Cập nhật lúc : 4:41 PM, 13/05/2009
Mỹ vừa mua hai máy bay chiến đấu Su-27, tháo vũ khí, sửa chữa, cải tiến, rồi huấn luyện phi công để giúp họ quen với việc đối phó với loại máy bay này.
>> Nga phô diễn sức mạnh quân sự nhân Chiến thắng phát xít>> Máy bay ném bom Nga, NATO 'dạo mát' Đại Tây DươngNgoài việc giúp phi công làm quen máy bay, Mỹ còn sử dụng hai phi cơ này để kiểm tra tính hiệu quả của nhiều loại radar, hệ thống điện tử mới, mà Mỹ vừa sản xuất.
Mỹ 'mổ' máy bay Nga.
Su-27 là loại máy bay tương tự F-15 của Mỹ nhưng lại rẻ hơn 30%. Nó được sản xuất tại Nga từ năm 1982 và sau gần 30 năm hoạt động, Su-27 vẫn được sử dụng rộng rãi trong Không quân Nga và đang được tu sửa, bảo dưỡng để kéo dài thời phục vụ. Cùng với “anh em” Su-30, Su-27 là "gương mặt tiếp thị" trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Nga. Tới nay, nước này bán được rất nhiều Su-27 cho Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Venezuela, Algeria và biến nó thành một trong những loại máy bay cao cấp phổ biến nhất thế giới.Mỹ phải huấn luyện các phi công cho quen với loại chiến đấu cơ này, qua đó tăng hiệu quả tác chiến. Tuy nhiên, để có được hai máy bay trên, Mỹ phải đi "đường vòng", không mua trực tiếp từ Nga, mà mua từ một công ty tư nhân của Ukraine.
Mỹ vất vả mới mua được Su - 27.
Trước Mỹ, Trung Quốc cũng có hành động tương tự và thậm chí, còn “cao tay hơn” khi làm nhái nhiều loại máy bay của Nga, điển hình là sự việc năm 1995. Khi đó, Nga bán cho Trung Quốc giấy phép sản xuất 200 chiếc SU-27 vì khi đó, nước này tin rằng Trung Quốc không thể bắt chước họ cho tới năm 2013. Tuy nhiên, Bắc Kinh khiến Moscow phải ngạc nhiên khi tới năm 2003, nước này sao chép được 90% chiếc Su-27.
Không dừng ở đó, Trung Quốc còn mua nhiều khu trục hạm hết hạn sử dụng của các nước thuộc Liên Xô nhằm "tiếp nhận" công nghệ và sửa chữa một số chiếc khác và đưa vào sử dụng. Sau đó, Bắc Kinh còn lên kế hoạch đóng một hàng không mẫu hạm 48.000 tấn với kiểu động cơ truyền thống vào năm sau. Nước này còn lên kế hoạch đưa vào sử dụng một tàu sân bay hạt nhân 93.000 tấn vào năm 2020.
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- -----
Trung Quốc tiếp tục phô diễn sức mạnh quân sự
Cập nhật lúc : 11:08 AM, 06/05/2009
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tích cực chuẩn bị cho cuộc diễn tập quy mô lớn vào quý hai năm nay với sự tham gia của khoảng 50.000 quân.
>> Hải quân Trung Quốc 'khuấy động' Thái Bình Dương
Bộ Tổng Tham mưu PLA thông báo, cuộc tập trận này có tên gọi Kuayue-2009, sẽ có sự tham gia của bốn quân khu Thẩm Dương, Lan Châu, Liêu Ninh và Quảng Châu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bốn quân khu cùng tham gia một cuộc diễn tập. Không chỉ vậy, binh lính của các quân khu khác là Bắc Kinh, Thành Đô và Nam Kinh cũng tham gia.
Trung Quốc tập trận lớn vào cuối năm.Mục tiêu là đánh giá năng lực và nâng cao khả năng tác chiến của quân đội trong bối cảnh giả định cuộc chiến tranh thông tin. Đây cũng là cơ hội kiểm tra năng lực điều hành, chỉ huy, phối hợp hành động giữa Không và Lục quân Trung Quốc trong tình hình mới, nhất là hoạt động tấn công của lính dù...
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2009 là 480,7 tỷ NDT (70 tỷ USD), tăng 14,9%, tương đương 62,482 tỷ NDT so với năm 2008. Khoản tăng thêm này sẽ tập trung vào cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cũng như tăng lương và phụ cấp cho quân nhân. Ngân sách cũng dành một khoản lớn mua sắm thêm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường sức mạnh của quân đội trong kỷ nguyên thông tin, tăng cường các khả năng cứu hộ thiên tai và chống khủng bố.Như vậy, ngân sách quốc phòng 2009 chiếm 6,3% tổng chi tiêu tài khóa 2009, nhưng thấp hơn mức 7,2% của năm 2008. Ông Teng Jianqun, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí Trung Quốc khẳng định, “mức tăng ngân sách quốc phòng với hai con số sẽ được duy trì trong nhiều năm tới”.
Theo Quốc hội Mỹ, năm ngoái, Bắc Kinh 'bơm' 139 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội, gấp ba lần so với những số liệu mà Trung Quốc đưa ra. Theo thông tin chính thức của Trung Quốc, nước này hiện có 2,3 triệu quân đang được triển khai tại 7 quân khu với hơn 800.000 quân dự bị.
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- ------
Tham vọng của Trung Quốc là vươn ra biển khơi
Cập nhật lúc : 11:32 AM, 16/04/2009
Trung Quốc coi công tác xây dựng hải quân mạnh hơn là mục tiêu hàng đầu trong chương trình hiện đại hóa quân đội. Vì vậy, họ sẽ đẩy nhanh tốc độ đóng tàu chiến, tàu ngầm và tên lửa tầm xa…
>> Trung Quốc tăng tàu tuần tra tới biển Đông>> Trung Quốc 'nóng mặt' với Mỹ
Quyết vươn ra biển lớn
Đô đốc Wu Shengli cho biết, giới lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh cho hải quân nâng cao sức mạnh, sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia trong bối cảnh nước này đang mở rộng tầm ảnh hưởng. Tờ Xinhua dẫn lời ông Wu nói: “Giới lãnh đạo yêu cầu đặt việc tác chiến trên biển trở thành nhiệm vụ tối cao trong lĩnh vực an ninh quốc gia, cũng như chiến lược quân sự”.Trước đó, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nhiều lần kiểm tra hải quân và góp ý cho việc xây dựng lực lượng này. Ông từng nói, hải quân nên hiện đại hóa để phục vụ đất nước và người dân hiệu quả hơn. Ông cũng tuyên bố, Trung Quốc có nhiều lợi ích chiến lược trên biển và các mối đe dọa với Trung Quốc cũng chủ yếu đến từ khu vực này.
Trung Quốc quyết vươn ra biển lớn.
Nhận được lệnh, hải quân Trung Quốc tăng cường tàu chiến cỡ lớn, tàu ngầm tầm xa, máy bay siêu thanh và tên lửa tầm xa có độ chính xác cao. Nước này cũng dự định phát triển nhiều loại vũ khí mới, phức tạp và hiện đại cho hải quân như tàu chiến cỡ lớn, ngư lôi tốc độ cao, tàu ngầm có khả năng “tàng hình”, vũ khí, công nghệ điện tử… Ngoài các loại khí tài tác chiến, nước này còn sản xuất thêm các phương tiện sửa chữa, giải cứu và tiếp tế giữa các tàu...
Ông Wu nói: “Hải quân sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí thế hệ mới nhằm nâng cao khả năng tác chiến trong các cuộc chiến trên biển trong thời đại công nghệ thông tin”. Trung Quốc cũng cải tiến khả năng xử lý các tình huống không phải chiến tranh như chống khủng bố, truy tìm và cứu nạn trên biển. Đáng chú ý là việc nước này liên tục vươn ra biển lớn, triển khai tàu tham gia hoạt động chống cướp biển ở phía Đông châu Phi để bảo vệ các tàu hàng hoạt động trong khu vực này. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc liên tục nhắc tới việc Chính phủ nước này sẽ đóng tàu sân bay, một biểu tượng cho sức mạnh trên đại dương.
Trung Quốc nâng cao khả năng tác chiến trên vùng biển xa.
Theo Reuters, quân đội Trung Quốc từ lâu luôn tập trung vào để xử lý vấn đề Đài Loan. Nhưng cùng với kinh tế phát triển, vị thế của Trung Quốc ngày một tăng cao, nhu cầu năng lượng ngày một lớn…khiến nước này phải dựa nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên bên ngoài. Do đó, Trung Quốc phải phát triển hải quân nhằm bảo vệ các lợi ích trên biển, đặc biệt là các tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc.Tuy nhiên, Reuters cũng cho rằng, dù tập trung phát triển hải quân nhưng còn lâu Trung Quốc mới đạt được sức mạnh trên biển ngang bằng với Mỹ, cường quốc số một trên các đại dương hiện nay.
Trung Quốc sắp phô diễn sức mạnh quân sự
Những tuyên bố trên của ông Wu được đưa ra sau khi Trung Quốc ‘va chạm’ với Mỹ trên biển Đông vào tháng trước và nước này liên tục triển khai tàu tham gia hoạt động chống cướp biển ở phía Đông châu Phi. Ngoài ra, những thông báo này cũng được đưa ra trước lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hải quân vào ngày 23/4.Theo tờ Xinhua, ngày 23/4, tại Qingdao, hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễu binh quy mô lớn với chủ đề ''Hải dương hoà bình'' nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Hải quân nước này.Theo kế hoạch, hơn 40 tàu hải Trung Quốc sẽ "biểu diễn" vùng với hải quân 15 nước. Ngoài ra, ít nhất 28 quốc gia cử phái đoàn tới tham dự. Theo tờ Xinhua, đây sẽ là cơ hội để hải quân nước ngoài có dịp ”chiêm ngưỡng” các phương tiện, binh lính hải quân. Trong dịp này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi quân sự cấp cao, trình diễn chiến hạm và giao lưu văn hoá, thể thao giữa Hải quân Trung Quốc với các nước khách mời. Dư luận Trung Quốc và báo chí một số nước trong khu vực gần đây nhận định, việc Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập hải quân với quy mô lớn đánh dấu một bước chuyển biến mới về chất trong tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc muốn thông qua tổng duyệt binh trên biển của lực lượng hải quân để cho lãnh đạo Đảng, nhà nước và Quân uỷ Trung ương kiểm tra, đánh giá toàn diện về khả năng của hải quân nước này. Giới phân tích Triều Tiên cho rằng, việc hải quân Trung Quốc tiến hành duyệt binh thể hiện động hướng chiến lược của hải quân Trung Quốc chuyển từ ''phòng vệ cận hải'' sang ''phòng vệ viễn hải'' như tuyên bố chính thức của hải quân Trung Quốc ngày 26/3/2009 vừa qua. Từ đó, nâng cao khả năng tác chiến và vị thế của Trung Quốc tại khu vực và trên thế giới. Giới phân tích cho rằng, động thái này của hải quân Trung Quốc sẽ tác động ảnh hưởng rất lớn đến hải quân một số nước, đặc biệt là đối với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản.
Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng, tiến trình hiện đại hoá quân đội nói chung và hải quân Trung Quốc nói riêng trong những năm qua thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, thông qua hoạt động kỷ niệm ngày thành lập lực lượng hải quân để thể hiện vị thế nước lớn và quyết tâm vươn ra biển của Trung Quốc.. Dự kiến trong lễ kỷ niệm, Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc sẽ điều ba tàu chiến tiên tiến nhất để tham gia trình diễn, trong đó có tàu ''Thần Trung Hoa'' và một số loại máy bay như SU-30MKK, J-10. Theo giới phân tích Triều Tiên, tiến trình hiện đại hoá Hải quân của Trung Quốc được chia làm 2 phần chính:
Thứ nhất là đẩy mạnh đầu tư cho các hạm đội hải quân để tăng cường khả năng tác chiến trên biển. Việc ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc tăng liên tục từ 15-20% năm thể hiện điều này. Theo lộ trình, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc chế tạo hai tàu sân bay trọng tải 5-6 vạn tấn và đến năm 2020 sẽ có thêm hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân;
Ngoài ra, Trung Quốc tập trung sức mạnh cho lực lượng tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc trang bị tên lửa tầm xa JL-3 tầm bắn 8.000 km cho loại tàu ngầm lớp ''094'' mới nhất.
Việc Trung Quốc mời hải quân nhiều nước tham gia giao lưu trong dịp kỷ niệm ngày thành lập lực lượng nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quân sự và hợp tác an ninh trên biển, đặc biệt là đối với các nước lớn như Nga, Mỹ và Ấn Độ. Hiện nay, mặc dù Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc chưa chính thức công bố số lượng tàu chiến các nước cử đến tham dự nhưng một số phương tiện báo chí Trung Quốc tiết lộ sẽ có khoảng 40 tàu chiến hạng nặng của các nước sẽ đến thăm Trung Quốc. Ngày 13/4/2009, tàu khu trục mang tên lửa ''Varyag'' thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga bắt đầu lên đường tới Thanh Đảo để cùng các tàu chiến của 20 nước khác tham dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc; hai tàu chiến của Ấn Độ sẽ đi thăm Hải quân một số nước trong khu vực ASEAN, sau đó sẽ đến Trung Quốc; Hạm đội 7 của Mỹ có thể sẽ cử một số tàu chiến đến thăm Trung Quốc trong dịp này.
Thông qua việc giao lưu với Hải quân các nước, Trung Quốc muốn chứng tỏ sự minh bạch về quân sự, giải toả sự quan ngại của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực về việc Trung Quốc liên tục tăng cường ngân sách quốc phòng, đẩy mạnh hiện đại hoá quân đội trong những năm gần đây. Liên quan đến vấn đề này, ngày 31/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc mời đoàn đại biểu quân sự cấp cao của các nước ASEAN đến thăm một căn cứ tăng thiết giáp quan trọng tại phía Bắc thành phố Bắc Kinh.
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- -
Sự tích tên gọi FaceBook
Cập nhật lúc : 7:30 AM, 13/05/2009
Facebook đang chinh phục 200 triệu người trên thế giới. Thành quả này là nhờ một học sinh biết nắm cơ hội, sự may mắn và vận dụng tài năng của mình để phát triển kinh doanh từ căn phòng ký túc xá nhỏ bé.
>> Nhà Trắng 'đổ bộ' lên mạng xã hội>> 60% người dùng không quay lại với Twitter>> Khám phá và chia sẻ thông tin bằng Delicious
Sự bùng nổ của Facebook với hơn 200 triệu người sử dụng giúp Mark Zuckerberg, sáng lập viên và hiện là CEO của hãng được tạp chí Time bầu chọn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong năm 2008. Không chỉ vậy, Facebook còn được xếp thứ 15 trong 50 công ty sáng tạo nhất trên thế giới năm 2009. Chỉ mới 23 tuổi nhưng Zuckerberg đã đứng trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ tạp chí Forbes đánh giá.Tuy nhiên, thành công rực rỡ này không làm nhiều người nhớ lại thời kỳ đầu của Facebook, tính từ ngày 4/2/2004, ngày Facebook ra đời trong ký túc xá ĐH Harvard. Điều khiến dư luận tò mò về Zuckerberg vẫn là việc anh trở thành tỷ phú ở tuổi 23 và họ nghĩ rằng ý tưởng về FaceBook hình thành từ khi Zuckerberg đang theo học tại Havard.Thực tế, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng “hạt giống” ý tưởng về mạng xã hội thành công nhất thế giới được Zuckerberg gieo mầm từ khi còn học trung học, tại học viện Phillips Exeter. Học viện Phillips Exeter, nơi Zuckerberg theo học vào năm 2000 - 2002 là trường nội trú tư cho học sinh từ lớp 9 đến 12, tại New Hampshire, Mỹ. Giống như các trường nội trú khác, trường Exeter có một cộng đồng học sinh với những mối liên hệ khăng khít. Học sinh ở đây thường gọi nhau là "Exonians" và hình thành nên những truyền thống cũng như văn hoá của riêng mình.Zuckerberg có nhiều thời gian quan sát và tham gia vào nhịp sống cũng như văn hoá xã hội trong cuộc sống nội trú tại trường. Hàng năm, trường chia tay hàng trăm học sinh cũ cũng như đón nhận các học sinh mới.
Cuốn sổ FaceBook của học sinh trường Exeter. Cội nguồn tên gọi của mạng xã hội rộng lớn nhất thế giới ảo.
Khi Zuckerberg nhập trường, giống như những học sinh khác, anh nhận được một cuốn niên giám của trường Exeter, có tên gọi chính thức The Photo Address Book (lưu thông tin cựu học sinh và hình ảnh của họ). Tuy nhiên, các Exonians đã gọi cuốn niên giám đó là The FaceBook thay vì The Photo Address Book. David W. Farrant, học sinh niên khóa 2000, cho biết: “Tên sách là The Photo Address Book nhưng tất cả chúng tôi đều gọi là cuốn Facebook”.“Facebook” là một sản phẩm của thể hiện được mọi khía cạnh văn hoá trong trường nội trú, được in và phân phát cho học sinh hàng năm. Khi học sinh nhập trường, cuộc sống của họ chủ yếu ở trong khuôn viên kí túc xá và có quan hệ gần gũi với các học sinh ở những nhà bên cạnh. Học sinh ở đây không được phép sử dụng điện thoại và thường xuyên thay đổi chỗ ở hàng năm nên cuốn Facebook là một tài sản giá trị đối với họ.Tất nhiên không phải Facebook là cách duy nhất để liên lạc với bạn bè nhưng cuốn sách đã trở thành một phần văn hoá gắn kết giữa những người bạn học, giúp họ biết được địa chỉ sinh sống, ai đang “nổi” ở trường, ai sống cùng ai hay ai là “ma” mới. Điều đó gần giống với cách thức Facebook đang thiết lập các mối quan hệ trên mạng ảo. sử dụng trên mạng Internet ngày nay. Có thể thấy, cuốn Facebook ở trường nội trú đã miêu tả một lối văn hoá cộng đồng trước thời kỳ bùng nổ internet, mà Zuckerberg tình cờ và may mắn nắm bắt lấy cơ hội ngàn vàng này.
Trang "FaceBook" Online của trường Exeter giúp Zuckerberg nảy ra ý tưởng về mạng xã hội toàn cầu FaceBook.
Nhưng câu chuyện không chỉ kết thúc ở đó. Trong năm thứ hai tại trường Exeter, một học sinh có tên Kris Tillery đã thuyết phục ban giám hiệu thành lập phòng IT của trường và đưa cuốn The Photo Address Book lên mạng. Hiện trang web này không còn tồn tại và không có bằng chứng cho thấy Zuckerberg có liên quan hay chịu trách nhiệm về sáng kiến khởi nguồn này. Tất cả những thông tin được biết cho đến nay là phiên bản online của cuốn sách đã thu hút được sự chú ý của nhiều học sinh và Zuckerberg hoàn toàn ý thức được điều đó. Giờ đây, Facebook tách khỏi nguồn gốc của mình và “chu du” khắp thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội này được nhiều chuyên gia dự đoán vẫn sẽ chiếm lĩnh xã hội trong tương lai gần. Với 200 triệu người sử dụng và hơn thế nữa, Facebook chắc chắn tiếp tục gây ảnh hưởng đến cách thức chúng ta liên lạc với cộng đồng trong tương lai, cả ở trong nước và vượt ngoài biên giới. Trong khi nguồn gốc của Facebook chưa được làm rõ thì nhiều người tỏ ra hài lòng với những thông tin về văn hoá xã hội cũng như những trải nghiệm ở trường nội trú của Mark Zuckerberg, nền tảng giúp Facebook trở thành một hiện tượng văn hoá toàn cầu. Điều đáng nói ở đây là một thanh niên trẻ đã biết nắm lấy cơ hội, sự may mắn và vận dụng tài năng của mình để phát triển kinh doanh ngay từ chính căn phòng ký túc xá nhỏ bé.
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------
5 điều cần biết khi chơi máy ảnh DSLR
Cập nhật lúc : 7:06 AM, 15/04/2009
DSLR là xu hướng trong cuộc chơi của những tay máy nghiệp dư, để bắt đầu sự nghiệp tốn kém này, người chơi cần trang bị một số thông tin để tránh tổn thất không đáng có về tài chính.
>> Giấc mơ 'Full-Frame'>> Canon ra mắt EOS 500D có thể quay phim HD>> Cảm biến ảnh của Sony 'trên cơ' Canon>> Các máy ảnh chống nước giá rẻ
Cần tìm hiểu thông tin về các nhãn hiệu máy ảnh trước khi mua.Điều đầu tiên cần cân nhắc khi chọn mua một chiếc DSLR là thương hiệu. Cần ghi nhớ rằng các đồ phụ tùng như ống kính và đèn nháy cần phải đồng bộ, có nghĩa là bạn không thể sử dụng các phụ kiện của Canon lắp vào máy của Nikon và ngược lại. Đồng thời, việc lựa chọn thương hiệu còn liên quan đến những chi phí về sau, nhất là việc lựa chọn các loại ống kính. Ban đầu khách hàng thường chỉ tính chuyện mua thân máy (body) nhưng sau này nhu cầu chụp ảnh sẽ khiến họ đầu tư nhiều cho ống kính.. Vì mỗi loại ống kính của mỗi hãng sẽ đem lại hiệu quả hình ảnh khác nhau, vì vậy, lựa chọn thương hiệu cũng là lựa chọn cho ống kính của mình sau này.
Cách chống rung tốt nhất là sử dụng chân máy.Các hãng sản xuất DSLR như Sony hay Olympus sử dụng bộ phận chống rung (IS) cảm biến trong khi các thương hiệu như Canon hay Nikon thì lựa chọn chống rung quang học lắp đặt trong ống kính. Chống rung cảm biến giúp "chấp" mọi loại ống kính lắp vào máy trong khi với hãng chống rung quang học kiểu Canon và Nikon khiến người dùng bỏ ra nhiều chi phí. Có một số ý kiến cho rằng bộ chống rung quang học làm việc hiệu quả hơn chống rung cảm biến, đáng mừng là giá của các loại ống kính có khả năng chống rung đang có chiều hướng giảm, trừ dòng ống kính Luxary (L) của Canon. Tuy vậy, các chuyên gia nhiếp ảnh vẫn khuyên người dùng sử dụng chân máy (tripod) khi chụp những bức ảnh có tốc độ màn chập nhỏ hơn 1/8 giây.Chức năng quay phim
Trước kia, chỉ có các loại máy thông thường (point'n shoots) cho phép quay video nhưng khi Nikon giới thiệu D90 và tiếp theo là Canon với EOS 5D Mark II và EOS 500D thì điều này đã thay đổi. Có người chê tính năng này làm "mất chất" của DSLR tuy nhiên, không ai chắc chắn là mình chẳng bao giờ cần đến chức năng này. Điều lưu ý mà người dùng các loại máy có chức năng quay phim cần để xử lý file video cần đến những máy tính có cấu hình mạnh. nhanh để xử lý và lưu trữ những đoạn clip này. Giải pháp “bán chuyên”
DSLR Lumix-GH1 của Panasonic, một dạng máy ảnh bán chuyên.Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp được xem là cầu nối giữa máy ảnh thường và DSLR. Tuy nhiên, chúng lại không có độ linh hoạt của các loại ống kính khác nhau. Đối với những người muốn có chất lượng ảnh tốt, một chiếc DSLR vẫn là lựa chọn số một do loại máy này có độ cảm biến rộng hơn hầu hết các máy ảnh loại “bán chuyên nghiệp” nào. Năm 2008, Olympus và Panasonic thay nhau ra mắt dòng máy bán chuyên siêu nhẹ làm giảm đáng kể kích thước và giá thành của các loại máy ảnh.
Túi, và nhiều túi hơn nữa
Túi đựng máy ảnh cũng hết sức quan trọng.Sau khi sử dụng số tiền kha khá cho các thiết bị máy ảnh, bạn cần lưu ý đến chế độ bảo quản. Hãy đầu tư một chiếc túi vững chắc để chuyên đựng các dụng cụ khi bạn đi chụp ngoại cảnh, và cần chú ý rằng chiếc túi đó phải thoải mái để có thể mang trong một thời gian dài (vì phụ kiện của bạn sẽ có khả năng tăng dần theo ). Túi vác vai là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần lấy máy ảnh một cách nhanh nhất (giống như các phóng viên ảnh), nhưng nếu chụp ở các địa điểm phong cảnh ưa thích thì bạn nên cân nhắc mang theo một chiếc balo.“Tậu” cho mình một chiếc DSLR đầu tiên có thể là một kinh nghiệm “đau đớn” hay vui vẻ dựa vào việc bạn chuẩn bị như thế nào.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment