Ý nghĩa của báo cáo thềm lục địa
Bản đồ Biển Đông được Trung Quốc đính kèm trong công hàm cho Liên Hiệp Quốc
Hôm 06/05, Việt Nam và Malaysia nộp cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (LHQ) báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước.
24 tiếng sau, Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại LHQ gửi công hàm cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét hồ sơ của Việt Nam và Malaysia.
Theo lịch trình, hồ sơ của Việt Nam và Malaysia sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của ủy ban Liên Hiệp Quốc tại New York, từ 10/08 đến 11/09 năm nay.
Ông Dương Danh Huy, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, một tổ chức phi chính phủ, trả lời một số câu hỏi của độc giả về báo cáo thềm lục địa.
Dương Danh Huy:
Khuyến nghị của ủy ban sau này có được ghi chép trong các atlas địa lý hay không?
Trong trường hợp có tranh chấp, Ủy ban chỉ khuyến nghị nếu các bên trong tranh chấp đồng ý.
Dương Danh Huy
Nếu Uỷ ban khuyến nghị về ranh giới thềm lục địa cho một nước và nước đó chấp nhận thì ranh giới đó sẽ có giá trị ràng buộc pháp lý, và các atlas hoàn toàn có thể vẽ ranh giới đó.
Trong trường hợp Biển Đông, nếu Ủy ban cho rằng tồn tại tranh chấp nên không khuyến nghị, các atlas có thể vẽ yêu sách của các nước, nhưng những yêu sách đó không phải là ranh giới đã được LHQ công nhận.
Xin cho biết sự khác nhau của hai hồ sơ VN nộp cho LHQ, một là nộp riêng, cái còn lại nộp chung với Malaysia.
Theo quy định của LHQ, trong những vùng có tranh chấp, các nước trong tranh chấp có thể nộp báo cáo chung. Đó là trường hợp vùng báo cáo phía Nam Biển Đông, vì trong vùng này yêu sách của VN có thể nằm chồng lấn lên yêu sách của Malaysia. Trên nguyên tắc, sau này hai nước có thể phân chia vùng báo cáo chung với nhau.
Vùng báo cáo của Việt Nam phía Bắc Biển Đông không nằm chồng lấn lên yêu sách của Malaysia hay Philippines, nên Việt Nam báo cáo riêng.
Tôi nghĩ có dấu hiệu VN và một số nước Đông Nam Á muốn phối hợp với nhau. Ví dụ, ngoài việc Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung, đọc hồ sơ, tôi thấy có vẻ VN và Malaysia tránh báo cáo về các vùng có thể nằm chồng lấn lên những vùng mà Philippines có thể đòi hỏi, và Việt Nam và Malaysia bảo lưu quyền báo cáo thêm. Như vậy tránh việc Philippines phản đối các báo cáo của Việt Nam và Malaysia.
Trả lời BBC, phía ngoại giao Việt Nam nói hồ sơ đã nộp cho LHQ, bây giờ cứ để LHQ xét. Có phải là VN không làm gì được nữa?
Theo tôi, VN không nên đợi quyết định của LHQ một cách thụ động, mà phải chủ động có một chiến dịch ngoại giao, thông tin để tranh thủ ủng hộ của thế giới. Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ không chỉ trong vấn đề thềm lục địa mở rộng mà trong cả tranh chấp Biển Đông nói chung.
VN phải có một tư duy mới về TQ: không bị ru ngủ bởi lời lẽ của Trung Quốc, không sợ TQ trả đũa nếu mình làm điều cần thiết để bảo vệ chủ quyền.
Dương Danh Huy
Phản đối của TQ là cản trở nhưng cũng là cơ hội để VN cho thế giới thấy tính phi lý trong đòi hỏi của TQ.
Về lâu dài, theo ông, Việt Nam cần có chiến lược thế nào trong tranh chấp với Trung Quốc?
Tất nhiên phải có sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng đó là vấn đề của mọi quốc gia, không riêng cho tranh chấp Biển Đông.
Riêng về tranh chấp Biển Đông, VN cần dùng những biện pháp ngoại giao, thông tin và pháp lý để xây dựng dư luận quốc tế rằng đòi hỏi của TQ là bất hợp pháp, bất công và đe dọa cả các nước khác chứ không chỉ Việt Nam.
Về pháp lý, VN có thể xin Ý kiến Tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế về phạm vi các vùng biển thuộc về Hoàng Sa, Trường Sa để cản trở việc Trung Quốc lợi dụng tranh chấ Hoàng Sa, Trường Sa để đòi biển một các quá mức. Ý kiến Tư vấn của Tòa tuy không có tính ràng buộc nhưng cũng là tiếng nói mạnh mẽ.
VN phải có một tư duy mới về TQ:
================================================
No comments:
Post a Comment