Blog Phù Đổng xin được chia buồn đến gia đình tài tử Đơn Dương.
Tài tử Ðơn Dương qua đời, sau khi rút ống trợ thở
|
|
WESTMINTER (NV) -Sau một thời gian hôn mê sâu tại
Alexander Regional Medical Center, miền Bắc California, tài tử Ðơn
Dương qua đời lúc 3 giờ 6 phút chiều hôm nay, 8 tháng 12, 2011.
“Với
gia đình và bè bạn quây quần quanh giường bệnh, ông được rút khỏi máy
trợ thở và chính thức qua đời lúc 3:06pm,” theo tin nhắn cho báo Người
Việt của đạo diễn Timothy Linh Bùi, cháu ruột tài tử và cũng là người
đạo diễn phim “Rồng Xanh"
Tài
tử Ðơn Dương từng là một diễn viên hàng đầu của Việt Nam. Ông từng
đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam cho phim
“Canh Bạc.”
Tuy nhiên, do hai vai diễn ở Mỹ, Ðơn Dương bị chính quyền Việt Nam trù dập,
bị chính các nhà làm điện ảnh, báo chí trong hệ thống của nhà nước mạt
sát và trả thù, cho tới khi nhiều ngôi sao Hollywood thúc giục chính
phủ Mỹ can thiệp và cuối cùng ông đến được Hoa Kỳ năm 2003.
Ðơn
Dương là một trong những tài tử Việt Nam hiếm hoi có vai diễn chính
trong phim Hollywood. Lần đầu tiên ông xuất hiện trong một phim Mỹ là
trong “Ba Mùa” (Three Seasons) của đạo diễn Tony Bùi, cháu ruột ông,
trong đó ông đóng vai một người phu xích lô ở Sài Gòn.
Nhưng
cuốn phim đưa ông đến với Hollywood là “We Were Soldiers,” vai chính do
Mel Gibson thủ diễn. Bối cảnh phim là trận Ia Drang, trong đó một đội
quân Mỹ 365 người bị một sư đoàn Bắc Việt bao vây và cả hai bên đều
chiến đấu dũng cảm. Cuốn phim chuyển qua chuyển lại giữa cái nhìn của
bên Mỹ và cái nhìn của bên Bắc Việt. Mel Gibson đóng vai trung tá chỉ
huy phía Mỹ. Ðơn Dương đóng vai trung tá (sau này là tướng) Nguyễn Hữu
An, người chỉ huy bên Bắc Việt.
Sau
đó, Ðơn Dương tiếp tục đóng phim với hai tài tử lớn của Mỹ là phim
“Rồng Xanh” (Green Dragon) do Timothy Linh Bùi, anh của Tony Bùi, đạo
diễn. Trong Green Dragon, Ðơn Dương đóng vai một người cậu
đưa gia đình đi di tản sau 30 tháng 4. Họ tới được trại tỵ nạn trong
Camp Pendleton. Patrick Swayze đóng vai viên sĩ quan phụ trách người tỵ
nạn, còn Forest Whitaker đóng vai một anh lính đầu bếp, anh dùng tranh
vẽ của mình để làm quen với một em bé tỵ nạn và qua em bé học thêm về
văn hóa Việt Nam. (HNV)
|
TÂM SỰ ĐƠN DƯƠNG Trần Củng Sơn
Tối hôm qua đang ngồi một mình trong một quán ăn khuya Mỹ, tình cờ
diễn viên Đơn Dương bước vào với người bạn, rất vui vì nghe tin anh vừa
tới định cư tại xứ này sau một cơn khủng hoảng đời sống, muốn tìm để
hỏi thăm sự tình, dù sao thì cũng đã nói chuyện với nhau đôi lần khi
anh ở đây để đóng phim Green Dragon quay tại Nam Cali. Câu đầu
tiên là chào mừng và tôi nói với Đơn Dương là con đường điện ảnh của
anh trong phim VN có thể không còn nhưng ít ra tương lai của hai đứa
con nhỏ của anh sẽ sáng sủa trên đất nước Hoa kỳ này hơn là ở lại. Mặc
dù có chị ruột là bà Suzie Bùi, mẹ của hai đạo diễn trẻ Tony Bùi và
Linh Bùi bảo lãnh mười mấy năm nay nhưng Đơn Dương vẫn không muốn đi.
Được anh rể là đạo diễn Lê Cung Bắc hướng dẫn vào nghề đóng phim, không
học diễn xuất ở trường nào cả mà anh vẫn thành công với mấy chục cuốn
phim đã quay ở trong nước. Có lẽ trong dòng máu họ Bùi đã sẵn năng
khiếu nghệ thuật thứ bảy. Khi cuốn phim Ba Mùa của đạo diễn Tony
Bùi đoạt giải điện ảnh Sundance năm 1999 với vai anh xích lô, Đơn Dương
đã được giới yêu nghệ thuật hải ngoại biết tới và trên đường thăng
tiến anh thủ thêm một vai chính khác trong phim Green Dragon cũng do
đạo diễn là một người cháu khác của anh là Linh Bùi. Từ sự quen biết
trong giới làm phim, anh được đạo diễn cuốn phim We Were Soldiers mời
đóng một vai phụ nhưng cũng quan trọng là một tướng Việt Cộng trong trận
đánh với quân đội Mỹ thời chiến tranh VN, trong đó tài tử gạo cội Mel
Gibson thủ vai chính tướng Mỹ.Đơn Dương và một cảnh quay trong phim "We Were Soldiers" của Hollywood do Mel Gibson đạo diễn.
Đối với một diễn viên VN mà xuất hiện bên cạnh một tài tử lớn trong
một phim lớn như vậy thật là môt điều hãnh diện cho Đơn Dương không
những về mặt tên tuổi mà còn chuyện thù lao. Hỏi nhỏ bao nhiêu anh chỉ
cười bảo rằng, cát xê của Mel Gibson là 25 triệu đô, còn anh chưa tới
một phần trăm.We're Soldiers (cover)
Khi cuốn phim We Were Soldiers ra mắt công chúng vào tháng 3-2002 và
mãi đến tháng 5 thì báo chí trong nước mới có để ý tới. Đầu tiên là
một bài báo xuất hiện trên tờ Người Lao Động có vẻ ngợi khen Đơn Dương
làm anh cũng nở mũi nhưng sau đó vài ngày thì tờ Quân Đội Nhân Dân chạy
một tít lớn: Đơn Dương- kẻ phản quốc- hãy trừng trị nghiêm minh. Và
tới lúc này thì anh chàng diễn viên bắt đầu giật mình. Tiếp theo là
những bài báo trên tờ An Ninh Thế Giới tiếp tục tố cáo anh cũng như các
loa phóng thanh phường xóm nơi anh ở mỗi ngày đọc ra rả những bài bình
luận về tên phản quốc đã dám đóng phim bôi nhọ danh dự quân đội CSVN.
Công an mời anh lên làm việc, giữ giấy tờ tùy thân và bắt đầu theo dõi
giám sát các hành vi đời sống của anh. Họ bắt anh phải ký tên vào biên
bản là có tội đã đóng phim cho địch nhưng anh từ chối. Mặc dù phát ngôn
viên Phan Thúy Thanh bảo là anh không bị bắt giữ nhưng đời sống anh bị
hăm dọa và rất căng thẳng tinh thần. Hai đứa con đi học bị bạn bè dè
bỉu, đặt vấn đề là có người cha phản quốc, điều đó làm Đơn Dương rất
buồn. Chưa hết chuyện, khi cuốn phim Green Dragon trình chiếu có đoạn
anh ôm đàn hát bài Sài Gòn Vĩnh Biệt của Nam Lộc thì báo chí lại có
thêm việc để kết tội thêm nữa: “Đơn Dương: tên thú hoang lạc bầy.”
Đơn Dương gọi về Mỹ báo tin cho chị mình biết và nhờ giúp đỡ. Với sự
quen biết của Tony Bùi và Bùi Linh với giới điện ảnh Hollywood nên
trường hợp của anh bị nguy khốn chỉ vì đóng phim nghệ thuật đã được sự
ủng hộ của các tài tử lớn như Mel Gibson, Robert Redfford chủ tịch hội
Sundance… Một sự may mắn là khi tài tử Mel Gibson được mời vào tòa
Bạch Ốc để giới thiệu cuốn phim We Were Soldiers, ông ta đã trình bày
với tổng thống Bush và tổng thống đã chỉ thị cho bộ ngoại giao can
thiệp với Hà Nội để cứu Đơn Dương. Uy lực của đế quốc Mỹ quả to
lớn, sau đó các bài báo công kích Đơn Dương ngưng hẳn và có một sự dàn
xếp để anh ta sang Mỹ định cư. Tuy vậy cho tới ngày lên sân bay, chính
bà tổng lãnh sự Hoa Kỳ cùng mấy nhân viên đích thân hộ tống anh đề
phòng bất trắc. Quả nhiên công an làm khó dễ, đưa vào phòng cách ly
khám xét hạch hỏi giấy tờ, cố tìm những sơ xuất để giữ anh lại cũng như
cố tình làm chậm trễ chuyến bay của anh. Lúc đó thì các nhân viên sứ
quán Mỹ làm việc, họ gọi cấp trên nhờ can thiệp và chuyến bay phải chậm
lại hai mươi phút để chờ Đơn Dương. Anh tâm sự là khi đặt chân
tới San Francisco thì tâm trạng mới nhẹ nhõm là thoát nạn. Công an
trong nước vẫn thắc mắc là tại sao Đơn Dương có ô dù lớn che chở như
vậy, họ nghĩ anh là anh làm cho CIA, đóng phim để tuyên truyền cho kẻ
thù là Mỹ quốc. Trong một lần nhậu với một tên văn nghệ, trong lúc ngà
ngà say, tên này thả một câu: này anh Dương, CIA trả cho anh bao nhiêu
để đóng phim vậy, nghe hỏi Dương tỉnh ngay và biết là đang bị gài bẫy.
Tin tức Đơn Dương đến Mỹ được báo chí loan tải rộng khắp, nó nói lên
trường hợp một người làm nghệ thuật, tức là đóng phim, bị kết án phản
quốc. Nó nói lên sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật và chính trị. Này nhé,
cái vai tướng VC không lẽ để cho một tên Á châu như Thái Lan hay Tàu
đóng như các phim Mỹ trong quá khứ vẫn làm, mà mời một người trong nước
như Đơn Dương đóng thì bị kẻ quá khích kết tội. Tôi nói với Đơn
Dương là tôi không ngạc nhiên khi nghe tin anh bị khó khăn vì đóng hai
phim Green Dragon và We Were Sodiers -- nó phải xảy ra trong một chế độ
độc tài đảng trị như vậy. Không những thế còn thêm có những bộ óc bé
hạt tiêu và hẹp hòi đang nắm quyền cai trị đất nước. Tôi thật sự ngạc
nhiên khi Đơn Dương bảo là anh bị cú sốc vì bị tố cáo phản quốc tội đóng
phim này. Là một người đã sống trong chế độ nhiều năm và đã từng đóng
nhiều phim, anh phải phải hiểu vai trò quan trọng của công tác văn hóa
tuyên truyền. Có thể là anh quá nghĩ tới nghệ thuật mà quên chuyện
chính trị, có thể là sau mấy năm cởi mở làm người ta lầm tưởng là chế
độ đã thật sự dân chủ tự do. Cũng giống như nhiều anh Việt kiều trở về
nước rong chơi thấy thoải mái, họ đâu biết rằng chưa gặp chuyện mới
thấy rõ bộ mặt ác của Cộng sản như nhiều người đã trải qua và đã vượt
biển tìm tự do. Và bây giờ Đơn Dương mới hiểu rằng chế độ trong
nước như thế nào. Anh bảo rằng anh là kẻ đi giữa hai lằn đạn vì phe
quân đội trong Bộ chính trị muốn dùng trường hợp anh để gây cấn với phe
thân Mỹ. Qua Mỹ chỉ mấy ngày, anh vẫn còn những lưu luyến với quê
hương. Đó là chuyện thường tình, bỏ quê ra đi ai mà không buồn, dù sống
trên xứ Mỹ no ấm đầy đủ hơn nhưng nếu quê hương tự do thanh bình thì
vẫn là nơi thân yêu nhất. Đơn Dương nhận được điện thoại thăm hỏi
từ tướng Harold G Moore, người được cuốn phim diễn tả lại trận đánh ở
cao nguyên Ia Drang với VC, từ đạo diễn Randall Wallace, ông nói rằng
rất tiếc vì mời anh đóng phim We Were Soldiers mà làm anh phải khốn đốn
và ông hứa là sẽ giới thiệu Đơn Dương nhận những vai mà anh có thể
trong các phim của Hollywood. Đó là một điều đáng khích lệ cho bước đầu
trên xứ lạ. Trước khi chia tay, anh bắt tay tôi và cười đùa nói
là bây giờ tôi với anh là cùng cảnh ngộ, nghĩa là thân phận lưu vong xứ
người. Anh hỏi tôi là bao giờ anh mới có thể trở lại VN, tôi bảo là
khi nào có công dân Mỹ thì về thăm nhưng chưa chắc đã được cấp chiếu
khán. Điều quan trọng nhất là bản chất chế độ phải thay đổi, tôi biết
anh yêu nơi chốn anh vừa từ bỏ lắm nhưng hoàn cảnh thì phải chịu vậy
thôi. Xứ Mỹ này cũng còn nhiều đồng hương và bao điều hay lạ, hãy hưởng
thụ và đợi chờ một ngày nào đó trở về. Cứ hy vọng mà sống, những tên
làm nghệ thuật bao giờ cũng hy vọng tràn trề cho dù nó có là ảo tưởng.
Nhưng hãy cứ hy vọng và đợi chờ, Đơn Dương nhé.San Jose 14-4-03.
Đơn Dương: tôi từng bị Hải ngoại cho là Cộng sản nằm vùng, đóng vai ‘khổ nhục kế’
2005-06-14
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Thưa
quí vị, như Phương Anh đã trình bày trong kỳ trước. Sau khi bày tỏ nỗi
oan ức của mình, nhưng cuối cùng, Bộ Văn Hóa Thông Tin Việt Nam vẫn
quyết định thu hồi hộ chiếu của anh, cấm xuất cảnh và đóng phim trong
vòng 5 năm.
Cùng
thời gian đó, bản thân Đơn Dương cùng vợ con đã chịu rất nhiều khó
khăn, anh bị hăm doạ, vợ con bị khinh rẻ, tương lai của các con anh bị
đe doạ…
Khủng hoảng và căng thẳng
Cuối cùng, không thể sống trong hoàn cảnh như thế anh đành phải viết thư cầu cứu với hải ngoại. Chúng ta hãy nghe anh tâm sự:
"Sau
khi tôi trình bày cho báo chí ở trong nước rõ tất cả các thông tin và
sự thực nhưng không báo nào dám đăng, tôi đành phải gửi đến thân nhân
và bạn bè tôi của nước ngoài, các báo Mỹ và tôi trình bày tất cả những
chuyện xảy ra ở Việt nam mà tiếng nói của tôi đã không được đính chính
lại.
Tôi
là một người nghệ sĩ, cả cuộc đời của tôi đã hy sinh, đã đam mê theo
ngành mà cấm tôi, không cho tôi đóng phim, đó là lẽ sống của tôi, tại
sao lại ngăn ngừa không cho tôi đóng phim, đó là lẽ sống của mình mà lại
cắt ngang như vậy, mà không có lý do buộc tội tôi nữa. Cộng thêm nữa
là tôi bị khủng hoảng, tôi có một nhà hàng với một người chị.
Có
những người vẫn đến nhà hàng của tôi, những người có chức có quyền,
những người ngay trong thành phần ban lãnh đạo, trong đó có một người
giám đốc tên là Nguyễn Ngọc Quang, đi cùng các cựu chiến binh trong cái
ngày lễ của Việt nam đến nhà hàng của tôi, thì tôi có chụp hình với tài
tử Mel Gibson và hình với Patrick Swayze, tôi phóng lớn và treo kỷ
niệm trong nhà hàng, thì chính ông Nguyễn Ngọc Quang đã tới, đi chung
với nhạc sĩ Ca Lê Thắng, thì ông đã yêu cầu phải hạ cái hình xuống rồi
mới kêu đồ ăn ra.
Những
người nhân viên trong nhà hàng không dám bỏ xuống thì chính ông ta đã
cầm cái hình bỏ xuống. Một tuần lễ sau thì một nhóm người khác tới, thì
hình của tôi, người ta lấy dao, lấy cái muỗng bằng inox gạch lên mặt
tôi và lấy thuốc lá dí vào mặt của tôi chung với Patrick Swayze, rồi
hằng ngày trên đài phát thanh, có những bài báo phát thanh trên đài…
hàng ngày cứ mở mắt ra là lo sợ không biết sẽ có chuyện gì xảy ra…
Lúc
đó thì công an PA 25 vẫn cứ kêu tôi lên làm việc và họ cứ buộc tội tôi
và bắt tôi phải làm bản tự khai là nhận tội. Những đứa con của tôi khi
tụi nó đi học, thầy cô nhìn nó với một ánh mắt khác, rồi bạn bè nó,
ngay cả cái ông bảo vệ cũng nhìn nó… Nghĩa là không thể sống trong một
tâm trạng như vậy.. Chính vì vậy mà tôi đã lên tiếng với nước ngoài yêu
cầu can thiệp vào."
Được bênh vực và ủng hộ
Thưa
quí vị và các bạn, theo lời anh cho biết, sau khi nhận được tin của
Đơn Dương, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã hết lòng lên tiếng bênh
vực và ủng hộ cho Đơn Dương.
Đồng
thời, tài tử Mel Gibson, dù đang bận rộn quay phim The Passion of The
Christ ở Ý, khi nhận được thư của Đơn Dương trình bày mọi việc, với
lương tâm và trách nhiệm, lập tức, Mel Gibson viết thư tới ngoại trưởng
Collin Powel để trình bày sự việc.
Thế
là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liên lạc thẳng với toà đại sứ Mỹ tại Hà Nội
và can thiệp cho Đơn Dương cùng vợ và hai con trai được rời khỏi Việt
Nam. Anh kể lại những ngày cuối cùng
"Trước
đó 3 ngày thì đã có giấy mời của phường yêu cầu Đơn Dương lên, nói là
có đơn tố cáo tôi là nói xấu chế độ và hành hung người khác, thì bà
Tổng Lãnh sự có kêu tôi lên, yêu cầu tôi phải nhanh chóng thu xếp gia
đình đi ngay, vì theo bà ấy cảm thấy được là lần này, có thể người ta
sẽ qui vào một cái tội nào đó để mà giữ tôi lại, thì đúng như dự đoán.
Tôi
nhớ là buổi sáng hôm đó, một tờ báo An Ninh Thế Giới vẫn còn buộc tội
tôi là nói xấu chế độ và hành hung một người nào đó và yêu cầu phải có
biện pháp trừng trị tôi, mà tôi vào trong phi trường rồi, tôi vẫn bị
khám xét rất là kỹ, cả đồ đạc của tôi bị lục tung ra, khám từng tí một.
Khi
mà mang tất cả những cái thùng đồ của tôi vào phòng hải quan mà người
ta xét, lúc đó thì hải quan đã làm xong thủ tục rồi, thì tôi mới thấy
xuất hiện 7, 8 người mặc thường phục nhưng lại là công an , trong đó tôi
thấy có một khuôn mặt quen thuộc, bên PA 25, thì họ khám rất là kỹ,
khám từng cuốn sách, từng tờ một, thì lúc đó tôi mới thấy cái người công
an mà cầm máy quay đi vào, thì không thấy gì cả trong các kiện hàng,
thì họ mới thấy một số các bài viết mà tôi đã in ra trên internet, những
bài viết mà người ta cổ động mình, người ta ủng hộ mình trong thời
gian vừa qua, cụ thể là những bài trên VN Express chẳng hạn, dành cho
bạn đọc.
Tất
cả những cái đó, thì công an người ta giữ lại hết và có những bức
hình, những cái post card, những cái hình của Picasso hay là những cái
hình mà vẽ khoả thân kiểu nghệ thuật, thì họ lại qui cho tôi cái tội là
truyền bá văn hóa đồi trụy, họ bắt tôi làm tờ giấy, bắt tôi phải ký là
mang đi những cái hình ảnh khiêu dâm này nọ, tôi không ký, tôi nói cái
này là vô lý, nhưng mà cuối cùng, lúc đó, tôi nghĩ cái việc này cũng
không cần thiết lắm nên tôi ký cho xong thủ tục thôi, thì đến khi tôi
sang bên này, tôi có nghe hầu như là đài phát thanh, đài truyền hình đưa
cái sự việc đó lên, bêu tôi là một người không có đạo đức, không tốt,
đã mang những cái khêu gợi, văn hóa đồi trụy này nọ…"
Rời khỏi Việt Nam
Sau
bao ngày chờ đợi trong sự căng thẳng, vào ngày 9 tháng 4 năm 2003, anh
cùng gia đình đặt chân tới phi trường San Fransico. Anh kể lại:
"Khi
tôi ra đi, tâm trạng của tôi rất là buồn, quê hương của mình mà vì mỗi
người ra đi đều có hoàn cảnh khác nhau, tôi cũng vậy . Tôi đã sang đây
hai lần, năm 1998 và năm 2000, đóng phim bên này…
Tôi
đã nổi tiếng tại Việt Nam, tôi đã sống ở Việt Nam rất lâu, tôi còn
nhiều cái ở Việt Nam, nhưng tôi không thể nào chịu đựng được, tôi đành
phải ra đi mà thôi. Tôi ra đi với hai bàn tay trắng, đang ở trong một
cái gì đó, tự nhiên bây giờ đổ vỡ hết cả và tâm hồn của một nghệ sĩ thì
nó nhậy cảm lắm…
Nhưng khi tôi đến phi trường San Francisco thì cảm giác của tôi rất là bình yên, tôi không còn bị căng thẳng, lo sợ…"
Ra đi theo giải pháp ôn hoà
Khi được hỏi anh được chính phủ Hoa Kỳ đã giúp đỡ anh, cho nhập cư theo qui chế gì anh cho biết
"Lúc
đó thì phía Mỹ muốn đi theo giải pháp ôn hoà, theo đường lối ngoại
giao, bà tổng lãnh sự có nói với tôi rằng: nếu mà tình hình căng quá, có
nghĩa là ảnh hưởng đến tính mạng của tôi, thì họ sẽ đưa đi theo cái
diện gọi là tị nạn chính trị, nhưng mà bây giờ trước mắt thì họ vẫn đi
theo cái đường lối ngoại giao trước và họ vẫn yêu cầu phía bên chính
quyền Việt Nam, trao trả cho tôi cái passport mà tôi đã bị tịch thu, khi
mà công luận trên thế giới đã lên tiếng cũng như một số các tài tử đã
lên tiếng, với lại người ta xin chữ ký, và nhất là một số lớn sinh
viên, và mọi người bên này đã xin chữ ký, và nếu khi có passport rồi,
là họ sẽ giải quyết đi theo cái diện giống như là đoàn tụ.
Lúc
đó thì còn bà Phan Thúy Thanh, bà cũng lên tiếng trong một cuộc họp
báo với báo chí nước ngoài, lên tiếng là Đơn Dương vẫn là một công dân
đang tự do, thì tôi thấy báo nó cũng đưa tin. Khi mà đưa cái tin là
“đang là một công dân tự do” thì thực tế lúc đó tôi vẫn đang bị thu
passport, vẫn đang bị cấm tất cả mọi cái rồi. Lời phát biểu của bả
không đúng, không đúng, fair, với cái lời mà hoàn cảnh hiện tại của tôi
lúc bấy giờ… Cuối cùng thì tôi đi theo con đường đoàn tụ."
Đơn Dương thủ vai chính trong phim "Mê Thảo"
Lại gặp khó khăn
Thưa
quí vị và các bạn, thế là người tài tử nổi tiếng Đơn Dương đã thực sự
hưởng không khí tự do sau bao ngày khủng hoảng và căng thẳng. Thế
nhưng, khi vừa mới tới định cư tại Hoa Kỳ, thì lại có một số dư luận
trong cộng đồng người Việt cho rằng Đơn Dương là Cộng sản nằm vùng,
đang đóng vai trò “khổ nhục kế”. Anh tâm sự:
"Lúc
đó thì tôi mệt mỏi rồi, vì những chuyện xảy ra ở Việt nam, tôi tính
thanh minh đó, nhưng thôi kệ, lúc đó tôi muốn yên thân, muốn bình yên,
để mà tôi lo cho gia đình. Tôi đã bị căng thẳng quá rồi, không muốn bị
giữa hai lằn đạn nữa, lằn đạn bên này, lằn đạn bên kia…
Ngay
khi tôi sang thì có một hãng phim dự dịnh quay một cuốn phim, dạng
giống như là tài liệu đó, mà họ trả cho tôi rất là cao, họ muốn tôi mô
tả lại tất cả mọi cái, sống ở VN và vừa mới xảy ra tôi đã bị như thế nào
và tôi sẽ là người đóng nhân vật chính trong đó luôn và lúc đó tôi cảm
thấy tôi sang tôi mệt mỏi quá đi và tôi không muốn gây thêm một cái gì
nó hiểu lầm nữa cho nên tôi đã từ chối…"
Giờ đây, biết rằng sẽ có nhiều khó khăn và thử thách cho sự nghiệp của mình, nhưng với một niềm tin vào tương lai, anh tâm sự:
"Đây
là một đất nước cơ hội, thì mình phải cố gắng thôi, tôi may mắn là đã
tham gia vào điện ảnh Hollywood, đã có dịp quen biết nhiều, trong thời
gian qua, cũng có một số các hãng phim của Việt nam và Mỹ có mời như
Lady Killer, đóng chung với Tom Hanks, Oan Hồn của Victor Vũ, Vượt Sóng-
Journey from The Fall, của Hàm Trần,…. nhưng thời gian qua, tôi phải
lo ổn định cuộc sống gia đình. Thời gian này tôi đã ổn định rồi, , tôi
nghĩ rằng, tôi trở lại tiếp tục đi theo con đường điện ảnh của mình mà
tôi đã có cơ hội tham gia . Khi tôi đóng phim Green Dargon bên này,
Hollywood đã kết nạp tôi là hội viên."
Không chút oán hờn
Với
một tâm hồn bình dị và đầy tính nghệ sĩ, sau tất cả những biến cố xảy
ra, bây giờ nhìn lại, lòng Đơn Dương vẫn không chút oán hờn, anh tâm
sự:
"Đây
là lần đầu tiên tôi thổ lộ, thổ lộ những cái gì mình muốn nói. Tôi là
một nghệ sĩ,chính là chỉ biết về nghệ thuật thôi, người nghệ sĩ không
để ý đến vấn đề chính trị, tâm hồn của người nghệ sĩ rất là nhậy cảm,
cho nên khi tôi bị những cái lời buộc tội như vậy, thì lúc đó tôi rất
là tổn thương, rất đau và buồn.
Sự
thực nó vẫn là sự thực, lịch sử sẽ chứng minh điều đó như thế nào. Cái
quan trọng đối với tôi nhất là được tiếp tục nghề nghiệp của tôi. Đó
là một cái nghiệp, cái đam mê, lẽ sống của tôi. Tôi thành người nghệ
sĩ, thì cái người nghệ sĩ chỉ muốn thể hiện, đem những cái niềm vui,
được hóa thân thành một nhân vật.
Cái
người nghệ sĩ nói chung muốn rằng là đem cái niềm vui đến cho mọi
người và đơn giản người nghệ sĩ chỉ mong như thế thôi. Tôi nghĩ là trái
tim tôi vẫn ở Việt Nam và tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó được trở về
Việt Nam, chết trên Việt Nam, chết trên quê hương của mình."
Thưa
quí vị và các bạn, trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng, cánh chim Đơn
Dương đã tìm được một nơi chốn bình yên, ở đây, anh có thể tiếp tục thể
hiện khả năng thiên phú của mình. Với sự đam mê và nghị lực sẵn có,
cộng với bản tính bình dị, ngay thẳng của mình, trong tương lai không
xa, mong rằng người nghệ sĩ dễ mến này sẽ lại tiếp tục gặt hái thành
công trên xứ người.
Câu Chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây. Phương Anh xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị cùng các bạn vào chương trình kỳ sau.
© 2005 Radio Free Asia
No comments:
Post a Comment