Các chuyên gia khẳng định rằng thành phần của hệ thống AMD đang được triển khai ở Châu Âu không thể “chạm tới” các tên lửa hạt nhân chiến lược của Kremlin. Nhưng những thành phần phòng thủ mà Mỹ sẽ triển khai tại vùng Bắc Cực cũng như gần bờ hoàn toàn có thể “bắt” được tên lửa Nga
Xét ở góc độ này, các tàu chiến Nga không thể so bì với chiến hạm Mỹ. Ngay cả Binh chủng phòng thủ không gian (VKO) mới được thành lập cũng không thể giúp tăng sức nặng trong tuyên bố đáp trả của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trên truyền hình.
Các biện pháp mà Tổng thống Nga đề xuất nhằm khống chế hệ thống AMD của Mỹ là không tương thích và thậm chí không đủ lực, bởi VKO không thể giúp Nga miễn dịch với hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai trên biển.
Các biện pháp đáp trả mà Tổng thống Medvedev đã liệt kê bao gồm: Đưa vào vận hành trạm radar cảnh báo tấn công tên lửa tại Kaliningrad , gia tăng sức mạnh răn đe hạt nhân bằng việc triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa Topol và Yars, triển khai các đơn vị tên lửa S-400, thành lập Binh chủng phòng thủ không gian VKO.
Ngoài ra, ông Medvedev cũng đề nghị cân nhắc nếu thấy cần thiết có thể tiến hành chiến tranh không gian mạng nhằm phá hủy hệ thống thông tin của hệ thống AMD và tuyên bố có thể rút khỏi Hiệp ước START-3.
Tàu chiến lớp Aegis là mối đe dọa thực sự đối với ICBM Nga |
Phó Giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự, ông Alexander Khramchikhin đồng ý với các nhà phê bình, nhưng chỉ ra thêm “một lỗ hổng” trong các biện pháp đáp trả của Nga đó là “sức mạnh thực sự của gã khổng lồ không được phát huy đúng chỗ”.
"Nếu một thành phần nào đó của hệ thống AMD có thể đe dọa các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga (SNF), thì đó là các thành phần trên biển. Ngay cả các thành phần đặt trên lãnh thổ Ba Lan trên thực tế không thể bắn hạ các tên lửa ICBM của Nga bởi vì người Mỹ cho đến lúc này chưa thể có khả năng thay đổi các quy luật vật lý. Tuy nhiên, tuần dương hạm và tàu khu trục với hệ thống Aegis có thể sẽ tiến vào khu vực biển Bắc Cực", ông Alexander Khramchikhin cho hay.
Hiện tại Hải quân Mỹ có 22 tuần dương hạm và 60 tàu khu trục được trang bị hệ thống quản lý thông tin chiến đấu đa năng Aegis, và việc đóng thêm các chiến hạm tương tự vẫn đang tiếp tục. Bây giờ chúng đang gánh vác trách nhiệm phòng thủ tên lửa ở vịnh Ba Tư nhưng trong tương lai các chiến hạm này có thể là các thành phần chiến lược của hệ thống AMD Mỹ.
“Hiện nay, khả năng xảy ra một cuộc tấn bằng vũ khí hạt nhân phủ đầu hoặc bằng lực lượng thông thường giữa Nga với Mỹ và NATO có xác xuất rất thấp. Nhưng người Nga phải tính đến trường hợp Mỹ sẽ tấn công triệt hạ các đơn vị tên lửa hạt nhân chiến lược khi nó triển khai. Một cuộc tấn công như vậy có thể sẽ được tiến hành từ các phương tiện trên biển", chuyên gia Khramchikhin đưa ra dự đoán.
Tàu chiến Nga hụt hơi so với Mỹ
Trong tuyên bố của mình, ông Medvedev không nói gì về khả năng phòng thủ của đất nước thông qua lực lượng hải quân. "Hoặc là nhà lãnh đạo Nga đã cố tình dùng lời nói mềm mỏng để ám chỉ một vấn đề lớn, hoặc là đã thổi phồng khả năng của hệ thống phòng thủ không gian nhằm mục đích chính trị trong nước (giai đoạn tiền bầu cử ở Nga), hoặc là hải quân của chúng ta đang ở trong tình trạng không thể can dự được vào bất kỳ mối đe dọa nào đối với đất nước", ông Khramchikhin nói.
Ông Khramchikhin chỉ ra rằng phần lớn các chiến hạm của Hải quân Nga chỉ có khả năng tự phòng thủ hoặc hỗ trợ phòng thủ cho các tàu lân cận. Về khả năng tham gia phòng thủ đất nước như khả năng của các chiến hạm Mỹ thì hoàn toàn không thể.
Hiện nay chỉ có một số ít các chiến hạm như Pyotr Veliky, Moscow, Marshal Ustinov và Varyag của Hải quân Nga là có khả năng tương đương với hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ.
Những chiến hạm có sức mạnh như "Pyort Đại đế" chỉ là số ít trong Hải quân Nga
|
Cũng theo lời vị chuyên gia này, để chống lại một cuộc tấn công từ biển, cũng như để hỗ trợ tên lửa Nga vượt qua phòng thủ tên lửa thì Hải quân Nga chỉ có duy nhất 1 phương án đó là tiêu diệt các tàu Mỹ.
"Tuy nhiên, để làm được điều này Hải quân Nga bắt buộc phải tiếp cận và khống chế được vùng biển Bắc Cực để có thể sẵn sàng đánh chìm các chiến hạm Mỹ nếu chúng được triển khai ở khu vực này. Nhưng còn một khả năng khác đó là tàu chiến Mỹ có thể bắn hạ các tên lửa ở khu vực gần bờ biển của họ, lúc đó khả năng tên lửa Nga vượt qua hệ thống phòng thủ của họ là rất thấp. Hải quân Nga muốn tấn công triệt hạ tàu chiến của họ một cách đơn độc trên quãng đường xa như thế thì chẳng khác nào tự sát vô ích".
Theo chuyên gia này, chìa khóa thành công duy nhất là tàu ngầm và ban lãnh đạo Nga đang rất quan tâm đến các dự án đóng tàu ngầm lớp hiện đại như Borei hay Yasen. Nhưng đó là tương lai, còn hiện tại Wasington hoàn toàn có thể làm điều mà họ muốn. Đúng như tuyên bố của ông Ivo Daalder, đại diện thường trực Mỹ tại NATO: “Mỹ sẽ vẫn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu bất chấp Nga có thích điều đó hay không”.
No comments:
Post a Comment