thư ruột (colon cancer) ở thời kỳ thứ nhất (first stage). Sau khi giải phẩu cắt đi khúc ruột bị ung thư, và thí nghiệm cho biết rằng ung thư đã không lang tới "adjacent lymph nodes", vị bác sĩ tuyên bố rằng cancer đã bị cắt bõ và bệnh nhân không còn cancer nữa. Điều nầy không có nghĩa là bệnh nhân được trở lại ăn uống đi đứng bình thường. Ngược lại, sau khi giải phẩu, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sinh (recovery room) , sau đó không được ăn uống vài ngày, rồi bắt đầu được ăn thức ăn nhẹ, tập đi đứng, và ở lại nhà thương khoảng một tuần dưới sự trông nôm của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân được cho về nhà an dưởng một thời gian trước khi được hoàn toàn bình phục. Trong khi bệnh nhân còn đang nằm nhà thương có người đến thăm, và người nầy không hiểu gì về bệnh lý, sau khi thấy bệnh nhân còn nằm trên giường bệnh, chưa ăn uống cũng như không đi lại được, người khách nầy ra ngoài la hoảng rằng bệnh nhân vẫn "còn tiếp tục bị bệnh nặng vì không ăn uống đi đứng bình thường đưọc, do đó có nguy cơ đi đến tử vong."
Kính thưa qúi vị,
Thế giới đầy những rủi ro, không ai có thể tiên đoán dược ngày mai sẽ ra sao. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta sống trong tâm trạng bi quan, nghĩ rằng vủ trụ sẽ sup đổ trong nay mai, và lúc nào cũng thắp thỏm lo sợ. Hơn thế nữa, chúng ta cũng không cần nghe thấy những luận điệu bi quan từ những "thức giả" thiếu trách nhiệm, luôn truyền thông viễn ảnh đen tối cho nhân loại.
Kính bút
Hương Saigon
(17/10/2009)
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.." (NDC)
No comments:
Post a Comment