MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH LÂM VIÊN
Những Dòng Tản Mạn Cuối Năm
Phan Thiết Phạm Đình Thừa
Nơi đó, một trong hai nơi tôi mong muốn trở về, như đàn cá Salmon ngược dòng về nguồn xuất phát, như đàn Gấu tuyết cố gắng trở lại đỉnh Kilimanjaro. Nơi đó, tôi đã đến ba lần, trước khi thật sự bước vào vùng bảo lửa chiến chinh. Lần đầu tiên, trong tâm trạng háo hức được mau chóng trở thành một phần tử bé nhỏ của một ngôi trường vốn nổi danh về những thiên anh hùng ca bất tận (Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam). Lần thứ hai, trong vai trò một pathfinder, tôi đi thám sát lộ trình chuẩn bị cho cuộc leo núi của khóa đàn em. Và lần thứ ba, cũng là lần cuối -hướng dẫn đàn em chinh phục đỉnh núi. Nơi đó -Núi Lâm Viên.
Lần cuối cùng trên đỉnh núi, hình như tôi đã trưởng thành trên cả hai phương diện thể xác và tư duy vì bước chân bỗng ngập ngừng trên những nấc thang xuống dốc. Lòng nghe nuối tiếc như có một động lực nào đó níu chân. Mây lãng đãng bao quanh ve vuốt nỗi ngậm ngùi. Tự hỏi: bao lâu nữa tôi mới được trở lại chốn này, leo tận đỉnh để miên mang trong sương sớm, mây chiều?! Và từ trên đỉnh cao, nhìn dãy bình nguyên phía dưới có vùng Suối Vàng thênh thang như chiếc hồ rộng nước. Có con đường đất, đẹp bán khai đầy hoa đào vừa chớm buổi tàn đông, dọc theo lối về phố chợ. Ký ức hai năm bỗng trỗi dậy với hình bóng tên thư sinh 17 tuổi lên tận miền cao mong tìm hướng tương lai, vào lúc chiến tranh bắt đầu lan tràn trên khắp nẻo quê hương. Tôi chọn binh nghiệp phải chăng vì lời bốc quẻ tử vi của một ông thầy rùa, người bạn vong niên, “ngài” Vũ Thược, giáo sư trường Trần Lục?! Giữa cái nóng thiêu đốt của Sài gòn mùa Hạ chí, đang còng lưng đạp chiếc xe đạp thổ tả tìm mua mấy trang “cua” Ronéo cho lớp toán MPC (Mathematic Physic Chemistry) thì gặp ngài Vũ Thuợc. Chào hỏi xong và nói rõ chuyện khó khăn của mình, ngài bèn hỏi ngày, giờ, tháng, năm sanh, rồi bấm đầu mấy ngón tay, đoạn thở dài: “Bỏ đi cậu! về nhà chuẩn bị đi cầm gươm, cầm kiếm là vừa. Số của cậu binh đao đã động, cuối năm nay thôi”!. Năm đó, năm 1962 và tôi, 17 tuổi!
Hai năm quân trường, từ một tên nhóc con với đầu óc trong veo, không vướng bận một chủ thuyết nào (dầu là Hiện Sinh của Satre, một triết thuyết đầy cám dỗ và thời thượng lúc bấy giờ), một hình bóng nào, tôi bắt đầu có một lý tưởng để ấp ủ. Cám ơn quý vị thầy, văn cũng như võ, đã khai sáng trí tuệ thằng con nít với một thứ tình cảm thật thiết tha và thiêng liêng. Tình yêu non nước và đồng bào đã tạo nên thi vị và ý nghĩa cho hành trình trước mắt. Tôi xem đỉnh Lâm Viên là nơi ôm ấp mùa Xuân đời tôi, điểm xuất phát cho những mùa Xuân hoa nở tương lai và tôi đã hăm hở xuống núi.
Cứ tưởng rằng xứ sở mình nhỏ hẹp thì chuyện trùng lai chỉ là mơ ước tầm tay. Cứ tưởng, chỉ vài năm sau, đất nước lại thanh bình, hết can qua và tôi sẽ trở về để thêm một lần chinh phục Lâm Viên. Tôi sẽ một mình cắm trại trên đỉnh núi để nghe tiếng thì thầm của lan rừng, tiếng reo vui của đồi thông xõa tóc mùa trăng, và hít thở cái hương vị linh thiêng của đất, trời. Thế nhưng, uớc mơ vẫn chỉ là mơ ước, càng đi xa Lâm Viên, tôi càng xa dần mùa Xuân đời mình trên cả hai ý nghĩa bóng và đen! Va chạm với thực tế, lý tưởng đầu đời bị thách thức mãnh liệt. Bao lần vấp ngã, tưởng rằng mình sẽ không đủ sức đứng lên đi nốt hành trình, sẽ đầu hàng trước áp lực và khó khăn từ hai phía bạn lẫn thù. Chính những lúc như vậy, tôi càng thương nhớ hình bóng đỉnh Lâm Viên, nơi cất giữ mùa Xuân đời tôi. Hình bóng sừng sững đầy kiêu dũng của Lâm Viên đã vực tôi mạnh dạn đứng lên cùng một nụ cười “ngạo với nhân gian” (1). Mùa Xuân đời vắng bóng, hành trình tôi đi chỉ có mùa Hạ bỏng da, rát thịt, mù Thu đầy ảm đạm, và mù Đông lạnh buốt tim.
Cái cộng ngiệp đau buồn của dân tộc đã biến tôi thành kẻ ly hương và giờ đây đang tiến bước trên hành trình mùa Đông. Gần 34 năm, tôi tự đóng vai kẻ bị lưu đày vì không bao giờ muốn chối bỏ cái danh xưng tỵ nạn chính trị hay tị nạn cộng sản. Đây là loại căn cước được nước bạn chấp nhận và tạm dung. Tôi không thể tự cho mình cái quyền phản bội lại tờ căn cước này để trở lại quê hương vì bọn giặc cộng vẫn còn đang đè đầu, cởi cổ dân ta. Vã chăng, trước khi xuống núi, lớp người trẻ mang nghiệp binh đao chúng tôi đã đưa cao tay thề thốt trước một lá cờ và bên cạnh bàn thờ người khuất bóng, ẩn hiện anh linh tiền nhân, những người đã ra công khai phá và bảo tồn mãnh đất nghèo nàn bé nhỏ sản sinh ra tôi. Làm sao tôi có thể biến mình thành một kẻ hèn đi dưới bóng ngọn cờ máu mà có lần mình thề sẽ tận diệt để đem an bình, thịnh vượng về cho quê hương và đồng bào. Ở ngưỡng cửa sắc không, nhiệt huyết không còn sôi sục để thành người cực đoan trong suy nghĩ và hành động, nhưng điểm liêm sĩ và chút tự trọng cuối đời không cho phép tôi đi ngược lại cái lý tưởng ban đầu đã chọn. Chính vì liêm sĩ mà dầu được nhào nặn trong chiếc nôi máu như hai người trẻ Lê thị Công Nhân và Trần Khải Thanh Thủy, họ vẫn bất chấp bạo quyền, đe dọa, rồi khủng bố để gào lên “tiếng nói con người”.
Xưa, Tô Vũ bị rợ Hồ lưu đày 18 năm trong vùng tuyết lạnh, ngày ngày lủi thủi, “chỉ có con vượn già bầu bạn sớm trưa”. Nay, 34 năm lưu vong đất khách, chung quanh nơi tôi tạm cư, thật đông người, đủ các sắc dân và người Việt càng ngày càng đông hơn, nhưng lòng tôi sao cứ giá băng. Dân ta càng đông, niềm thất vọng trong tôi càng lớn! Cứ nhìn buổi chợ chiều trong các siêu thị người Việt, vào những dịp lễ tết Tây cũng như Ta, để thấy rằng người Việt hải ngoại thật chí thú và cật lực trong việc hưởng thụ. Những hồ cá sống, tôm tươi, những quày thịt đủ loại, cùng các hàïng rượu ngon, tất cả đều biến dạng, trống trơn! Có ai nhìn về bên kia Tháí Bình Dương, trong giây phút, để lòng ngậm ngùi, để con tim đập cùng nhịp với kẻ đồng loại đang co ro trong đói lạnh ở một nơi gọi là “đất nước mình” không nhỉ?!
Cùng với các buổi chợ chiều kia, ra rã trên các băng tầng phát thanh, phát hình là tiếng nói của bọn điếm văn hóa, văn nghệ. Tôi thấy gì ở những màn trình diễn được gọi là “hoành tráng” (sic!), được mệnh danh “bảo tồn văn hóa dân tộc”? Một lũ ngợm trần truồng phơi bày thân xác múa may theo điệu khỉ rừng. Tôi thấy gì ở những “show” vinh danh người lính? Một tên ca sĩ lính chê mang cấp bậc Thiếu tá của một binh chủng oai hùng, rống lên lời than vãn! Một tên khác vận lên mình bộ quân phục dạo phố mùa Đông, cầu vai Alpha đỏ của một quân trường nổi tiếng và nơi túi áo gắn đầy huy chương! Thay vì “vinh danh”, các ngài đã chửi cha người lính, đã làm cho tôi, tên lính nhỏ bé, thất thời, thất thế, phải che mặt, quay đi. Xin hãy dành chút liêm sĩ làm người để tôn trọng những người đã xã thân, nằm xuống cho ngày nay qúy vị được đú đởn nơi xứ người. Cấp bậc của người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được đánh đổi bằng máu, nước mắt và những giờ phút đánh đu với tủ thần -xin hãy tôn trọng. Muốn làm tiền, với đầu óc siêu việt như “đỉnh cao trí tuệ”, quý vị có thể nghĩ ra muôn ngàn cách khác, thay vì đem hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa làm trò cười cho thiên hạ.
Cũng ở trong cái nhản hiệu được gọi là “bảo tồn văn hóa -ngôn ngữ dân tộc”, qúy vị đã cho khán, thính giả nghe được gì? Tòan là thứ ngôn ngữ cán ngố! “Đăng ký”, “liên hệ”, “hoành tráng”, “bức xúc”, “căn hộ”, “kênh” (băng tần)….Suốt cả ngày toàn là những chương trình xoay quanh việc làm dáng, làm đẹp, món ngon, vật lạ, to tiếng quảng cáo cho những tên làm văn nghệ từ trong nước ra -phải chăng đây là chủ trương đi đúng hướng ru ngũ hải ngoại và giao lưu văn hóa, được đảng cộng sản Việt nam đề ra trong nghị quyết 36?!
Một người bạn có lần rủ tôi đi xem văn nghệ tại..chùa! Bạn tôi bảo, trước mua vui sau làm”công đức”. Tôi trả lời: bạn cứ đi, biết đâu “công đức” ấy tích tụ lại thành chiếc vé thượng hạng cho bạn ở sân khấu niết bàn. Riêng tôi, tự biết, chốn thiên đàng không phải là nơi ghi tên tôi. Cứ tưởng tượng cảnh mấy cô ca sĩ cở như cô Ý Lan õng ẹo “trước cổng chùa” là tôi phát ngấy.
Dân ta thường có lệ tính sổ cuối năm. Năm nay, nhân vài giây phút nhàn rỗi, tôi cũng cố gắng xoay cỗ nhìn lại đoạn đời qua. Quả thật không giống ai! Võ nửa đời, văn nửa đoạn, tâm tình lang thang vô định như chó đói chạy rong. Bốn chữ Trung, Hiếu, Tiết Nghĩa của thầy Khổng thì hai chữ đầu bất lực, buông xuôi, chỉ còn lại hai chữ cuối, cố gắng (nhưng rất ì ạch) bảo tồn trước khi tự “tan hàng”. Nghe lại bài “Mẹ Việt Nam Ơi, Chúng Con vẫn Còn Đây” được “quý đài” triều mến phát thanh thường xuyên, không hiễu sao đầu óc tôi lại hiện ra hình ảnh Mẹ Việt Nam với gương mặt phúc hậu nhưng nhuốm màu u uất, cất giọng dạy bảo: “Sao chúng mày không chết tiệt hết cho tao nhờ, sống làm gì cho chật đất”!
Lời Mẹ dạy lùng bùng lỗ tai. Trong nước, đất đai của Mẹ chúng đang dâng nạp cho bọn Tàu phù. Ngoài hải ngoại, một lũ ôm nhau nhảy nhót, vui ca, rượu ngon, thịt béo, hết năm này qua năm khác, cố gắng uốn lưỡi đế rập khuôn với bọn khỉ rừng trong nuớc. Hùng khí của 50 nhóc tì lên núi, 50 xuống bể đã hết sạch, cạn láng, đã mất dấu “người”, chỉ còn lại một đám ngợm không phải con Mẹ ngày xưa.
Mùa Xuân đời tôi, mùa Xuân trên đỉnh Lâm Viên, tôi vẫn lặn lội đi tìm. Tìm trong ký ức, tìm trong hiện tại như nhà hiền triết Hy lạp thắp đuốc đi tìm, “Je cherche un home”…và cho đến bây giờ, chỉ có một điều được khẳng định: Mùa Xuân Trên Đỉnh Lâm Viên là mùa Xuân huyền thoại. Khổ thay, tên pháp sư thời đại cơ khí đã nhẫn tâm dán bùa kỵ lên những nấm mộ huyền thoại và phép mầu.
Phan Thiết Phạm Đình Thừa
Ghi chú: (1) thơ Thái Can:
“Đứng dậy em ơi! Sống ở đời,
Đời dầu khổ nhục đến mười muơi
Em nên điểm phấn, tô son lại
Ngạo với nhân gian một nụ cười.”
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
LẬT TẨY LÀ CHÓ SĂN TRUNG CỘNG TRONG VỤ ÁN "CÀO VẠ" CON KIẾN ... "PHẢI GIÓ KIỆN CỦ KHOAI...HÀ ! "(1)
VAI TRÒ CUẢ
CON MỒI BÙ NHÌN !!!
............ ......... ......... ......... .. * NHỮ - VĂN - ÚY
.......... Trên nguyên tắc, giữa cá nhân với cá nhân, cả hai người -Ông Tiến sĩ TRẦN CHUNG NGỌC và mục Dr (CC?) MD (DM?) NGUYỄN THỊ THANH đều không phải là những con người mà tôi thấy cần thiết là phải đối thoại với họ vì cả hai đều là những kẻ không đủ điều kiện để được xếp là người có tư cách chứ đừng nói chi tới là người có tầm vóc để đối thoại với tôi........... Trước hết, nói về tư cách cuả những con người này.
.......... Tư cách là một điều ắt có và đủ để làm người; vì loài người là một loại động vật thượng đẳng. Một khi đã bị loại ra khỏi tư thế là "động vật thượng đẳng" rồi, chỉ còn đơn giản là một loại động vật thôi thì có gì cao qúy hơn một con vật nào khác, kể cả loài giun loài dế? Và có ai cúi xuống nói chuyện với giun dế bao giờ ?
.......... Đó, chưa kể là con người là một chuyện, nhưng là con người có một tầm vóc nào đó lại là chuyện khác. Tầm vóc đó, có thể được đo bằng cái khuôn là bằng cấp, nhưng trình độ bằng cấp chỉ là một mẫu khuôn của trường học; còn những mẫu khuôn khác có tính cách thực dụng hơn, ứng dụng vào đời sống có giá trị cao siêu hơn nhiều. Đầu tiên phải kể tới kiến thức trường đời!
.......... Kiến thức trường đời được định vị bằng một khuôn mẫu tối thượng, vô hình; có thể được diễn giải uyên thâm là khuôn đó vô giới hạn, vô lường; theo câu nói "triết học nhân gian" là "trời cao còn có trời khác cao hơn trời", có nghĩa là đạt tới vô cực. Mà theo nguyên lý của toán học, không bao giờ đạt được tới vô cực cả........... Bởi thấm nhuần được nền tảng triết học nhân gian ấy cho nên các cụ xưa, bằng những câu nói dân giả,đã tôi luyện cháu con bằng những câu ca dao tục ngữ đơn giản hay bằng những câu nói có tính cách "văn chương bác học" :
.......... Đơn giản nào bằng câu ca dao, hoặc khuyến học đạo đức (căn bản để làm người):
............ ......... .... Bảo vâng gọi dạ con ơi,
............ ........ Vâng lời sau trước con thời chớ quên!
hoặc khuyến học để hướng thượng:
............ ......... .... Ngọc kia chẳng rũa chẳng mài,
............ ........ Cũng bằng vô dụng, cũng hoài ngọc đi!
............ ......... .... Con người ta có khác gì,
............ ........ Học hành qúy giá, ngu si hư đời !
.......... Dĩ nhiên chữ " học" ở đây được hiểu theo hai nghĩa là học trường học và học trường đời; nếu có ai đó nghĩ rằng chữ "học" chỉ có một nghiã duy nhất là cắp sách tới trường thì người đó đúng là kẻ "nhìn đời bằng con mắt chột".......... Còn nói có tính cách bác học thì nói theo sự hướng dẫn của tư tưởng cuả vị "vạn biểu thế sư", Đức KHỔNG PHU TỬ, dân gian thường gọi ngắn gọn là KHỔNG TỬ. Ngài dạy rằng: "Cứ ba người đi trên một con đường thì có một kẻ đáng bậc thày của ta"(1); điều đó có nghĩa rằng ta chẳng là cái đinh gì cả cuả xã hội vì xã hội không phải chỉ có 3 người!. .......... Thế mà "củ khoai hà TRÂN TRUNG NGỌC" (có thể chỉ là một cá nhân và cũng có thể là một nhóm người viết nhưng ký chung một người để nhát kẻ nhát gan, để loè bịp người thiếu kinh nghiệm trường đời; giả kẻ ba đầu sáu tay, viết được nhiều về lượng, như một thứ trâu mộng kéo cầy khoẻ hơn loại trâu khác; phần thứ nhì có vẻ đúng hơn vì theo dõi, phân tích kỹ càng cách thức hành văn cũng như ý tưởng trong bài viết một khoảng thời gian, tôi thấy rõ rằng kẻ tự xưng là TRÂN CHUNG NGỌC không phải văn phong của một người. Tuy nhiên, để không bị mệt óc về sự phân tích không mấy hữu ích thực dụng này, coi như là của một tập thể những "tiến sĩ lý luận Mác Lê", có nghĩa là chấp nhận đụng với một có nghĩa là chấp nhận đụng với tất cả!
.......... Và "một ấy", TRẦN TRUNG NGỌC, tôi đã chấp nhận đụng từ đầu tháng giêng năm 2009, với dòng dã một loạt 40 bài.Chỉ với 3 bài đầu tiên, tôi đã chỉ tay thẳng vào trán TRẦN CHUNG NGỌC mà nói thẳng, đại ý rất rõ : "anh là thằng nói láo", hay "anh là thằng chỉ có giá trị như loài chồn cáo được chủ nhân là đảng VGCS thả ra làm sự săn đuổi của nhân dân đi chệch hướng".......... Thấy y, vừa vào chiêu quá hung hăng con bọ xít, tôi rất hào hứng, so găng ngay bằng tử đòn, nêu ra hai câu hỏi để tranh luận; chỉ với 48 giờ -nếu y chấp nhận thì trên diễn đàn sau đó chỉ còn có một, hoặc tôi - NHỮ VĂN ÚY - hoặc y - TRẦN CHUNG NGỌC - ; nhưng biết phận thấp hèn của mình, y giả đui, giả điếc, giả câm, chịu đấm để được ăn số tiền mà thiên hạ đã khoán cho y múa hươu múa vượn trên diễn đàn làm con mồi bù nhìn, xả thân chịu làm bia nhằm bắn cuả những xạ thủ thiếu kinh nghiệm đi săn thú, để cho hết cha rồi đến con họ HỒ yên thân bán nước, bán dân; một tội đại hình đáng chu di tam tộc.
.......... Khi nào nước đã bán xong, thân phận con mồi bù nhìn, lũ TRẦN CHUNG NGỌC và đồng loã cũng sẽ được kết liễu trong bữa tiệc liên hoan giữa kẻ bán và người mua, chén chú chén anh mừng cho một áp phe trôi chảy
.......... Bài viết của y, rền rĩ như đĩ rên bệnh tim la, mang chủ đề "KHỔ THÂN CỦ KHOAI TÔI" chỉ là một hình thức "kể khổ" đểu; một ngón võ hạ tiện của phái Hắc đạo, giáo chủ là HỒ CHÍ MINH (còn nữa)
.
---------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
Đêm Ngũ Phượng Hoàng tấu khúc với ‘trái tim đầy yêu thương’Friday, May 29, 2009
Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Năm người phụ nữ hoạt động đủ trong các lãnh vực thi ca nhạc, họa vừa cùng nhau tổ chức một đêm ca nhạc đầy văn nghệ tính tại nhà hàng Emerald Bay vào tối hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Năm.
Ðó là Miên Du Ðà lạt, Nguyệt Hân, Hà Mai Vân, Linh Thy và Ngọc Mai thuộc Nhóm Thi Ca Hải Ngoại. Cả năm bạn gái này được anh chị em trong Nhóm đặt cho cái tên là “Ngũ Phượng Hoàng” vì những hoạt động văn nghệ thật phong phú của họ qua những sáng tác, trình diễn.
Và, đêm nay tại nhà hàng Emerald Bay với hàng trăm khách thưởng ngoạn đến tham dự, các MC Minh Phương và Vi Kha đã cho biết mục đích của đêm ca nhạc tràn ngập không khí văn nghệ này, “Mục đích của đêm sinh hoạt văn nghệ này là nhắm tới sự tôn vinh cái đẹp, cái hay của người phụ nữ Việt Nam mà Ngũ Phượng Hoàng đêm nay sẽ nói hộ chúng ta. Ðây là những người phụ nữ có trái tim đầy yêu thương đã thể hiện qua những dòng nhạc, qua những giọng hát và được anh chị em trong Nhóm Thi Ca Hải Ngoại trình bày.”
Ngay sau khi lời giới thiệu chấm dứt, chương trình đêm “Ngũ Phượng Hoàng Tấu Khúc” được diễn ra ngay với toàn ban Thi Ca Hải Ngoại qua một màn hợp ca liên khúc “Ði Tìm Hạnh Phúc” và “Xin Hãy Cho Nhau Nụ Cười”, cả hai ca khúc này đều của Miên Du Ðà Lạt.
Rồi những tấu khúc, ca khúc Mùa Xuân Gió Cuộn tóc Thề, Ðêm Ðông Không Nhà, Tôi Ði Tìm Tôi, Xa Nhau Rồi, Phượng Ðỏ Sân Trường, Ừ! Tình Có Như Không,v.v... được trải dàn khắp chương trình.
Hai tiếng hát Nguyệt Hân và Minh Ðoàn được cả nhóm Thi Ca Hải Ngoại đỡ nâng qua bè hát nền đã làm cho không khí đêm Ngũ Phụng Hoàng Tấu khúc bừng bừng lên khí thế tươi vui.
Hạnh phúc có lẽ không ở đâu xa, khỏi phải đi tìm mà ở ngay đâu đó trong số bạn bè thân hữu đến tham dự đêm nay, và, trên cả những nụ cười đã cho nhau đúng như những lời ca được thoát ra từ những khóe miệng xinh tươi của Nguyệt Hân, Khánh Hòa, Mỹ Dung, Ðình Ngọc... và cả của Miên Du đang tất tả đón mừng bạn hữu còn nườm nượp tới.
Chương trình đã được diễn ra với 21 tiết mục từ hợp ca, song ca, đơn ca, tam ca, trình tấu đàn tranh cho đến hội họa... Tất cả những ca khúc, tấu khúc đều là của Miên Du ÐàLạt, Hà Mai Vân, Ngọc Mai, Nguyệt Hân, Linh Thy.
Những dòng nhạc tình dẫn đưa lời ca trau chuốt, lãng mạn đã theo nhau lượn lờ trong không gian nhà hàng và tỏa ngập trong thính giác người nghe. Lời ca dịu mềm, êm ả bổng trầm khiến “người trong cuộc” cũng ngơ ngẩn lòng vì những tiếng hát tận tình, cảm thông của ca sĩ với tác giả đã cuốn hút người nghe.
Dù không là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng Bá Thành và Nguyệt Hân đã đưa nhau vào “Mùa Xuân Gió Cuộn Tóc thề”, ở đó, cuộc tình trong trắng của tuổi ô mai vừa hé nhụy. Thơ Kiều Mộng Hà đã được nhạc Miên Du đẩy lên tầng cao cảm xúc lại được kết nối với nhiệt tình ca hát của Bá Thành, Nguyệt Hân nên “Mùa Xuân Gió Cuộn Tóc Thề” đã làm mọi người ngất ngư hồi tưởng đến những cuộc tình đầu đời xa khuất.
Ðến “Xa Nhau Rồi”, Nguyệt Hân đã tự nói lên chính lòng mình, chính tình cảm mình khi phải mất mát cuộc tình trân trọng. Ðề của bài hát cũng là tiếng than ẩn khuất tận đáy lòng. Cuộc sống không có tình yêu có còn ý nghĩa nữa không. Ngọc Hân đã nói qua bản nhạc do mình sáng tác “Xa nhau rồi” rằng “Chẳng còn gì nữa đâu.”
Qua 12 tiết mục ca hát rồi đến một tiết mục hội họa. Người tham dự còn đang phân vân không biết mục hội họa sẽ diễn ra như thế nào, thì tiếng người xướng ngôn vang lên giới thiệu: “Họa Sĩ Lê Thúy Vinh trong Hải Ngoại thi Ca sẽ vẽ một bức tranh lớn trong chỉ có 15 phút. Quí bạn có tin không. Vâng, xin quí bạn cùng nhìn lên sân khấu.”
Giữa sân khấu lúc này một giá vẽ lớn được kê ra. Một khung hình trắng muốt được dựng lên chờ bàn tay tài hoa của người họa sĩ trong chốc lát sẽ điểm tô mầu sắc cho cảnh trí thiên nhiên. Và kìa, Họa Sĩ Lê Thúy Vinh, một phụ nữ có vóc dáng mảnh mai tiến ra, sau khi cúi chào khán giả đã cầm ngay lấy hai cây cọ nhúng vào những ô mầu và bằng những nét rắn rỏi, mạnh mẽ, Lê Thúy Vinh đã cho mọi người thấy ngay những lá trúc, thân tre thẳng đuột cắt khúc bởi những mấu, mắt tre.
Chỉ khoảng 5 lần nhúng cọ vào mầu, bức tranh đã hoàn tất với khóm tre ngà có những con chim khuyên bé nhỏ vừa từ đâu chụm đến với nhau như một buổi “hội ngộ.” Tiếng vỗ tay của khách thưởng ngoạn bỗng nổ ran tứ phía. Cúi người trước sự tán thưởng, Họa Sĩ Lê Thúy Vinh với nụ cười rạng rỡ e ấp bước xuống sân khấu.
Theo ban tổ chức cho biết thì bức tranh này sẽ được tặng cho vị nào trúng giải nhất xổ số đêm nhạc này.
Ðêm Ngũ Phượng Hoàng Tấu Khúc còn tiếp diễn với những song ca đơn ca của những tiếng hát không chuyên nghiệp nhưng đậm tình nồng dễ làm thông cảm nơi người nghe. Không có những màn nhẩy múa trình bày vóc dáng hơn là lời ca tiếng hát. Không có những khuấy động ồn ào sân khấu để mô tả giả tạo cái nồng nhiệt của tình yêu, tình người. Mà, với hải ngoại thi ca, những người phụ nữ VN đã làm sống lên cái tình cảm mượt mà, sự tin yêu hạnh phúc giữa mọi người với nhau nên buổi sinh hoạt nào của Nhóm Hải Ngoại Thi Ca cũng đều gặt hái được những “Nụ Cười Dành Cho Nhau.”
(N.H)--- On Sat, 5/30/09, MienDu Nguyen wrote:
From: MienDu Nguyen Subject: Re: Cuo^'i tua^`n ddo.c sa'ch Co^? Va(nTo: Date: Saturday, May 30, 2009, 3:01 AM
Cuối tuần đọc sách cổ vănNgẫm xem thế sự thăng trầm đổi thay
Chuyện xưa nối với chuyện nayNgười xưa so với người nay khác gì ?MD
Trang Tử
Cuối đời nhà Chu, tại ấp Mông, nước Tống, có một người họ Trang tên Chu, tự Tử Hưu, làm quan dưới triều nhà Chu. Trang Tử thờ vị thánh Lão Đam, vị thánh này trước tác bộ “Đạo Đức Kinh” và người đương thời tôn xưng là Lão Tử.Trang Chu ngủ ngày thường nằm mộng thấy mình hóa bướm, bay nhởn nhơ trong không trung bèn đem việc ấy hỏi thày.Ông thày đó là một vị chân nhân, thông hiểu cả vũ trụ, nên nghe xong, ông ta giảng giải :
— Nguyên thuở trời đất mới phân, âm dương vừa định, thì có một con bướm trắng hút hết tinh túy của các loài hoa, đoạt khí thiên của nhật nguyệt, tạo thành một nguyên tố trường sanh bất tử.Con bướm trắng ấy một hôm lại đến cung Dao Trì hút nhụy hoa bàn đào của Tây Vương Mẫu, nên bị con chim thanh loan giữ vườn mỗ chết, hồn dật dờ xuống cõi trần mà đầu thai ra ngươi đó.
Trang Chu nghe nói như tỉnh giấc chiêm bao, đầu óc cởi mở, quan niệm được những nét huyền diệu của vũ trụ, bèn đóng cửa tu hành, về sau trở thành một nhà đạo học cao siêu.Lão Tử thấy học trò đã giác ngộ, nên đem bộ học thuyết kinh năm ngàn chữ và tất cả sở đắc của đời mình truyền lại cho Trang Tử.Trang Chu được truyền dạy, gắng tu luyện, nên thể nhập được lẽ biến hóa của thiên nhiên, thông suốt định luật sanh khắc của ngũ hành.Tuy theo đạo “Thanh tỉnh vô ri” nhưng Trang Chu không bỏ cái thuyết “âm dương thuần nhứt” nghĩa là vũ trụ phải có âm có dương thì loài người phải có vợ có chồng.
Trang Chu lấy ba đời vợ : người thứ nhất bị bịnh chết, người thứ hai vì phạm lỗi bị bỏ, người thứ ba là họ Điền.Trang Tử sang du lịch nước Tề, Điền Tôn là một người rất trọng học vấn, thấy Trang Tử thông minh đem lòng yêu mến gả con gái mình cho Trang Tử.
Điền thị là một nàng tuyệt thế giai nhân, tuy Trang Tử không phải là người háo sắc song cũng yêu thương vợ lắm.Thời ấy Sở vương nghe tiếng đồn Trang Tử là bậc tài danh, nên cho người đến thỉnh về triều, gia phong tước lộc, ngõ hầu cứu dân độ thế.Tuy nhiên, là bậc tu hành, Trang Tử đâu có thiết tha gì đến bả vinh hoa phú quà, nên từ chối ngay, và dẫn vợ về trú ngụ nơi Nam Họa Sơn thuộc địa phận Tào Châu, để sống một cuộc sống an nhàn ẩn dật.Một hôm, thẩn thơ nơi sườn núi, Trang Tử gặp một thiếu phụ mặc tồ đang, đang ngồi cầm cây quạt, quạt một nấm mồ mới đắp, đất chưa ráo.Trang Tử lấy làm lạ hỏi :
— Tại sao nàng lại ngồi quạt nấm mồ ấy làm gì thế ?Thiếu phụ đáp :
— Chồng thiếp không may chết sớm, nắm xương tàn chôn cất nơi đây. Lúc sinh tiền đang nồng duyên hương lửa, chồng thiếp có dặn rằng nếu rủi ro mà chồng thiếp có mất sớm thì hãy đợi cho nấm mồ lên cỏ đã, rồi hãy tái giá.
Nay chồng thiếp rủi mất mà gió mưa tơi tả biết bao giờ nấm đất nầy khô để cho loài cỏ mọc lên được. Mà ba thu đằng đẵng; đêm xuân một khắc ngàn vàng, tiện thiếp chờ sao được !
Vì vậy thiếp mới quạt cho đất khô, để cỏ mau mọc, chừng ấy dẫu thiếp có tái giá thì cũng khỏi phụ lòng người chín suối.Trang Tử nghe dứt lời, thở ra một hơi dài não nuột, trách cho lòng người đời sớm bạc tình, và nói :
— Nếu nương nương muốn cho đất khô ngay không có gì cả. Kẻ bất tài này xin quạt giùm cho.Thiếp phụ nghe nói mừng rở, trao chiếc quạt the cho Trang Tử.Trang Tử vận dụng hết “bản ngã” hướng vào nấm mồ, dùng phép quạt mấy cái, nấm mồ tự nhiên khô ráo, đồng thời cỏ xanh lấm tấm nảy chồi.
Thiếu phụ mỉm cười, mặt tươi như đóa hoa buổi sáng, quỳ xuống tạ Ơn Trang Tử và nói:
— Tiện thiếp mang ơn tiên sinh rất trọng, nơi đây biết lấy gì đền ơn. Vậy xin tặng tiên sinh chiếc quạt này.Vừa nói, thiếu phụ hai tay vừa nưng chiếc quạt lên ngang mày, rồi hớn hở ra đi.
Trang Tử cầm cây quạt che ngấm nghía, lòng nao nao một nỗi buồn khó tả. Cho hay sự đời chỉ là một bức màn thưa, ân tình chỉ là một lớp vỏ che đậy những bản năng dục vọng kinh tởm của con người.Về đến nhà, Trang Tử vẻ mặt lạnh lùng, trước khi bước vào mái hiên, ngâm mấy câu :
Bất thị Oan gia bất tụ đầuOan gia tương tụ kỷ thời hưu ?Tảo tri tử hậu vô tình nghĩaTựu bả sinh tiền ân ái câu.
Nghĩa là:
Nếu chẳng oan gia đâu gặp nhauOan gia ràng buộc được bao lâu ?Nếu hay lúc chết không tình nghĩaThì sống thà đừng ân ái nhau.
Thấy mặt chồng bước vào nhà rầu rầu, lại vừa ngâm thơ, vừa cầm cây quạt the, Điền thị ngạc nhiên hỏi :
— Tại sao chàng đi chơi về lại buồn bã như thế. Chiếc quạt kia ở đâu vậy ?Trang Tử đem chuyện thiếu phụ quạt mồ kể lại đầu đuôi cho vợ nghe, và nói thêm rằng :— Đây là cây quạt bạc tình, mà thiếu phụ ấy đã tặng cho ta.Điền thị nghe chồng kể đầu đuôi nổi giận, mắng rằng :
— Cái thứ đàn bà quỷ sứ ấy, chồng chết nấm mồ chưa xanh cỏ đã toan bề ân ái, thật là khốn kiếp, lẽ ra thứ ấy phải giết đi rồi đem thả trôi sông để khỏi làm nhơ cho giới phụ nữ.Trang Tử nghe vợ nói, chỉ cười không đáp, buồn bã ngâm tiếp mấy câu thơ :
Sinh tiền cá cá thuyết ái ân,Tử hậu nhân nhân dục phiến vănHọa hổ họa bì nan họa cốt,Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Nghĩa là:
Khi sống người người khoe ân áiLâm chung kẻ kẻ muốn quạt mồVẽ cọp, vẽ da xương khó vẽ,Biết người, biết mặt, biết lòng mô ?
Điền thị nghe mấy câu thơ càng thêm cáu tiết, hơi giận phừng phừng, trách chồng sao lại đem những hạng đàn bà mất nết ấy mà so sánh với mình. Dễ thường tất cả đàn bà trong xã hội ai cũng thuộc vào loại đó sao ?Trang Tử mỉm cười, nói :
— Thôi đừng có làm giận làm hờn mà chi. Tôi giả thử, nếu mai kia mốt nọ, rủi tôi mà có bất hạnh đi rồi, liệu đóa hoa hải đường kia đang độ phơi phới hơi xuân, có thể phong kín nhụy hương mà chờ quá hạng thiều quang chín chục đó không ?Điền thị cắn môi, phì cười nói :
— Nếu đã là trung thần thì không bao giờ thờ hai chúa, gái tiết trinh bất sự nhị phu. Nếu bất hạnh mà chàng có rủi ro điều gì thiếp xin cam phận đến già, chứ không bao giờ nghĩ đến những chuyện đê hèn như vậy.Trang Tử nghe vợ nói, cười xòa tỏ ý khó tin.Điền thị tức giận chụp cây quạt xé nát rồi nói :
— Để làm gì cái đồ phụ bạc này, nhìn thêm nhơ mắt. Chỉ có lúc chàng chết đi mới rõ bụng người đàn bà này tiết hạnh dường nào !Trang Tử nói :
— Thôi ! nàng đừng giận dữ làm gì ! đó là ta thử lòng nàng đó thôi, nếu quả nàng có lòng trinh tiết như vậy thì còn gì quà hóa bằng.Tuy nói thế, nhưng nét mặt Trang Tử từ đó vẫn không phai màu chán ngán !
Chẳng bao lâu, Trang Tử lâm bịnh, mỗi ngày một trầm trọng thêm. Điền thị cả ngày sùi sụt bên giường.Một hôm, Trang Tử gọi vợ đến nói :
— Bịnh tôi đã nguy ngập, không thể sống được lâu, rất tiếc là cây quạt mồ không còn để nàng dùng mà quạt cho nấm mồ tôi xanh cỏ, để nàng sớm được tái giá cho khỏi tiếng tăm người đời dị nghị.Điền thị vừa khóc vừa nói :
— Xin chàng cứ tịnh dưỡng chớ có buồn bã như thế mà tổn hại tinh thần. Thiếp là một người có học, biết chữ “Tùng nhất chi chung”, lẽ đâu lại làm được chuyện đê hèn như thế, nếu chàng không tin, thiếp xin tử tiết trước mặt chàng để chàng trông thấy tấm lòng chung thủy.Trang Tử hổn hển nói :
— Lòng nàng đã như thế thì dẫu có nhắm mắt, tôi cũng an lòng.Nói xong, Trang Tử tắt thở. Điền thị lăn lóc than khóc rất não nề, bi ai, thống thiết.Nàng mặc đồ tang, lo việc khăn liệm, quàng quan tài nơi giữa nhà để phúng điếu.
Qua mấy ngày, Điền thị khóc sướt mướt, bỏ ăn bỏ ngủ. Đến ngày thứ bảy, bỗng có một chàng thư sinh, mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son, áo tía, quần đen, phong nghi tuấn tú, có giắt theo một người lão bộc đến tự xưng là Vương Tôn nước Sở.
Ngày trước có đính ước cùng Trang Chu theo đòi học tập, nay đến nơi mới hay Trang Chu đã chết, nên Vương Tôn cảm nghĩa xin vào phúng điếu.
Điền thị phải ra tiếp kiến.Khi Vương Tôn khóc lạy linh cữu xong, Điền thị mời Vương Tôn vào nhà khách để dùng trà.Thấy một gã thư sinh trẻ đẹp như thế, Điền thị thoắt động lòng, tuy bên ngoài giữ lễ, nhưng bên trong cũng muốn kiếm cách làm quen để tiện bề gần gũi.Vương Tôn nói :
— Trang tiên sinh đã ra người thiên cổ, nhưng lòng ngưỡng một của tôi vẫn còn. Nay tiểu tử muốn xin lưu lại nơi đây một trăm ngày, trước là trọn đạo cư tang, sau mượn sách vở của tiên sinh để học đòi được phần nào hay phần ấy.Vớ được dịp may, Điền thị tủm tỉm cười, cung kính đáp :
— Tình nghĩa thầy trò, xin Vương Tôn đừng ngại gì cả.Nói xong, nàng xuống bếp lo sửa soạn cơm nước đãi đằng rất hậu.Thảo đường gồm có ba gian, gian giữa quàng linh cữu, gian bên phải Vương Tôn ở. Điền thị đêm đêm lấy cớ đến khóc chồng nhìn ngắm Vương Tôn, mắt liếc, lòng mơ, mối tình mỗi ngày một tha thiết.
Tuy nhiên, hình như có một giòng sông ngăn cách, Điền thị không biết làm sao để vượt qua bờ sông ân ái; một hôm nàng đánh liều gọi người lão bộc của Vương Tôn đến hỏi :
— Chủ nhân của ông đã có vợ con chưa ?Người lão bộc đáp :— Thưa phu nhân, chủ tôi lâu nay lo trau dồi kinh sử chưa có thì giờ để nghĩ đến việc đó.Điền thị mỉm cười hỏi tiếp :
— Ông liệu xem những người đàn bà như thế nào mới hợp ý Vương Tôn ?Người lão bộc nói :— Mấy hôm nay chủ nhân tôi ước mong sao được có người nhan sắc như phu nhân mới vừa ý.Điền thị không dè dặt nữa, nói thẳng :
— Ông có thể tác thành cho hai bên chúng tôi được không ?Người lão bộc làm ra vẻ e ngại, nói :— Điều đó chủ tôi còn gì mong ước hơn, song sợ e tiếng thầy trò, thiên hạ dị nghị chăng?Điền thị dẫn giải :
— Vương Tôn tuy trước kia có lời nguyện ước, song chưa từng học với chồng tôi một ngày nào thì sao gọi là nghĩa thầy trò ? Vậy ông là một người lão bộc trung thành, tôi nhờ ông giúp đỡ, nếu việc được thành công tôi sẽ trọng thưởng.Người lão bộc tỏ ý thuận tình bước đi. Điền thị còn căn dặn theo :
— Nếu ngày nào xong việc, ông nhớ tin cho tôi biết liền đi nhé !Một ngày trôi qua, thời khắc đối với Điền thị như dài dằn dặc, trong lòng mơ ước không yên.Sáng hôm sau, Điền thị nóng ruột quá mới gọi lão bộc đến phòng hương hỏi chuyện.Vừa mới gặp mặt Điền thị, người lão bộc đã nói :
— Nương Tử ôi ! Công việc bất thành rồi.Điền thị nghe nói, trong mình lạnh toát, mồ hôi rướm ướt áo, hỏi vội :
— Sao ? Sao thế ?Lão bộc chậm rãi đáp :
— Chủ tôi nói cũng có là. Theo người thì sắc đẹp của Nương Tử tuyệt lắm rồi, tình sư đệ cũng không đáng kể, duy chỉ có ba việc này thực là khó khăn lắm.Điền thị nóng lòng, hỏi :— Việc gì ? Ông cứ nói mau đi !
— Điều thứ nhứt : Chiếc quan tài còn quàn nơi giữa nhà, thây người chết chưa lạnh, nếu bàn tính đến cuộc hôn nhân e bất nghĩa lắm.
Điều thứ hai : Trang tiên sinh cùng Nương Tử thuở nay ân ái đậm đà, tình chăn gối không gì thương tổn. Vả lại, Trang tiên sinh lại là một bậc tài hoa lỗi lạc, còn chủ nhân tôi, học mọn tài sơ, e không xứng đáng với Nương Tử chăng.
Điều thứ ba : chủ tôi đến đây không có mang theo tiền bạc bao nhiêu, lấy gì mà lo sính lễ. Vì các lẽ đó mà công việc không thành.Điền thị nghe xong cười nói :
— Cả ba điều ấy rất dễ giải quyết :Sau nhà còn một cái phòng trống, tôi sẽ thuê người khiêng cái quan tài kia đem ra để tạm sau đó.Vong phu có gì đáng gọi là đạo đức và tài năng đâu.
Trước kia đã có hai đời vợ nhưng vì dạy không được nên phải bỏ đi, thiên hạ đều cho là bạc bẽo. Sau đó Sở vương hâm mộ hư danh nên mời về làm tướng, y tự biết mình bất tài nên lánh mặt nơi thôn dã, sống ẩn dật nơi chốn núi non.
Hôm trước đây hơn một buổi dạo chơi, y có gặp một thiếu phụ quạt mồ, liền giở trò trêu hoa ghẹo nguyệt, đoạt cây quạt của thiếu phụ đem về đây. Tôi nổi giận xé chiếc quạt ấy ra từng mảnh.
Ông coi đó ! như vậy mà còn tình nghĩa yêu đương gì nữa chứ !Việc tiền bạc Vương Tôn nói đó cũng không khó khăn gì.
Tôi là chủ rồi, còn ai mà đòi sính lễ nữa. Đến như tiệc tùng thì tôi còn của cải hơn mười lượng vàng lại không đủ chi dùng sao !
Nếu Vương Tôn mà có cố tình kết tóc trăm năm với tôi thì chúng ta làm một cái lễ mọn để động phòng hoa chúc cũng đủ lắm rồi.
Nói xong Điền thị lấy vàng giao cho lão bộc đem về đưa cho Vương Tôn và hẹn đêm hôm ấy làm lễ hợp cẩn.Tối hôm đó, Điền thị được tin Vương Tôn khứng chịu một bề, rất mừng rỡ, mượn người khiêng chiếc quan tài của Trang Tử để ra phía nhà sau, rồi thay đổi đồ tang, mặc áo gấm, quần hồng, thắt hoa, kết lá trước thảo đường muôn màu sặc sở.Sửa soạn xong, Điền thị ngồi chờ Vương Tôn đến.Mãi đến quá 9 giờ đêm, Vương Tôn mới qua thảo đường.
Điền thị nóng lòng như đốt, đôi mắt long lanh, hai má ửng hồng, nhìn Vương Tôn khôi ngô tuấn tú, trong chiếc áo cẩm bào màu lục.Hai người làm lễ xong, men rượu hiệp cẫn nuốt chưa trôi qua nửa cổ, Điền thị phút động hương tình, dục Vương Tôn vào phòng nghỉ sớm...
Bỗng Vương Tôn mặt mày nhăn nhó, chàng lăn dưới đất la ôi ối. Không rõ việc gì, Điền thị hoảng kinh đến ôm Vương Tôn vào lòng.Người lão bộc nghe tiếng chạy đến, thấy vậy nói với Điền thị :
— Chủ tôi trở lại bệnh đau bụng trước kia rồi đó. Bịnh này thì không có thuốc nào chữa nổi, chỉ trừ có được một vật ấy mà thôi.Điền thị lo lắng hỏi :
— Vật gì thế ?Người lão bộc giải thích :— Trước kia, bình nhật cứ mỗi lần bịnh ấy phát lên thì vua nước Sở phải giết một tù nhân, lấy bộ Óc ngâm rượu cho Vương Tôn uống thì khỏi ngay.
Nay bịnh ấy tái phát mà ở nơi chốn sơn lâm cùng cốc này tìm đâu ra được thứ đó, chắc là chủ tôi phải chết mà thôi.Điền thị sốt ruột hỏi :
— Thế thì óc của người chết có dùng được hay không ?Người lão bộc nói :
— Người chết chưa quá một trăm ngày thì bộ Óc vẫn dùng làm thuốc ấy được. Trước kia tôi có nghe quan Thái y nói như vậy.Điền thị hớn hở nói :
— Vong phu chết chưa quá hai mươi ngày, vậy thì ta nạy quan tài mà lấy vật ấy.Người lão bộc làm ra vẻ ngần ngại nói :
— Chỉ sợ Nương Tử không nỡ làm như thế.Điền thị bỉu môi nói :— Ta cùng Vương Tôn kết nghĩa đá vàng, cho đến răng long bạc đầu, thân của ta còn không tiếc, huống chi một nắm xương tàn kia mà ăn nhằm vào đâu.
Nói xong, Điền thị gởi gắm cho người lão bộc ở lại săn sóc Vương Tôn, còn mình thì chạy thẳng xuống nhà dưới tay cầm một cây búa, tay nắm một con dao mò sang bên phòng có để linh cữu của chồng.
Vừa đến nơi, Điền thị không cần nghĩ ngợi gì nữa cả, hai tay hươi búa bổ vào quan tài mấy cái, nắp quan tài bật tung ra. Bên trong nghe có tiếng rên rồi bỗng thấy Trang Tử lồm cồm ngồi dậy.Điền thị hoảng kinh, đứng cứng ngắt như trời trồng, hai tay rụng rời, rơi lưỡi búa và con dao xuống đất.Trang Tử nói :
— May phước nhà ta, trời không nỡ để tuyệt mạng, tôi chết đã hơn mười ngày mà còn sống lại được, vậy thì chúng ta cùng về phòng nói chuyện cho vui.Trang Tử đi trước, Điền thị nối gót theo sau, mồ hôi toát ra như tắm, da mặt cắt không còn chút máu, chỉ sợ về đến phòng gặp người lão bộc và Vương Tôn ở đó nàng sẽ không biết nói làm sao với chồng.
Chưa tìm được lời lẽ nào để nói dối, thì hai người đã đến nơi. May thay, người lão Bộc và Vương Tôn lại biến đi đâu mất.Điền thị vững lòng, lấy hết can đảm nói :
— Từ hôm phu quân mất đến nay, suốt ngày đêm tôi khóc mãi, không ăn, không ngủ gì được cả. Bỗng nghe trong quan tài có tiếng rên, tôi sực nhớ đến cổ nhân có chuyện hoàn hồn nên vội vã bửa nắp quan tài để xem chàng có sống lại chăng !!!Trang Tử mỉm cười nói :
— Phu nhân có lòng như vậy, ta rất cảm ơn, song ta chết chưa quá hai mươi ngày, lẽ ra phải cư tang thủ tiết, chứ sao lại mặc áo tía quần hồng làm gì vậy ?Điền thị không biết nói sao, đành làm lơ, dở trò vuốt ve hàng ngày để làm cho phai sự bẽn lẽn của mình. Thôi thì mắt liếc, miệng cười, đủ trò nghệ thuật.
Trang Tử chỉ cười, và cũng chỉ biết cười thôi, chứ không còn nói được lời nào nữa. Sai lấy rượu uống, uống đến say mèm, rồi trèo lên giường ngủ, rồi lại chợt dậy lấy bút viết :
Tòng tư liễu khước oan gia trái,Nhĩ ái chi thời... ngã bất ái.Nhược kim nhĩ tố phu thê,Phạ nhĩ phủ phách thiên linh cái !...
Nghĩa là:
Từ đây nguyệt đứt dây oan trái,Người yêu ta lắm... ta tê táiNay dầu giữ mãi nghĩa phu thê,Búa kia sẽ bửa đầu ta bễ !...
Điền thị nghe xong bốn câu thơ thẹn đỏ mặt lòng như chết điến, chưa kịp biện bạch lời nào thì Trang Tử đã ngâm bồi thêm bốn câu thơ nữa :
Phu thê bách nhật hữu hà ân ?Kiến liễu tân nhân vong cựu nhân !Phủ đắc cái quan tao phủ phách,Như hà đẳng đãi phiến can phần ?
Nghĩa là:
Trăm ngày tình nghĩa có gì ơn ?Được mối duyên tình cựu nghĩa nhơn !Nhát búa nạy quan còn thấy đó,So người quạt mộ, gái nào hơn ?
Ngâm dứt bốn câu thơ, Trang Tử nói với Điền thị :
— Để ta gọi thầy trò Vương Tôn đến đây cho phu nhân xem nhé !Liền lúc đó, ngoài cửa quả có Vương Tôn và người lão bộc thấp thoáng trước rèm, bên trong
Trang Tử lại biến đi đâu mất. Điền thị biết chồng mình hóa phép để thử lòng mình, nên quá hổ thẹn, thắt cổ mà chết.Trang Tử đem thây vợ xuống, đặt vào chiếc quan tài bị phá vỡ rồi lấy chiếc chậu vàng vừa gõ vừa ca :
Ngã tai, nhĩ nhoa khẩu :Ngã tử nhĩ bất giáThê bị tha nhân hữuNgã bị tha nhân khóaNgã nhược chân cá tử,Nhất trường đại tiếu thoai.
Nghĩa là:
Ta sống nàng khoe khoangCó chết nguyện thủ tiếtNhưng rồi lại thay chồngNgựa hồng người khác cỡiNếu mà ta chết thựcTrò cười thật mỉa mai !
Ca xong đập vỡ cái chậu, rồi nổi lửa đốt ngôi nhà. Tất cả đều cháy rụi. Từ đó Trang Tử ngao du trong thiên hạ, sớm chiều bạn với trăng sao, cây cỏ, chán cái mời tục lụy nên chân hồ hải với hai bộ kinh “Đạo Đức” và “Nam Hoa” truyền cho những người hiếu học sau này.
Trích Trung Hoa kim cổ kỳ nhân
(Tàng Thư Các)
__._,_.___
NồI DA XáO THịT
(PHầN 2)
*Người Nhật hy sinh gần 100 ngàn quân để bảo vệ hai đảo Iwo Jima và Okinawa,
-nhưng một khi các đảo Okinawa và Sakhalin đã bị chiếm đóng bởi nước ngoài, thì người Nhật đã không ngu ngốc như cộng sản Việt Nam để phát động một cuộc chiến tranh giải phóng chống lại người dân Nhật tại Okinawa và Sakhalin.
-Người Nhật đã hiểu rằng thương lượng với Hoa Kỳ và Nga Sô cuối cùng rồi cũng sẽ đưa đến việc hoàn trả lại các đảo này mà không cần một tiếng súng nào.
*Mafia Tàu Cộng thì tàn ác
-nhưng họ không ngu như cộng sản Việt nam để khởi xướng một cuộc chiến giải phóng dân tộc của họ tại Hồng Kông, Macau và Ðài Loan.
-Mafia Tàu Cộng đã khôn ngoan để thừa hiểu rằng họ cần tư bản Tây phương tại Hồng Kông, Ma cau và Ðài Loan
-cho nên họ chỉ thương lượng để lấy lại hoặc nhìn nhận Ðài Loan là một bộ phận của Trung Quốc hơn là gây ra chiến tranh.
-Họ đã lấy được Hồng Kông lẫn Ma cau mà không cần một tiếng súng nổ.
-Và Mafia Tàu Cộng đã không bị bất cứ sự thiệt hại nào về uy tín vì
-thảm nạn thuyền nhân và
-các trại cải tạo như Việt Nam.
-Mafia Tàu Cộng chỉ đưa quân đến Bắc Hàn sau khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và đẩy quân Bắc Hàn về phía biên giới Trung Quốc.
-Mafia Tàu Cộng đã khôn ngoan giải quyết sự khống chế của Hoa Kỳ mà không cần phải bắn một phát súng nào,
-lại được chính phủ Nixon thừa nhận,
-có một ghế thường trực với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc,
-trong khi áp đặt một sự khống chế mới lên cộng sản Việt Nam.
*Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch kềm chế Mafia Tàu Cộng
sau chiến tranh Triều Tiên
*với mục đích để ngăn ngừa Trung Quốc bành trướng xuống vùng Ðông Nam Á.
*Mafia Tàu Cộng hoàn toàn bị khống chế, y như một con cọp trong chuồng
-Với Liên Sô hung hăng tại phía Bắc và phía Tây;
-Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan và Phi Luật Tân tại phía Ðông,
-và Nam Việt Nam, Thái Lan, và Mã Lai ở phía Nam,
*Ðể cho con cọp xổng chuồng thì nó phải phá xập cái điểm yếu kém nhất, đó là cái cửa chuồng.
Và cái cửa chuồng đó chính là các quần đảo thuộc về Nam Việt Nam được bảo vệ bởi Ðệ Thất Hạm Ðội của Hoa Kỳ.
*Do đó, mafia Tàu Cộng đã ra lệnh cho Hồ Chí Minh phát động một cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và viện trợ giúp đỡ Bắc Việt để chiến thắng cuộc chiến đó.
Bất cứ lúc nào mà các lãnh tụ của mafia CSVN muốn thương lượng để tái tạo hoà bình, thì Mafia Tàu Cộng lại bảo họ không được thương lượng và tiếp tục chiến đấu.
Ngay cả sau khi bộ đội Bắc Viêt và du kích Việt cộng đã bị tiêu hao nặng vì các trận đánh Tết Mậu Thân và Khe Sanh vào năm 1968, thì giới chóp bu Trung Quốc lại bảo các lãnh tụ mafia CSVN cứ tiếp tục đánh thêm vài năm nữa. Và khi các lãnh tụ Bắc Việt đồng ý ngồi vào bàn hội nghị Paris để thương lượng, họ liền bị các lãnh đạo Tàu cộng chỉ trích nặng nề.
-Chỉ sau khi Ngoại trưởng Kissinger và Tổng thống Nixon nói cho Mao Trạch Ðông biết rằng Hoa Kỳ sắp sửa triệt thoái khỏi Ðông Nam Á, thì cái cửa chuồng trong đó có chứa con cọp sắp sửa được mở tung ra.
Toàn bộ sự kiện lịch sử của tất cả các cuộc nói chuyện giữa giới chóp bu Tàu cộng và các lãnh tụ Bắc Việt cũng như Mặt trận Giải phóng miền Nam đã được dịch sang Anh ngữ trong công trình nghiên cứu về lịch sử Cuộc chiến tranh lạnh của trung tâm Wilson tại:
http://www.wilsonce nter.org/ index.cfm? topic_id= 1409&fuseaction=va2. browse&sort=Collection&item=The%20Vietnam% 20%28Indochina% 29%20War% 28s%29
*Mafia Tàu Cộng xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 ngay sau khi Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua một đạo luật ngăn cấm quân đội Hoa Kỳ không được trở lại Ðông Nam Á.
-Chính phủ miền Nam Việt Nam vào lúc ấy đang lo ngại về một cuộc xâm lăng có quy mô lớn từ phía Bắc Việt.
Tổng thống Thiệu được người Mỹ báo cho biết rằng Quốc Hội Hoa Kỳ đã hạn chế viện trợ cho miền Nam vào năm 1974 ít hơn 1 tỷ đô la với sự cắt xén thêm vào năm 1975.
Do đó, nếu ông Thiệu dùng tất cả tiền bạc để chống chọi lại mafia Tàu Cộng tại quần đảo Hoàng Sa, thì ông ta chẳng còn đồng bạc nào để bảo vệ miền Nam chống lại Việt cộng và bộ đội Bắc Việt. Ông Thiệu chẳng còn sự lựa chọn nào khác và đành phải bỏ quần đảo Hoàng Sa.
*Vào năm 1975, Hoa Kỳ rút ra khỏi Thái Lan.
*Vài năm sau đó, mafia Tàu Cộng chiếm đoạt Trường Sa và xâm lăng miền Bắc Việt Nam. Họ tái chiếm lại tất cả các đất đai vùng biên giới trước đây được phối hợp vào Việt Nam bởi người Pháp, từ Lạng Sơn đến Móng Cáy. Với các căn cứ hải quân trên biển Nam Trung Hoa,
*và quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Phi Luật Tân, mafia Tàu Cộng đã phá vỡ được sự khống chế do Hoa Kỳ thiết lập vào thập niên 1950s. Con cọp đã xổng chuồng.
*Kế hoạch của mafia Tàu Cộng là muốn phá vỡ sự khống chế của Hoa Kỳ bằng cách dùng mafia CSVN để chiến đấu giùm mafia Tàu Cộng.
*Vào thập niên 1960s, các lãnh tụ Ðông Nam Á như Tổng thống Nam Dương Sukarno và Thủ tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu đã cố gắng giúp Hoa Kỳ vi họ đã biết rõ Kế hoạch của mafia Tàu Cộng
*Mafia Tàu Cộng tuy tàn ác nhưng không ngu xuẩn như mafia CSVN vừa ác vừa ngu. Các lãnh tụ mafia CSVN đã dốt nát không biết gì về chiến lược của Mao muốn giải quyết sự khống chế của Hoa Kỳ bằng cách dùng xương máu dân tộc Việt Nam.
-Chúa đãng mafia Hồ Chí Minh và các đồng chí đỉnh cao trí tuệ của đãng đã đui mù nhận mệnh lệnh từ mafia Tàu cộng.
-Các đồng chí đỉnh cao trí tuệ của đãng mafia CSVN đã phát minh ra văn kiện bán nước cho Mafia Tàu Cộng để đối lấy thật nhiều bôm đạn của Mafia Tàu Cộng và đập cho tan nát miền nam ruột thịt.
-Thay vì duy trì sự hiện diện của người Mỹ tại Ðông Nam Á như một cán cân thăng bằng để đối phó với Trung Quốc, thì CSVN lại làm cho người Mỹ mất mặt và đẩy họ ra.
-Và Việt Nam bị mất hàng ngàn dặm vuông đất đai và biển cả cho mafia Tàu Cộng.
-Ðến năm 1976 thì cộng sản Tàu đã chế ngự được CSVN từ phía Ðông
-và đám Khờ me đỏ hành động như một lũ tay sai của Trung Quốc cầm chân CSVN ở phía Tây. Cuối cùng thì mafia CSVN sợ hãi sự khống chế của mafia Tàu Cộng và xâm lăng Campuchia vào năm 1979.
-Mafia Tàu Cộng đã tuyên bố đảo Côn Sơn thuộc về lãnh thổ của họ. Như lịch sử đang phơi bày, cộng sản Việt Nam bắt đầu cho thế giới thấy là chúa đãng mafia Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta đã đui mù nhận mệnh lệnh từ Trung Quốc, và Việt Nam không những bị mất lãnh thổ mà lại còn bị khống chế từ hướng Ðông.
-Một bằng chứng: Nếu bạn đáp máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines từ Hồng Kông đến Sài Gòn, thì phi cơ phải bay vòng 12 dặm Anh về phía đông của Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc cho phép tất cả các hãng hàng không quốc tế (như United, JAL, Korean, Thai, Singapore, Qantas) được bay trên không phận các quần đảo này, nhưng chỉ ngoại trừ Vietnam Airlines.
Ben Long
__._,_.___
======================================================
Trở về đầu trang
==================================================
Bình luận:
Ý ĐỒ CỦA BẮC HÀN KHI THỬ NGHIỆM VỦ KHÍ NGUYÊN TỬ LẦN 2.
Thiện Ý
Như quý thính giả đã biết,Thứ hai 25-9-2009 tuần qua, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Hàn đã thực hiện cuộc thử nghiệp vũ khí nguyên tử lần thứ hai, ở gần với khu vực thử nghiệp lần thứ nhất vào tháng 10 năm 2006, với cường độ mạnh hơn nhiều, tương đương với một trận động đất khỏang 4.5 độ richer, làm rung chuyển đất tại những nơi xa như biên giới với Trung Quốc. Tất nhiên hành động này của Bình Nhưỡng đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Chính phủ Nam Hàn đã lập tức họp nội các khẩn cấp để nhận định tình hình hầu có biện pháp thích ứng, mặc dù công chúng Hàn Quốc phần đông không tỏ ra quan ngại trước biến cố nghiêm trọng này, trừ một vài nhóm nhỏ biểu tình trên đường phố đốt các hình nộm hỏa tiễn của Bắc Hàn. Các nhà lãnh đạo Nam Hàn,Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đều lên án mạnh mẽ hành động thữ nghiệm võ khí nguyên tử của Bắc Hàn, coi đây là hành động phi pháp, vi phạm nghị quyết 1718 của Liên Hiệp Quốc về cấm thử nghiệm và tang trữ vũ khí nguyên tử.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Bà Susan Rice nói : “quốc tế sẽ tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên cho tới khi nước này nhận ra rằng các vụ thử hạt nhân và tên lửa sẽ khiến Bình Nhưỡng trở nên "cô lập và suy yếu"; Và rằng “Bắc Hàn sẽ phải trả giá cho hành động của mình”. Các nhà ngọai giao của năm nước hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng đã có những cuộc họp kín với các nhà ngọai giao Hàn Quốc và Nhật bản để thảo luận về một nghị quyết cứng rắn hơn, sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn . Ngay cả hai chính quyền Nga và Trung quốc trong quá khứ vốn thường hậu thuẫn cho Bắc Hàn, nay cũng đã phải lên tiếng chỉ trích và “quyết liệt phản đối”.
Đứng trước phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế nói chung, các cường quốc cực nói riêng, Bắc Hàn đáp trả bằng một thái độ ra sao?. Ngòai những lời tuyên bố cứng rắn, rằng “Quân đội và nhân dân chúng ta hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu chống lại bất cứ toan tính tấn công phủ đầu nào của Mỹ", hành động cụ thể điển hình có tính khiêu khích là Bắc Hàn đã bắn thêm hai tên lửa tầm ngắn, chỉ vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyến bố lên án mạnh mẽ hành động của nước này và đang có những chuẩn bị phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa trong tháng sáu này.
Đến đây một số câu hỏi được nêu ra: Tại sao Bắc Hàn lại dám có thái độ cứng rắn, coi thường sự lên án và cảnh cáo của cộng đồng thế giới , bất chấp các biện pháp trừng phạt cứng rắn có thể có trong tương lai của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc? Liệu có một đòn trừng phạt người đứng đầu cộng sản Bắc Hàn là Kim Chính Nhật như đối với Sadham Hussein ở Irak hay không?Ý đồ thực sự của Bắc Hàn qua cuộc thử nghiệp nguyên tử lần này là gì?
Trả lời tổng quát cho cả ba câu hỏi trên, nhiều người nhận định rằng: Kim Chính Nhật và tập đòan thống trị cộng sản Bắc Hàn sở dĩ dám có thái độ ngạo mạn như vậy, là vì nghĩ rằng, dù có đưa ra biện pháp trừng phạt nào, Cộng đồng quốc tế và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng phải tính đến mức độ an tòan và hiệu quả, đối với chính quyền của một chế độ độc tài tòan trị trong tay đang có vũ khí nguyên tử như Bắc Hàn. Một chính quyền được điều hành bởi một tập đòan thống trị sắt máu, coi mạng sống nhân dân như cỏ rác, đã biến khỏang 25 triệu dân thành những con cừu non, chỉ còn biết phục tùng, tin tưởng tuyết đối, thần thánh hóa và tôn sung lãnh tụ. Một chính quyền với bản chất như thế, dám làm tất cả, và mọi biện pháp trừng phạt kinh tế hay quân sự hậu quả trước hết người dân Bắc Hàn phải gánh chiu, an ninh khu vực hay hòa bình thế giới chẳng có ý nghĩa gì đối với một tập đòan thống trị cộng sản vô thần, bện họan Bắc Hàn. Tục ngữ có câu “Đánh chó đừng dồn vào chân tường, chó sẽ cắn càn”, trừng phạt cộng sản Bắc Hạn cũng thế.
Chính vì vậy mà chiều hướng các biện pháp trừng phạt dường như chỉ có mục đích tạo áp lực đẩy đưa cộng sản Bắc Hàn trở lại bàn thương lượng, như phát ngôn nhân Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ, ông Kelly đã ra dấu chỉ, rằng đối với Bắc Hàn mọi việc vẫn còn chưa muộn.Ông Kelly nói “cánh cửa vẫn tiếp tục mở để nối lại đàm phán sáu bên và Hoa Kỳ có thể xem xét "một loạt phương án". Và có lẽ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rồi đây sẽ không dám có biện pháp trừng phạt Bắc Hàn theo kiểu Mỹ đã làm đối với nhà độc tài Sadham Hussein của Irak ba năm trước đây, là vì Mỹ biết rõ Sadham Hussein chưa có vũ khí nguyên tử, lý do đưa ra chỉ là giả tạo, còn Kim Chính Nhật thì đã có vũ khí nguyên tử thật sự, Kim Chính Nhật và tập đòan cộng sản Bắc Hàn có thể liều xử dụng khi bị dồn vào chân tường.
Thực ra, Kim Chính Nhất và cộng sản Bắc Hàn cũng biết thế, và họ cũng không mong muốn phải bị trừng phạt theo kiểu Sadham Hussein ở Irak, vì ý đồ thực sự của họ qua các cuộc thử nghiệm nguyên tử, hỏa tiễn tầm gần, tầm xa, trước sau gì cũng chỉ là nhằm thực hiện chính sách “hù dọa để kiếm dollar” của Mỹ và các nước giầu, theo kiểu “Chén sành đổi chén kiểu”. Để cứu nguy nền kinh tế đang thoi thóp, chẳng phải vì lo cho số phận hàng triệu nhân dân Bắc Triều Tiên chết đói, mà vì sợ rằng 25 triệu người dân đói quá sẽ nổi lọan, đe dọa sự tồn vong của tập đòan thống trị. Đó cũng là lý do vì sao một đất nước nghèo nàn lạc hậu, nhân dân nghèo đói vào bậc nhất thế giới, mà cộng sản Bắc Hàn, hàng năm vẫn dám hao tốn hàng tỷ dollar để chế tạo cho được vũ khí nguyên tử như hiện nay.
Thiện Ý
Ngày 1-6-2009.
Trở về đầu trang
===============================================
========================================================
LỄ KHÁNH THÀNH BỨC TƯỜNG CHIẾN BINH HOA KỲ TẠI TEXAS
Tiền Phương, hình: Thomas Nguyễn
Lễ khánh thành bức tường Tưởng-Niệm Chiến-Binh Hoa-Kỳ đã tử-trận trong cuộc chiến-tranh Việt-Nam tại khuôn viên Viện Bảo-Tàng Quốc-Gia thành-phố Mineral Wells, TexasCuộc chiến-tranh Việt-Nam đã thật sự chấm dứt hơn 34 năm qua, nhưng những hậu-quả mà cuộc chiến-tranh nầy để lại vẫn còn là niềm băn-khoăn, ray-rứt không những cho Dân-Tộc Việt-Nam mà còn cả cho Dân-Tộc Hoa-Kỳ .
Những người lính đã nằm xuống vì chính-nghĩa Quốc-Gia nay đã yên thân vào lòng đất mẹ, nhưng những người còn sống hôm nay vẫn mãi-mãi tiếc-thương và ngưỡng-mộ họ như những anh-hùng. Rất nhiều, nhiều lắm những tượng-đài tưởng- niệm được dựng lên và những giọt nước mắt vẫn tiếp-tục nhỏ xuống, để tỏ lòng biết-ơn và thương-tiếc về những hy- sinh cao đẹp của những người con yêu Tổ-Quốc.
Vào buổi sáng ngày 30-5-2009, một buổi lễ khánh-thành bức tường tưởng-niệm các chiến-binh Hoa Kỳ tử-trận tại Việt- Nam, đã được long-trọng khai-mạc tại thành-phố Mineral Wells, Texas, cách Fort-Worth khoảng 60 miles về hướng Tây, Texas.
Mở đầu là phần tiếp-tân, hướng-dẫn thăm-viếng các di-tích lịch-sử, gồm vũ-khí, quân-xa và những chiếc trưc-thăng U-H đươc xử-dụng trong cuộc chiến Việt-Nam, từng đoàn xe Moto cũng đươc biểu-diễn cùng các chương- trình ca-nhạc ngoài trời..
Tiết-mục đặc-biệt kế tiếp là 70 hồi chuông “Tự-Do” đã được gióng lên để mặc-niệm cho hơn 58,260 tử-sĩ được khắc tên vào 70 tấm bia Aluminum nhỏ đính liền nhau trên mặt bức tường tưởng-niệm.Liên-Hôi Chiến-Sĩ mà đại-diện là toàn-thể các Hội-Đoàn Cựu Quân-Nhân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa tại Dallas Fprt Worth đã hiện-diện hơn 50 người trong buổi lễ nầy.
Qua trung-gian của trưởng-ban tổ-chức là tiến-sĩ Messinger James và cựu Đại-Tá Không-Quân Rob Taylor , phái-đoàn Cựu Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa đã đươc đón tiếp trọng-thể. Có nhiều người đã bật khóc khi thấy lại những bộ quân- phục của người lính Việt-Nam Cộng-Hòa, những người bạn cùng một thời bên nhau chiến-đấu.
Những bà mẹ, người vợ và đặc-biệt nhất là các con cháu của những người đã mất, đã thân tình ôm lấy các Cựu Quân-Nhân QLVNCH, ngậm- ngùi tỏ lòng biết ơn vì đã cùng sát cánh với than-nhân họ trong cuộc chiến bảo-vệ Tự-Do. Nhiều Cựu Chiến-Binh Hoa- Kỳ và gia-đình, mừng rỡ và thân mật đến bắt tay để chụp cho nhau nhiếu bức hình lưu-niệm.
Cuộc chiến đã qua, đời người rồi cũng sẽ tàn, nhưng niềm hãnh-diện về những đóng góp cho Tự-Do mãi mãi vẫn còn..Ðúng 11 giờ sáng, buổi lễ chính-thức được khai-mạc, sau màn biểu-diễn “Nhảy Dù “ tài-ba của Cựu Chiến-Binh Dana Bowman, người đã điều-khiển chiếc dù đáp xuống một cách chính-xác trong khuôn-viên bảo-tàng để lại sự khâm-phục trong lòng mọi người. Ðiều ngạ- nhiên nhất ông lại là một thương-phế-binh đã bị cụt mất cả 2 chân trong cuộc chiến Việt-Nam. Một buổi lễ chào cờ thật trang-trọng, Quốc-Kỳ Viêt-Nam Cộng-Hoà (do toán hầu kỳ của Hội Cựu Sinh-Viên Sĩ-Quan TrừBị Thủ-Ðức) được sát cánh cùng Quốc-Kỳ Hoa-Kỳ phất-phới tung-bay trong gió trước lễ đài.
Có khoảng 10 Cựu Chiến-Binh được vinh-danh và là khách danh-dự quan-trọng của buổi lễ nầy, trong đó có 2 Cựu Quân-Nhân QLVNCH. Cựu Đại-Táá Lê-Ðình-Luân Chỉ-huy-Trưởng Đơn-Vi 101 Tình-Báo Trung-Ương, người đã ở tù cộng-sản 17 năm và Cựu Thiếu-Tá Phạm-Văn-Tiền Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Thũy-Quân Lục-Chiến cũng đã bị giam tù 12 năm. Người giới-thiệu đã phải nghẹn-ngào ướm-lệ nhiều lần, khi nhắc tới tên Quân-Lực Việt-Nam Cộng- Hòa, ông tự hỏi vì sao họ đã bị bức-tử!
Các vị tướng-lãnh tham-dự và toàn-thể hội-trường gần 2000 người, đã lien-tục đứng dậy vỗ tay nhiều lần liên-tiếp, tỏ lòng ngưỡng-mộ về sự hiện-diện của toàn-thể Cựu Quân-Nhân QLVNCH trong biến-cố lịch-sử quan-trọng nầy.Trong lời phát-biểu của diễn-giả Joe Galloway có đoạn: “Nhiệm-vụ của Viện Bảo-Tàng Quốc-Gia về cuộc chiến-tranh Việt Nam là tăng-cường sự hiểu biết một kỷ-nguyên Việt-Nam trong lúc vinh-danh những người đã phục-vụ trong cuộc chiến-tranh đó.
Nhiều người có kinh-nghiệm về Việt-Nam, một số người khác đã tham-dự cuộc chiến hoặc xuyên qua hiểu biết của gia-đình bạn-bè; một số người khác chỉ nghe hoặc đọc qua sách vở, tài-liệu...
Sau hết, viện bảo-tàng lịch-sử được thiết-lập để tăng-cường hiểu biết và làm sáng tỏ hơn về cuộc chiến Việt-Nam”.Nghi-thức mở bức màn đen tưởng-niệm những Tử-Sĩ Hoa-Kỳ, trong đó có khoảng 1,200 người mất tích và lễ cầu- nguyện theo phon-tục “Người Mỹ chính-thống” thật vô cùng cảm-động và làm nhiều người bật khóc.
Nghi-thức xông “trầm-hương” và làm dấu “phép” trên từng tên tuổi mỗi bia tưởng-niệm cùng lúc với các nhạc chiêu-hồn tử-sĩ được hát đồng ca đã làm cho tâm-hồn mọi người lâng-lâng như đang bước vào cõi thần-tiên.
Buổi lễ được kết-thúc đúng theo chương-trình đã hoạch-định vào lúc 12 giờ cùng ngày, sau 21 phát súng chào tiễn-biệt của toán Vệ-Binh Quốc-Gia, trong niềm lưu-luyến của mọi người. Rồi đây trong khuôn-viên yên-tĩnh của một khu rừng nhỏ có nhiều cây Cypress miền Arizona, cùng nhiều giống quý khác nằm giữa thung-lũng xinh đẹp, bên cạnh xa lộ 180 của thành-phố Mineral Wells, Texas, những người con yêu quý của đất nước Hoa-Kỳ đã h- sinh vì lý-tưởng Tự-Do trong cuộc chiến-tranh Việt-Nam, sẽ được mãi-mãi nhắc đến tên tuổi mình trên một bức tường tưởng-niệm lịch-sử.
Từ thế-hệ nầy sang thế-hệ khác, người dân Hoa-Kỳ sẽ hiểu thế nào là ý-nghĩa của cuộc chiến-tranh Việt-Nam, chiến-đấu cho Tự-Do.
Ðiều cuối cùng, chúng tôi những người tham-dự, xin ghi nhận công-lao của cựu phi-công QLVNCH Nguyễn-Kim- Phát, người đã bỏ rất nhiều thời-gian để lien-lạc, phối-hợp thành-công cho ngày lễ tưởng-niệm hôm nay.
Tiền Phương -- Phóng-Viên Thế-Giới Mới
========================================================
Hiện tình đất nước:
KHI CUỘC SÁT HẠCH MỚI MỞ ĐẦU
Kỳ 5 của Quốc hội trong nước đã qua 10 ngày họp đầu trong 30 ngày dự định. Chưa có kỳ họp nào được dư luận và cử tri quan tâm theo dõi như kỳ họp này, dù ai cũng biết quốc hội do nhóm lãnh đạo của đảng CS chọn lựa để ép dân đi bầu không có lựa chọn, chẳng thể phản ánh nguyện vọng và lợi ích của người dân.
Vào năm 2009 này, đã có một số yếu tố mới trong hiện tình đất nước. Sau khi mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, sau khi đảng độc quyền buộc phải cam kết tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế, dân trí xã hội được nâng lên rõ rệt, nỗi sợ cường quyền cố hữu giảm hẳn, một xã hội dân sự bắt đầu hình thành, lớn dần, loang dần, tự khẳng định ngày một rõ, bất chấp sự ngăn cản, lườm nguýt, cay cú của nhóm quan chức trên đỉnh cao quyền lực và một số bộ hạ của họ.
Kỳ họp quốc hội này là cuộc sát hạch nghiêm ngặt đối với 493 đại biểu, xem ai tự coi là đại biểu của nhân dân, ở cơ quan quyền lực cao nhất, giữ lời hứa với cử tri, coi trọng quyền lợi của nhân dân, dám nói thẳng, nói thật điều mình tin là đúng; và ai vẫn là "nghị gật", suốt kỳ họp không nói được một câu nào, một ý nào có ích, ngậm miệng ăn tiền, hay chỉ nói những điều êm tai cấp trên, quay lưng lại nhân dân và cử tri, theo kiểu "sống chết mặc bay, ghế ông ông giữ ! ".
Đây còn là cuộc khảo sát chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu cùng một loạt bộ trưởng có liên quan đến dự án Bauxít, và cuối cùng là cuộc khảo nghiệm sự lãnh đạo của bộ chính trị gồm 15 con người độc quyền cai trị đất nước, trước con mắt quan sát chặt chẽ của toàn dân và cả thế giới.
Qua 10 ngày họp khá sôi nổi, có thể rút ra những nhận xét sốt dẻo gì ?
Trước hết đã có một số đại biểu (ĐB) mạnh dạn lên tiếng về vấn đề Bauxít, một vấn đề mà chính quyền và bộ chính trị muốn tránh né, muốn lẩn như trạch, ngăn cấm không cho báo đài đưa tin, bàn luận suốt 4 tháng ròng; 3 người lên tiếng khá mạnh là các ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng và Dương Trung Quốc. ĐB Thuyết chứng minh dự án không mang lại lợi ích kinh tế mà có thể lỗ rất to nếu tính cả việc làm đường sắt 300 km, từ độ cao 700 mét xuống cảng Kê Gà (tốn 3,1 tỷ đôla); tai họa môi trường do bụi đỏ và bủn đỏ sẽ lưu cữu lâu dài như quả bom bùn 1,5 tỷ tấn; vấn đề an ninh quốc phòng tại "mái nhà của đất nước", giữa vùng chiến lược trọng yếu là Tây Nguyên là cực kỳ hiểm nguy.
.
Cả 3 vấn đề lớn ấy đều chưa có lời giải rõ ràng. ĐB Thuyết chỉ rõ ý định lẩn tránh thảo luận tại quốc hội, lẩn tránh sự giám sát của quốc hội là hành vi "lách luật", nghĩa là hành vi phạm pháp, xấu xa đen tối, không thể chấp nhận được. ĐB Dũng chỉ rõ quyền giám sát của Quốc hội đối với đại dự án Bauxít theo các tiêu chuẩn đã được xác định; quốc hội cần phải vào cuộc, dân chủ bàn bạc, giám sát chặt chẽ từng bước.
.
ĐB Quốc nhận xét báo cáo chính phủ tập trung ứng phó với bão táp kinh tế tài chính là cần thiết, nhưng sao không báo cáo về bão táp ngoài biển đông, quan hệ đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, do đó " báo cáo của chính phủ chưa tương xứng với độ nóng của tình hình thực tiễn ".
Ông chỉ rõ vấn đề khai thác Bauxít hệ trọng, được cả nước quan tâm đặc biệt, chỉ được có "vài dòng lướt qua" trong báo cáo của chính phủ.
.
Ông cũng phê phán : sau 2 ngày quốc hội họp, chính phủ mới gửi báo cáo về vấn đề khai thác Bauxít, lại ủy quyền cho bộ trưởng thương mại thảo và ký,"đó là tư duy đối phó nhiều hơn là nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề ". Ông phàn nàn là Đại tướng Võ nguyên Giáp gửi lá thư thứ 3 cho Quốc hội từ ngày 20, mà nay sau 4 hôm nhiều ĐB vẫn chưa biết; đó là lá thư yêu cầu khẩn thiết ngừng hẳn việc khai thác Bauxít kể cả ngừng việc làm thí điểm, vì hiểm họa rõ ràng về mọi mặt.
.
Cuối cùng (nhân danh nhà sử học) ông mong có dịp trình bày cho chính phủ hiểu rõ lịch sử hình thành của địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Phối hợp với diễn đàn quốc hội, mạng Bauxite Việ
tnam.info đăng ngay bài xã luận
.
Độ tin cậy của một bản báo cáo, chỉ rõ bản báo cáo của chính phủ thiếu thẳng thắn ngay thật, mang tính chất đối phó, lại thiếu chính danh vì giao cho một bộ trưởng thảo và ký, mà bộ trưởng này đang mất uy tín lớn do đã để cho mạng thông tin của bộ này phối hợp với bộ thương mại Trung quốc đưa những thông tin đi ngược lại quan điểm về chủ quyền, lãnh thổ của nước ta (một tội hình sự nặng có thể bị truy tố). Bài xã luận phê phán bản báo cáo dùng luận điệu quanh co, chỉ hứa hẹn mà không có cơ sở, không có sức thuyết phục.
.
Nhân danh các nhà khoa học am hiểu vấn đề, 4 giáo sư tiến sỹ Đỗ Bá Thành, Lê Quốc Thanh, Trần Minh Trí, Hoàng Tâm Quang phản biện toàn diện bản báo cáo của chính phủ (trên mạng BauxiteVietnam info), đánh giá bản báo cáo không ngang tầm hiểu biết khoa học cần thiết, thiếu dẫn chứng kinh nghiệm thực tế, thiếu ứng dụng cụ thể cho địa bàn Tây nguyên, lại còn vi phạm hiến pháp, vi phạm luật pháp, vi phạm trình tự nghiêm chỉnh chuẩn bị, xây dựng, bàn luận, xét duyệt dự án, thiếu đề án tiền khả thi tuyệt đối cần thiết...
.
Trong và ngoài quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phê phán là thiếu coi trọng quốc hội, báo cáo phớt lờ vấn đề nóng hổi ở biển Đông, báo cáo quá sơ sài vấn đề khai thác bauxít, ủy nhiệm một bộ trưởng có vấn đề, thiếu tư cách để thay mặt chính phủ; ông từng hứa với tướng Giáp là chính phủ xin nghe theo lời khuyên ... đê ngay ngày hôm sau nói ngược hẳn lại ! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng bị nhận xét là không nắm được vấn đề, không am hiểu quyền hạn, trách nhiệm của quốc hội.
.
Cho đến tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng bị nêu lên là vì sao một vấn đề trọng yếu chưa được chính phủ quyết định, chưa được quốc hội bàn luận thông qua mà từ năm 2001 đã sớm sủa vội vã đưa một dự án vào bản tuyên bố chung với phía Trung quốc ? Sao lại có sự lộn xộn, không theo phép nước đến vậy.
.
Một loạt bộ trưởng và quan chức bị các đại biểu và công luận điểm danh, như bộ trưởng tài nguyên và môi trường đã chậm thấy thảm họa môi trường ở sông Đồng nai do công ty Vedan gây nên, nay lại không ngang tầm đối với tai họa Bauxít; như bộ trưởng kế hoạch và đầu tư không quản chặt trình tự xây dựng dự án theo luật định; như bộ trưởng lao động ú ớ mù mờ không biết lao động nước ngoài ở mỗi địa bàn là bao nhiêu, bao nhiêu là lao động phổ thông?
.
Có thể nói kỳ họp quốc hội hiện tại mới ở đoạn đầu đã có nhiều nét khác trước. Trước kia,các ông bà nghị chỉ quen vỗ tay và gật. Vì bao giờ bộ chính trị cũng "vô cùng sáng suốt"; bao giờ thủ tướng và cả chính phủ cũng "đúng đắn", "am hiểu sâu sắc tình hình" và có những "quyết định chuẩn xác" làm "xoay chuyển tình thế tốt đẹp".
.
Bao giờ đảng, chính phủ, quốc hội, mặt trận và nhân dân cũng đoàn kết thành một khối thống nhất, vững chắc như bàn thạch(!). Người dân gọi mỗi cuộc họp là một đại hội của các khẩu hiệu học thuộc lòng, tóm tắt là : đảng chỉ tay, mặt trận vỗ tay, quốc hội dơ tay, và kết quả là nhân dân trắng tay và gánh đủ mọi tai ương.
.
Lần này, cuộc họp quốc hội đã không còn như trước. Danh từ "phản biện" xưa kia cấm kỵ, kiêng kỵ, bị gán cho là một danh từ phản động (!), thì nay được công khai lắp đi lắp lại, như một việc làm cần thiết, khoa học, hợp đạo lý, hợp lòng người.
.
Từ nay, các đại biểu có thể công khai nói to rằng : đảng, chính phủ, thủ tướng ... đã phạm sai lầm, đã vội vã, lầm lẫn, đã thiếu trách nhiệm, đã vi phạm hiến pháp, đã vi phạm luật, đã ứng phó, đã đối phó, đã thiếu chính danh, đã không thành thực, đã làm sai ở vấn đề này, ở trường hợp kia, ở điểm cụ thể khác, v.v... và v.v...
.
Sau 10 ngày tập sự dân chủ, còn 20 ngày nữa sẽ ra sao? Vấn đề Bauxite nổi cộm sẽ đi đến kết luận như thế nào, sẽ ngả ngũ ra sao đây ?
Có thể có nhiều khả năng, ở những mức độ khác nhau.
.
Khả năng cao nhất là ngưng hẳn mọi dự án, ngừng cả những thí diểm, chuyển sang đầu tư theo chiều sâu cho phương án Tây Nguyên Xanh, trồng lại rừng, tăng năng xuất cây công nghiệp, mở rộng mạng lưới thuỷ điện vừa và nhỏ, xây gấp đường sá, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, bệnh xá, vườn trẻ, nhà văn hoá...
.
Để dành tài nguyên Bauxite cho tương lai khi đã có đủ tài, đủ tiền để khai thác có lợi nhất. Chỉ có thể đạt khả năng này khi tinh thần độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia được khẳng định mạnh mẽ.
Khả năng thứ hai là có sự nhân nhượng và thoả hiệp - consensus -. Không ngừng hẳn, cũng không làm bằng mọi giá. Phải điều chỉnh kế hoạch hiện tại. Hãm bớt tốc độ một số dự án. Trong khả năng này, có thể có nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ làm thí điểm trong 1, 2 năm trước mắt. Trong khả năng này, cần có sự giám sát chặt chẽ của công luận, của các nhà khoa học sáng suốt để phát hiện những kẽ hở, những mưu đồ làm chui, xé rào, gian xảo. Đây có thể coi là thắng lợi bước đầu của trào lưu dân chủ, của xã hội dân sự đang trên quá trình hình thành.
Khả năng sau cùng là do sự khiếp nhược của bộ chinh trị đối với nước láng giềng, họ sẽ giả bộ lùi để mua thời gian, rồi đâu sẽ vào đấy, với luận điệu là "toàn dân Tây nguyên đều mong muốn " (!), như ĐB Lâm đồng và Đak Nông khẳng định một cách hàm hồ và lạc lõng.
.
Khả năng này sẽ khiêu khích các nhà khoa học sáng suốt và khiêu khích thế lực dân chủ, kích thích sự phản kháng, kích thích sự phát triển của xã hội dân chủ. Bộ chính trị vẫn chỉ coi quốc hội như vật trang trí.
Trong 3 tuần lễ còn lại, đoàn chủ tịch kỳ họp có thể viện cớ bận thông qua quá nhiều luật (như các Luật cơ yếu, điện ảnh, dân quân tự vệ, người cao tuổi, sở hữu trí tuệ, viễn thông, quản lý thuế, di sản văn hoá, khám bệnh chữa bệnh ...) để hạn chế bàn về Bauxít, để tránh né một cuộc bỏ phiếu về ngừng hay tiếp tục các dự án Bauxít; nhưng quốc hội có toàn quyền điều chỉnh thời gian cũng như về nội dung thảo luận và biểu quyết.
Việc bàn về chống tham nhũng sẽ có ít nhiều sóng gió, khi vụ PMU 18 sau 3 năm vẫn lây bây, khi vụ PCI với bị can Huỳnh Ngọc Sỹ còn bị che kín, khi vụ "đề án 112 của chính phủ" tổn phí 247 tỷ đồng đang bị chìm, vụ ăn hối lộ 10 triệu đôla Úc khi in tiền của con ngài cựu thống đốc ngân hàng vừa vỡ lở; người dân chờ xem ông thủ tướng kiêm trưởng ban phòng chống tham nhũng sẽ ăn nói ra sao với các ĐB quốc hội về quyết tâm (!) trị tham nhũng vừa qua của ông.
Trong 3 tuần lễ còn lại của kỳ họp quốc hội, sẽ còn có bao nhiêu, - ít hay nhiều ĐB dám nói lên tiếng nói của chính mình, bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của nhân dân ? đây còn là một ẩn số; ẩn số này có thể tác động đến kết quả cuối cùng của kỳ họp quốc hội, một kỳ họp khá sôi nổi, do bước đầu làm quen với phản biện, mà người dự để quan sát không còn phải ngủ gật dài dài như trước đây.
Bùi Tín - Paris 30-5-2009.
============================================
from TRAN MONG VU included below]
Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 76, phát hành ngày 01-06-2009 và bài xã luận của bán nguyệt san. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị đã hỗ trợ, đón nhận, phổ biến tờ báo, nhất là ngược về trong nước, để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin và mạng lưới xuyên tạc sự thật của Cộng sản.
Ban biên tập Bns
++++++++++++ ++++++
Dân biểu hay đảng biểu? Quốc hội hay đảng hội ?
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 76 (01-06-2009)
Bản “Báo cáo Quốc gia Kiểm điểm định kỳ việc thực hiện Quyền con người”, do Bộ Ngoại giao CSVN tung ra hôm 24-04-2009 vừa qua, viết như sau ở số 8: “Hiến pháp 1992 quy định cụ thể cơ cấu và chức năng của hệ thống Nhà nước Việt Nam. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra với các chức năng lập hiến, lập pháp, hoạch định chính sách phát triển đất nước và giám sát các hoạt động của Nhà nước. Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong đó có Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát và kể cả của Chủ tịch nước đều chịu sự giám sát của Quốc hội”.
Toàn thể Đồng bào VN chẳng còn mấy ai tin vào lời khẳng định láo khoét này. Ngay từ 1954, cái gọi là “Quốc hội” ấy đã là một đám gia nô trong tay đảng CS, được đảng giao cho vai trò gọi là “lập pháp” trong cơ chế “tam quyền phân công” (chứ không phải “tam quyền phân lập” như tại các nước văn minh dân chủ), và chủ yếu có phận sự “giơ tay” sau khi đảng “chỉ tay”! Thái độ bù nhìn này bộc lộ cách rõ nét và ô nhục trong vụ “Công hàm bán nước” do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tự tiện ký năm 1958, dâng cho Trung Cộng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc, tiếp đến qua vụ Hiệp định lãnh thổ do Bộ Chính trị ký năm 1999, dâng cho Trung Cộng gần 1000 km2 đất vùng biên giới, tiếp đến nữa qua vụ Hiệp định lãnh hải cũng do Bộ Chính trị ký năm 2000, dâng cho Trung Cộng trên 10.000 km2 Vịnh Bắc bộ. Nhà báo Bùi Tín, tháng 6-2004, cho biết: “Hiệp ước Việt–Trung về Vịnh Bắc bộ và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong Vịnh Bắc bộ đã được Quốc hội VN thông qua chớp nhoáng trong phiên họp bế mạc. Tin tức chính thức thật là bôi bác : không biết có ai thay mặt Chính phủ trình bày về nội dung và quá trình đàm phán về 2 văn kiện này hay không ? các đại biểu Quốc hội có thảo luận, có ai chất vấn gì không ? chỉ biết chủ nhiệm Ban đối ngoại Quốc hội trình bày sơ lược rồi Quốc hội biểu quyết : 424 thuận, 1 chống và 8 không có ý kiến”. Đặc biệt năm 2003, để giúp đảng cướp gọn gàng và vĩnh viễn đất đai nhà cửa của cá nhân và tập thể ở miền Nam, Quốc hội đã đưa ra Nghị quyết 23/QH11/2003 “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-07-1991”. Cái văn kiện tới nay vẫn còn hiệu lực này quá bất công đến độ chính báo Đại Đoàn kết, cơ quan của Mặt trận Tổ quốc chuyên “vỗ tay”, cũng đã phải chua chát thốt lên : “Quốc hội biết mình đang mắc dân một món nợ!”
Gần đây hơn, thứ Quốc hội bù nhìn này vẫn tiếp tục tỏ ra là đám gia nô vâng lời tối mặt, bất chấp liêm sỉ, bất chấp danh vị “đại biểu nhân dân”. Quả thế, cách đây không lâu, chuyện sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội đã gặp phải sự chống đối của nhiều giới, nhiều ngành. Những phân tích “lợi bất cập hại” của việc sáp nhập này được đưa ra bàn nghị sự và người ta hy vọng Quốc hội sẽ vì dân. Thế nhưng Hà Tây vẫn bị Hà Nội thôn tính bằng chính những cánh tay giơ cao của các ông “nghị gật”, khiến cho vô số người dân bị mất đất đai tài sản. Chuyện xây dựng Hội trường Ba Đình mới cũng từng gây nhiều tranh luận, vì đề án xây tân Hội trường sẽ xâm hại vào khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nơi chứa nhiều di vật vô giá của triều Lý, triều Trần, kẻ thù số một của Đại Hán. Các phản biện đầy tâm huyết của các nhà khoa học, bức thư đầy nước mắt của tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó cũng không ngăn được cánh tay giơ cao của đám “đảng biểu” trong kỳ họp quyết định chọn địa điểm cũ xây nhà Quốc hội mới, và việc này đã khiến Bắc Triều vô cùng hể hả!
Vụ đập Thủy điện Sơn La mới đây bị nhiều vết nứt hết sức nguy hiểm (có vết sâu 6m) cũng từng được các nhà khoa học, những người có tâm huyết với tiền đồ đất nước tiên báo rồi, bởi lẽ công trình này được xây dựng trên một vùng đất có cấu trúc địa tầng yếu. Nếu đập thủy điện vỡ sẽ có khoảng từ 15 đến 20 triệu người phía hạ lưu bị cuốn trôi theo dòng nước. Thế nhưng, vì là “chủ trương lớn của Đảng”, nên công trình đã được Quốc hội thông qua, và vẫn được Quốc hội cho tiếp tục. Đó là chưa kể công trình này đã khiến cho gần 20 ngàn gia đình, với trên 100 ngàn dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác và nay đang sống dở chết dở. Những lời kêu cứu “Quốc hội ơi, cứu dân!” của họ đã rơi vào vô vọng, y như tại Văn phòng II Quốc hội ở Sài Gòn năm 2007.
Thời sự hơn cả là chuyện bauxite. Trong “Kiến nghị về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên” viết ngày 12-04, sau khi đề xuất: “1- Phải đưa vấn đề dự án bauxite TN ra trước Quốc hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc hội quyết định; 2- Dự án bauxite TN phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp”, các nhà trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước ký tên còn khẩn thiết viết: “Kính mong Quốc hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó”. Tiếp đến, ngày 30-04, Nhóm Kiến nghị lại gởi “Thư ngỏ thứ nhất cho các Đại biểu Quốc hội”, cũng với những lời chân tình: “Thư ngỏ này… nhắc nhở quý vị là những nhà lập pháp rằng một việc làm dù nhỏ nhặt, một lần giơ tay biểu quyết dù vẫn ngập ngừng của quý vị, đều là một viên đá lót đường để Dân tộc ta, Tổ quốc ta chắc chắn có cơ may ngẩng mặt nhìn ra năm châu thế giới. Điều trái ngược lại sẽ là cái chết được báo trước, không thể là gì khác ! Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị hãy xem xét kỹ lưỡng toàn bộ chủ trương khai thác bauxite ở TN và pháp chế hoá vấn đề này”. Đến Thư ngỏ thứ 3 “Gởi các đại biểu Quốc hội khóa 12” viết ngày ngày 17-05, lời lẽ lại còn tha thiết hơn nữa: “Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật…
Chúng tôi kêu gọi quý vị đại biểu tại kỳ họp này hãy đưa vấn đề bauxite TN đặt lên bàn nghị sự và đi tới một nghị quyết có tính toán toàn diện đến việc khai thác bauxite ở TN; cụ thể là: a- Yêu cầu Chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin hiện đang có tại đây cũng như mọi nơi khác trên lãnh thổ chúng ta… b) Thành lập một Ủy ban nghiên cứu đường hướng phát triển kinh tế cho TN với sự hợp tác của nhiều lãnh vực chuyên môn và giữa các nhà trí thức trong và ngoài nước…
Quý vị là đại biểu Quốc hội, tức là thành viên của một tổ chức quốc gia tiên tiến, một hình thức tổ chức đã được thử thách trong nhiều thế kỷ qua… Phần lớn quý vị cũng lại là đảng viên đảng CSVN, xin quý vị hãy giữ thanh danh và thể diện cho chính đảng đó để hành động có ích nhất cho dân tộc Việt Nam đã đau khổ quá lâu!”.
Thế nhưng, cái Quốc hội ấy đã phản ứng thế nào? Trước hết hãy xem Thư phúc đáp từ Ủy ban Pháp luật Quốc hội đề ngày 8-5 gởi cho 135 trí thức ký Kiến nghị. Một bức thư đã làm cả nước lắc đầu ngao ngán và hết sức công phẫn. Với nét chữ viết nguệch ngoạc chứng tỏ một trình độ cỡ… tiểu học, bức thư có 3 lầm lẫn nghiêm trọng: 1- Không gửi nhầm địa chỉ, nhưng ghi sai tên người nhận, từ Gs Nguyễn Huệ Chi trở thành Bà Gs Nguyễn Thị Huệ; 2- Kiến nghị ghi ngày 12-04-2009 lại bị sửa thành 21-04. 3- Kiến nghị về vấn đề đại dự án Bauxite gửi đến Chủ tịch Quốc hội lại bị cho là thư khiếu nại… Vô tâm, vô học hay khinh bỉ, khinh thị trí thức như “cục phân” theo kiểu Mao Hồ?
Chưa hết, tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều 18-5 giới thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5 khóa XII, ông Trần Đình Đàn, chủ nhiệm Văn phòng, đã tuyên bố “chắc như cua gạch” rằng Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bauxite... Trước đó, một đại biểu quốc hội khác cũng quái dị không kém là Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 7-5, nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lấy tư cách thủ tướng, ông thay mặt Chính phủ đến thăm cụ Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng, leo lẻo hứa là sẽ “tiếp thu” những ý kiến của cụ. Hôm sau, với tư cách đại biểu Quốc hội, ông lại nói leo lẻo trước cử tri Hải Phòng về quyết tâm khai thác bauxite!
Trong những ngày này, Quốc hội đang họp, nhưng theo nhà báo Bùi Tín, trong số 496 “đại biểu”, chỉ có 3 người lên tiếng khá mạnh là các ông Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng và Dương Trung Quốc. Họ chứng minh dự án không mang lại lợi ích kinh tế mà có thể lỗ rất to, gây tai họa môi trường do bụi đỏ và bùn đỏ, đe dọa an ninh quốc phòng tại “mái nhà của đất nước”; họ yêu cầu Quốc hội cần phải vào cuộc, bàn bạc dân chủ, giám sát chặt chẽ từng bước; họ nhận xét báo cáo Chính phủ tập trung ứng phó với bão táp kinh tế tài chính nhưng lại không lưu ý đến bão táp ngoài biển Đông, quan hệ đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ…
Thế nhưng, với chuyện đảng viên chiếm 90% số ghế Quốc hội, với chuyện Quốc hội từ xưa tới nay hầu như chỉ có những thành tích bất hảo, phản dân hại nước, chỉ toàn những thái độ lụy đảng tối mặt, khinh dân trắng trợn như đã kể trên kia, thì ai cũng thấy rõ rằng đây chỉ là những đảng biểu (đảng biểu sao làm vậy) hơn là dân biểu, là Đảng hội hơn là Quốc hội đúng nghĩa. Dù mang tiếng đại biểu của dân, nhưng họ nghĩ tới dân thì ít, mà nhìn những lãnh đạo cao cấp của đảng vốn cũng là đại biểu Quốc hội, như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và toàn thể Bộ chính trị để còn chiều ý... thì nhiều.
Bộ Chính trị là thủ trưởng cao nhất của họ, quyết định địa vị, thu nhập, sinh mệnh của họ. Họ được lọt vào Quốc hội là do ân huệ của đảng, nên họ sợ đảng, chứ đâu có cần sợ dân ! Thành ra vụ bauxite không hy vọng gì được Quốc hội làm theo ý dân!!! Chỉ có một Quốc hội được bầu qua một thể chế tự do dân chủ mới làm theo ý dân và mới chịu trách nhiệm trước dân hoàn toàn!
BAN BIÊN TẬP
__._,_.___
Attachment(s) from TRAN MONG VU
======================================================
========================================================
Kính thưa quý vị
Kết thúc vụ kiện của Nhật báo Người Việt, chấm dứt việc biểu tình Wednesday, May 27, 2009
Đấy là tựa đề của một bài báo trên tờ Nhật Báo Người Việt xuất bản vào thứ Tư ngày 27 tháng 5 năm 2009. sau khi bọn người đánh mất con tim và mất luôn cả trí não, bước ra khỏi cổng một Tòa Án. Vì thiếu con tim và mất trí não nên bọn người này đã đem " CÔNG LÝ " ở tòa án ra diễm dịch mà không hề tôn trọng sự thật của " Công Lý " .
Khi bọn người này đã không tôn trọng sự thật của " Công Lý " thì họ còn TÔN TRỌNG điều gì nữa đâu ? Xin thưa quý vị .
Dưới chế độ Cộng Sản nhất là Cộng Sản Việt Nam hiện nay, chúng bẻ cong cái gọi là Công Lý mà chính chúng đặt ra, đôi khi chúng bị hố không bẻ cong được thì BỊT MIỆNG, hình ảnh LM Nguyễn văn Lý đã bị bịt miệng trước tòa là một tỉ dụ. Bọn tay sai Cộng Sản đang hoạt động trên đất nước TỰ DO này cũng áp dụng một xão thuật tương tự như vậy đó quý vị ạ.
Nói nhiều không bằng xin quý vị xem hình ảnh vẫn tiếp tục Biểu Tình Chống Báo Người Việt nhục mạ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, lá cờ biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do của Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản trên khắp thế giới, cho đến khi nào nhật báo NGƯỜI VIỆT CÔNG KHAI XIN LỖI về việc làm tồi tệ của họ là vé lá cờ Vàng vào trong chậu rữa chân !
Nếu báo Người Việt bảo rằng họ đã xin lỗi cộng đồng Người Việt Tỵ Nạm Cộng Sản thì báo Người Việt chỉ cần trước nhất dùng tờ báo của chính mình đăng lên lại bài báo có Lời Xin Lỗi bằng một bản copy có đầy đủ : số báo... thứ...ngày tháng và năm, trang số... ? và đồng thời gởi đến các cơ quan truyền thông, truyền hình và báo chí khác để nhờ phổ biến , đăng tải lại. Tôi nghĩ họ sẽ vui lòng giúp loan báo và đăng tải FREE, chứ không phải tốn tiền như tiền luật sư phí đã bỏ ra trong hơn một năm rưỡi vừa qua, để cố BỊT MIỆNG 3 chiến sĩ của TỰ DO tranh đấu cho một Tổ Quốc Việt Nam một Dân Tộc Lạc Hồng thoát khỏi gông cùm dưới chế độ thống trị TÀN BẠO VÔ NHÂN vô tiền khoáng hậu trong suôt chiều dài lịch sử của Dân Tộc Việt !
Ba chiến sĩ của Tự Do, họ có thiệt thoài trước Tòa nhưng họ đã không khiếp sợ như một kẻ phạm tội, trái lại họ đã ưởng ngực, ngẫn cao đầu nhìn thẳng mặt...luật sư đối đáp hùng hồn bằng lý lẽ của CON TIM CHÍNH NGHĨA : I loss my country, I loss my mother, I loss everything . . . Tôi mất Tổ Quốc, tôi mất người mẹ ruột … Cộng Sản chiếm đất nước tôi, bắt giết mẹ tôi, bắt cha tôi nhốt vào tù… tôi mất tất cả nhưng thứ quý giá nhất đó trong đời tôi, thì tất cả mọi thứ khác còn có nghĩa gì đối với tôi, tôi không cần . . . sao ông lại hỏi tôi câu đó. NK đã nghẹn ngào và nất lên từng hồi để trả lời một câu hỏi của LS đã chạm vào nỗi đau thương không bao giờ nguôi trong tâm can của một người trai trẻ bị MẤT MƯỚC mất quê hương, mất MẸ HIỀN yêu thương, chết thảm dưới tay bọn đao phủ thủ là tập đoàn Cộng Sản HÀ Nội.
Thưa quý vị, tôi đã thực sự rơi lệ khi dự khán phiên tòa. Rơi lệ vì xúc động sung sướng bởi những tiếng nói bất khuất nêu cao chính nghĩa cho cuộc chiến đấu vì Tự Do, Đân Chủ và Quyễn Làm Người của Dân Tộc Việt Nam đang bị bè lũ đảng Cộng Sản tuớc đoat! Họ đã cho người " NGOẠI QUỐC " thấy được rằng người Việt Nam đến xứ sở này không phải CHỈ VÌ MIẾNG ĂN và làm cho bọn chỉ vì miếng ăn mà ngồi gục mặt đó quý vị ạ .
Trước đây tôi đã viết một bài hồi ký tựa đề PHIÊN TÒA BÊN CỔ QUAN TÀI tường thật lại một phiên Tòa Án Nhân Dân, Cộng Sản xét xử 2 sĩ quan QLVNCH, 2 người bạn của tôi trong trại tù cải tạo Suối Máu Hố Nai Biên Hòa.. . Chấm dứt phiên tòa buổi sáng, một trong 2 người bạn của tôi bị bản án tử hình, lập tức bọn đao phủ thủ lôi người bạn tôi ra pháp trường một nơi không xa vị trí xữ án, là một ụ đất có cắm sẳn cây cọc sát ấp chiến lược, chúng thi hành ngay bản án. Loạt tiếng súng của bọn đồ tể vang lên thì cũng là lúc lập tức HỒN THIÊNG SÔNG NÚI theo một luồn mây đen mù từ phía nóc Giáo Đường Hố Nai kéo tràn qua trên đầu người bạn tôi tại pháp trường rước linh hồn người Tử Sĩ, vụt ngang vào trại tù rồi dần dần BỐC LÊN CAO đi thẳng vào không trung vô tận, đúng vào giờ Ngọ ( 12 giờ trưa ) ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch năm Bính Thìn ( 1976). ” Hồn Tử Sĩ gió ù ù thổi . . ! đưa hồn Anh vào cỏi thiên thu ! “ .
Lúc đó tôi đứng lặng người và thầm nguyện trong lòng : XIN CHO TÔI MỘT PHÚT TỰ DO TÔI SẼ VIẾT LÊN TỘI ÁC NÀY CỦA CỘNG SẢN . Năm 1990, đến được bến bờ Tự Do (HO1) sau 10 năm trong ngục tù cải tạo, năm 1993 tôi đã viết lên tôi ác đó của Cộng Sản trong thiên hồi ký với tựa đề nói trên.
Sở dĩ tôi dung tiêu đề : Phiên Tòa Bên Cổ Quan Tài vì bọn cộng sản khi thiết lập phiên tòa gọi là Tòa Án Nhân Dân Chúng đã để sẳn 2 cổ Quan Tài tại vị trí xử án ngoài trời !!!
Xin Ơn Trên cho tôi sức khỏe, tôi cũng sẽ ngồi viết lại đoạn hồi ký: Kẻ Đánh Mất Con Tim Trước Phiên Tòa , để cống hiến quý vị.
Đồ Bàn Chế
----- Original Message -----
From:
tien ngo
To: Phuc Luu ; tthanhb2@yahoo.com ; dobanche@att.net
Cc: ngodoantien@sbcglobal.net ; Vinh Xuan Nguyen
Sent: Sunday, May 31, 2009 7:04 PM
Subject: NHO CHUYEN GAP Hinh Bieu Tinh 05/31/09
Kinh Goi Qui Vi nhung hinh anh bieu tinh truoc nhat bao Nguoi Viet va doc theo duong Bolsa,Moran,
Thay mat doan bieu tinh tu phat,
Ngo Doan Tien N
Biểu Tình Chống Báo Người Việt Nhục Mạ Cờ Vàng vẩn Tiếp Tục , Hình ảnh ngày 31 thang 5 nam 2009
Trở về đầu trang
===========================
====================================
Sự khác nhau giữa Dân chủ và Tự do
HÀ SĨ PHU
Hai khái niệm Tự do ( Liberty) và Dân chủ (Democracy) xưa nay thường được hiểu là tương tự, hoặc ít ra thì cũng rất gần nhau, theo hướng giải phóng con người. Quả thực, trong các nước dân chủ phương Tây thì hai yếu tố ấy cũng bện chặt vào nhau để tạo nên một nền Dân chủ - Tự do (liberal democracy). Hầu hết chúng ta đều hiểu Dân chủ và Tự do là hai yếu tố biến thiên cùng chiều như một cặp bài trùng. Vì thế cũng không ai mổ xẻ tách bạch sự khác nhau giữa hai khái niệm ấy làm gì.
Song thực tiễn chính trị đã khiến cho hai từ Dân chủ và Tự do buộc phải được hiểu môt cách chính xác hơn (nhưng vẫn cùng chiều), rồi thật bất ngờ, dưới bàn tay nhào nặn khéo léo của một số nhà chính trị ở một số quốc gia, Dân chủ và Tự do không bện chặt vào nhau nữa, chẳng những rời nhau ra mà có thể còn chống lại nhau. Từ đó hình thành và phát triển những hệ thống chính trị Dân chủ- nhưng không Tự do (illiberal democracy).
“Nhiều chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, thậm chí các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, lại càng bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và những tự do căn bản của người dân”.
Sự phát hiện điều nghịch lý và khái quát thành lý luận này của Fareed Zakaria, một nhà báo, nhà triết học chính trị với vốn sống chính trị phong phú, thuộc số những nhà trí thức hàng đầu có nhiều ảnh hưởng nhất hiện nay [1], theo tôi là một phát kiến rất lớn, mặc dù nhiều học giả của thế kỷ 18 và 19 cũng đã bắt đầu “nhìn thấy trong Dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho Tự do”.
Thật vậy, Dân chủ trước hết và chủ yếu được hiểu là quyền làm chủ của dân, là sự can dự của dân vào quá trình hình thành bộ máy cai trị. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, bộ máy cầm quyền do lá phiếu của người dân bầu ra, không ai áp đặt, chúng ta gọi quốc gia đó là dân chủ.
Còn Tự do, theo nghĩa truyền thống và thường được hiến định, là các quyền tự nhiên, bất khả nhượng nên còn gọi là Tự do hiến định (constitutional liberalism), nhằm bảo vệ tính độc lập tự chủ và nhân phẩm của con người trước những chèn ép về chính trị, xã hội, tôn giáo và những cái khác.
Nếu muốn coi Dân chủ cũng là biểu hiện của Tự do thì đó là Tự do chính trị, còn quyền Tự do hiến định chính là Tự do dân sự; một đằng tạo ra chính quyền, một đằng không ngừng chỉnh lý, khống chế chính quyền ấy. Vì Tự do là nền tảng, Dân chủ là thượng tầng nên quan hệ giữa Tự do và Dân chủ là quan hệ hầu như một chiều :
Chủ nghĩa Tự do hiến định dẫn đến Dân chủ, nhưng Dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Gốc nào thì quả ấy, cho nên “Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị” (Zakaria).
Nếu vội vàng tạo lập Dân chủ nơi chính quyền trong khi chưa giành được những quyền tự do dân sự trong dân chúng thì đó là thứ Dân chủ không có gốc, nó dễ dàng trở thành phản bội .
Chúng ta vẫn thường nghĩ một cách đạo đức và đơn giản rằng: sự cảnh giác chỉ cần khi chính quyền đối lập với nhân dân, chứ khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. Xin thưa, Alexandr Lukashenko sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus một cách dân chủ với đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994, khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, thì chính nhà độc tài này đã tuyên bố “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân !”.
Cũng đừng tưởng rằng khi người cầm quyền do dân bầu ra mà chống lại tự do của dân thì dân sẽ không bầu nữa. Trái lại có thể dân vẫn bầu, mà còn bầu với số phiếu cao nữa kia !. Bởi nếu những quyền tự do hiến định không được thực hiện thì những thủ thuật để chiếm lòng dân, để tạơ sức mạnh của số đông, để dân lại tiếp tục bầu là điều không khó khăn gì.
Đối với pháp trị, lòng tin dễ thành thuốc độc, bởi tinh thần căn bản của luật pháp là dựa trên sự nghi ngờ. Khi đã cố xây dựng lòng tin làm cẩm nang, làm tiên đề để điều hành xã hội thì luật pháp sẽ bị vận dụng méo mó, sẽ mất hiệu năng và đó là mầm mống bành trướng của quyền lực tuyệt đối.
Sau một diễn tiến Dân chủ thường tạo được lòng tin, nhưng lòng tin lại gây mất cảnh giác nơi dân chúng và là mảnh đất phát sinh lạm quyền, rồi sự lạm quyền sẽ quay lại chống Tự do. Con đường Dân chủ chống lại Tự do cứ khép một đường vòng như vậy. Đừng bao giờ quên rằng khi có quyền trong tay người ta có thể biến thành một người hoàn toàn khác. Chỉ trong một xã hội có Tự do dân sự vững chắc thì sự tha hoá của quyền lực mới được kiềm chế và đường vòng phản hồi chống dân chủ kia mới có khả năng ngăn chặn. Biết đặt sự nghi ngờ lên trước để xử lý thì lòng tin sẽ đến theo sau.
Bằng con mắt tinh tường và với một quan điểm lý luận có hệ thống, Zakaria đã điểm mặt những vùng địa lý chính trị, nơi nào có Dân chủ-Tự do điển hình, nơi nào tuy chưa thật dân chủ nhưng lại có Tự do, ngược lại nhiều nơi chưa có Tự do nhưng lại được xếp vào nước có Dân chủ…
Đặc biệt ông đã nhận ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu thế Dân chủ phi Tự do (illiberal democracy), như một lối thoát được ngụy trang rất khôn ngoan của những chính quyền cố giữ cho được sự cai trị độc đoán trước một trào lưu dân chủ toàn cầu không thể chống lại. Những chính quyền ở Peru, Palestin, Sierra Leon, Slovakia, Kazakstan, Kyrgystan, Pakistan, Belarus,… và những nhân vật chính trị như Boris Yeltsin, Alexandr Lukashenko, Alberto Fujimori, Carlos Menem, … là những ví dụ điển hình (khi ấy là năm 1997, sau này phải kể thêm Vladimir Putin ). Theo Zakaria thì lúc ấy một nửa số các quốc gia đang dân chủ hoá lại là các chế độ Dân chủ phi tự do (illiberal democracy).
Trước sự trỗi dậy của xu thế có Dân chủ nhưng không có Tự do như thế dân Việt Nam phải làm gì để khỏi sa vào?
Chính trị cũng như thị trường, chẳng qua cũng một Quy luật cung cầu chi phối cả. Có “cầu’ ắt có “cung”, và thế nào cũng xuất hiện bọn “cung đểu” (bọn làm hàng giả), quy luật cạnh tranh sinh tồn vốn tiềm tàng tính “bất thiện” như thế. Nhân dân cần Dân chủ và Tự do ư ? (và nghĩ rằng hai thứ đó giống nhau), thì sẽ có giới cầm quyền đứng ra nhận thoả mãn nhu cầu ấy. Nhưng đối với giới cầm quyền thì món hàng Dân chủ có “giá thành” rẻ hơn lại ít nguy hiểm hơn so với Tự do, nên họ cứ trưng cái nửa Dân chủ ra trước đã. Nếu dân là người tiêu dùng hồn nhiên, gặp kẻ tiếp thị có nghề là “bập” vào ngay. Thế là dân hoan nghênh, dân bầu ngay, tín nhiệm ngay, rất tự giác, rất dân chủ.
Nhưng như thế là “thượng đế” bị sa bẫy rồi, cái bẫy có tên là Dân chủ phi Tự do!. Khi cái ghế quyền lực đã “đúc bê tông” thì số phận cái nửa Tự do kia sẽ thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải” !
Chỉ khi nào dân trí đã khôn, đã từng trải, mới biết “nắm đằng chuôi”, mới biết khước từ món “mì chính trị ăn liền” thường rất đậm đà màu sắc địa phương, mà đòi cho được quyền Tự do hiến định, tức Tự do dân sự như dân các nước văn minh được hưởng. Điều tưởng như rất bình dị này mới chính là sản phẩm quốc tế chất lượng cao, đã được lịch sử kiểm định ! Người khôn ngoan không đòi ngay con cá mà cố giành lấy chiếc cần câu chính là như vậy.
Trong lúc tôi đang băn khoăn, thai nghén những ý tưởng về chủ đề này thì may mắn thay, cùng một lúc tôi được đọc hai tài liệu cùng của Fareed Zakaria. Một cuốn
Tương lai của Tự do (The Future of Freedom) do trang mạng X-café dịch và đăng nhiều kỳ. Một bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” do Phạm Hồng Sơn dịch và Mai Thái Lĩnh hiệu đính (và được phép chính thức của tạp chí Foreign Affairs) . Bài tiểu luận này viết năm 1997 chính là nòng cốt để tác giả phát triển thành cuốn The Future of Freedom năm 2003.
Với những độc giả không có nhu cầu tìm hiểu rộng và chi tiết, chỉ cần nắm được luận điểm chính và những ví dụ điển hình, tôi nghĩ đọc bài tiểu luận Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do là thích hợp, trong đó tác giả trình bày ý tưởng một cách ngắn gọn, xúc tích và sắc xảo.
Xin chân thành cảm ơn cả hai dịch giả của hai tác phẩm nói trên .
Hà Sĩ Phu (Tháng 5-2009)
[1] Fareed Zakaria là một nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sinh năm 1964 tại thành phố Mumbai (tên cũ là Bombay) thuộc bang Maharashtra - Ấn Độ, trong một gia đình Hồi giáo. Cha ông là Rafiq Zakaria (1920-2005), một học giả Hồi giáo và là một chính trị gia của Đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress).
Mẹ ông, Fatima Zakaria, đã có thời là biên tập viên của tuần báo Times of India (Thời báo Ấn độ). Sau khi học trung học tại Ấn Độ, Zakaria du học tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Cử nhân (B.A.) tại đại học Yale và lấy bằng tiến sĩ chính trị học (Ph.D. in Political Science) tại đại học Havard – nơi đây ông được hướng dẫn bởi các vị giáo sư chính trị học nổi tiếng như Samuel P. Huntington và Stanley Hoffmann. Ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 2001.
Sau khi tham gia một công trình nghiên cứu của Đại học Havard về chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ, Zakaria trở thành biên tập viên điều hành (managing editor) của tạp chí Foreign Affairs (Các vấn đề đối ngọai) và giữ chức vụ này trong 7 năm (từ năm 1993 đến năm 2000).
Tạp chí này là một tập san chuyên đề bàn về các quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, được phát hành hai tháng một lần bởi Hội đồng về Các quan hệ đối ngoại (
Council on Foreign Relations, CFR) .
Tháng 10 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm tổng biên tập (editor) của tạp chí Newsweek International (tức ấn bản quốc tế của tạp chí Newsweek). Với chức vụ này, ông chịu trách nhiệm trông nom các ấn bản tiếng Anh ở hải ngọai của tờ tạp chí nổi tiếng này, được phát hành khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông với trên 3 triệu ruỡi độc giả.
Ngoài nhiệm vụ đó, ông còn thường xuyên viết bài cho các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, và New Republic, v.v…Ông còn cộng tác với nhiều đài truyền hình nổi tiếng như PBS (2005-2007), ABC (2002-2007) và CNN (từ tháng 6 năm 2008). Không chỉ là nhà báo, Zakaria còn là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như:
The Future of Freedom (Tương lai của Tự do, 2003) và The Post-American World (Thế giới hậu - Hoa Kỳ, 2008).
Năm 1999, tạp chí Esquire vinh danh ông là «một trong 21 nhân vật quan trọng của thế kỷ 21». Năm 2007 ông được các tạp chí Foreign Policy và Prospect xếp vào danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu được nhiều người biết đến của thế giới. Tháng 1 năm 2009, tạp chí Forbes xếp Zakaria vào danh sách 25 nhà tự do (liberals) có ảnh hưởng nhất trong giới truyền thông Hoa Kỳ.
Bài báo “Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi-tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) công bố trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng 11 năm 1997 là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất của Zakaria.
(Tư liệu do nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh cung cấp)
__._,_.___
Trở vể đầu trang
============================================
===========================================================
Thói hèn muôn thuở Lê Minh
Tuần vừa qua, trong 3 ngày liền, Tòa Án Nhân Dân TP.Hà Nội đã xử 2 vụ án giết người. Vụ thứ nhất xử hết 2 ngày (28 & 29/05) là vụ xử 2 bị cáo là công dân Trung Quốc can tội giết 1 kỹ sư Việt Nam trên đường phố Hà Nội; Vụ thứ hai là vụ xử một ông Phó thôn cùng 7 thanh niên đánh chết 2 người, nhưng cũng chỉ xử vỏn vẹn trong 1 ngày (30/05).
Chuyện xử án giết người như thế này thì cũng như biết bao vụ án xảy ra trên đất Việt Nam hằng ngày hằng giờ. Thế nhưng giữa hai vụ giết người điển hình này, được xử cùng một thời điểm, có nhiều điểm giống và khác biệt đến “lạ thường”, cần được xem xét rõ. Chỉ cần nhìn sơ qua thì cũng thấy ngay những điều lạ thường.
Chi tiết của vụ án “Phó thôn đánh chết người vì nghi trộm chó”
Chuyện xảy ra đêm 9/9/2008. Vì nghi 2 thanh niên lạ đang đi trên xe gắn máy vào thôn, là kẻ ăn trộm chó trong thời gian vừa qua, nên ông phó thôn hô hoán toán thanh niên dân phòng đang tuần tra chặn đánh. Mặc dầu hai thanh niên này kêu oan, nhưng đã bị cả nhóm “hội đồng” vụt roi gậy đấm đá liên tục, khiến hai thanh niên này tử vong. Sau trận đánh “hội đồng”, cả nhóm bỏ đi để mặc hai thanh niên kia nằm quằn quại trên mặt đất. Những cú đá, đánh đấm đó đã dẫn đến cái chết của hai thanh niên kia.
Như vậy là từ khi xảy ra vụ án cho đến khi xét xử là gần 9 tháng.
Chi tiết của vụ án “2 người Trung Quốc đánh chết người”
Chuyện xảy ra vào đêm 29/6/2008, khi anh Nguyễn Văn Hà đi xe máy chở anh rể là anh Phùng Lưu Trung (33 tuổi, là kỹ sư xây dựng) xuống quận Thanh Xuân.
Khi đến ngã ba đường Lương Thế Vinh - Nguyễn Trãi (địa phận phường Thanh Xuân Nam) thì xảy ra cọ quẹt nhỏ với một nhóm đi trên 3 chiếc xe gắn máy vượt đèn đỏ. Đó là hai thanh niên Trung Quốc tên là Zheng Mao Guang (17 tuổi) và Chen Jian Mei (21 tuổi), cùng một thanh niên Việt Nam. Sau vài lời qua tiếng lại thì nhóm 2 thanh niên Trung Quốc này đã nhổ nước bọt xuống đất và bất ngờ nhảy vào đấm đá anh Trung và em vợ túi bụi. Người em vợ thì thoát thân, trong khi đó hai thanh niên này tiếp tục đổ dồn trận đòn lên người anh Trung.
Như chưa hả dạ cơn đấm đá, hai tên say máu kia đã cầm chân nhấc bổng anh Trung lên rồi dộng đầu xuống nền đường. Cú đập đầu này là đòn chí mạng kết liễu đời anh Trung vì chấn thương sọ não quá nặng.
Như vậy là từ khi xảy ra vụ án cho đến khi hoàn tất hồ sơ và xét xử là hơn 11 tháng.
Những cái giống và khác nhau giữa 2 vụ án
Tuy cả 2 vụ án đều có cái giống nhau là có ý đả thương, đưa đến tử vong, nhưng lại có nhiều cái khác biệt. Vụ thứ nhất, 2 bị can là 2 thanh niên Trung Quốc can tội giết người Việt ngay trên đất Việt, trong khi vụ thứ nhì là người Việt giết người Việt.
Tuy cũng là cố ý đả thương, đưa đến tử vong, nhưng các bị can người bản xứ trong vụ án thứ nhì đã nhận những bản án nặng nề, trong khi đó 2 bị can người Trung Quốc thì nhận một bản án nhẹ hơn nhiều.
Mức án tuyện phạt hôm 30/09 dành cho các bị can trong vụ án “Phó thôn đánh chết người vì nghi trộm chó” là:
Ông phó thôn Lê Công Tôn: 20 năm tù ở, vì là kẻ chủ mưu. Trong khi đó, các thanh niên trong nhóm như Nguyễn Văn Tiến lãnh nhận 18 năm; Lê Quang Triều 17 năm; và bị các còn lại như Lê Đức Viện, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Doãn Như, Lê Đức Xá và Nguyễn Bá Tùng đều phải lãnh nhận từ 12 năm đến 16 năm tù ở về tội giết người.
Như vậy tổng số năm tù cho cả nhóm là 130 năm tù ở, hoặc trung bình cho mỗi đầu người là hơn 16 năm tù.
Trong khi đó, bản án dành cho 2 quý tử Trung Quốc giết người là 5 và 6 năm tù ở, vị chi 5 năm rưỡi cho mỗi tên sát nhân. Như vậy mức án khác biệt nhau đến gấp 3 lần!
Đối với bản án thứ nhì, Tòa Án Nhân dân TP.Hà Nội đã xử “đúng người đúng tội” các bị can người Việt Nam theo Điều 93 (Tội giết người) của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, nhưng trong bản án thứ nhất lại để “lọt người lọt tội” đối với 2 cậu quý tử người Trung Quốc.
Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy? Phải chăng đây là một vụ án “nhạy cảm” và mức án là do nể nang sự can thiệp của các viên chức ngoại giao từ Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Hà Nội? Hay là do chỉ thị từ trung ương, không muốn làm sứt mẻ “tình anh em đồng chí”, hay “16 chữ Vàng”?
Không chỉ dừng ở đó, mà còn nhiều cái lạ đời khác nữa. Vào tháng 7 năm ngoái, khi vụ án xảy ra thì cùng một lúc có nhiều tờ báo lớn nhỏ trong nước đua nhau đăng tải. Thế nhưng sau khi xử vụ án “nhạy cảm” này vào tuần qua thì chỉ có một tờ báo lớn là VNExpress đưa tin, mà cũng chỉ đưa một mẫu tin ngắn gọn, nhằm tránh gây “kích động”. Riêng báo CAND của Bộ Công An, là tờ báo có đầy đủ tin về các vụ án, thì năm ngoái đã đưa tin liên tiếp trong 2 ngày 9/07 và 10/7/2008, nhưng nay thì .... im re “như không có gì xảy ra”.
Tên sát nhân Zheng Mao Guang 17 tuổi
Cũng có một điều lạ nữa là vào thời điểm xảy ra vụ việc hai tên sát nhân Trung Quốc đã ngang nghiên đánh người Việt Nam ngay trên đường phố Hà Nội, nơi có đông người qua lại, mà chẳng thấy có ai dám nhảy vào can gián, chứ chưa nói đến chuyện vì bất bình và tự ái dân tộc, nhảy vào để dạy cho hai tên sát nhân một bài học.
Với mức án trời ơi đất hỡi như vậy, cộng thêm vào tài “chạy án” và sự can thiệp ngoại giao của các quan chức Trung Cộng, và dịp “Đặc Xá” đầu năm thì có lẽ sang năm hai cậu quý tử Trung Quốc này sẽ ăn Tết ở quê nhà.
Oan uổng thay cho cái chết của anh Trung, vì anh là một kỹ sư xây dựng còn trẻ, chết đi khi tuổi đời mới 33 tuổi, tương lai còn dài. Từ nay vợ con anh mất đi chỗ nương tựa, bơ vơ giữa một xã hội dững dưng thờ ơ đến độ lạ thường.
Chung quy, tất cả cũng chỉ vì cái thói hèn muôn thuở của các “đỉnh cao trí tuệ”. Ôi đau đớn làm sao!
================================================
========================================================
THONG TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
Email: tapchidanvan@yahoo.de
TCDV vừa nhận được bản tin sau đây từ trong nước gởi cho Toà Soạn TCDV, chúng tôi xin chuyển lên các Diễn Đàn và kính nhờ Quý Vị nhận được phổ biến thật rộng rãi BẢN TIN này. Chân thành cám ơn quý vị.
Germany, 02.06.2009
Chủ Nhiệm TCDV,
LÝ TRUNG TÍN
Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web:
http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406@gmail.com
Lời kêu gọi Đồng bào và Quốc tế
đòi hỏi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng các cuộc gặp gỡ giữa khách quốc tế với các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam
Kính gửi:
‒ Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
‒ Cộng đồng thế giới dân chủ.
Trong những năm qua, có nhiều phái đoàn và khách quốc tế đến Việt Nam để tìm hiểu và đối thoại với Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về các vấn đề dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo… Họ từng đề nghị với nhà cầm quyền CSVN để cho họ gặp gỡ những cá nhân và tổ chức nằm ngoài hệ thống công quyền mà chuyên đấu tranh cho nhân quyền dân chủ. Các phái đoàn và chính khách ấy đến từ các nước châu Âu, châu Úc, châu Mỹ,… Họ là những nhà ngoại giao, đại biểu Quốc hội, viên chức Chính phủ, phóng viên báo chí hoặc thành viên của những Tổ chức Nhân quyền quốc tế …
Cụ thể, trong tháng 5-2009 đã có những cuộc gặp gỡ giữa:
+ Ông Michael Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cộng sự viên với bác sĩ Nguyễn Đan Quế và kỹ sư Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn.
+ Phái đoàn Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) do ông Michael Cromartie, Phó chủ tịch hướng dẫn, với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Lê Quốc Quân, giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Nguyễn Văn Đài đang bị giam giữ tại nhà tù Ba Sao (Nam Hà); bác sỹ Nguyễn Đan Quế, hòa thượng Thích Quảng Độ, thượng tọa Thích Thiện Minh, phái đoàn Phật giáo Hòa Hảo tại Sài Gòn, Giáo xứ Sơn La v.v…
Những cuộc gặp gỡ đó một mặt đã giúp cho các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức, Cơ quan tại các nước trên nắm được cách cụ thể tình trạng nhân quyền tại Việt Nam; cho họ có những cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách hay xác định thái độ đối với Việt Nam. Mặt khác, những cuộc gặp gỡ đó chứng tỏ sự quan tâm ngày càng cụ thể và sâu sắc của thế giới dân chủ tự do đối với công cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam cho một nền tự do dân chủ đích thực.
Vì ai cũng có thể khẳng định rằng: nếu các đoàn khách quốc tế chỉ đến làm việc với các “cơ quan, đoàn thể chính thức” của Việt Nam thì nhất định sẽ không thể nắm được đầy đủ bản chất các vấn đề nói trên. Bởi lẽ nhà cầm quyền CSVN luôn luôn cố tình che giấu bộ mặt phản nhân quyền rất xấu xa, nhem nhuốc của họ. Trong quá khứ, họ từng đánh lừa được các đoàn khách quốc tế không biết bao nhiêu lần. Nhưng hiện nay nhân dân Việt Nam và thế giới dân chủ quyết không để cho họ đánh lừa thêm nữa!
Trước tình thế ấy, một mặt Nhà cầm quyền CSVN buộc phải chấp nhận cho những cuộc gặp gỡ đó được diễn ra, thay vì thẳng thừng bác bỏ như trước đây. Nhưng mặt khác, họ tìm mọi cách ngăn cản hoặc giới hạn hoặc xuyên tạc những cuộc gặp gỡ ấy. Cụ thể là:
+ Về mặt ngoại giao, họ chỉ đồng ý cho các đoàn khách quốc tế đến nơi này gặp người nọ mà không cho họ đến nơi nọ gặp người kia. Hoặc đối với một người thì lần này, đoàn này được gặp nhưng lần khác, đoàn khác thì lại bị từ chối hoặc cản trở.
+ Về mặt hành chánh, với bộ máy công an, họ ngăn cản các cuộc gặp gỡ này bằng cách chặn đường hoặc chặn cửa những ai được mời gặp, có khi còn áp giải những người này về đồn để thẩm vấn vu vơ hoặc tạm thời giam lỏng! Như vậy, họ ngang nhiên phá vỡ kế hoạch làm việc của các đoàn khách quốc tế. Còn nếu để cho hai bên gặp nhau, họ lại cho công an giả dạng “công dân bức xúc” hành động theo những kịch bản kệch cỡm được soạn sẵn nhằm quấy rối cuộc gặp gỡ, thậm chí hạ nhục người được gặp gỡ.
+ Về mặt thông tin, nếu họ buộc phải cho phái đoàn gặp ai thì có khi họ vu khống, lăng mạ người ấy, thậm chí vu khống lăng mạ cả khách quốc tế một cách côn đồ vô học trên trên hệ thống báo đài công cụ, qua những tay chân giả dạng “cây bút nặc danh”, “độc giả bức xúc”, “công dân bất bình”, có trường hợp cả khi khách quốc tế còn ở thăm Việt Nam.
Những gì mà phái đoàn của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và phái đoàn Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ nói trên vừa gặp (theo tường thuật của các thông tin “ngoài luồng” trên mạng) chính là những ví dụ cụ thể và nóng hổi chứng minh cho những nhận định này.
· Trước thực tiễn đó, Khối 8406 chúng tôi xin đề nghị với đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng cộng đồng thế giới dân chủ những điều sau đây:
1) Với các đoàn khách quốc tế:
Khi các đoàn khách quốc tế đến làm việc tại Việt Nam về các vấn đề dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo… xin Quý vị hãy yêu cầu nhà cầm quyền CSVN tôn trọng kế hoạch làm việc đã được lập sẵn của đoàn. Cụ thể là: với những ai mà phái đoàn muốn gặp, một khi đã được phía Việt Nam chấp thuận, thì yêu cầu nhà cầm quyền không được ngăn cản. Trường hợp phía Việt Nam không chấp nhận thì yêu cầu họ phải giải thích lý do tại sao từ chối. Danh sách những người mà phía Việt Nam đồng ý cho gặp hay từ chối cũng cần được các phái đoàn quốc tế công khai thông báo để công luận cùng theo dõi, giám sát sự vi phạm hay không của phía nhà cầm quyền CSVN.
2) Với đồng bào Việt Nam trong, ngoài nước:
Bằng mọi khả năng cao nhất có thể, xin đồng bào chuyển đề nghị nói ở phần (1) đến Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân các nước dân chủ cũng như đến các cá nhân, các đoàn khách quốc tế, khi họ chuẩn bị sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Bằng cách này, chúng ta đẩy nhà cầm quyền CSVN từ thế chủ động từ chối hoặc ngăn cản các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đi gặp các đoàn khách quốc tế sang thế bị động phải đối phó với dư luận. Nhờ đó mối liên hệ giữa các lực lượng đấu tranh ở trong và ngoài nước được củng cố và phát triển. Với sức mạnh tổng hợp này, nhất định Dân tộc chúng ta sẽ đấu tranh dân chủ thắng lợi! Nhất định chúng ta sẽ nhấn chìm được chế độ độc tài toàn trị, phản dân chủ và phản dân tộc ở Quê nhà hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam mới công bằng, dân chủ, độc lập, hoà bình!
Việt Nam ngày 02 tháng 06 năm 2009.
Ban Điều hành Lâm thời Khối 8406.
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn, Việt Nam.
2- Trung tá Trần Anh Kim, Thái Bình, Việt Nam.
3- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế, Việt Nam.
4- Giáo sư Nguyễn Chính Kết (đang vận động dân chủ tại hải ngoại).
Với sự hiệp thông của linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị giam cầm trong lao tù cộng sản.
**************
Ông Trần Anh Kim bị công an tước đoạt máy vi tính
Tin mới nhận ngày 02-06-2009
Cựu trung tá QĐND Trần Anh Kim -ủy viên Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam, thành viên Ban điều hành Khối 8406, hiện cư trú tại Thái Bình- từ lâu là một nhà đấu tranh kiên cường của Phong trào Dân chủ quốc nội. Ông đã nhiều lần phát biểu cách thẳng thắn trên các đài phát thanh và trang mạng hải ngoại, cũng như đã phát tán nhiều bài viết sâu sắc, mạnh mẽ tố cáo chế độ CSVN. Mới nhất là bài “Lời kêu gọi tẩy chay tiếng nói của đảng Cộng sản Việt Nam” đề ngày 20-05-2009 và bài “Sự thật, chân lý là sức mạnh” đề ngày 26-05-2009.
Trước đây, ông đã phải mạo hiểm ra các quán internet hay nhờ thân hữu ra đó để đánh các máy bài viết, rồi phóng lên mạng toàn cầu. Cách đây gần hai tuần, đồng bào hải ngoại đã gởi cho ông một số tiền để sắm một máy vi tính xách tay (laptop) hầu ông đỡ vất vả hơn trong công việc. Thế nhưng, sắm máy xong, ông Trần Anh Kim chỉ mới dùng được khoảng 10 ngày thì sáng hôm qua, 01-06-2009, công an thành phố Thái Bình đã gởi giấy triệu tập ông ra trụ sở làm việc. Sau đó, 20 tên áp tải ông về nhà ở số 502, tổ 10, phố Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, để gọi là soát xét nhà, kiểm tra máy vi tính.
Chúng bảo rằng ông tàng trữ giấu giếm nhiều tài liệu phản động (đang lúc thực sự ông công khai ký tên và đường hoàng phóng lên mạng các bài viết của mình). Thế là lấy lý do rất vu vơ “vi phạm hành chính”, công an đã “tạm giữ” máy laptop mới sắm của ông. Thật ra đây là trò ăn cướp trắng trợn và vĩnh viễn phương tiện làm việc của các nhà dân chủ. Vì từ lâu nay, chưa bao giờ công an CSVN trả lại những gì chúng đã tịch thu (tài liệu, máy vi tính, máy chụp hình, máy ghi âm, máy quay phim…) của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Hai nạn nhân gần đây nhất của lũ cướp công an là kỹ sư Đỗ Nam Hải và luật sư Lê Trần Luật. Cả hai đều bị chúng đến nhà tước đoạt toàn bộ dàn máy vi tính cùng mọi phương tiện bênh vực cho dân chủ nhân quyền của họ.
Chúng tôi xin báo động cùng toàn thể Đồng bào và thân hữu quốc tế.
Phóng viên Khối 8406.
Trở về đầu trang
=========================================================
============================================================
NHÌN HÀNH ĐỘNG "CHỐNG CỘNG" QUA CÁI NHÌN TÂM LINH
KHÔNG TỰ GIAM
TRONG KHUNG
CHỐNG CỘNG
............ ......... ......... ......... ....... * NHỮ - VĂN - ÚY
.......... Nói chung, tôi hoàn toàn đồng ý với mọi cá nhân hay tập thể có khuynh hướng chống cộng -dù tích cực hay tiêu cực- tùy cường độ va chạm giữa hai lực tạo ra phản ứng của đối kháng!
.......... Tuy nhiên, tôi có thể thưa với Qúy vị rằng chống Cộng trong trạng thái như trên là chúng ta đã không khai thác được đúng mức cuả sức bật; chưa nói tới vấn đề tạo sự động viên cho sức bật đó phát triển được giá trị siêu việt hơn; mà theo nguyên tấc vật lý tự nhiên, giữa nguyên năng tạo ra sức bật và nguyên năng làm tăng trưởng sức bật thì nguyên năng sau chỉ bằng một phần nhỏ cuả nguyên năng khởi sự mà hiệu quả lại mỹ mãn hơn nhiều...........
Nói một cách giản đơn để dễ hiểu hơn, nguyên năng tạo ra sức bật là sức đẩy cho một vật thể văng ra và nguyên năng làm tăng trưởng là sức đẩy theo trớn của vật thể đang di động. Chính nhờ sự kỳ diệu của nguyên lý khoa học này mà trong võ học, ông TỔ của NHU ĐẠO đã áp dụng vào sự giao đấu: dùng lực địch để hạ địch và trong tương lai, có lẽ cũng không xa, loài người có thể "di chuyển liên vũ trụ" bằng những phi thuyền trượt trên vận tốc quay giữa những hành tinh.
Một hình ảnh cụ thể để đơn giản hoá sự trìu tượng:như khi còn bé, qúy vị thường chơi một trò chơi rất tự nhiên của tuổi thơ là cầm một vật thể mỏng dẹp (như một phần của viên ngói chẫng hạn, mài cho tròn cạnh.) rồi giang thẳng cánh tay ném mạnh trên mặt nước hồ.
Vật thể đó bay ra khỏi tay, theo độ nghiêng chạm trên mặt nước và cứ thế lao đi; khi lực ném bị giảm và triệt tiêu thì vật thể chìm xuống. Nhưng nếu mặt nước không bất động mà lại xoay, dĩ nhiên cùng chiều với đường đi của vật thể thì đương nhiên sức đẩy cuả vật thể không bị triệt tiêu mà còn tăng tốc (tùy tốc độ quay cuả trục quay phát sinh nguyên năng phụ.
.......... Thí dụ trên là sự chuyển vận của khoa học hữu hình, trông thấy được, đo được cũng như tính toán được; và chúng ta có thể ứng dụng nguyên lý này vào khoa học vô hình, để điều động tâm linh,lám phát động một nguyên năng trong lý trí rồi tâng trưởng nguyên năng.
Khi đạt đến một trình độ nào đó thì nguồn ý chí đã phóng ra không bị triệt tiêu, trở thành một ngọn đuốc bất tử hướng dẫn cho hành động và đương nhiên hành động đó cũng trở thành bất tử cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng, như vật thể bị chìm khi nguyên năng bị triệt tiêu!
.......... Nói về tinh thần chống Cộng, mạnh hay yếu, đoản kỳ hay trường kỳ, như câu mở đầu đã viết, tùy cường độ va chạm giữa 2 lực. Thí dụ, cùng là nạn nhân của vụ án đấu tố của HỒ CHÍ MINH, nhưng gia đình chỉ bị mất mát tài sản mà không mất mạng thì đương nhiên hận thù của họ đói với chế độ không thâm sâu bằng đối với những gia đình vừa mất cả của lại vừa mất cả người; và ngay ở hàng ngũ của những nạn nhân cũng có những khác biệt: với những nạn nhân có gốc gác về nhân bản thì sự hận thù cũng khác với những nạn nhân thiếu sự bồi đắp về giáo dục!
.......... Còn chống Cộng mà tự vẽ ra một cái khung là một sự chống Cộng nông cạn, sớm đầy mà cũng chóng tiêu, như chính phủ MỸ đổ vào gíúp VNCH tưởng chừng như vô giới hạn cả về nhân lực và vật lực, vô giới hạn cả thời gian; nhưng khi cần tháo chạy, họ rũ áo ra đi thật nhanh, rất vô tình bạc nghiã.
Tất cả đều đột biến rất nhanh vì cái khung họ đặt ra đã đạt được: sự thương thuyết với TẦU CỘNG cũng như với LIÊN XÔ đã đạt được nhu cầu, sự hiện hữu của ché độ VN Công HOÀ chẳng những không còn cần thiết mà có khi còn là gánh nặng.
Nhưng nếu không vì cái khung chiến lược chật hẹp ấy, bi kịch ngày 30 - 4 - 75 đã không xảy ra và bi kịch trượt theo những bi kịch, đã không đưa đến thảm trạng mất nước như chúng ta đang nhìn thấy...........
Chống Cộng không tự đóng khung mới là một tinh thần chống Cộng đến bất diệt và diệt đến tận cùng những mầm mống đang nẩy nở cho một cuộc chiến tranh xâm lăng lần thứ hai manh nha xảy ra ngay từ khi ngọn lửa chiến tranh lần thứ nhất còn đang ngùn ngụt bùng cháy, cuộc chiến tranh cuả VNCH là một cuộc chiến tranh Tự vệ còn ở trong tư thế giằng co chưa phân thắng bại.
.......... Ngày nay, trong cuộc chiến, không thu hẹp trong cái khung "ý thức hệ", vậy thì khi ý thức hệ có chuyển biến, nguyên lý cơ bản cuả cuộc chiến chống Cộng không vì thế mà bị "bão rớt"; hay nói một cách khác bị rơi vào thế bị động trước đối phương ma qủy luôn luôn dành lấy thế chủ động.
.......... Trong cuộc chíến tranh -dù là chiến tranh chính trị trong thế thời hôm nay- hay cả cuộc chiến tranh pha trộn từ thẻ nguyên tử, chính trị lẫn chiến tranh quân sự, nếu những phần tử chống Cộng lại tự thoả tự mãn giam mình trong một cái khung, có nghĩa là chúng ta đã làm một cuộc cách mạng trong binh pháp, cái gọi là tư tưởng HỒ CHí MINH tự nó hủy diệt ngay trong não bộ.
.......... Như thế có nghĩa là sự tẩy não đã đổi chiều; nếu những phần tử chống Cộng chậm tiến hơn những biến động xung quanh, chúng ta lại thêm một lần bị cướp đoạt mất thế thượng phong!
__._,_.___
Messages in this topic (1) Reply (via web post) Start a new topic
Messages
Trở về đầu trang
=============================
=================================================