LÝ DO CHÍNH VIỆC HOA KỲ
CAN THIỆP TẠI BIỂN ĐÔNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 23.09.2010
Web: http://vietTUDAN.net
Trong thời gian mấy tháng vừa qua, người ta thấy Hoa kỳ tích cực tham gia vào những tranh chấp Biển Đông.
Một số người bầy tỏ sự lạc quan về việc can thiệp này như một khả năng mà Việt Nam có thể đòi lại Trường Sa—Hoàng Sa, hoặc tối thiểu Trung quốc không nuốt trửng hai quần đảo này một cách yên lành. Có người hứng khởi viết rằng “Mỹ đi rồi Mỹ lại về“ như một tính nghĩa hiệp của Mỹ muốn bênh đỡ những kẻ yếu đuối sánh với Trung quốc.
Chúng tôi muốn bầy tỏ cái lý do chính mà Mỹ can thiệp vào Biển Đông, đó là quyền lợi Kinh tế/ Thương mại của chính nước Mỹ chứ không do tính thượng phong thương kẻ yếu đuối gì cả.
Hai trận chiến Hàn quốc và Việt Nam
Mỹ đã thực sự tham gia chủ động hai trận chiến này với tốn kém tiền bạc và nhân lực. Ơû cái thời bành trướng của Cộng sản quốc tế, Mỹ đã tiêu 173 tỉ Đo-la để giữ Aâu châu và gửi quân sang trấn giữ những nước then chốt của Aâu châu. Chương trình Marshall tái thiết Aâu châu hậu chiến, ngoài mục đích Chính trị chống bành trướng Cộng sản, còn mang mục đích Kinh tế/ Thương mại thiết cần cho chính Hoa kỳ. Đó là mục đích tạo mãi lực cho Aâu châu kiệt quệ vì chiến tranh để Aâu châu có khả năng mua hàng hóa của Hoa kỳ.
Hoa kỳ cũng đã chủ động trong Tổ chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương đối chọi với Pacte de Varsovie do khối Cộng sản chủ trương.
Tại viễn Đông, Mỹ cũng phải đổ tiền bạc và nhân lực làm hai cuộc chiến tranh Hàn quốc và Việt Nam nhằm ngăn chặn bành trướng Cộng sản sang Nhật, Đài Loan và vùng Đông nam Á. Mất những vùng này, Mỹ thất lợi về quyền lợi Kinh tế. Nghĩ lại trường hợp Việt Nam: khi Kissinger bắt tay Mao-Trạch-Đông, thì họ sửa soạn bỏ Việt Nam vì thay đổi quan điểm ngăn chặn bành trướng của Cộng sản trong vùng.
Quyền lợi Kinh tế của Mỹ
trong vùng Thái Bình Dương
Ở thời chiến tranh lạnh, người ta thấy 3 Vùng Kinh tế (Zones Economiques): Vùng Kinh tế Bắc Mỹ, vùng Kinh tế Thị trường Chung Aâu châu (đối diện với tổ chức Kinh tế Comecon của Cộng sản không đáng kể), vùng Kinh tế Thái Bình Dương. Lúc đầu vùng Kinh tế Thái Bình Dương lấy Nhật, Đài Loan và California làm chủ động. Rồi dần dần, vùng Kinh tế này được tăng cường bởi Nam Hàn, Tân Gia Ba và Uùc châu. Những nước Đông Nam Á tụ họp thành khối ASEAN. Tổng số tài nguyên và số người khá quan trọng.
Ngày nay vùng Kinh tế Thái Bình Dương trở thành quan trọng: Nam Hàn, Nhật, Khối ASEAN, Uùc châu, Tân Tay Lan và dọc Tiểu Bang California. Tất cả vây quanh Thái Bình Dương.
Trung quốc phát triển Kinh tế. Tham vọng của Trung quốc là tìm bành trướng ảnh hưởng Kinh tế trong vùng Thái Bình Dương, nhất là những nước trong khối ASEAN, thành phần quan trọng của vùng Kinh tế này. Trung quốc có khả năng bành trướng ảnh hưởng Kinh tế/ Thương mại của mình trong vùng này vì những lý do sau đay:
* Trung quốc có những nhóm Hoa kiều chuyên về Thương mại tại một số lớn những nước của Khối Đông Nam Á: Singapore, Mã Lai, Thái Lan (Bangkok) và Nam Dương.
* Việt Nam, nằm trong khối ASEAN, có thể được coi như một Tỉnh của Trung quốc.
* Trung quốc dành 25 tỉ Đo-la để mở những khu Thương mại tại những nước nghèo trong vùng dưới hình thức cho Tín dụng. Đây cũng là một giải quyết hàng hóa tồn đọng do sản xuất của Trung quốc
* Trung quốc thầu những Dự án với giá rẻ tại các nước này. Trung quốc dư nhân lực và thiết bị sản xuất tồn đọng. Họ xuất cảng nhân lực và hàng hóa dư thừa.
* Trong dịp họp ASEAN tại Đà Nẵng vừa qua, Trung quốc khuyến cáo các nước trong vùng Đông Nam Á nên dùng đồng Nhân Dân Tệ thay vì đồng Đo-la cho ngoại thương. Nếu xử dụng đồng Nhân Dân Tệ, những nước này buộc phải nhập cảng hàng hóa của Trung quốc.
Biển Đông là con đường Thương mại quan trọng trong vùng Kinh tế này. Nếu để Trung quốc khống chế hẳn Biển Đông, thì quyền lợi Kinh tế/Thương mại của Hoa kỳ gặp những thiệt hại vì: (i) các nước trong vùng mất tin tưởng vào Hoa kỳ; (ii) trục thương mại Liên Aâu với Nam Hàn, Đài Loan và Nhật bị cản trở; (iii) trục Thương mại Bắc Nam giữa Nhật, Nam Hàn, Đài Loan với ASEAN cũng bị trắc trở.
Lý do chính yếu của việc can thiệp Hoa kỳ vào tranh chấp Biển Đông là quyền lợi Kinh tế/Thương mại của chính Hoa kỳ. Hoa kỳ muốn lập một vòng đai án chấn bành trướng Kinh tế/Thương mại của Trung quốc cũng như trước đây đã làm hai cuộc Chiến Hàn Quốc và Việt Nam vì lý do án ngữ bành trướng Chính trị của Trung cộng.
Hoa kỳ biết rõ Việt Nam lật lọng trong việc đối tác với mình. Nhưng bắt tay chơi thân với CSVN không phải là kiếm Đồng Minh, nhưng là để Việt Nam đừng phản bội trở thành đồng minh hẳn về phía Trung quốc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 23.09.2010
Web : http://vietTUDAN.net
====================================
======================================================
No comments:
Post a Comment