BÀI CẦN ĐỌC và NÊN ĐỌC:
Lằn ranh QUỐC CỘNG VẪN CÒN: - Hà Nội không hòa giải dân tộc..???
Võ Long Triều
Hà Nội không hòa giải dân tộc
Ngày
7 tháng 10 vừa qua, Hà Nội không chấp nhận tìm kiếm số quân nhân Việt
Nam Cộng Hòa mất tích trong chiến tranh, nên Thượng Nghị Sĩ Jim Webb,
chủ tịch Tiểu Ban Ðông Á-Thái Bình Dương tuyên bố: Mỹ sẽ ngưng giải ngân
khoản tiền viện trợ để tìm kiếm quân nhân mất tích.Rõ
ràng cộng sản Hà Nội vẫn nuôi mối căm thù dai dẳng kể cả đối với người
đã chết, đó là một thông điệp công khai, trong khi ngoài miệng họ hô hào
“lấy đại nghĩa dân tộc xóa bỏ hận thù.”Trước đây Tổng
Bí
Thư Ðỗ Mười kêu gọi hãy quên quá khứ và “hòa hợp” để xây dựng quốc gia.
Suốt bài diễn văn Ðỗ Mười đọc trước đại hội người Việt Nam sống ở nước
ngoài tổ chức tại Hà Nội, Ðỗ Mười không hề đề cập đến hai chữ “hòa
giải.” Và mãi mãi không bao giờ có một tên lãnh đạo cộng sản nói đến hai
chữ hòa giải nầy. Phải chăng là một chủ trương cứng rắn vĩnh viễn không
đổi thay?Có 2 điểm mà tin tức gần đây cho thấy Hà Nội công khai thẳng thừng bác bỏ:-
Công khai phổ biến danh sách công chức quân nhân miền Nam đã bỏ mình
trong các “trại cải tạo” và chỉ nơi chôn cất họ cho gia đình nạn
nhân.-
Cộng sản Hà Nội nên khởi sự hòa giải với và xóa bỏ hận thù với những
người đã chết trước khi kêu gọi người sống “lấy đại nghĩa dân tộc xóa bỏ
hận thù.”Lời
tuyên bố của Nghị Sĩ Webb nói về người chết, khiến chúng ta phải nhắc
tới những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bảo vệ tổ quốc
tại đảo Hoàng Sa năm 1974. Nếu
tổ quốc của cộng sản Hà Nội là Việt Nam chứ không phải là Trung Cộng,
thì bất cứ ai hy sinh tính mạng mình để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đều
là tử sĩ vị quốc vong thân. Nhưng khi ông LS Cù Huy Hà Vũ đề nghị dựng bia kỷ niệm hai trận đánh Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có 54 tử sĩ VNCH, Hà Nội không nhận.Rõ
ràng hơn nữa là vấn đề “Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.” Hành động đầu
tiên là Việt cộng cho giựt sập tượng Tiếc Thương trước cổng. Sau
đó là một sự trả thù man rợ bằng cách dùng súng bắn vào mặt những tấm
hình trên mộ bia, hay dùng búa đập phá Thánh giá, bảng tên, đóng đinh
vào mắt, v.v..
Tổng số
mộ trong nghĩa trang ước khoảng trên 20 ngàn. Nhiều nhân chứng cho biết
trên 50% ngôi mộ bị đập phá, nghĩa là phải có một chủ trương, một sự
chỉ huy chớ không phải sự nóng giận phá phách của một vài người mà con
số lên trên 10 ngàn ngôi mộ. Trong
khi đó, lại có một đội quân canh chừng quản lý và họ xây nhà ở dưới
chân nghĩa dũng đài. Cấm không cho thân nhân người chết, hay bất cứ ai,
đến tu sửa, thăm nom, nhang khói!Sự đập phá, cấm đoán cũng chưa thâm độc bằng chủ trương trồng cây, biến nghĩa trang thành một đám rừng hoang của những cây sao,
cây dầu, cây muỗng... hiện đã cao hơn mười mấy thước có cây đường kính lên trên 30cm.Một
thời gian xa sau này mồ mả tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị rễ cây xuyên
qua, đội đất, nứt vỡ đổ nát. Nơi đây sẽ là một bãi tha ma giữa rừng.Ðó
là sự trả thù đầy thú tánh, ngược với tập tục và truyền thuyết ông bà
mình để lại: là sự đại kỵ khi mồ mả của ông cha bị rễ cây đâm xuyên thì
gia đình xào xáo, con cháu không thể phát đạt.Có
ai thấy một “nghĩa trang liệt sĩ” nào của Việt cộng được trồng cây rậm
rạp đâu? Có ai thấy một nghĩa
trang nào trên thế giới trồng cây như đám rừng không? Thì đây là một
chủ trương tàn ác, giả mạo, kém văn minh của bọn người mất nhân tính.Khi ông Nguyễn Cao Kỳ xin cho phép tu sửa nghĩa trang quân đội, ông được hứa hẹn, nhưng thực tế cộng sản đã cho ông ăn bánh vẽ!Sự
kiện đó là một bằng chứng, lằn ranh Quốc-Cộng được tô đậm thêm bằng sự
căm thù vĩnh viễn. Cộng sản Hà Nội đối với người chết là như vậy nói chi
đến người còn sống.Theo tập Hồ Sơ WikiLeaks, mà công ty Người Việt ấn hành bản Việt ngữ trong tuần nầy, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là
phó thủ tướng, đã gặp Ðại Sứ Burghardt. Ông đại sứ đề nghị Hà Nội cho Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương. Nguyễn
Tấn Dũng giận dữ trả lời rằng các viên chức cũ Sài Gòn là “tội đồ” sẽ
không bao giờ được chào đón trở về. Ðại Sứ Burghardt tiếp tục yêu cầu Hà
Nội cấp chiếu khán cho ông Kỳ về Việt Nam để biểu hiện một sự giải hòa.Chuyến đi của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ được truyền thông báo chí trong nước
quảng bá rầm rộ và bị phê phán gắt gao ở hải ngoại. Rò
rỉ của WikiLeaks chứng minh thái độ căm thù oán hận của Nguyễn Tấn Dũng
nay là thủ tướng cầm đầu chính phủ Hà Nội, dư luận cho rằng trên thực
tế ông có quyền lực nhứt, trên cả tổng bí thư và chủ tịch nước.Ðến lượt nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage, do Thiếu Tướng Kỳ khuyến khích, về Việt Nam với sự nhiệt tình và hăng hái làm đơn công khai xin phép được tu sửa mồ mả ông cha.Họ liền bị Hà Nội dùng “chiến thuật đưa đẩy” từ phó chủ tịch tỉnh Bình Dương sang quận Dĩ An,
rồi qua ban quản trị nghĩa trang, tại đây người ta lại chuyển về tỉnh
Bình Dương và cuối cùng sau ba năm trời theo dõi hầu hạ, bà phó chủ tịch
quận Dĩ An cho biết Trung Ương không đồng ý.Những
sự kiện trên đây đủ cho thấy cộng sản Hà Nội tô đậm lằn ranh Quốc-Cộng
bằng căm thù hằn học. Không khi nào trong đầu họ có ý nghĩ “hòa giải.”Họ hô hào “hòa hợp” bởi vì họ cần những tay sai, hay những hạng người có tư thế đánh bóng
chế độ như hàng thần lơ láo Nguyễn Cao Kỳ làm trung gian hòa giải theo đề nghị của người Mỹ. Người Mỹ không bao giờ hiểu được sự thâm độc và tráo trở của cộng sản Bắc Việt nói riêng và cộng sản quốc tế nói chung.Cộng
sản Hà Nội hãy hòa giải hòa hợp trước tiên với toàn dân trong nước,
đang căm thù chế độ các ông. Hòa giải với công nhân đang bị bóc lột,
lương không đủ sống. Hòa giải với dân oan bị cướp nhà cướp đất không còn cách sinh nhai. Hòa giải với các tôn giáo bị bách hại, đàn áp, cấm đoán. Hòa giải với trí thức
bất mãn, đảng viên thức tỉnh, với dân nghèo than oán. Trước khi Hà Nội
hô hào: “Lấy đại nghĩa dân tộc xóa bỏ hận thù” với chúng tôi các viên
chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa.Cũng
như cựu bộ trưởng Xã Hội VNCH, ông Phó Bá Long, năm 1992 về dự đại hội,
xin Hà Nội ban ơn Ðại Xá cho những người của chế độ cũ. Nếu ông xét
mình có tội thì hãy xin ơn đại xá cho ông.Còn
toàn thể quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, không có tội lỗi gì
cả. Chúng tôi hãnh diện đã tham gia chống cộng sản Bắc Việt vì họ vâng
lệnh Bắc Kinh làm nghĩa vụ quốc tế đánh chiếm miền Nam và đang dâng, bán
cho quan thầy Trung Quốc.Chúng
tôi, đã lãnh hội triệt để chính sách nhất quán của đảng và nhà nước của
các ông là “căm thù dai dẳng” đối với người đã chết! Vậy thì chúng tôi
những người còn sống, sẽ không khi nào đề cập đến những chữ “Hòa Giải
Dân Tộc” nữa. Trái
lại chúng tôi kêu gọi toàn dân bằng mọi cách “hóa giải” độc tài cộng
sản, đoàn kết dân tộc để xây dựng lại đất nước và chống giặc Tàu cộng
xâm lăng.Võ Long Triều
23 November 2011 ______________________
Dư luận sau phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng
Định Nguyên, thông tín viên RFA
2011-11-28
Lâu nay vấn đề tranh chấp Biển Đông thường không được mang ra thảo luận hoặc chất vấn trong các kỳ họp Quốc Hội vì tính chất “nhạy cảm” của nó.
AFP PHOTO
Phiên họp Quốc hội khóa XIII.
Lần đầu tiên một trong những quan chức cao cấp nhất
của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu một cách mạnh mẽ và
công khai trên diễn đàn lập pháp, gây ngạc nhiên cho dư luận trong cũng
như ngoài nước. Thông tín viên Định Nguyên có bài tìm hiểu và trình bày
sau đây.
Bước đột phá ngoại giao
Dường như có tiếng thở phào khoan khoái đâu đó của
những người hằng quan tâm đến vận mệnh đất nước, khi nghe nhà lãnh đạo
cao cấp Việt Nam, TT Nguyễn Tấn Dũng, trả lời một cách mạnh mẽ và dứt
khoát về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc Hội trong phiên chất
vấn vào ngày 25/11/2011.
Có cái thuận lợi là các phong trào yêu nước trong
nước, ví dụ như các em học sinh mặc cái áo có chữ “Hoàng Sa Trường Sa là
của Việt Nam” thì có lý do gì nhà nước không cho.
Ô. Lê Hiếu Đằng
Việc Trung Quốc gây áp lực lên nhà cầm quyền, khống
chế ngư trường thuộc lãnh hải Việt Nam, đẩy ngư dân vào cùng đường sinh
kế, đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ đưa đến những cuộc biểu tình của
người dân gần đây. Trong khi động thái của chính quyền có thể nói là
“khá yếu”, ngoài những câu phản đối lấy lệ của người phát ngôn Bộ Ngoại
Giao.
Lời tuyên bố này có thể là kết quả của những bước
đột phá ngoại giao gần đây của VN. Từ cuộc Hoa du của ông TBT Nguyễn Phú
Trọng, Ấn du và Phi du của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đến Nhật
du của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược
giữa Việt Nam cùng các nước nói trên đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Khi công bố với quốc dân đồng bào qua Quốc Hội cũng
có nghĩa là công bố với thế giới, Việt Nam không còn muốn để anh bạn
khổng lồ “phương Bắc” bắt nạt mãi, điều này càng ngày càng đào sâu thêm
mâu thuẫn với người dân trong nước, khi nhìn vào một thành viên khác của
ASEAN là Miến Điện đang dần tách ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc khá
ngoạn mục và nhận nhiều sự ủng hộ của quốc tế.
Trong bài phát biểu
của ông Dũng, điều gây ngạc nhiên cho mọi người là ông nói đến chính
quyền Sài Gòn và nhấn mạnh là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với ý nghĩa
là một chính phủ có đầy đủ pháp lý trong việc quản lý hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa trước khi bị Trung Quốc Cưỡng chiếm vào năm 1974.
Phản ứng tích cực
Dư luận chung phản ứng như thế nào trước lời phát
biểu mang tính chất lịch sử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Chúng tôi tìm
đến luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Tp.HCM.
Ông cho rằng điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các phong trào yêu
nước trong nước, ông nói:
“Nói chung, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, lần đầu tiên khẳng định Trung Quốc
dùng vũ lực để đánh chiếm là một yếu tố rất mới. Trong phát biểu của
mình, Thủ tướng nói đến chính quyền Sài Gòn mà còn nhấn mạnh Chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa. Có nghĩa về mặt pháp lý mà nói chế độ Việt Nam Cộng
Hòa có tư cách pháp nhân để bảo vệ vùng biển đảo đó. Dư luận trong nước,
kể cả trên thế giới, người ta cũng rất hoan nghênh ý kiến này. Cho rằng
đó là một bước ngoặt thì còn phải chờ thêm. Nhưng nói công khai như vậy
cũng có cái thuận lợi là các phong trào yêu nước trong nước, ví dụ như
các em học sinh mặc cái áo có chữ “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”
thì có lý do gì nhà
nước không cho mặc hoặc tịch thu. Thành ra nó tạo điều kiện cho phong
trào đấu tranh trong nước có thêm cơ sở để tiến hành chuyện đấu tranh.
Nói chung là rất vui về lời phát biểu đó và ủng hộ nếu quả thật đảng và
nhà nước Việt Nam quyết tâm bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa và nhân dân
cũng sẽ ủng hộ việc đó.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 25/11. Courtesy
chinhphu.vn
Nhà ngoại giao Dương Danh Dy cho biết tiếp:
“Qua phát biểu của ông Dũng trước cơ quan lập
pháp, một trong những người lãnh đạo cao nhất nước Việt Nam, công khai
nói trước Quốc Hội về vấn đề Biển Đông như thế này là chưa từng có. Qua
đó chứng tỏ tư thế của Việt Nam ở vị thế rất cao. Tôi nghị không phải tự
dưng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại nói những điều như vậy. Những
điều rất đúng. Công khai nói vói toàn dân, trước hết là với toàn dân và
sau đó là với thế giới và có thể là với ông bạn Trung Quốc nữa. Thêm một
ý nữa là thường người Trung Quốc phản ứng rất nhanh, nhưng mà sáng hôm
nay tôi theo dõi mạng truyền thông, báo chí Trung Quốc chưa thấy họ phản
ứng gì cả, mai này họ có phản ứng gì không thì tôi chưa biết. Cách nói
của ông Dũng nó thể
hiện cả cương và nhu, trong nhu có cương cho nên tôi rất thích.”
Nhân chuyện không phải tự dưng mà ông Dũng phát biểu
như thế, chúng tôi hỏi ông. Có phải xuất phát từ những động thái ngoại
giao gần đây của Việt Nam kết hợp với sự quyết tâm và cứng rắn của Hoa
Kỳ đối với vấn đề Châu Á Thái Bình Dương, chính phủ Việt Nam cảm thấy yên tâm nên công khai phát biểu với dân chúng và thế giới như vậy? Ông cho biết:
Một trong những người lãnh đạo cao nhất nước VN,
công khai nói trước Quốc Hội về vấn đề Biển Đông như thế này là chưa
từng có, chứng tỏ tư thế của VN ở vị thế rất cao.
Ô. Dương Danh Dy
“Theo tôi nó thể hiện cả hai mặt. Một mặt nó là
tư thế của dân tộc Việt Nam, nước Việt Nam. Thứ hai, qua đó ta thấy Việt
Nam được sự đồng thuận của các nước trong khu vực, các nước ASEAN, các
nước lớn có liên quan trên thế giới. Trong khi đó Trung Quốc bị dư luận
qua hành động của Trung Quốc. Thế giới người ta phê phán, người ta tỏ ý
không đồng tình, nhẹ ra người ta tỏ ý không đồng tình. Tôi xin nói thêm
điều này vói ý kiến cá nhân. Tôi vừa dự hội nghị Biển Đông lần thứ ba,
hầu hết các đại biểu quốc tế phát biểu trong hội nghị đề cập đến Biển
Đông ít nhiều đều tỏ ý không đồng tình với Trung Quốc”.
Thêm một vị mà chúng tôi hỏi thăm ý kiến là Hải Quân
Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu tư lệnh Vùng 1 Duyên Hải trước năm 1975,
hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ý kiến của ông như sau:
“Trước nhất tôi xin cảm ơn đài Á Châu Tự Do đã
nghĩ đến tôi và hỏi ý kiến tôi về lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Vào thời điểm từ 1970 đến 1975 tôi chịu trách nhiệm quần đảo Hoàng
Sa, đảo Trường Sa nằm về phía Nam thuộc vùng 3 Duyên Hải. Vấn đề Hoàng
Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm vào năm 1974, sự cưỡng chiếm đó dân mình
cho là một sự làm sai. Rất tiếc cho đến giờ pht1 này mới có tiến nói của
chánh phủ Việt Nam hiện tại đồng ý với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa là
[Trung Quốc] cưỡng chiếm, mặc dù lời tuyên bố đã quá trễ.
Nhưng đó là một
bước tiến rất lớn trong chuyện chánh phủ hiện tại xác nhận cũng như tất
cả đồng bào tỵ nạn Cộng Sản và người Việt hải ngoại, đã tranh đấu, đã
tuyên bố từ năm 1974 cho đến bây giờ, vẫn một mực cho Hoàng Sa và Trường
Sa là của Việt Nam.
Nhờ sự phản đối và đã có nhiều hình thức đấu
tranh với Liên Hiệp Quốc để đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam, bây giờ đây
Chánh phủ Việt Nam mới mạnh dạn tuyên bố công khai và dùng những bằng
cớ, trong đó có sự cố gắng của nhiều giới chức Việt Nam Cộng Hòa ở hải
ngoại bây giờ, đã đưa ra trước dư luận quốc tế cũng như đến Tòa Án Quốc
Tế để xác nhận chủ quyền đó. Tôi thấy đây là một bước tiến rất quan
trọng. Bây giờ, từ lời tuyên bố đến tranh đấu thật sự, dù là bằng hình
thức hòa bình, cho đến khi đạt được kết quả là một bước khá xa và là hai
chuyện khác nhau. Do đó tôi cũng cầu mong ráng làm thế nào để Trung
Cộng trả lại Hoàng Sa và một dải thảo Trường Sa lại cho Việt Nam. Đó là
điều ước muốn
và cảm nghĩ của tôi hiện tại.”
Dư luận chung ghi nhận đây là thời cơ và vận hội mới
để chính quyền và người dân Việt Nam thanh lý hồ sơ Biển Đông vốn có
quá nhiều áp bức từ người bạn phương Bắc.
No comments:
Post a Comment