Đêm Chủ nhật, 12 tháng 9, 2010, Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận đã tổ chức Tiệc Hội Ngộ và kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Mẹ Thủ Đức, tại Falls Church, Virginia.
Đáp lời mời của Ban Tổ Chức đông đảo đồng hương, quý Niên trưởng, Chiến hữu Quân, Cán, Cảnh VNCH, trong đó có những vị đến từ xa như Pennsylvania, New York…đã về tham dự Tiệc Hội Ngộ. Trong thành phần tham dự có Niên trưởng của những khoá đàn anh như Khoá 1 , Khoá 3 , Khoá 4 …. Và những khóa đàn em của 74 và 75…
Đặc biệt có sự tham dự của hai vị khách và gia đình, là Bác Sĩ Đại Tá Không Quân Mylene Trần Huỳnh, hiện là Giám Đốc Chương Trình Y Tế Quốc Tế của Bộ Quốc Phòng, Hoa Kỳ và Trung Tá Lục Quân Tôn Thất Tuấn hiện là Cố Vấn Quân Sự cho Nha Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao, Hoa Kỳ và con là Andrew Tôn, một Thiếu Uý của Lục Quân Hoa Kỳ… Hai hậu duệ của Quân Lực Việt Nam Cộng và gia đình đã dành được nhiều thiện cảm và nồng nhiệt chào mừng của đồng hương và Quân, Cán, Cảnh tham dự buổi Tiệc Hội Ngộ. (Được biết Bác Sĩ Đại Tá Mylene Trần Huỳnh là con của Bác Sĩ Thiếu Tá Trần Đoàn của Sư đoàn Nhảy Dù. Trung Tá Tôn Thất Tuấn là con của Thiếu Tá Quân Cụ Tôn Thất Thông. Tất cả cũng đang định cư tại Hoa Kỳ).
Trong Buổi Tiệc Trung Tôn Thất Tuấn (được sự yêu cầu của Bác Sĩ Đại Tá Mylene Trần Huỳnh) đả đại diện, có lời phát biểu cùng quan khách. Vào một buổi chiều thời tiết hơi lạnh bất ngờ, những Quân, Cán, Cảnh Việt Nam Cộng Hoà có mặt trong buổi tiệc, đã thấy ấm lòng phần nào, với những lời phát biểu cảm động cuả Trung Tá Tôn Thất Tuấn, mà chúng tôi xin được chuyển đến Quý Vị nguyên văn bài viết sau đây…
Ông nói, khi kết thúc phần phát biểu: “ Đối với tôi, CCB ( Cụu Chiến Binh/QLVNCH) luôn luôn là những vị anh hùng”
Xin mời Quý Vị đọc bài phát biểu của Trung Tá Tôn Thất Tuấn và thẩm định.
BMH
Washington, D.C
Ghi chú:
CCB: Cựu Chiến Binh/QLVNCH
DHN: Đêm Hội Ngộ
MGV: Mỹ Gốc Việt
Bác Sĩ Đại Tá Không Quân MYLENE TRẦN HUỲNH & Phu quân
Trung Tá Lục Quân TÔN THẤT TUẤN & Phu nhân và Con trai Thiếu Uý Lục quân ANDREW TÔN
Đêm Hội Ngộ Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị
Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận
Lời phát biểu của Trung Tá Tôn Thất Tuấn, Lục Quân Hoa Kỳ
Ngày 12 Tháng 9 Năm 2010
Falls Church, Virginia
Kính thưa quý niên trưởng
Kính thưa qúy Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam
Kính thưa Ban Tổ Chức (BTC)
Kính thưa quý Cựu Chiến Binh (CCB) cùng toàn thể quý vị thân mến
Tôi xin phép được tự xưng là “tôi” trong vài phút tới đây để cùng thưa chuyện trong một khung cảnh tuy long trọng nhưng không kém tình huynh đệ chi binh.
Thật là một vinh dự cho gia đình chúng tôi được đến dự đêm hội ngộ (DHN) CCB hôm nay và tôi cũng rất hânh hạnh được chia sẽ với quý vị vài quan điểm và nhận định riêng của mình trên phương diện là một người lính, con của lính, rể của lính, anh của lính, và bây giờ cũng là cha của một người lính.
Chân thành cám ơn BTC đã có lời giới thiệu về cá nhân tôi. Phải nói rằng tôi cảm thấy có một phần hơi hổ thẹn vì đã nhận lời để phát biểu mà thưòng được dành cho khách danh dự, bởi vì đối với tôi, trong đêm nay có rất nhiều bật lão thành, có rất nhiều vị anh hùng, và có không biết bao nhiêu người đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến tham dự DHN tối hôm nay. Thật vậy, CCB là những vị anh hùng đã chiến đấu cho niềm tin chân chính, phục vụ cho lý tưởng của quốc gia, và hy sinh cả một đời người cho tổ quốc.
Tôi rời Việt Nam lúc đó gần 16 tuổi nên cũng đã chứng kiến được nhiều cảnh hào hùng và anh dũng của người CCB – cương quyết, gian nan, và nhiều người cũng đã chịu đựng nhiều đau thương do hậu quả cuả chiến tranh, mà có thể nói rằng, khả năng chịu đựng đó ngoài sức tưởng tượng cuả chính bản thân tôi.
Tôi được biết, CCB là những người có lòng quyết tâm và sự dũng cảm, đã chiến đấu hăng say cho tổ quốc và cho dân tộc cho đến những giây phút cuối cùng – tay cầm súng tay bồng con, tay cầm súng lưng cỏng mẹ, mà vẫn cầm súng với đồng đội cho đến khi không còn cầm được nữa.
Tôi cũng đã được chứng kiến, CCB là những người có sức chịu đựng dẽo dai, kiên trì, có một sức sống thật mảnh liệt, để còn phải dìu dắt gia đình của họ qua những chặng đường nguy hiểm, chông gai, và đầy thử thách sau biến cố năm 1975.
Tôi cũng rất kính phục, CCB là những người có sức nhẩn nại phi thường nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho con cháu họ trưởng thành trên mảnh đất xa lạ nhưng đầy hứa hẹn từ thuở ban đầu, như cha mẹ của chúng tôi đã tạo cơ hội cho vợ chồng tôi và ngay cả cho các con của chúng tôi.
Ngay trong giây phút này, tôi xin quý vị hãy cùng tôi tạm ngưng lại những gì vừa gợi nhớ trong trí óc của chúng ta, để cùng chụp lại những hình ảnh kiêu hùng trong quá khứ cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà. Tấm hình đó chính là món quà cuả tôi xin trao tặng đến tất cả quý vị CCB trong đêm nay để đánh dấu sự hy sinh cao cả của một người lính, người anh, người chị, người vợ, người chồng, người cha hay một người mẹ.
Tôi vừa mới về lại đây tối hôm qua sau một tuần lễ đi công tác ở Việt Nam. Chuyến đi này cũng như 18 lần đi công tác trước đây, đều tốn ít nhất là một ngày đường mệt mỏi mới tới Việt Nam. Nhưng riêng lần này tôi có mang theo một cái ví tiền nhỏ màu nâu, trong đó có những tấm hình của những người mà tôi chưa bao giờ gặp, để hoàn lại cho thân nhân hoặc gia đình của họ còn ở Việt Nam.
Bởi vì trong một trận cận chiến tại tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 2 năm 1968, một người lính Mỹ đã chính tay anh giết chết kẻ địch của mình là một Cộng quân, rồi anh ta đã lấy đi cái ví tiền màu mâu này đem về Hoa Kỳ để làm kỷ vật chiến trường. Nhưng mãi cho đến 2 tuần trước đây, người lính Mỹ này đã nhận định rằng, cái ví tiền mà anh cất giữ bấy lâu nay, đã kéo dài một thảm kịch tinh thần cho chính anh trong suốt bao nhiêu năm qua. Cuối cùng anh đã nhờ tôi đem trả kỷ vật này về lại cho Việt Nam.
Ngồi trên máy bay, tôi thầm nghĩ, chẳng lẻ phải cần tới 42 năm trong cuộc đời để người cựu chiến binh Mỹ này có thể xóa đi những hận thù trong cuộc chiến, và để có thể tìm lại sự bình an cho chính anh hay sao!
Tôi nhận thấy quá khứ đã để lại nhiều bài học, thành công cũng như thất bại. Con người không thể thay đổi được quá khứ, nhưng nếu quá khứ được nhận định một cách chính xác, thì chắc chắn con đường dẩn đến tương lai sẽ được rõ ràng và tốt đẹp hơn.
Cũng vì chuyện cái ví tiền này làm tôi gợi nhớ một câu chuyện khác đã xảy ra cánh đây không lâu. Tôi không biết đầu đuôi câu chuyện này đã xảy ra như thế nào trong một cửa tiệm ở khu Eden, nhưng lúc đó có một người đàn ông vừa bước ra khỏi tiệm thì ông ta nói ngay với một giọng nói rất là bực tức: “qua đây tị nạn mà cứ đòi hỏi được như Mỹ, không biết cái thân phận gì hết.”
Tôi đã không đoán được ngụ ý của ông ta là như thế nào, nhưng vì lúc đó tôi đang đợi vợ tôi ở bên vỉa hè và cũng vì hơi tò mò, nên tôi đã mạnh dạn bước đến vài bước để trao đổi vài câu tâm sự với ông ta.
Kính thưa quí vị, trong mỗi người chúng ta ở đây cũng đã có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau khi đến Hoa Kỳ. Thật vậy, một số người trong chúng ta một thời đã làm người tị nạn, nhưng hôm nay chúng ta không còn là những người tị nạn nửa. Chúng ta vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để đi tìm tự do và đã tìm được tự do trên đất nước thân yêu và đầy hy vọng này. Đối với tôi, chúng ta cũng không phải là người Việt Nam hải ngoại hay là Việt kiều, bởi vì những danh từ đó có một tình cách chính trị, biểu hiệu cho một người công dân mang quốc tịch Việt Nam đang tạm trú, đi học, hoặc đi làm ở nước ngoài.
Chúng ta ở đây là những người Mỹ gốc Việt (MGV) với niềm tự hào, vì ít hay nhiều, trong mỗi người chúng ta cũng đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phồn thịnh và an ninh của nước Mỹ mình.
Từ chiến tranh vùng Vịnh cho đến chiến trường bảo vệ tự do hôm nay ở Iraq và Afghanistan, đã không một lần vắng bóng hay thiếu sự đóng góp với nhiều khả năng khác nhau của những người lính MGV; và trong đó có 12 người lính MGV đã anh dũng hy sinh tại Iraq và Afghanistan.
Anh em thế hệ chúng tôi vẫn tiếp tục bước trên con đường hào hùng, anh dũng, nối tiếp theo những nét vàng son trong hình ảnh kiêu hùng của quý CCB đã ghi lại, và thi hành bổn phận của người công dân xứng đáng như mọi người công dân Mỹ khác ở đây.
Kính thưa quý vị, khi chúng ta chấp nhận đứng vào trong vị trí xứng đáng là công dân của nước Mỹ, thì chúng ta sẽ có được một tiếng nói rõ ràng hơn, không những hợp thức hơn, mà còn gây được nhiều ảnh hưởng thiết thực hơn, để dìu dắt cho thế hệ sau được hưởng một tương lai đầy hứa hẹn.
Đối với tôi, quý CCB luôn luôn là những vị anh hùng!
Chân thành cảm tạ toàn thể quý vị và xin kính chào.
###
Trung Tá Tôn Thất Tuấn, Lục Quân Hoa Kỳ, hiện đang là Cố Vấn Quân Sự cho Nha Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Những lời phát biểu trên đây là quan điểm và nhận định riêng của anh và không phản ảnh chính sách hoặc vai trò chính thức của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, hay chính phủ Hoa Kỳ.
Tiểu sử:
Lieutenant Colonel Tuan T. Ton, U.S. Army
Military Advisor
Bureau of East Asian and Pacific Affairs (EAP)
Department of State
LTC Ton has been serving as Military Advisor for the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, Department of State, since September 2009. In this capacity, he is responsible for a wide range of political-military affairs including State-Defense interface, defense policy issues, security cooperation, foreign military assistance, and license for export of defense articles in support of the overarching U.S. foreign policy objectives.
LTC Ton was born in Vietnam and immigrated to the United States in 1977 under political refugee status, commonly referred to as “boat person.” After graduating from Southeastern Oklahoma State University, he pursued his dream of military service and eventually enlisted in the Army as an Infantryman in 1986 and subsequently served with the 1st Battalion 30th Infantry, 3rd Infantry Division in Schweinfurt, Germany.
Following his commission as an Infantry officer in 1989, LTC Ton served in various positions with 2nd Battalion 187th Infantry, 101st Airborne Division (Air Assault) including participation in Operations Desert Shield and Desert Storm as a Platoon Leader. During his next assignment with 1st Battalion 5th Cavalry, 1st Cavalry Division , he was responsible for the logistics of his battalion while deployed to Kuwait for Operation Intrinsic Action in response to aggressive actions by Iraq and later commanded C Company and Headquarters and Headquarters Company.
After earning the Foreign Area Officer qualification, LTC Ton served as the Country Director for U.S. Pacific Command directing the effort to develop the military relations and security cooperation with Cambodia, Laos and Vietnam. He then became a Policy Advisor to the Deputy Assistant Secretary of Defense for POW/Missing Personnel Affairs leading the formulation of U.S. national policy for personnel recovery and overseeing the Department of Defense’s active involvement in national civil search and rescue and crisis response.
Prior to his current assignment, LTC Ton participated in Operation Enduring Freedom serving as the U.S. Forces Afghanistan Liaison Officer to U.S. Embassy Islamabad and Pakistan’s Army Headquarters synchronizing the combined effort along the Afghanistan-Pakistan border.
Some of his awards and decorations included the Bronze Star Medal, Defense Meritorious Service Medal with 2nd Oak Leaf, Meritorious Service Medal, Department of State Meritorious Honor Award, Ranger Tab, Parachute Badge, Air Assault Badge, and Combat Infantryman Badge.
LTC Ton received a Master of Art in National Security Affairs from the Naval Postgraduate School and is fluent in Vietnamese. He is also a graduate from the U.S. Army Command and General Staff College. LTC Ton is married to his college sweetheart, Thu-Ha, and they have Andrew, a second lieutenant in the U.S. Army, and Stephanie, a junior at the University of Houston in Texas.
===========================================
==========================================================
No comments:
Post a Comment