Kim Âu
Tuần vừa qua diễn đàn sôi lên vì cuộc tranh luận có liên quan đến cựu dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh. Dư luận hai chiều bên bênh, bên chống. Một bên nói ông Trương Gia Kỳ Sanh là Việt Cộng nằm vùng, là anh em của Trần Bạch Đằng tức Trương Gia Triều. Một bên ra sức bác khước.
Sự việc sôi nổi như vậy thiết tưởng cần được làm rõ để đi tới một kết luận thỏa đáng. Qua tổng hợp nhiều độc gỉa, netters đóng góp và tài liệu truy cập được chúng tôi trình bày cụ thể dưới đây mời quý vị quan tâm dành chút thời gian theo dõi…..
Theo lời cô Trương Gia Vy xác nhận năm 1950 ông Trương Gia Kỳ Sanh bị thủ hiến Phan văn Giáo hãm hại nên bị ném vào vùng Việt Minh, Lúc đó ông Trúc Viên đang là Hiệu Trưởng trường Duy Tân ở Phan Rang.Thủ hiến Trung kỳ Phan văn Giáo chỉ đương chức (từ 16-4-1948 đến 5-10-1949). Việc Đại tá Nguyễn văn Vỹ thả dù ông Trương Gia Kỳ Sanh xuống vùng an toàn khu Việt Minh vào đầu năm 1950 là chi tiết quan trọng đáng chú ý vì đại tá Nguyễn văn Vỹ vốn là tình báo quốc tế của Đồng Minh thời Đệ Nhị thế chiến, ông Vĩ là người cùng Edward G.Lansdale nhảy dù xuống vùng Thập vạn đại sơn bên Tàu để giúp lực lượng của chính phủ Trùng Khánh chống Nhật. Ông Vỹ đã quyết định như vậy tất phải có lý do liên can đến tình báo. Điều đáng để cho mọi người suy nghĩ là ông Truơng Gia Kỳ Sanh làm thế nào để trở về miền Nam được. Câu chuyện này nằm trong vòng bí ẩn, ly kỳ đáng được gọi là "kỳ sanh". Phải chăng ông được trao trả như tù binh năm 1954? Hay là ông vượt ngục? Việc này không có câu trả lời. Hoa chăng chỉ có thể tìm thấy trong tài liệu của cục phản gián Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Lý Tưởng dân biểu đồng viện với ông Trương Gia Kỳ Sanh cho biết khi ông Nguyễn Lý Tưởng kể chuyện có cha và người anh ở tù ở tại Hà Tĩnh, ông Kỳ Sanh liền nhận ông ta có ở tù chung với hai người này và gọi ông Nguyễn Lý Tưởng bằng cháu.Thật ra ông Trương Gia Kỳ Sanh hoàn toàn bịa ra câu chuyện này để giữ thế bề trên hầu lấy tình bạn tù với cha và anh để kiếm sự hậu thuẫn của ông Nguyễn Lý Tưởng trong đấu tranh nghị trường.
Vì thực tế cho thấy, Đại tá Vỹ ném Trương Gia Kỳ Sanh xuống vùng Vĩnh Phú gần an toàn khu trung ương của Việt Cộng vào năm 1950. Khi nhảy dù xuống, theo ông Trương Gia Kỳ Sanh kể là bị chém vào trán (có vết sẹo) do dân trong vùng tưởng ông ta là gián điệp của Pháp. Trường hợp đúng là gián điệp thật chắc chắn ông ta không thể sống để trở về miền Nam. Khi biết là tưởng lầm thì ông ta phải được tự do chứ tại sao lại bị ở tù, nhưng vào thời đó mà chuyển tù từ Vĩnh Phú (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ) vào tận Hà Tĩnh thì quả là chuyện phong thần. Rồi từ một người tù ở tận Hà Tĩnh, ông Trương Gia Kỳ Sanh xuất hiện trở lại ở Phan Rí rồi trở thành dân biểu đồng viện với ông Nguyễn Lý Tưởng, quả là câu chuyện xuất quỷ nhập thần của điệp viên James Bond 007. Điều đặc biệt theo như ông Nguyễn Lý Tưởng hé lộ là ông dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh lúc nào cũng chống đối chính quyền quốc gia của ông Thiệu và năm 1973 dân biểu Nguyễn Lý Tưởng đi khắp các quận Phan Thiết để nói chuyện về hiệp định Paris 1973 mới được những người làm công tác an ninh của Cảnh Sát Quốc Gia, An Ninh Quân Đội cho biết, ông Trương Gia Kỳ Sanh đang bị theo dõi vì có nhiều liên lạc với Việt Cộng. Cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng còn cho biết thêm thời gian đó Trương Gia Kỳ Sanh đang tích cực hoạt động cho Lực Lượng Hoà Giải – Hòa Hợp Dân Tộc
Tiện đây chúng tôi trích một đọan tài liệu nói về mục đích, âm mưu của lực lượng hoà giải hoà hợp.
trích
"3. Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc :
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris vừa được ký kết thì ngày 31/1/1973, một nhân vật khác hiện ra, TT Thic'h Thiện Minh, đã vội phổ biến một thông bạch tuyên bố thành lập Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc, cử luật sư Vũ Văn Mẫu làm Chủ tịch với nhiệm vụ đòi "nghiêm chỉnh thực thi ngưng bắn" và tiến tới lập chính phủ hòa hợp hòa giảị
TT Thích Mẫn Giác cho biết việc thành lập lực lượng nói trên là do quyết định của Hội Đồng Viện Hoá Đạo theo đề nghị của Nghị sĩ Vũ Văn Mẫụ HT Thích Trí Thủ, TT Trí Quang và TT Thiện Minh đã yểm trợ mạnh mẽ cho quyết định này ? Viện Hoá Đạo GHPG Ấn Quang đã lập lực lượng nói trên để làm gì ?
Điều 12 của Hiệp định Paris dự liệu thành lập tại miền Nam VN một Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc sau khi ngưng bắn. Hội Đồng này gồm 3 thành phần : VNCH, MTGPMN và các thành phần ở giữa. Lúc đầu Hà Nội cương quyết đòi Hội Đồng này phải được tổ chức từ trung ương đến địa phương như một chính quyền song hành với chính phủ VNCH. Nhưng sau khi Hoa Kỳ ném bom B52 xuống Hà Nội 12 ngày đêm, Hà Nội mới chịu giới hạn quyền của Hội Đồng vào việc tổ chức bầu cử mà thôị Hà Nội tin rằng trong 3 thành phần của Hội Đồng, họ sẽ chiếm 2 thành phần là MTGPMN và các tổ chức thân Cộng trong thành phần thứ ba, nên sẽ thắng khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại miền Nam.
TT Thích Thiện Minh được chỉ thị thành lập "thành phần thứ ba" gồm các tổ chức thân Cộng để tham gia Hội Đồng, đó là Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc nói trên. Thông bạch do TT Thích Thiện Minh công bố đã bị các đảng phái quốc gia và báo chí công kích nặng nề nên lực lượng này không hoạt động được."
hết trích
Một người đã từng bị tù cộng sản mà còn hoạt động chống quốc gia, tham gia phong trào hòa hợp hòa giải với Việt Cộng như vậy là mọi chuyện đã quá rõ ràng: cựu dân biểu VNCH Trương Gia Kỳ Sanh là nhân viên tình báo chiến lược, được bố trí trở về miền Nam hoạt động nằm vùng cho Việt Cộng.
Muốn biết căn nguyên nào để Trương Gia Kỳ Sanh trở thành tình báo chiến lược của Cộng Sản chúng ta hãy xem lại nguồn gốc gia đình của ông Trương Gia Kỳ Sanh qua bản tiểu sử của ông thân sinh của ông ta là cụ Nghè Mô, chúng tôi trích lược dưới đây:
Trích:
Trương Gia Mô (1866 - 1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô, là một nhà nho, nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu của thế kỷ 20.
Trương Gia Mô, nguyên quán ở Gia Định nhưng sinh quán tại làng Tân Hào, chợ Hương Điểm, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Cha của ông là Trương Gia Hội (1822 – 1877), từng làm Tri phủ Hoằng Trị dưới thời Tự Đức, được thăng chức Binh bộ lang trung, về sau làm Tuần vũ Thuận Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa).
Năm 1867, khi Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây, ông theo cha tỵ địa ở Bình Thuận.Năm 1877, cha mất, ông sống với mẹ. Vào năm 1892, đời vua Thành Thái, nhờ cha làm quan nên ông được tập ấm làm thừa phái bộ Công ở Huế. Chính vì có quan tước, cộng với sức học uyên thâm [1] nên nhiều người lầm tưởng, gán cho ông học hàm Tiến sĩ và gọi ông là Nghè Mô.
Ngoài 20 tuổi, ông cùng Nguyễn Lộ Trạch mưu tính chuyện xuất dương, nhưng không thành. Sau khi ông Trạch chết, ông về dạy học ở Tân An và đi khắp nơi. Từ Tân An, ông lại quay về Bình Thuận, ngụ tại làng Hà Thủy-Duồng (xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ngày nay).
Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan rồi với bạn là Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng nhau Nam du vào năm 1905. Khi đến Bình Thuận, Phan Châu Trinh đã kết bạn với Trương Gia Mô rồi cả nhóm cùng với các nhà nho ở đây tổ chức công ty Liên Thành, Trường Dục Thanh để truyền bá việc duy tân, cải cách [2].
Năm Mậu Thân (1908) một cuộc đấu tranh lớn của nhân dân nổ ra ở Trung kỳ, nhằm chống chính sách xâu thuế của Pháp và Nam triều. Kết cuộc, hàng loạt nhân sĩ bị lưu đày, bị tử hình, bị tù tội. Trong thời điểm đó, Trương Gia Mô cũng bị tù giam ở ngục Khánh Hòa vì tội đã tham gia “đảng kín”. Bị giam một thời gian rồi được thả, ông trở lại Bình Thuận, khi tuổi đã ngoài bốn mươi.
Năm 1910, một thanh niên tên Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) cầm thư giới thiệu của cha là ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến gặp ông ở làng Hà Thủy, tổng Đa Phước, tỉnh Bình Thuận. Được sự gửi gắm của bạn, lại thấy Tất Thành có chí hướng, nên ông viết thư giới thiệu Thành với ông Hồ Tá Bang - một trong các sĩ phu sáng lập viên của Liên Thành Thương Quán và trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Sau đó, ông Hồ Tá Bang đã cho người ra đón Nguyễn Tất Thành vào dạy học tại Trường Dục Thanh.
Tháng 3 năm 1911, ông Hồ Tá Bang và Trần Lê Chất đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn để tìm cách sang Pháp.
Trở lại Nam, Trương Gia Mô đi khắp miền Tây, liên hệ với nhiều bạn chí sĩ, nhà thơ, bạn cũ như Nguyễn Sinh Sắc, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương, Đông Hồ..."
hết trích
Qua trích đoạn thượng dẫn, độc gỉa thấy rằng cụ nghè Trương Gia Mô là một nhân vật đã tiếp tay đưa Nguyễn Tất Thành xuất dương. Đây chính là chi tiết quan trọng để Trương Gia Kỳ Sanh được sống sau khi bị thả dù vào an toàn khu của Việt Cộng, nhờ là con của cụ nghè Mô nên ông ta được bố trí, cấy “sinh tử phù”, tạo vỏ bọc an toàn trở về hoạt động tại miền Nam. Cụ Nghè Trương Gia Mô là nhân vật yêu nước, là người đã tiếp tay tạo nên Nguyễn Tất Thành chắc chắn cụ không bao giờ nghĩ vì con người đó mà đất nuớc rơi vào thảm họa. Ông Trương Gia Kỳ Sanh thừa kế huyết thống của thân phụ, hoạt động trên tinh thần ái quốc nên ông cũng trở thành nạn nhân của cuộc lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Bằng chứng ông ta cũng tìm cách trốn khỏi Việt Nam năm 1976 để lánh nạn cộng sản (hay tiếp tục hoạt động?).
Thảm nạn của dân tộc Việt Nam hiện nay xuất phát từ sai lầm của những thế hệ tiền bối trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Những lực lượng quốc gia quá sai lầm khi không thanh toán bọn đầu sỏ VC và Hồ Chí Minh khi chúng mới mò về Hà Nội. Năm 1945, người theo cộng sản thì bị lừa vì ngọn cờ giải phóng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Người quốc gia bị lừa vì trò hòa hợp hoà giải, chính phủ Liên Hiệp ba thành phần. Sau cùng lại cả tin vào sự giúp đỡ của ông bạn đồng minh để đặt bút ký vào bản hiệp định Paris 27-1-1973.
Ngoài ra việc Trần Bạch Đằng có quan hệ thế nào với Trương Gia Kỳ Sanh cũng đã có kết luận. Trần Bạch Đằng không phải là anh em của Trương Gia Kỳ Sanh mà là cháu ruột của ông Nghè Mô tức là anh bà con của cô Trương Gia Vy.
Dưới đây là một trích đoạn chúng tôi truy cập được về lai lịch của Trần Bạch Đằng:
trích
“Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926 — 16 tháng 4 năm 2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô)…”
hết trích
Xã hội Việt nam vào thời phong kiến hay ngay cả hiện nay việc năm thê bảy thiếp là chuyện thường, việc con rơi, con rớt của mấy ông bôn ba hoạt động cách mạng cũng quá phổ biến nên anh em cùng cha khác mẹ kẻ ở Hà Nội, người ở Huế hay ở tận Thái Lan cũng không có gì lạ.
Cô Trương Gia Vy thực sự có thể nói không biết gì về những chuyện này vì tuổi tác tách cô ra khỏi những chuyện có thế làm phương hại cho chính quyền quốc gia trước năm 1975.
Quá khứ , giòng dõi có thể ngủ yên nếu ngày hôm nay không có những hiện tượng khiến những người đương thời buộc phải "ôn cố tri tân".
Kim Âu
15-9-2010
No comments:
Post a Comment