để xem hình ảnh cũng như nghe đài Lemanbleu phỏng-vấn
về cuộc Biểu-Tình và Cầu-Nguyện
ngày 08.05.2009 tại Place des Nations,
Genève, Thụy-Sĩ. Lê Hữu Đào
www.dao-liege. org
Có ảnh mới xin vui lòng gửi cho tôi.
Đa-tạ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ thúc đẩy cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam nhân ngày Hà Nội phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQThông điệp của các nhân vật quốc tế ủng hộ cuộc biểu tình trước LHQ ở Genève:
GENÈVE, ngày 8.5.2009 (QUÊ MẸ) - Hôm nay, Phái đoàn Hà Nội phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong khuôn khổ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” (Universai Periodic Review). Cuộc kiểm điềm này căn cứ vào nguồn thông tin đến từ ba bản phúc trình :
a. Phúc trình được hình thành “xuyên qua cuộc tham khảo toàn quốc” chiếu theo Quyết nghị 5/1 (ngày 18.6.2007) của LHQ. Thực tế, Hà Nội chẳng tham khảo một xã hội dân sự nào cả. 14 tổ chức được tham khảo để thực hiện phúc trình là những “tổ chức quần chúng” do Đảng Cộng sản điều động và Mặt trận Tổ quốc;b. trích dẫn những luật quốc gia tương hợp với các Công ước LHQ bảo vệ nhân quyền, như Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
> Hủy bỏ các điều luật “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, đưa các điều luật quốc gia tương hợp với các điều luật nhân quyền quốc tế ; trả tự do tất cả tù nhân vì lương thức bị giam giữ dưới các điều luật “an ninh quốc gia” trái chống với Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và chính trị;>
Thông điệp của các Nhân vật quốc tế :Bà Therese Jebsen, Chủ tịch Điều hành Sáng hội Rafto, Na Uy
Thérèse JebsenCác Bạn Việt Nam thân mến,Nhân danh Sáng hội Rafto ở Na Uy, chúng tôi muốn gửi tới các bạn thông điệp đoàn kết trong ngày biểu tình 8.5, gửi đến tất cả mọi người Việt Nam đang chiến đấu cho nhân quyền cơ bản, cho sự tôn trọng nhân quyền.
Therese Jebsen
*****Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Thành viên thâm niên Ủy ban Đối ngoại, Thành viên Ủy hội Helsinki và Dân biểu điều hành Ủy ban Trung quốc
Chris SmithTôi vui mừng mang đến sự hậu thuẫn cho những nỗ lực gọi kêu mối quan tâm cho nhân quyền và tự do tôn giáo trước một quốc gia tồi tệ.Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Quê Mẹ :
Chris Smith
*****Huân tước Avebury, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Anh
Lord Avebury Tôi vui mừng gửi thông điệp này đến những người tham gia biểu tình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ nhân kỳ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” của Việt Nam. Tôi muốn được biểu tỏ sự liên đới với các bạn để đòi hỏi cho tự do tôn giáo.
Huân tước Avebury
*****Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Bà Loretta Sanchez
Loretta SanchezThật hân hạnh chào đón mọi người bỏ thời giờ di chuyển tới Genève để cùng nhau đòi hỏi cho nhân quyền Việt Nam. Như các bạn đã biết, tôi đại diện cho Quận Cam ở California, nơi cư ngụ của cộng đồng người Việt đông nhất ở hải ngoại.
Thêm nữa, điều cốt yếu là chúng ta tiếp tục biện hộ cho nền báo chí tự do và độc lập, và không giám sát việc sử dụng Internet.Cộng đồng thế giới có trách vụ bó buộc các quốc gia như Việt Nam phải giải thích các hành động của họ.
Loretta Sanchez
*****Bà Mairead Maguire, Giải Nobel Hòa bình
Mairead MaguireAnh Võ Văn Ái thân mến,Tôi gửi đến anh và các bạn Việt Nam lời hậu thuẫn, và chung vai sát cánh với các bạn trong tinh thần biểu dương hôm nay. Thống nhất tiếng nói của chúng ta là điều quan trọng, như trong một gia đình nhân loại, để kêu gọi cho sự tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Mairead Maguire
*****Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
Souhayr BelhassenCác Bạn thân mến,Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam là thành viên, hỗ trợ mạnh mẽ cuộc biểu tình hôm nay.
*****Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Ed Royce
Ed RoyceCác Bạn thân mến,Tiếc rằng tôi không được ở bên các bạn để cùng kêu gọi cho nhân quyền và tự do tôn giáo.Như các bạn đã biết, người Cộng sản, đảng cầm quyền duy nhất khước từ nhân quyền cho nhân dân họ.
Ed Royce
*****Dân biểu Quốc hội Pháp Noël Mamère
Noël MamèreHôm nay, lần đầu tiên Việt Nam phải chấp nhận cuộc “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ;
Đại diện Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu “không xem xét hồ sơ mà Malaysia và Việt Nam đã nộp đăng ký thềm lục địa mở rộng”.
Khi Đà Nẵng bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch Hoàng Sa, từ Bắc Kinh, Khương Du phát ngôn ngang ngược: “Bất hợp pháp”; từ Hà Nội, ông Lê Dũng chỉ nói ngoại giao: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng”.
Từ khi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa trở thành mối quan tâm của mỗi người dân yêu nước, tôi từng ngày chờ đợi ông Lê Dũng tuyên bố: “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa đã hiện diện, liên tục hàng trăm năm, bằng thịt, bằng xương của quân, dân biết bao thế hệ.
Ngày 17-1-1974, ngay sau khi ra lệnh nổ súng cho đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đồng thời yêu cầu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm họp nội các, “dùng mọi phương tiện để phản đối trước quốc tế sự xâm phạm của Trung Quốc”
Nhớ năm 2008, khi Trung Quốc tranh thủ sự kiện Olympic cho công bố bản đồ rước đuốc mô tả cả Hoàng Sa và Trường Sa như là một phần của họ, nghiên cứu sinh tại Pháp Lê Minh Phiếu, người được chọn tham gia rước đuốc tại Sài Gòn đã viết thư phản đối Trung Quốc gửi lên Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (IOC).
Một quan chức ngoại giao cho biết, trong phòng họp, các nhà đàm phán cũng đã “đấu” rất căng, cuộc tranh cãi với người Trung Quốc giằng co cho đến chỉ ít phút trước khi diễn ra rước đuốc (29-4-2008);
Tôi mong Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại và trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư (giờ đây đã là một nhà nghiên cứu tên tuổi về Biển Đông) tổ chức được một hội thảo về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa.
Tương tự, cũng nên có một cuộc hội thảo do các cựu binh hải quân Việt Nam, những người tham dự trận chiến giữ đảo Gạc Ma hồi năm 1988. Những người anh hùng ấy cũng cần được xem lại đoạn phim về cuộc thảm sát do Trung Quốc tiến hành ở đảo Gạc Ma và xác nhận nó như là bằng chứng. Cả hai cuộc hội thảo này nên được tiến hành theo thể thức hội thảo khoa học và hoàn toàn phi chính phủ.
Về phía Nhà nước, nên mời các nhân chứng nói trên đến những cuộc điều trần có sự chứng kiến của cộng đồng quốc tế và báo giới tại các tòa án và tại Liên Hiệp Quốc. Chúng ta cần làm cho Thế giới nhận biết sự kiện xâm lược của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, diễn ra trong các năm 1956, 1974 và năm 1988.
Đành rằng, như tuyên bố của người phát ngôn Lê Dũng, Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý”; nhưng, đây là “bằng chứng đầu tiên”, bằng chứng Trung Quốc đã chiếm đoạt Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam “bằng vũ lực”.
No comments:
Post a Comment