Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng, Hiện
nay, Tập cận Bình, nhân vật quan trọng thứ nhì, và trong tương lai gần,
vào năm tới, có thể là nhân vật hàng đầu của Đảng và Nhà nước Trung
cộng, đang viếng thăm Việt Nam, trong 3 ngày từ ngày 20/12. Có nhiều bài
bình luận của báo chí trong và ngoài nướci về cuộc viếng thăm này.
Người thì cho rằng cuộc viếng thăm nhằm thắt chặt mối bang giao Việt
Trung. Người khác thì lại nghĩ đây là một cuộc viếng thăm của một thái
thú của những thời Việt Nam bị đô hộ bởi Trung Hoa như thời nhà Minh và
xa hơn nữa thời nhà Tần, Việt Nam bị coi như chỉ là một quận huyện của
Tàu.
Chúng ta nghĩ gì?
I ) Tập cận Bình là ai?
Ông sinh vào ngày 1/6/1953, tại Bắc Kinh; nhưng quê quán ông ở Thiểm
Tây. Con của ông Tập Trọng Huấn (1913-2002), Phó Thủ Tướng Trung cộng.
Ông gia nhập Đảng cộng sản sớm, vào năm 16 tuổi, theo học trường Đại học
Thanh Hoa, trường đào tạo cán bộ cao cấp cộng sản.
Những chức vụ hiện thời của ông: Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư
Ban Bí thư Đảng, Phó Chủ tịch Nhà nước, Bí thư Thành Ủy Thượng hải, Phó
Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. một chức vụ quan trọng sẽ đưa ông lên nhân
vật hàng đầu của Đảng và Nhà nước, vào năm tới, trong Đại hội Đảng thứ
18.
Có nhiều nhà báo, nhà phê bình vừa khen vừa chê ông. Tất nhiên khen là
phần lớn báo cộng sản Trung cộng và Việt Nam. Như việc khen ông là người
có nhiều bằng cấp, nào là Cử Nhân Chính trị, Kỹ sư Hóa chất, Thạc sĩ và
Tiến sĩ luật. Họ còn khen ông là một người kín đáo, thận trọng.
Cũng có nhiều người chê, mà một phần nào tôi tán đồng.
Những người biểu tình dơ cao nón có dòng chữ "Đả Đảo Trung Cộng Xâm Lược Việt Nam"
Ông có nhiều bằng cấp, chứng tỏ ông là người cũng chịu khó học, nhưng
ngược lại là một người háo danh. Nhất là hiện nay ở Việt Nam và Trung
cộng, có phong trào chạy theo bằng cấp, mà bằng cấp giả đầy rẫy, như
việc những sinh viên Tàu ở Ý và ở Pháp gần đây, người ta khám phá ra là
dùng tiền đút lót để có bằng, làm xôn xao giới đại học Âu châu. Ở Việt
Nam, một ông Phó tỉnh Ủy nọ có bằng Tiến Sỹ Hoa Kỳ, ở Hawaii, mà không
biết nói tiếng Anh, vì là bằng mua. Ngày xưa, chính Mao nói: "Trí thức
không bằng cục phân, bằng cấp chỉ để vứt vào thùng rác". Ngày nay thì
giới lãnh đạo cộng sản Tàu và Việt Nam, ai cũng chạy theo bằng cấp. Thực
sự có thực tài hay không lại là một vấn đề khác.
Nhiều người như ở trên đã nói, khen ông là cẩn thận, kín đáo, ít nói.
Đấy là mặt hay. Nhưng mặt trái của nó, đó là thường những con người ít
nói, quá cẩn thận, là những con người không cởi mở, bảo thủ, nhiều khi
nham hiểm.
Gần đây, trong hai kỳ Họp Toàn thể Trung Ương Đảng, mà lần cuối cùng,
như vừa nói, đã đưa ông lên làm Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, người
ta đều thấy sự có mặt của Giang Trạch Dân, đã từng giữ chức vụ Tổng bí
thư Đảng ngay sau biến cố Thiên An Môn 1989, đưa đến nhiều bình luận cho
rằng ông được phe Giang trạch Dân, đứng sau là phe quân đội Dương Thiệu
Côn, ủng hộ, nhất là ông hiện đang giữ chức Bí thư thành ủy Thượng Hải,
chức mà họ Giang cũng giữ trước đó.
Thật vậy, ngay sau biến cố Thiên an Môn, theo một số nguồn tin không
chính thức, nhưng đáng tin cậy, thì có một cuộc họp Bộ Chính trị đảng
Cộng sản Tàu. Trong cuộc họp này, Đặng Tiểu Bình đã đề nghị người thay
thế Triệu Tử Dương, đương kim Tổng Bí Thư lúc bấy giờ, bằng Hồ Cẩm Đào.
Nhưng người phản đối họ Đặng, chính là Dương Thiệu Côn.
Theo như người ta kể, thì họ Côn đã nói với họ Đặng: "Đồng chí Đặng, ở
đời không có tái tam ba bận. Đồng chí đã chỉ định 2 người trước đó là
Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương. Đã không xong". Chính vì vậy mà đã
có sự dàn xếp giữa họ Côn và họ Đặng. Dương Thiệu Côn đã chỉ định Giang
Trạch Dân, lúc đó đang làm Thành Ủy thành phố Thượng Hải, làm Tổng bí
Thư. Hồ Cẩm Đào làm Phó Tổng bí thư, sẽ kế vị và đã kế vị Giang Trạch
Dân, trong vòng gần 10 năm qua, nay cũng đã hết 2 nhiệm kỳ, và gần như
chắc chắn Tập Cận Bình sẽ lên thay.
VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
Vậy Dương thiệu Côn là ai?
Nếu chúng ta theo dõi thời sự Trung Cộng, nhất là vào thời biến cố Thiên
An Môn, thì chúng ta thấy rõ người ra đón Gorbatchev ở phi trường Bắc
Kinh lúc bấy giờ là Dương Thiệu Côn, đương kim Chủ tịch Nhà nước.
Họ Dương chính là tay em của họ Đặng, từ thời thập niên 30, 40, khi họ
Đặng làm Tư lệnh Bát lộ quân, thì Dương Thiệu Côn làm phó. Sau đó được
họ Đặng nâng đỡ, lên đến chức Chính trị viên toàn quân ( Commissaire
politique de l’Armée nationale), rồi lên chức Chủ tịch Nhà nước. Và ở
Tàu, dù là cộng sản, nhưng vẫn còn đầu óc gia tộc, cha truyền con nối,
con trai của họ Dương, sau kế nghiệp bố, cũng là Ủy viên chính trị toàn
quân vào thời Thiên An môn. Đấy là chưa nói, họ Dương còn có một người
con rể là Tham mưu trưởng quân đội. Cách tổ chức quân đội của cộng sản
Tàu, theo đó không có Tổng tư lệnh, mà chức này thuộc về Chủ tịch Đảng
hay Tổng Bí thư Đảng, đó là Chủ tịch Quân Ủy, như Hồ Cẩm Đào đương nắm
giữ, và Tập Cận Bình, vừa mới được chỉ định làm Phó Chủ tịch Quân Ủy.
Quân Ủy hội thời Mao trạch Đông là do Mao nắm và người thứ nhì là Đặng
Tiểu Bình, tất nhiên có những lúc ông này không giữ vì bị thất sủng,
nhưng sau đó trở lại chính quyền, thì ông nắm lại, cho tới khi chết.
Chúng ta nhớ quân đội điều động về để đàn áp Thiên An môn, chính là quân đội dưới tay của con Dương Thiệu Côn.
Phe Dương Thiệu Côn, Giang Trạch Dân là phe quân phiệt, bảo thủ. Ngày
hôm nay với sự có mặt của Giang Trạch Dân trong 2 kỳ họp Trung ương vừa
qua, đó là một chỉ dấu tương đối rõ, khi Tập Cận Bình, thay thế Hồ cảm
Đào vào Đại hội thứ 18 năm tới, chứng tỏ phe bảo thủ, quân phiệt sẽ nắm
quyền trong tương lai ở Trung cộng.
Trong thời gian Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư Đảng, người đứng trong
bóng tối giật giây, ngang ngửa với Đặng tiểu Bình, chính là Dương Thiệu
Côn.
Chúng ta cũng đừng quên là hiện nay vợ của Tập Cận Bình là bà Bành Lệ
Viên, ca sĩ, thuộc Ban Chính trị Quân đội, mang quân hàm Thiếu tướng, có
liên quan rất gần với con Dương Thiệu Côn, trước đây.
II) Viếng thăm Việt Nam với ý đồ gì?
Vấn đề này liên quan trực tiếp đến tình hình chính trị Việt Nam. Đó là
con Dương Thiệu Côn chơi rất thân với Lê Khả Phiêu, vì Lê Khả Phiêu có
thời làm Chính Ủy đoàn quân ở bên Căm Bốt, dưới quyền của Lê Đức Anh,
sau đó lên làm Chính Ủy toàn quân. Qua sự quen biết này, Lê Khả Phiêu đã
được nâng đỡ, rồi lên làm Tổng bí thư năm 1997, và đưa đến việc Lê Khả
Phiêu ký 2 hiệp ước, Hiệp ước năm 1999 và Hiệp ước năm 2000, dâng cho
Trung Cộng cả ngàn cây số vuông vùng biên giới và cả chục ngàn cây số
vuông vùng biển.
Ngày hôm nay, Tập Cận Bình, phe bảo thủ và quân phiệt, sắp lên ngai vàng
ở Trung Cộng, kẻ có quyền lực mạnh nhất, muốn lịch sử tái lại, ép Cộng
sản Việt Nam phải nhượng đất, nhượng biển thêm, như thời xưa với Lê Khả
Phiêu, hay làm một trò gì khác?
Câu trả lời không phải dễ.
Tuy nhiên, chính sách bành trướng của Trung Cộng là có từ xưa, chỉ có
lúc mạnh, lúc yếu, lúc âm thầm, khi rõ rệt. Chính sách lệ thuộc ngoại
bang của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã có từ lâu, qua câu nói của họ
Hồ: “Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao
nghĩ hộ.” hay câu nói của Lê Duẫn: “Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên
sô và Trung cộng.”
Qua những dữ kiện đó, cuộc viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, theo
tôi nghĩ, có nhiều điều xấu cho dân và đất nước Việt Nam hơn là tốt. (1)
Paris ngày 20/12/2011
Video: TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM:
Chúng Tôi Muốn Sống - We Want To Live 5/11 - YouTube
PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC Trân Trọng Kính Mời Quý Vị bấm vào link bên cạnh để lắng nghe tâm sự AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT
No comments:
Post a Comment