Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn chúng
ta sẽ chọn Kim Tự Tháp . Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự
tháp vĩ đại của người Ai Cập là đề tài yêu thích của các bộ phim, câu
truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho
đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào
cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ
quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ
quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.
Kim tự tháp là gì?
Kim tự tháp là cách gọi chung của
các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác
đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở
Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và
là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa,
Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêngbiệt.
Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp
là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà
vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ
đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ
làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số
truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ
các bí mật vĩ đại nhất của mình.
Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp
của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là
một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người
Mesopotamia.
Kim
tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử
dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình
hết sức đáng chú ý.
Pyramid Rome
Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha,
Pyramid chinese
Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả
Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm
riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so
sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì
vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của
Pharaon.
Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?
Nếu như các công trình kim tự tháp khác
con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người
xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề
tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu
chuyện huyền hoạc bởi chúng ta đã có vô vàn những bí ẩn về trình độ
phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.
Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là
việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối,
hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi
măng trong kỹ thuật xây dựng hiện nay. Các khối đá có cân năng đôi khi
đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không
thể hoàn hảo hơn, điều này bảo đảm độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn
với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng.
Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã
tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải
luôn được lấy ngay
ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những
địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng
thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này
vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.
Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh
một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này
Archimedes được coi là người đã phát kiến . Các kim tự tháp luôn có một
tỷ lệ kích thước rất chính xác dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví
dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho
diện tích đáy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ đúng và
hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các
kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá
lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc
mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch
giữa hai
cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác gây ngạc nhiên nhất
trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như
hiện nay.
Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu
về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể
làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ bảo đảm
điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các
Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu
biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất
sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định
hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).
Nó được xây dựng như thế nào?
Trước tiên phải nói rằng việc xây dựng
thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất
cả những gì chúngta đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các
nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.
Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp.
Các công trình vĩ đại này luôn được
các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục
năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân
công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho
mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương
thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng
20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ
được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ
ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được,
một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối
đa.
Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim
Tự Tháp Kheops được lấy từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy
nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi
xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di
chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Công
việc này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite
phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người
ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng
rã.
Tất nhiên, người Ai Cập không thể
kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy.
Ngoài việc sẽ rất tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư
hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ,
kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ
ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.
Đưa đá lên cao
Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất
trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là
người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ.
Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza
được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng
chục mét vẫn là một khó khăn lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con
người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?
Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy
nhiên không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và
ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu
như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với
Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó
khăn.
Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn,
chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một
phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay"
tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến
đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25
người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực
kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như
minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng
ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo
khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó
làm thế nào để
đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý
lắm.
Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa
học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những
đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường
dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được
phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để
đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ
dàng hơn.
Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một
đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của
Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ
kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây
dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh
gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù
thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.
Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ
càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả.
Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày
sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới
của tháp.
Tất nhiên, không phải chỉ có một đường
dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả
trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn
xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần
của kim tự tháp nhất có thể.
Xây dựng và hoàn thành
Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công
sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên
kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không
phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ
tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau.
Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm
chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì
sao.
Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá
để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ trau chuốt mặt
ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau
chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới.
Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...
Kim
tự tháp hoàn thành vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại
và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của
người dân Ai Cập. Cho
đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn
của nhân loại.
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment