Mạng lưới phòng
không của Libya được bố trí khá dày đặc, nhiều tầng lớp. Tuy có phần lạc
hậu, song đây vẫn là một thách thức không nhỏ đối với không quân NATO.
Hệ thống pháo phòng không tầm thấp có thể gây khó khăn cho không quân
NATO. Hệ thống này chỉ có thể giăng màn đạn để ngăn chặn, khả năng tiêu
diệt máy báy khá thấp. Trong hệ
thống phòng không Libya, có sức chiến đấu mạnh nhất là đơn vị phòng
không đặc biệt được trang bị hệ thống hoả tiển đối không từ tầm ngắn,
trung đến xa như SA-8/9 tầm ngắn, SA-2/3 tầm trung, SA-5 tầm xa.
Hệ thống radar báo động
Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược,
bố trí dọc theo bờ biển phía Tây. Mạng lưới radar báo động Libya có
thể gồm: - Radar báo động P-12 (NATO gọi là Spoon Rest) đây là loại
radar báo động 2D, tầm phát giác mục tiêu 200km, độ cao 25km. - Radar
P-18 (Spoon Rest D) có tầm phát giác mục tiêu 250km, độ cao 35km. -
Radar báo động P-14 (Tall King) tầm phát giác mục tiêu lên đến 600km,
độ cao 40km. - Radar báo động sớm bán di động P-35/37 (Bar Lock)
có tầm phátgiác mục tiêu 350km, độ cao 25km.
|
Một số hệ thống radar báo động của Libya .
|
Ngoài ra, một số báo
cáo cho biết, Libya đã nhận được 5 hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu
trên không LPD-20 từ Italia, 3 hệ thống radar 5N69 (BIG BACK) từ Liên Xô
trong giai đoạn năm 1984-1985. Các loại radar điều khiển hỏa lực hoả
tiẻn phòng không gồm có: Fan Song và Spoon cho SA-2, SNR-125 Low Blow
cho SA-3, 5N62 Square Pair cho SA-5. Sơ đồ bố trí hệ thống hoả tiẻn
Tất cả các hệ thống .
|
Hệ thống phòng không bao bọc thủ đô Tripoli
|
Tình hình các hệ thống được bố trí tại Benghazi là không rõ ràng.
Tuy nhiên, căn cứ diễn tiến thời gian qua, lực lượng nổi dậy không có
khả năng sử dụng các hệ thống này, nên có thể chúng vẫn nằm trong tay
quân chính phủ.
Hệ thống phòng không được bố trí như sau, mỗi khu vực sẽ có
khoảng 7 hệ thống hoặc nhiều hơn tùy tính chất của khu vực được bố
trí.
Bốn hệ thống SA-2 bố trí xen kẽ với 3 hệ thống SA-5, các khu vực quan trọng được trang bị thêm SA-3.
Con bài chiến lược S-200
Vũ
khí phòng không mạnh nhất của phòng không Libya là hệ thống hoả
tiên đối không tầm xa S-200 (SA-5). Đây là hệ thống hoả tiẻn liên sô,
chiều dài 10,8m, trọng lượng phóng lên đến 7.100kg.
Hoả tiển sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này khi cháy có sức nóng khủng khiếp và để bảo vệ ray phóng, 4 rocket nhiên liệu rắn sẽ đẩy hoả tiển ra khỏi bệ phóng trước khi động cơ chính được kích hoạt.
Hoả tiểnđược thiết kế với tốc độ lên đến 2.500m/s và nó chỉ mất 119
giây sau khi phóng để được cự ly xa nhất. Hoả tiển có tầm bắn lên đến
300km, với độ cao lên đến 40km.
S-200 được dẫn đường theo quán tính ở giai đoạn đầu, chiếu vô tuyến để hiệu chỉnh đường bay ở pha giữa, pha cuối sử dụng radar bán chủ động để tấn công mục tiêu.
Đây là loại Hoả tiển đối không đầu tiên của Liên Xô dùng hệ dẫn
radar bán chủ động, cho phép tấn công chính xác hơn rất nhiều so với
SA-2, xác suất tiêu diệt mục tiêu khoảng 85%. S-200 sử dụng đầu đạn tạo mảnh (16.000 mảnh đạn nhỏ) với ngòi nổ vô tuyến điều khiển từ xa.
|
S-200 là mối đe dọa thường trực với không quân NATO.
|
S-200 là mối đe dọa rất lớn đối với các máy bay
AWACS và
AEW&C, các máy bay ném bom tầng cao, tốc độ thấp, thậm chí cả
các máy bay xung kích tối tân của châu Âu vì hoả tiển có tốc độ bay rất
cao, đầu đạn tạo mảnh có bán kính tiêu diệt mục tiêu rất lớn. Mặc dù
vậy, S-200 cũng có nhiều nhược điểm. Đặc biệt là các radar báo động và
điều khiển hoả tiển có khả năng chống nhiễu khá thấp.
Trong khi không
quân NATO lại có hệ thống tác chiến điện tử rất hùng hậu. Một số ý kiến
khác lại cho rằng, tuy các hệ thống này đã khá lạc hậu so với năng lực
tác chiến của NATO, song hệ thống radar cũ bước sóng dài lại có khả năng phát giác máy bay tàng hình tốt hơn các hệ thống mới. Trong chiến dịch không kích Kosovo năm 1999, phòng không Nam Tư đã sử dụng hoả tiển đất đối không
SA-3 bắn hạ một máy bay tàng hình
F-117 Night Hawk
của Không quân Mỹ. Đây cũng là sự khích lệ lớn với phòng không Lybia .Họ
Cũng có ít nhiềU kinh nghiệm đối với Không quân Mỹ .Nhưng với sự tiến
triển không ngừng của kỹ thuật quân sự.Phòng không Lybia bị Âu Mỹ vô
hiệu hoá. Trong chiến dịch thiết lập vùng cấm bay.
TỔNG HỢP
No comments:
Post a Comment