Vi Anh
Một, TC xung đột với VNCS và một số nước Đông Nam Á về biển và đảo ở Nam Thái bình Dương. TC đã lấy Hoàng sa, Trường Sa của VN làm huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của TC. TC đã vẽ bàn đồ hình lưỡi bò liếm gần 80% Biển Đông của VN.
Mỹ đã phản ứng, trở lại Biển Đông qua con đường của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á gọi là ASEAN bằng ngoại giao, quân sự như cho hàng không mẫu hạm viếng thăm, hải hạm thao dượt với Hải Quân VNCS, và nhứt là hiệp ước nguyên tử dành cho VN đặc quyền làm giàu uranium. Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc họp an ninh vùng của ASEAN ở Hà nội tuyên bố việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông là ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.’ Bà mạnh dạn phủ nhận chủ quyền của TC trên toàn bộ 1,3 triệu dặm vuông của Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò như đã nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì quá tức giận, tuyên bố Mỹ “tấn công” TQ, phản đồi bỏ phòng họp ra ngoài cả tiếng đồng hồ. Khi quay lại, ông Dương Khiết Trì lên án Mỹ xúi giục các nước chống lại Trung Quốc, chế diễu «chế độ xã hội chủ nghĩa» của Việt Nam, và nói thẳng vào mặt Ngoại Trưởng Singapore nên nhớ «Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đây là một thực tế».
Ông dằn giọng nói Mỹ chẳng ăn nhập gì với Biển Đông, vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết «giữa những người châu Á với nhau». Từ ngữ này theo báo Le Figaro của Pháp làm người ta nhớ lại trong thập niên 30 người Nhật cũng đã từng hùng biện là người da trắng chẳng nên can dự vào châu Á, rồi sau đó cái gì xảy ra, cả thế giới đều biết, đó là xảy ra Thế Giới Đại Chiến lần thứ hai 2.
Hai, TC xung đột với Nhựt về lãnh hải và đảo ở Bắc Thái bình Dương. TC biến vụ tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào hai tàu tuần duyên của Nhật hôm 7 tháng 9, thành một căng thẳng ngoại giao và hành động lấn chiếm đất đai biển đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhựt. TC triệu Đại sứ Nhật đến sáu lần để nghe phiền trách hoặc vào lúc gần nửa đêm hoặc lúc trời chưa sáng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo từ chối gặp thủ tướng Nhật Naoto Kan bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và đe dọa đưa ra thêm "nhiều biện pháp trả đũa mới".
Ba, TC xung đột với Ấn độ về biên giới và trợ trưởng cho đối thủ của Ấn độ là Pakistan, ớ Nam Á châu. Theo lời của Thủ tướng Ấn, Manmohan Singh tuyên bố ngày 7-9 “Trung Quốc muốn lấn sân tại Nam Á. .. Thật khó mà nói điều này sẽ dẫn đến đâu. . .». Theo cựu giám đốc văn phòng Nam Á của Washington Post hồi cuối tháng 8, khẳng định TC có khoảng 11 ngàn binh sĩ có mặt tại vùng bắc Gilgit-Balistan do Pakistan quản lý, mà Ấn Độ đang đòi hỏi chủ quyền.
Bốn và sau cùng, liệu cái mộng Đại Hán, Đại Á đó của TC có thành hay không. Nhiều ngừơi nói thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu và 10 năm nữa TC sẽ là siêu cường thế giới. Bình tâm xét thì thấy cái gì chớ việc bành trướng, xâm thực lãnh thổ các nước là điều thế giới không thể chấp nhận, các nước lớn trên thế giới không để TC yên khi TC “ lấy thịt đè người” đâu.
Và còn Mỹ nữa. Mỹ dù muốn hay không cũng là một siêu cường lâu đời nằm trên bờ Thái bình Dương, một tiểu bang và nhiều căn cứ chiến lược trên biển này. Mỹ đã giữ thế hải thượng khắp thế giới. Tất cả hải quân TC cộng lại chưa chắc địch nổi một Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ trên Thái Bình Dương. Phương chi để thủ TC, có tin từ vụ TC khuấy nhiễu tàu thăm dò Impeccable của Mỹ ở gần đảo Hải Nam, hải quân Mỹ đã đưa nhiều tàu lặn nguyên tử, chiến đấu cơ tân kỳ về thủ Thái bình Dương.
Trong khi TC chưa có một hàng không mẫu hạm nào, chiếc cũ mua của Ukraine, chưa tân trang xong, chưa đưa vào hoạt động đựơc. Mỹ không có lý do gì để cho TC biến Á châu Thái bình Dương thành cái ao nhà của TC. Mỹ có quân đội trú đóng ở Nhựt, Nam Hàn, và cần con đường hàng hải qua Eo Biển Mã Lai nơi chuyên chở 50 khối lượng hàng hoá của thề giới và 90% nhiên liệu cho Bắc Thái bình Dương.
Nhiều người ca ngợi kinh tế TC. Nhưng thuần túy kỹ thuật mà xét, kinh tế TC “tăng gia” chớ không “phát triễn”, nhà cầm quyền giàu mạnh, chớ dân chẳng được hưởng gì. CIA World Fact Book năm 2008 ghi rõ lợi tức đồng niên trên đầu người của TC là 6,000 USD, trong khi Mỹ 47,000 USD, Thái Lan 8,500, Việt Nam 2,800, Lào 2,100. Trung Cộng còn thua Thái Lan, chỉ hơn được Việt Nam và Lào thôi.
Nhiểu bất toàn, bất ổn nội tại ở TC. Đường lối tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào, ép giá nhơn công, bòn vét tài nguyên nội địa, làm hàng rẻ để xuất cảng lấy ngoại tệ làm môi sinh TQ bị tàn phá, xã hội chia rẽ nghèo giàu, thành thị và nông thôn, bờ biển và sâu trong lục địa. Dân chúng ta thán, các nhà phân tích cho TC là một chế độ mạnh ngoài, yếu trong, là người khổng lồ chân đất sét.
Như thế trừ khi Quân Đội TC soán đoạt quyền hành, trở thành quân phiệt như Miến Điện, hỏi làm sao TC dám đụng Mỹ thực sự, chớ đừng nói đánh bạt Mỹ ra khỏi Thái bình Dương và Á châu. Huống hồ dù thương hay ghét Mỹ, cả thế giới đã thấy Mỹ cương quyết trở lại Á châu.
Riêng với VN, Mỹ trở lại Đông Nam Á, cụ thể là vào Biển Đông tức là trở lại VN, là cơ hội bằng vàng để ngăn cản đà TC xâm thực đất, biển, đảo của VN. Nếu đân chủ được cải tiến ở VN thì Mỹ dễ cộng tác hơn và nội lực dân tộc VN dễ phát huy thành sức mạnh tổng hợp để chống quân Tàu./. (Vi Anh)
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment