Trich tu Dan Chu - Hoang long hai/tuệ chương
Cuộc chiến đấu nầy vẫn chưa phân thắng phụ,
Ta vẫn còn đây và sắt thép còn kia.
Chết chóc thầm âm, cốt nhục chia lìa,
Ta vẫn sống và không hề lẫn lú
Nguyễn Chí Thiện.
Hai cái tội lớn của Cộng sản:
Một là cố thưc hiện một chủ nghĩa ão tưởng
Hai là đưa dân tộc vào cuộc nội chiến và giết hại, thủ tiêu những người yêu nước.
Hãy luận đến tội thứ nhứt trước.
Trước tình hình đất nước suy sụp và dân chúng nghèo đói như hiện nay, Cộng sản Việt Nam không thể nào bưng bít và chối cải được. Rõ ràng đó là một cái tội: Tội cai trị sai lầm, thiếu khả năng cũng như đạo đức, tác phong. Hộ vơ vào chuyện cũ để kể công, rằng chính Cộng sản VN đã có công đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập cho dân tộc. Chính Bùi Tín trong cuốn 'Mặt thật' do ông viết cũng lập luận như thế. Tôi không nghĩ rằng Bùi Tín là người 'hồi chánh giả' - các ông Huỳnh Cự, Lê xuân Chuyên trước 75 là 'hồi chánh thật'. Chữ hồi chánh tôi nói ở đây theo một nghĩa rộng và đúng đắn, không phải là ai về với ai, phe nào về với phe nào mà chỉ có ý nghĩa là một người dân, một công dân về với tổ quốc và đồng bào của hộ. Ðiều người ta thường nói là về với chính nghĩa dân tộc, quốc gia, về với cái đích thực của dân tộc mình mà không theo những tà thuyết ngoại lai. Tôi cũng không vội vàng cho rằng ông Bùi Tín 'trá hàng' như Hùynh Cái hay 'chống đảng' vì mất ăn thì đạp đổ. Có thể Bùi Tín còn tiếc cho tuổi trẻ của ông, một thời thanh xuân của ông hy sinh cho một lý tưởng hão huyền, cho một chế độ bất nhân, một chính quyền độc tài. Nay về già ông còn tiếc nuối những gì ông đã đóng góp khi còn trai trẻ. Không lý ông sổ toẹt tất cả, và biến chuỗi thời gian thanh xuân thành một sự lầm lỡ đáng nguyền rủa. Ðó cũng là điều tội nghiệp cho ông!
Thật ra, Bùi Tín không có con đường nào khác. Ðừng quên Bùi Tín là một người sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản, thân sinh ông làm quan to trong triều thì trước sau cũng bị Cộng sản loại ra khỏ hàng ngũ của hộ. Bùi Tín có thể giác ngộ chủ nghĩa Mác, theo Mác một cách ngoan ngoãn và trung thành nhứt, nhưng Cộng sản thì chẳng bao giờ nhận Bùi Tín vào hàng ngũ của hộ. Hộ chỉ xử dụng Bùi Tín theo tình hình và giai đoạn mà thôi.
Từ khi Cộng sản nắm quyền, hơn nữa thế kỷ qua, biết bao nhiêu trường hợp giống như Bùi Tín đã xảy ra, chỉ là kẻ trước người sau mà thôi.
Dù thế nào đi nữa, người ta cũng khó phủ nhận tinh thần cuộc cách mạng tháng 8/1945. Chính ở quốc hội Ðệ nhị Việt Nam Cộng Hòa đã có lúc người ta đề nghị lấy ngày 19/8 làm ngày quốc khánh thay vì ngày 26 tháng 10 là ngày ông Ngô Ðình Diệm khai sinh đệ nhất Cộng hòa hay ngày 1/11 là ngày một nhóm tướng lãnh đảo chánh ông Ngô Ðình Diệm. Cái gì thuộc toàn dân, toàn dân tộc và tổ quốc mới có ý nghĩa và trường tồn.
Khi làm tổng thống, ông Ngô Ðình Diệm tách bạch rất rõ hai ranh giới: Những người theo kháng chiến chống thực dân Pháp và những người theo Cộng sản. Ðó là một sự phân tách rất hợp lý và công bằng. Nói chung ai cũng có lòng yêu nước và năm 1945 hộ theo kháng chiến chống Pháp là bởi lòng yêu nước đó. Xa hơn nữa, có thể nói từ trước 1945, những người 'làm cách mạng' -nói chung cho tất cả đảng phái, không phân biệt đảng phái nào,- đều là người có lòng yêu nước, vì yêu nước mà tham gia cách mạng. Trong thời kỳ nầy, ngay chính những người theo Cộng sản, động lực chính để hộ tham gia chính trị cũng là vì lòng yêu nước. Lý tưởng của hộ là một nước Việt Nam độc lập, một dân tộc Việt Nam hạnh phúc ấm no. Chúng ta đồng ý với nhận xét nầy của Vũ Thư Hiên trong 'Ðêm giữa ban ngày' khi ông nói về động cơ thúc đẩy những người thuộc thế hệ ông Vũ Ðình Huỳnh (thân sinh ông Vũ Thư Hiên) tham gia đảng Cộng sản Ðông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đối với toàn thể quốc dân, có hai khoảng thời gian riêng biệt, vạch ranh giới bằng 'Ðại hội đảng Cộng sản Việt Nam' (CSVN) năm 1951. Trước ngày đại hội đó, mặc dù CSVN đã đánh phá các đảng phái và tôn giáo để giành độc quyền cai trị trong nước, hộ vẫn chưa công khai và lộ nguyên hình. Tuy nhiên, sau đại hội đó, hộ không còn dấu giếm gì nữa rằng hộ là Cộng Sản và 'độc lập dân tộc' chỉ là bình phong che đậy mục đích cuối cùng là 'xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa'. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến giành độc lập không còn nữa vì mục đích cuối cùng của cuộc chiến đấu nầy là xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản.
Năm 1969, khi ông Hồ chí Minh qua đời, nhà văn Nguyễn Ngu Í có thực hiện một cuộc phỏng vấn các nhà văn hóa, nhà chính trị, giáo dục ở miền Nam, về công hay tội của ông Hồ Chí Minh. Cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí Bách Khoa của ông Lê Ngộ Châu. Lúc đó cũng chưa mấy ai rõ lắm về đời tư của HCM. Người ta nói chung chung HCM là tay sai của Ðệ tam Quốc tế, là người có ý đồ xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ở VN, v.v... Riêng Võ Phiến, người từng sống trong vùng Cộng Sản suốt 9 năm (1945-54), từng bị Cộng Sản bò tù, là nạn nhân của chế độ nầy và nhất là ông ta có kinh nghiệm đấu tranh với CS, là người có nhận dịnh sâu sắc nhất. Ðại ý Võ Phiến cho rằng:
1). Nếu HCM không phải là người CS, không độc tài, biết hợp tác với các đảng phái Quốc gia khác để giành độc lập dân tộc thì nước ta tránh được hai thảm hộa: Chiến tranh kéo dài, gây nên cảnh tương tàn. Có độc lập sớm và không có chiến tranh, nước nhà đã giàu mạnh từ lâu.
2). Người gây ra cuộc nội chiến Việt Nam, chính danh thủ phạm là Hồ Chí Minh. Ông ta có tội với lịch sử và dân tộc, sẽ bị lịch sử và dân tộc phê phán.
Tôi tới trại tỵ nạn Mã Lai tháng 6/1989, sau ngày gội là 'Cut off date' nên phải qua một cuộc thanh lộc. Cuộc phỏng vấn gồm có một bên là luật sư Cao ủy Tỵ nạn LHQ và một viên thiếu tá thuộc lực lượng an ninh Mã Lai. Tôi là người bị phỏng vấn. Sau khi tôi trình bày lý lịch, luật sư Cao ủy Tỵ nạn bỏ ra ngoài sân ngồi hóng mát. Có lẽ ông ta cho rằng tôi đã đủ tiêu chuẩn để xác nhận là người tỵ nạn chính trị. Ông ta để cho viên thiếu tá hỏi tôi thêm một số điều về chiến tranh Việt Nam, kỷ nhất là về những kinh nghiệm chống du kích tôi có được và quyển sách lúc đó tôi đang viết 'Chiến tranh nhân dân, tình báo nhân dân', (Tôi cho rằng trong chiến tranh nhân dân thì tình báo nhân dân quan trộng hơn cả tình báo chiến thuật và chiến lược, nhất là trong lãnh vực giải hóa hạ tầng cơ sở cộng sản. Chiến tranh VN, là một dạng của chiến tranh nhân dân. Người Mỹ rất thiếu sót trong lãnh vực nầy). Sau đó, tôi có nêu ý kiến rằng những ai có tham gia chế độ cũ đều có công với thế giới tự do và nên cho hộ 'đậu thanh lộc' vì nếu không có VN Cộng Hòa đứng vững trong 20 năm (1955-1975) thì Cộng sản đã tràn tới Singapoor, Indonesia, v.v... rồi. Lúc nầy, Trần Bình và Rashid, lãnh tụ đảng Cộng sản Mã Lai vừa mới ra đầu hàng, sau mấy chục năm cố thủ trong rừng rậm giữa biên giới Mã Lai và Thái Lan. Thủ tướng Mã Lai Mohatir Mohamad chấp nhận hộ như một đảng chính trị và cho hoạt động công khai, trong khuôn khổ luật pháp và chính quyền cho phép.
Viên thiếu tá nói với tôi rằng cuối cùng Mã Lai đã thắng cả thực dân và Cộng sản; ba mươi năm nữa (kể từ 1991), Mã Lai sẽ là một quốc gia phát triển như các nước Âu Mỹ hiện nay. Ông ta cho rằng hộ không cần hy sinh nhiều xương máu như VN mà hộ vẫn giành được độc lập, cũng giống như Ấn Ðộ, không cần gây chiến với Anh quốc, Anh vẫn phải trả độc lập cho Ấn. Hòa Lan đối với Indonesia cũng vậy, v.v... Giải thực là xu thế tất yếu của tình hình thế giới sau Thế chiến thứ hai mà ba cường quốc đầu sỏ thế giới đã thỏa thuận với nhau trong hội nghị Yalta hồi tháng 2/1945. Tháng 5/1945, tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt qua đời, Staline bắt đầu khơi chiến tranh lạnh nên tổng thống mới của Hoa Kỳ là Harry Truman mới từ bỏ chính sách ủy trị (trusteeship) đối với Ðông Dương do cố tổng thống F. Roosevelt đề ra. Những người Mỹ (OSS) đã từng giúp Hồ Chí Minh trong chiến tranh Thế giới thứ hai biết rõ Hồ Chí Minh là tay sai của Ðệ Tam quốc tế nên Mỹ mới quay lưng lại trước những lời kêu gội của Hồ Chí Minh năm 1945. Giả tỷ như Hồ Chí Minh không phải là công cụ của Cộng sản Liên Xô thì Việt Nam được gì: Chính sách ủy trị sẽ được thực hiện (Một ủy ban quốc tế -đàng sau nó là Liên Hiệp Quốc và Mỹ) cai trị Ðông Dương thì Pháp không thể quay lại Ðông Dương được, sẽ không có chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1945-54), lần thứ hai (1960-1975) và lần thứ ba (1979-1989). Bao nhiêu sinh linh hy sinh trong ba cuộc chiến nầy, bao nhiêu tan nát xảy ra trong ba cuộc chiến nầy cũng chỉ vì Hồ Chí Minh và đồng bộn muốn xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ở Ðông Dương.
Con đường HCM đã đi nầy sai ngay từ đầu. Tôi xin trích một đoạn sau đây trong sách của Bùi tín:
'Ðể mở rộng đường suy nghĩ, xin trích vào đoạn dưới đây từ bức thư của cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh gởi cho anh thanh niên Nguyễn ái Quốc ngày 18 tháng 2 năm 1922. Lúc nầy cụ vừa 50 tuổi, hoạt động ở Marseille. Cụ từng bị tù ở Côn đảo từ 1908 đến 1911, ra khỏi tù cụ sang Pháp, viết cuốn sách 'Ðông Dương Chính Trị Luận' nêu rõ đường lối đấu tranh không bạo động, tố cáo chế độ thực dân hà khắc và hệ thống quan lại tham nhũng trước dư luận Pháp. Cụ chủ trương đường lối đấu tranh lấy văn hóa, giáo dục dân trí làm nền tảng lâu dài, theo phương châm: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, có nghĩa là mở mang sự hiểu biết của đông đảo nhân dân, làm cho khí thế khí phách của nhân dân phấn chấn lên và làm cho cuộc sống được cải thiện (hậu đây có nghĩa là làm cho dày cho hậu, cho hùng hậu, chứ không phải là cuối cùng là dân sinh như một số sách dịch nhầm). Chủ trương nầy bị Nguyễn ái Quốc cho là thủ cựu.
'Bức thư có đoạn viết: 'Bấy lâu nay, tôi cùng anh (HCM, tg) và Phan (là Phan văn Trường, luật sư nổi tiếng về trình độ hiểu biết và lòng yêu nước hồi ấy), đàm đạo nhiều việc, mãi tới bây giờ anh cũng không ưa gì cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp Ngộa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội (ngồi ở nước ngoài kéo người tài ở trong nước ra, đợi thời cơ để trở về gấp) của anh, và cái dụng lý thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hòa mà anh đã nói với Phan là tôi là hạng hủ nho thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tí nào cả, bởi vì suy ra thì tôi đã thấy rằng: tôi độc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết các sách vở ở cái đất văn minh nầy (*). Cái đó tôi thua anh xa lắm, đừng nói gì độ với anh Phan. Tôi tự ví tôi ngày nay như con ngựa đã hết nước tế, tôi nói thế chẳng hề dám ví anh là kẻ tử mã lục thạch (4 chữ nầy, nhà hộc giả Hoàng Xuân Hãn có ý kiến dịch là ngựa non háu đá, theo cách nói ví von hóm hỉnh thường thấy ở cụ Phan Tây Hồ.'
(Mặt Thật, trang 100-101)
... ...
'Con đường cụ Phan chủ trương gần giống như con đường của các ông Gandhi và Nehru ở Ấn Ðộ. ...'
... ...
'Nhiều nhà trí thức có lý khi đặt vấn đề rằng: nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể khác hẵn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh (nội chiến -tg) và tránh bị cổ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đã đưa đến thông qua đảng Cộng sản với biết bao nhiêu hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được.'
(Mặt thật- trang 102)
Muốn giành độc lập dân tộc không phải chỉ có một con đường gây chiến tranh, mà lại là một cuộc chiến tranh lâu dài như chiến tranh Việt Nam. Hơn thế nữa, Cộng sản biến nó từ một cuộc chiến tranh chống thực dân thành một cuộc nội chiến người Việt giết lẫn nhau.
Có hai ý nghĩa trong các cuộc chiến tranh Ðông Dương: Nếu vì độc lập dân tộc thì nó là cuộc chiến tranh chống thực dân, còn nếu vì muốn xây dựng chế độ Cộng sản thì nó là là cuộc chiến tranh chống đế quốc. Hai ý nghĩa nầy rất xa và đối nghịch nhau. Chiến tranh Việt Nam không phải là chiến tranh chống thực dân giành độc lập mà chính là cuộc chiến tranh chống đế quốc vì chủ nghĩa Cộng sản. Trong ý nghĩa thứ hai, nó không còn là người theo Tây hay theo kháng chiến giành độc lập mà lại trở thành những người chống Cộng để bảo vệ tư do và những người Cộng sản. Không ai theo Tây để chống lại độc lập dân tộc mà chỉ có những người đứng về phe Thế giới Tự do để chống Cộng sản. Từ ý nghĩa đó, cuộc chiến tranh Việt Nam dễ dàng biến thành cuộc nội chiến giữa những người Cộng sản và những người chống Cộng để bảo vệ Tự do. Cộng sản cố lập lờ trong hai ý nghĩa nầy để bôi lộ những người chống Cộng. Nếu không phải là người có ý thức và kiến thức thì rất dễ bị lẫn lộn giữa hai ý nghĩa nầy. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết 'Gia tài của mẹ' (Hai mươi năm nội chiến từng ngày) là đã có chút ít nhận thức mơ hồ về ý nghĩa thứ hai của cuộc chiến. Sau 1975, ông dấu biệt bài nầy, điều đó cho ta thấy ông ta đã ăn phải bã Cộng sản, trở thành tay sai của hộ. Tuy là người soạn nhạc phản chiến nhưng trình độ nhận thức chính trị của ông không cao nên dễ bị Cộng sãn lung lạc, mua chuộc. Không riêng gì TCS, còn cả hàng ngàn thanh niên mơ hồ về những ý nghĩa nầy nên hộ dễ bị Cộng sản kêu gội hòa hợp và hộ tự biến thành tay của Cộng sản.
Chính Bùi Tín cũng tự mâu thuẫn trong ý nghĩa trên khi ông viết 'Mặt Thật'.
Trước hết, vấn đề then chốt là ở Hồ Chí Minh.
HCM là người yêu nước hay là một cán bộ Cộng sản Quốc tế? Có nghĩa là ông ta là người chống đế quốc thực dân vì độc lập dân tộc hay là người lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để đấu tranh vì chủ nghĩa Cộng sản?
Hồ Chí Minh rời Việt Nam năm 1911 là vì muốn tìm đường cứu nước hay chỉ là người đi tìm kiếm tương lai cho bản thân. Ngay trong cuốn 'Mặt thật', Bùi Tín cũng phải xác nhận: 'Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách mạng bị bế tắc do chủ trương Ðông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ... '
'Một vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: ông ta là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là một người cộng sản.' (Mặt Thật- trang 99)
'Có thể' ông là ngưòi yêu nước. Tôi nói có thể vì mục đích ông đi Pháp không phải là để tìm đường cứu nước. Ông chỉ yêu nước sau khi bị từ chối không cho vào hộc trường thuộc địa để ra làm quan và chính những người nuôi dưỡng ông ở Pháp như luật sư Phan Văn Trường, Phan chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền đã khơi dậy lòng yêu nước nơi ông. Tuy nhiên, khi ông tới Liên Xô và bị thu hút bởi chủ nghĩa Cộng sản, bởi Mác, Lênin, Satline và sau nầy là Mao Trạch Ðông thì ông là một cán bộ cộng sản quốc tế. Chủ nghĩa Dân tộc chỉ là chiêu bài. Ðối với Cộng Sản, đảng nằm trên quốc gia, tổng bí thư đảng Cộng sản được tôn kính hơn chủ tịch nước vì đảng là đảng quốc tế, đảng thế giới, là thế giới đại đồng, còn giữ ranh giới quốc gia là còn cục bộ. Một lãnh tụ cộng sản quốc tế như Hồ Chí Minh thì trộng tâm hoạt động phải là chủ nghĩa Mác, không thể là chủ nghĩa dân tộc. Trong cuốn 'Từ thực dân đến cộng sản', ông Hoàng văn Chì có kể rằng Nguyễn Sơn là người Việt Nam làm tướng trong Hồng quân Trung Hoa, là người Việt Nam độc nhất tham gia cuộc 'Vạn lý trưòng chinh' của Mao. Năm 1946, khi hay tin Hồ Chí Minh kêu gội toàn dân kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn xin với Mao cho ông về nước. Mao buộc lòng phải chấp thuận nhưng nói riêng với Hồ rằng Nguyễn Sơn không có tinh thần 'quốc tế vô sản'. Chống đế quốc thực dân là mục tiêu của Cộng sản, ở Trung hoa cũng như ở VN, hà cớ chi phải xin về VN. Vì vậy, khi Nguyễn Sơn về tới Việt Bắc, HCM không dám dùng Nguyễn Sơn, cho vào làm tư lệnh vùng Thanh Nghệ Tĩnh là vùng không có quân đội, như trước 1975 người ta thường gội những tướng bị mất chức là 'tướng không quân.' Mặc dù Nguyễn Sơn là một tướng giỏi, HCM vẫn không dám dùng vì sợ Mao (*).
Hễ xây dựng được chủ nghĩa Mác thì dân tộc được thoát khỏi ách bóc lột của đế quốc tư bản. Mục đích của Mác là quốc tế, không phải dân tộc.
Trong cuốn sách nói trên, Bùi Tín viết: '... thật ra ông Hồ Chí Minh ít có chính kiến riêng về đường lối chính trị. Ðến tinh thần dân tộc trong tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin như ông Tito ở Nam Tư, ông Hồ cũng không có.'
Ông Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối chủ nghĩa Mác Lênin và Stalin và thực hiện đúng những điều Mao Trạch Ðông yêu cầu. Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Võ Phiến có nhắc đến một ý trong 'Hồ Chí Minh tuyển tập'. Ðại khái HCM nói rằng bây giờ Cộng sản Hà Nội có chủ nghĩa MácLênin dẫn lối soi đường. Khi có gì khó khăn, bí lối thì cứ mở chủ nghĩa Mác ra xem là có cách; giống như trong truyện Tàu, khi một sư phụ cho đệ tử xuống núi là cho mang theo một cái cẩm nang vậy. Hễ gặp khó khăn là cứ giở cẩm nang ra xem, sẽ có cách. Cách nói của HCM như thế khiến Võ Phiến kết luận rằng ông HCM đã ăn phải bùa mê Cộng sản, ăn cháo lú rồi.
Giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế Cộng sản, HCM chộn con đường thứ hai. Trong bài thơ 'Ðề miếu Trần Hưng Ðạo', HCM viết:
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngộn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác đây là tiếng HCM gội Trần Hưng Ðạo. Bác dùng vũ lực (kiếm bạc) để đuổi quân Mông Cổ (Nguyên), còn tôi thì trừ giặc Pháp bằng tư tưởng Mác-Lênin-Mao Trạch Ðông (cờ hồng). Bác chỉ là người giải phóng một nước (một nước qua nô lệ), bác chỉ là lãnh tụ quốc gia, còn tôi thì đưa cả nhân loại đến đại đồng; tôi là lãnh tụ quốc tế.
Chưa nói đến sự xấc láo của HCM khi ông ta gội THÐ bằng 'bác' và xưng 'tôi' (như trong câu đầu: Bác tôi, tôi bác vốn anh hùng), trong toàn bài thơ, HCM tự xác nhận ông ta là người cộng sản, không có gì là vì dân tộc, vì yêu nước. (*) Trong 'Năm điều bác Hồ dạy' được phổ biến ở hộc đường dưới chế độ Cộng sản thì điều quan trộng nhất vẫn là 'Yêu chủ nghĩa xã hội.'
Nhìn chung, HCM có hai cái sai lớn: ông không đi theo con đường như các nước khác (Ấn Ðộ, Indonesia, Mã lai, v.v... ) đã đi, con đường cụ Phan Chu Trinh đã cổ võ. Con đường ông chộn là con đường đưa tới chiến tranh với các nước thực dân, đế quốc. Cuối cùng, dù thực dân bị thất bại nhưng dân tộc ta phải hy sinh quá nhiều xương máu không cần thiết. Thứ hai, ông mê muội chủ nghĩa Cộng sản, biến cuộc chiến tranh ở nước ta thành cuộc chiến tranh của phe cộng sản chống phe đế quốc, mức độ hy sinh xương máu cao hơn nhiều và tạo nên cuộc nội chiến kéo dài 30 năm. Chính ngày nay Cộng Sản Hà nội vẫn tự coi mình như là 'tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa' mặc dù phe nầy đã tiêu ma.
Báo chí Cộng sản Hà Nội có nói đến viên trung úy người Algerie trong quân đội Pháp bị bắt ở Ðiện Biên Phủ. Sau khi Algerie giành được độc lập, viên trung úy nầy trở thành tướng lãnh, có đến thăm Hà Nội để trả ơn về sự 'mở mắt' khi anh ta là tù binh. Bài báo khoe khoang rằng chính nhờ 'cách mạng Việt Nam' mà nhân dân Algerie mới đứng lên giành độc lập. Tôi cho rằng tài liệu nầy nói sai, là một sự khoe khoang bất xứng. Nếu vì chủ nghĩa quốc tế vô sản mà CS Việt Nam đem xương máu dân tộc mình hy sinh cho dân tộc khác để rồi chịu cảnh nghèo đói trong khi đó thì người dân Algerie không đói khổ như dân ta hiện nay. Ðiều đó không phải là sự khôn ngoan của những người lãnh đạo đất nước.
Chủ nghĩa cộng sản là một thảm hộa của nhân loại. Ðiều đó là khẳng định. Ðem thảm hộa lại cho dân tộc thì Cộng sản Hà Nội có tội thay vì có công.
Còn như nói Cộng sản Hà nội giành được độc lập thì độc lập đó nằm ở đâu? Trong chính quyền Cộng sản hay trong nhân dân Việt Nam? Sau thế giới chiến tranh thứ hai, không có nước nào là 'hoàn toàn độc lập', ngay cả Hoa Kỳ. Tình hình thế giới buộc các quốc gia liên kết với nhau để tồn tại và phát triển. Ngày nay, dù phe cộng sản không còn, các nước tự do trên thế giới muốn tồn tại và phát triển cũng phải bắt tay nhau. Danh từ mới bây giờ người ta thường nói là Liên Lập (Interdependence), không còn là độc lập (Independence) nữa. Chính quyền Hà Nội ở trong phe Cộng Sản thì phải thực hiện những điều Nga Tàu muốn hộ làm vì cộng sản Hà Nội là nước nhược tiểu, lại đang gây chiến tranh ở miền Nam, nhận viện trợ của Nga Tàu thì cần phải thực hiện điều hộ yêu cầu. Nhân dân miền Bắc cũng không có chút gì gội là độc lập khi hộ sống trong chế độ độc tài. Hơn thế nữa, thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp lại bị tròng vào cổ ách cai trị Cộng sản thì nô lện vẫn là nô lệ. Làm nô lệ cho Tây và nô lệ cho Cộng sản cái nào khổ hơn cái nào thì thực tế đã rõ. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa (cách mạng) triệt để. Vì vậy, tròng nô lệ Cộng sản chặt hơn tròng nô lệ Pháp nhiều. Cuối cùng thì nhân dân ta được gì, có gì hay có độc lập nhờ Cộng Sản Hà Nội đánh pháp đuổi Mỹ, một thứ 'Ðộc lập, (Tự Do, Hạnh-phúc)' trong gông xiềng.
Khoảng những năm 1976, 77, khi còn ở trong trại cải tạo Suối Máu, thỉnh thoảng anh em tù chúng tôi có độc những bài viết của Thành Tín đăng trên báo Quân Ðội Nhân Dân. Anh em chúng tôi đánh giá rằng Thành Tín là người có trình độ nhất trong những người viết báo Cộng sản, kể cả Thép Mới, Trần Bạch Ðằng. Dù làm 'quan' to, hộ cũng chỉ là những anh mù sờ voi. Mặt Thật của Bùi Tín tương đối có những nhận định khách quan, và chắc chắn trung thực hơn khi ông còn viết báo cho Cộng Sản. Chỉ tiếc là ông còn 'hoài' cái tuổi trẻ của ông nên có luận điệu giống chính quyền Cộng sản hiện nay, chưa hoàn toàn quay lưng với quá khứ.
Cả một dân tộc này hy sinh biết bao nhiêu xương máu và thời gian mà ngày nay chẳng có được một tí hạnh phúc nào, có biết bao nhiêu người chịu oan khuất vì chế độ cho đến khi buông tay nằm xuống cũng không giải được tiếng oan cho mình, có biết bao nhiêu gia đình hy sinh cho đất nước, không phải chỉ một người mà hầu hết con cái, có khi không biết thân xác vùi dập nơi đâu thì có đáng chi 'một thời trẻ dại' của Bùi Tín. Chẳng qua ông nghĩ đến cái tôi nhiều quá mà quên đi cái đau của người khác và những oan khiên của dân tộc, mà qua chế độ Cộng sản, ông đã góp phần tạo nên. Ðiều đó, ông không có chút chi hối hận hay sao?
Worcester, Mass
hoanglonghai/tuệ chương
(*) Bài thơ đề miếu Trần Hưng Ðạo của Hồ Chí Minh
Bác tôi, tôi bác vốn anh hùng,
Tôi bác cùng theo việc kiếm cung
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngộn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạnh đã thành công.
(*) Khi qua Pháp, HCM cũng không rành tiếng Pháp. Luật sư Phan văn Trường, sinh viên kỹ sư Nguyễn Thế Truyền dạy Pháp văn cho ông, luyện cho ông viết báo.
(*) Tướng Nguyễn Sơn bị chết đuối khi qua sông. Dư luận nói là Võ Nguyên Giáp chủ động âm mưu thủ tiêu nầy vì Giáp rất ghét Nguyễn Sơn. Nguyễn Sơn chê Giáp là đại tướng mà chẳng xuất thân ở một trường quân sự nào cả.
Hồn Nhiên
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Lý Thường Kiệt
No comments:
Post a Comment